Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Các Thể Điệu Trong Nghi Lễ

04/01/201101:42(Xem: 7374)
Các Thể Điệu Trong Nghi Lễ

Buddha_12
CÁC THỂ ĐIỆU TRONG NGHI LỄ

Các thể điệu hành trì của nghi lễ Phật giáo Việt nam rất phong phú, ở đây chúng ta chỉ lượt qua các thể điệu chính như: xướng, hô, kệ, thán, độc, tán, tụng, trì, niệm.

XƯỚNG là cách đọc chậm rãi những bài kệ, đoạn kinh ca ngợi Tam bảo bằng giọng trang nghiêm thành kính.

là một điệu ngâm mạnh mẽ đầy hùng lực với mục đích “chuyển mê khai ngộ” đưa hành giả vào sự định tâm.

Ví dụ : Hô thiền hay hô canh được thục hiện vào trước các buổi tọa thiền sáng sớm hay chiều tối.

KỆ Cũng là một điệu ngâm với âm điệu dịu dàng ngân nga để phát triển lòng từ bi và trí tuệ.Kệ đại hồng chung mỗi sáng và tối cũng như kệ trống vào lúc sáng tinh sương để thức tỉnh người nghe.

THÁN là một điệu ngâm sử dụng làn hơi dài và có tính chất”ai” (bi ai) để diễn tả cảnh vô thường, sớm còn tối mất. Hơi “ai” ở đây cũng chừng mực không bi lụy, âm điệu có hơi buồn để giúp người phản tỉnh đi vào nội quán.

ĐỘC hay tuyên đọc là cách đọc chậm rải, rõ ràng, ngân nga ở những chỗ cuối câu như đọc sớ, đọc văn tế......Năm điệu trên chỉ do một người thực hiện, còn các thể điệu dưới đây do đại chúng hành trì: Tán, tụng, trì, niệm.

TÁN là một điệu hát ca ngợi Phật pháp, âm hưởng nhiều của dân nhạc từng miền. Điệu tán các miền Trung, Nam, Bắc khác nhau: Tại miền Bắc chịu ảnh hưởng sâu đậm dân nhạc địa phương như hát chèo, quan họ.v.v...Tại miền Nam cũng thế, chúng ta tìm thấy hơi hướng các điệu hò, điệu ru của dân nhạc đồng bằng sông Cửu long. Còn ở miền Trung chịu ảnh hưởng sâu đậm dân nhạc của xứ Huế pha lẫn ít nhiều nhạc cung đình nên có rất nhiều điệu tán:

---TÁN RƠI là điệu hát dùng hơi dài với nhịp lơi, ngân nga trầm bổng để diễn tả các bài kệ hay một đoạn kinh.

---TÁN XẤP là dùng làn hơi ngắn hơn, xử dụng nhịp ngắn để diễn tả các bài tán thán chư Phật.

---TÁN TRẠO cũng dùng làn hơi ngắn như tán xấp nhưng nhịp mõ đánh trường canh, đều đặng. Âm điệu có hơi “ai” và chịu ảnh hưởng sâu đậm của các điệu hò Huế.

TỤNG là cách đọc lớn tiếng, trang nghiêm, thành kính, âm điệu trầm thấp, nhịp điệu đều đặng theo sự hướng dẫn của tiếng mõ, có thể tụng theo hai cách:

---Tụng theo hơi thiền: là tụng đều đặng, không lên xuống trầm bổng, âm điệu hùng mạnh nhịp mõ đánh đều và hơi nhanh, khiến hành giả chú tâm vào lời kinh tiếng kệ,

tập trung tư tưởng vào dòng âm thanh liên tục để phát triển tuệ giác.

---Tụng theo hơi “ai”: là tụng lên xuống trầm bổng, ngân nga chậm rải, hành giả quán tưởng đến vô thường, khổ, vô ngã để phát triển tâm từ bi cứu độ. Ở đây chúng ta cần phân biệt giữa tụng và đọc.

Tụng kinh là phương pháp thiền dùng âm thanh để phát triển trí tuệ giải thoát. còn đọc kinh để nghiên cứu nghĩa lý thâm diệu của Phật pháp. Do đó trong khi tụng kinh, việc hiểu kinh không phải là vấn đề quan trọng, nhưng vấn đề chính yếu là ở tâm thành, tập trung hết tư tưởng vào lời kinh tiếng kệ, qua những âm điệu trầm bổng giúp chúng ta tìm được sự định tâm là nguồn an lạc giải thoát. Các bản kinh chúng ta sử dụng phần nhiều chữ Hán. Các bản dịch này do các Đại sư uyên thâm Phật pháp và văn tài quán thế chuyển âm, do đó lời kinh trang trọng, âm điệu dồi dào, ý tứ sâu sắc. Các bản văn này cũng được viết theo thể biền văn, tuy là văn vần, nhưng khi đọc lên có âm điệu trầm bỗng. Nên người ta đọc kinh bằng Hán văn dễ cảm mến hơn. Còn các bản dịch ra quốc ngữ phần lớn thì dễ đọc dễ hiểu, nhưng không giữ được âm điệu của nguyên văn. Nếu chúng ta có được một bản dịch không những lời hay, nghĩa đúng mà còn giữ được âm vận của nguyên tác, thì đó là một sự chuyển âm hoàn hảo.

TRÌ là cách đọc liên tục đều đặng các câu thần chú. Có khi đọc ra tiếng, nhưng cũng có lúc đọc thầm. Các câu thần chú là các danh hiệu của các vị Phật, Bồ tát. Do đó vấn đề dịch nghĩa là điều không cần thiết. Trì chú là phương pháp trực giác để cảm nhận các thanh âm linh thiêng của nội tâm và của vũ trụ, con đường này vượt qua lý trí; tâm tư chỉ tập trung vào các thanh âm mà không cần đến ngữ nghĩa. Các câu chú này kết hợp kỳ diệu các âm lại với nhau để khi đọc lên, âm ba của các thanh âm này tác động vào các huyệt chính trên đầu mang lại cho hành giả những cảm giác sảng khoái, sự kính tín và sự định tâm. Những âm ba này như tiếng sóng dạt dào, miên man bất tận, hết đợt sóng này đến đợt sóng khác tiếp tục vổ mạnh vào tâm thức của hành giả,cho đến lúc tâm thức si ám vỡ ra để ánh dương quang của sự giác ngộ chói sáng như chú gà con phá vỡ vỏ trứng để bước vào thế giới mênh mông của sự sống.

Uy lực của thần chú vô cùng lớn lao, có thể dứt trừ chướng nghiệp, tiêu tai giải nạn, tăng trưởng khả năng giác ngộ giải thoát.

NIỆM có nhiều cách niệm khác nhau:

---Tụng niệm: là đọc danh hiệu của các vị Phật, Bồ tát thành tiếng hoặc niệm thầm.

---Niệm tưởng: là đọc danh hiệu lên đồng thời quáng tưởng đến hình tướng của vị Phật hay Bồ tát đó.

---Trì danh niệm Phật: các chùa Việt nam thường hành trì phương pháp này, tụng niệm danh hiệu, có khi niệm với âm điệu trầm hùng, nhưng cũng có khi niệm với âm điệu trầm bỗng.

---Ngũ hội niệm Phật: các chùa Trung quốc có lối niệm này rất hay. Cách niệm khi nhanh khi chậm, lúc trầm lúc bổng...âm thanh ngân nga, dìu dặt,khiến người nghe tưởng chừng như đang thưởng thức thiên nhạc tại thế giới cực lạc. Sự hành trì của niệm Phật cũng gần như lối trì chú, nghĩa là trì niệm đến chỗ”nhất tâm bất loạn”, Các thanh âm của danh hiệu Phật, Bồ tát vang lên cùng với sự hiển hiện của các ngài trước mắt. Hành giả không còn thấy người niệm cũng như đối tượng được niệm, tất cả hòa tan vào nhau trong một nguồn sáng vô biên, những âm thanh trầm hùng bất diệt như tiếng sóng biển, vang dội đến tận cùng tâm thức,phá tan đi những vọng tưởng điên đảo để hiển lộ mặt trời giác ngộ.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2012(Xem: 5024)
Phật giáo không có một số nghi lễ như những tôn giáo khác. Nghi lễ, với việc thực hiện phức tạp và rườm rà, không có vị trí trong Phật giáo. Chúng ta không tìm thấy bất cứ trường hợp nào ở trong kinh điển Pāli, ở đó Đức Phttp://quangduc.com/siteadmin/post?page=25&pageID=49826hật đặt ra những luật lệ và phương cách thực hiện các nghi lễ dành cho người tại gia. Cá nhân mỗi người thực hiện hay không thực hiện các nghi lễ là tùy ý. Có một điều duy nhất mà mỗi người cần phải cân nhắc, đó là việc thực hành nghi lễ của mình không được trái ngược với giáo pháp của Đức Phật.
30/10/2012(Xem: 11446)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
18/10/2012(Xem: 5886)
Nghi lễ theo Phật giáo nói chung có rất nhiều, nhưng có thể tóm gọn nghi lễ đối với đời người thì có ba nghi lễ chính yếu, đó là lễ quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm, lễ hằng thuận và lễ cầu siêu khi một người qua đời.
05/10/2012(Xem: 5926)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v…
03/10/2012(Xem: 6727)
NGHI BÁO TIẾN Cúng dường chung thất Thượng tọa HUYỀN ẤN, Trụ trì chùa BÍCH LIÊN
30/08/2012(Xem: 6820)
Chơn quyền diệu mật, Thị hóa tích ư nhơn thiên, Thể tánh viên minh, Khế huyền cơ ư Phật Tổ. Cung duy: Sắc tứ Thập Tháp phương trượng, Phước Huệ tự tổ, Quốc sư Tôn giả, tác đại chứng minh! Dữ: Tổ ấn thiền tâm, Hoán Bích môn trung, Diệu kham di chúc Vị nhơn bồi Phật chủng, Thiên đồng từ hạ, Mật phú tâm tôn. Ức tích... Tôn ông: Trần duyên thác chất Mộng trạch thê thần,
12/06/2012(Xem: 7250)
Nhớ lại năm nào cũng độ nầy Bốn trăm năm trước tại nơi đây Một biến cố đã xảy ra : Đàm hoa rơi rụng trong sương tuyết, Đạo thọ điêu tàn dưới gió mây. Giữa lúc ấy thì … Tôn giả mang bình trông đất Bắc, Tổ sư quảy dép hướng trời Tây. Rồi từ đó,
06/04/2012(Xem: 16252)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
28/01/2012(Xem: 6427)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
19/01/2012(Xem: 8346)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]