Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Âm nhạc trong nghi lễ Phật Giáo Việt Nam

20/11/201008:57(Xem: 8740)
Âm nhạc trong nghi lễ Phật Giáo Việt Nam



Xem hình

“Âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam là một kho tàng vô cùng phong phú, đa dạng và có giá trị nhân văn sâu sắc”, đó là khẳng định của Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thuyết Phong - Danh nhân di sản quốc gia Hoa Kỳ, Danh nhân âm nhạc Anh, trong buổi thuyết trình “Âm nhạc truyền thống Phật giáo Việt Nam”nhân Hội thảo – Bồi dưỡng kiến thức và hoạt động văn hoá Phật giáo toàn quốc 2010. vừa qua tại Nha Trang.

1.- Đi tìm giá trị âm nhạc trongnghi lễ Phật giáo:

Theo Từ điển Hán Việt của Đào Duy Anh vàcủa Thiều Chửu:

* Nghi là dáng vẻ bên ngoài như oai nghi.
* Lễ là khuôn mẫu, phép tắc, cung cách như lễ bái

Trong Sa Di Luật Nghi Yếu lược tăng chú quyển hạ: “Oai nghi giả, vị hữu oai khả úy, hữu nghi khả kính”,bởi lẽ: Có oai khá sợ, có nghi khá kính và “Nghi tại tướng, Lễ tại tâm”.

Người xưa cũng đã nói: ”Dân sở do sinh, lễ vi đại”. Những điều cần cho dân yên mà sống LỄ là hơn hết.Vì thế cũng có câu: “Hiếu, Để, Trung, Tín nhân cho bổn. Lễ, Nghĩa, Liêm, Sĩ nhân chi căn”. Cho nên Kinh Lễ là một trong Ngũ kinh của Nho giáo. Trong sách Luận Ngũ Khổng Tử đã nói: "Không học Kinh Lễ thì không biết cách đi đứng ở đời".

Nghi lễ như vậy có ý nghĩa rất rộng, baotrùm hành vi, thái độ, tín ngưỡng, văn hoá, ngôn ngữ, phong cách của con người và xã hội. Trong nghĩa hẹp thì nghi lễ là nghi thức hành lễ tụng niệm mang tính tín ngưỡng thờ phụng của một tôn giáo.

Nghi lễ thường đi đôi với nhạc, lễ và nhạc là triết lý chủ yếu của nho giáo có tác dụng chuyển hoá con người và xã hội. Đức Khổng Tử coi lễ rất quan trọng để kiểm soát hành vi, ước muốn bất thiện của con người , còn nhạc để điều hoà cảm hoá lòng người. Nhạc và Lễ của Nho giáo đã ăn sâu vào đường lối cai trị của quốc gia và quan niệm sống của xã hội thời xưa. Nó ảnh hưởng nhất định vào nếp sống của con người và xã hội Á Đông ngày nay.

Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần lễ vànhạc, tuỳ theo truyền thống văn hoá nghệ thuật của mỗi miền, mỗi vùng mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống của vùng, miền ấy. Nghi lễ Phật giáo mang màu sắc lễ nhạc cổ truyền của dân tộc, là một mảng của nền văn hoá truyền thống cần phải tôn trọng, phát huy và bảo tồn.

Trong phạm vi đề tài xin được trao đổi “Âm nhạc trong nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam”:

Theo định nghĩa truyền thống về âm nhạc:“Âm nhạc là một thực thể được nhìn từ nhiều góc độ khác nhau, hiểu khác nhau”.

Đạo Phật đến với Việt Nam rất sớm, từ thời Hùng Vương khoảng từ thế kỷ thứ I, thứ II. Đạo Phật đi đến đâu như nước thấm vào đất, hoà vào dân tộc Việt như máu và thịt, như tim với óc của một cơ thể con người. Vai trò của Tăng, Ni đối với đạo Phật rất quantrọng. Tăng đoàn chính là những nghệ sĩ âm nhạc truyền thống Phật giáo,là nghệ sĩ sáng tác đồng thời cũng là nghệ sĩ biểu diễn. Thanh nhạc và khí nhạc của âm nhạc Phật giáo Việt Nam có nhiều loại khác nhau, nào chuông, mõ, khánh, linh, trống, ốc, tang, bản mộc, thủ xích, đại hồng chung…mỗi loại đều tạo một âm thanh trầm hùng thoát tục…

Âm nhạc trong nghi lễ Phật giáo Việt Namcó thể chia làm mười thể loại đó là: Tụng, trì, niệm, tán, sám pháp, bạch, thỉnh, xướng, kệ, đọc. Tụng kinh Di Đà khác với trì chú Đại bi, niệm Phật “Nam mô A Di Đà Phật” cũng khác với kệ chuông: “Nguyện thử chung thinh siêu pháp giới…”. Tán lại hoàn toàn khác với xướng. Đọc sớ cũng khác với thỉnh, tác bạch khác với tuyên pháp ngữ v.v…mỗi thể loại đều có cách thể hiện khác nhau, không thể loại nào giống thể loại nào.

Âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam có yếu tố truyền thừa, sáng tác mà đặc biệt là yếu tố truyền khẩu vô cùng quý giá. Từ các vị Bổn sư, Chủ sám, Gia trì, Chánh chúng, Duy na truyền tụng và lần lược các lớp hậu bối làm theo, dường như nhữngtác phẩm của âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam không có tên tác giả mà là những tác giả dân gian.

Âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam lại có nhiều nốt, nhiều âm đậm đà bản sắc dân tộc và rất đa dạng, rất phong phú mang yếu tố địa phương. Tán của mièn Bắc khác với tán của miền Trungvà tán miền Nam. Tán tang năm, lại khác với tán tang sáu, và cũng khác phạm lễ, tán tẩu…

"Hãy nhìn lại một buổi lễ Đăng đàn Chẩn tế bạc độ âm linh của chư Tôn Đức miền Bắc hoàn toàn khác với miền Trung và miền Nam và ngược lại, mặc dầu Trung Pha Du Già là một.",

2.- Mang nặng một tấm lòng:

Âm nhạc trong nghi lễ của Đao Phật Việt Nam có ai biết không? Vị trí của âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam trên thế giới?

Trong buổi thuyết trình của Giáo sư Nguyễn Thuyết Phong tại Tuần Văn hóa Phật giáo toàn quốc 2010, tại Nha Trang-Khánh Hòa, Giáo sư kể mẫu chuyện đầy niềm tự hào về các nhà sư Việt Nam đã nhiều lần sang Nhật truyền dạy âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam cho chư Tăng Phật giáo Nhật Bản vào những thế kỷ trước và khẳngđịnh vị trí của âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam rất được thế giới. trân kính.

Vậy làm thế nào để Âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam được bảo tồn, phát triển và phát huy giá trị của âm nhạc nghi lễ Phật giáo:

1.- Tại các trường Sơ cấp, Trung cấp, Cao Đẳng Phật học, Học Viện cần có chương trình giảng dạy, đề tài nghiêncứu cho tăng ni sinh về Âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam. Bởi vì người xưa đã khẳng định “Tiên học lễ hậu học văn”, Học lễ trước rồi sau đó mới học kiến thức văn hóa. Bởi vì Lễ sẽ hoàn thiện con người, thành người có tâm, có đức, để “Thiệu long thánh chủng, chấn nhiếp ma quân. Thượng báo tứ ân, bạc tế tam hữu” Muốn vậy cần tổ chức bộphận nghiên cứu, biên soạn giáo trình có hệ thống làm tài liệu cho giáothọ, giảng viên giảng dạy.

2.- Âm nhạc nghi lễ Phật giáo rất cần thiết trong đời sống cộng đồng xã hội đã trở thành một bộ phận văn hóa truyền thống của dân tộc như nước với sửa như tim với óc, do đó Phật giáo cần sưu tầm, ký âm, tích lủy, phổ biến để không những Chư Tôn đức Tăng Ni trong nước được biết âm nhạc nghi lễ Phật giáo từng miền, từng vùng, mà còn có phương pháp bảo tồn, duy trì và phát triển có hiệu quả…

3.- .Trong một thời gian không xa, nếu được, mong rằng Giáo hội lập hồ sơ trình với Hội đồng di sản quốc gia đềnghị thế giới công nhận, âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam là di sản văn hóa phi vật thể.

3.- Lời kết:

Âm nhạc nghi lễ truyền thống Phật giáo Việt Nam vô cùng đa dạng và phong phú bởi đời sống của con người Việt Nam, ngôn ngữ Việt Nam phong phú rất giàu và rất đẹp. Âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam giàu bởi đời sống của người Việt Nam muôn màu, muôn vẻ, đời sống tư tưởng tình cảm dồi dào, phong phú. Âm nhạc nghi lễ Phật giáo Việt Nam đẹp bởi tiếng ta đep đầy màu sắc, âm thanh và nhạc họa. Mỗi người con Phật từ diễn đàn Hội thảo Nghi lễ Phật giáo toàn quốc lần thứ II-2010 hãy là một viên gạch để xây dựng ngôi nhà Nghi lễ Phật giáo Việt Nam đậm đà bản sắc Phật giáo dân tộc.

TB.
Nha Thành, mùa Hội thảo Nghi Lễ Phật giáo toàn quốc2010



Trí Bửu

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 13105)
Nghi Thức Trì Chú Đại Bi Thích Nhật Từ soạn 01_Nghi thuc tung Chu Dai Bi_ Thich Nhat Tu soan 03Feb2014
30/01/2014(Xem: 9264)
Giao thừa Nguyên Đán lễ linh thiêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền, Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiên thần Hộ pháp với Long Thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dủ ánh uy quang giáng tọa tiền, Lễ nhạc hương hoa xin cúng dưỡng, Nguyện cầu giáng phước lễ minh niên.
27/01/2014(Xem: 7785)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh Gửi lòng theo tiếng chuông Nguyện người nghe tỉnh thức Vượt thoát nẻo đau buồn.
12/01/2014(Xem: 11262)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả Rủ lòng từ bi xin chứng giám Đệ tử chúng con Từ đời vô thỉ Xa rời chân tánh Trôi giạt sông mê
16/08/2013(Xem: 7217)
Không khí trang nghiêm của những đạo tràng với những chiếc y màu vàng hoại sắc và những chiếc áo tràng màu lam luôn luôn là những hình ảnh đẹp
16/08/2013(Xem: 8409)
Thiết nghĩ, Phật Giáo Việt Nam cần nghiên cứu và có quy định thống nhất về phẩm phục của tu sĩ, sao cho vừa hội nhập được với Phật giáo quốc tế, Phật giáo khu vực, vừa giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo VN.
16/08/2013(Xem: 12339)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
25/07/2013(Xem: 22875)
Bộ Hồng Danh Lễ Sám nầy được dịch từ bản chữ Hán trong Tục Tạng Kinh – Tập I, Ấn Độ soạn thuật. Bản chính mang danh tựa là “Phật Thuyết Phật Danh Kinh,” gồm 30 quyển. Trong đó, từng đoạn từng đoạn, Phật thuyết nhơn quả báo ứng, nghiệp lực, tội khổ của chúng sanh đã tạo, đương tạo… rồi nói đến Hồng Danh các đức Phật, Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư v.v… Về các bài kinh văn trường hàng, chư Tổ về sau có thêm vào văn sám nguyện, trong Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, trong Lương Hoàng Sám, trong Dược Sư Sám… Chúng tôi nhận xét nếu đề “Phật Thuyết Phật Danh Kinh” thì phải thuần là danh hiệu Phật, nhưng trong ấy lại có nhiều danh hiệu Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư… do đó, nên chúng tôi xin đổi lại là “Đức Phật Nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám quyển thứ nhất, quyển thứ hai v.v… ”
25/07/2013(Xem: 20864)
Đời hiện tại thường xuyên bị sự khó khăn, tai nạn, bịnh hoạn trầm trọng, như thế là do đâu? Chính do mỗi người tạo nhiều nhơn ác trong đời quá khứ, hoặc nhiều kiếp về trước đã gieo nhơn đen tối, nặng nề khổ đau, nên đời hiện tại mang thân mạng nầy mới chịu nhiều tai biến, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc. Trong Kinh Nhơn Quả, đức Phật đã dạy: “Muốn biết nhơn đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn thẳng những việc mình đang lãnh thọ trong đời này; muốn rõ quả báo kiếp sau của mỗi người thế nào, thì cứ xem các nhơn mỗi người tạo tác trong đời nầy.” Nguyên văn: “Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị; yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.”
25/07/2013(Xem: 29811)
Chúng sinh sanh trưởng trong đời mạt phát hầu hết nghiệp nặng phước nhẹ, chướng sâu huệ cạn, trọn cuộc đời gặp nhiều khổ đau, thân tâm loạn động, ngay cả hàng xuất gia cũng lại như vậy. Thế nên trên đường đời, đường đạo đều gặp rắc rối giống nhau, thân tâm khổ lụy. Trong Kinh Địa Tạng có câu “Mạt thế chúng sinh nghiệp lực thậm đại, năng địch Tu Di, năng thâm cự hải, năng chướng thánh đạo…” nghĩa là chúng sanh ở đời rốt sau của giáo pháp, sức nghiệp vĩ đại, so sánh có thể cao như núi Tu Di, sâu rộng như biển cả, nó thường hay ngăn chận con đường lên quả Thánh…
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567