Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Nghi Lễ Có Phải Là Tín Ngưỡng Không?

08/09/201001:17(Xem: 5611)
Nghi Lễ Có Phải Là Tín Ngưỡng Không?

Xem hìnhMột số lớn hình thức nghi lễ, cúng tế được thiết trí, bày biện trong chùa và ngay cả tư gia Phật tử vào dịp rằm tháng Bảy. Vì lý do ấy mà có nhiều người cho rằng rằm tháng Bảy âm lịch như ngày biểu thị hình thức thuần tín ngưỡng trong Phật giáo.

Thật khó hiểu đối với người Tây phương khi họ thấy một đạo Phật từ Đông phương, nhất là từ Trung Hoa và Việt Nam du nhập xứ sở họ có một hình thức nặng nề tín ngưỡng: đèn nến rực sáng, thơm ngát hương trầm, bông hoa quà phẩm, bánh trái, lễ Phật bày la liệt trong chùa với hàng trăm, hàng ngàn tín đồ tha thiết lễ lạy, nguyện cầu trước những pho tượng Phật và các hương án thờ hương linh, ông bà, tổ tiên. Những hình thức này có mang được ý nghĩa gì, và có phải thuần chất tín ngưỡng không, người Phật tử cần nên tìm hiểu.

Rằm tháng Bảy năm ngoái, tôi có mời một số bạn hữu Hoa Kỳ đến chùa Từ Quang dự lễ Vu Lan và dùng cơm chay. Sau khi chứng kiến nghi thức cầu nguyện tại chùa, John Hickey hỏi tôi rằng: Đạo Phật chỉ có thuần lễ nghi và cầu nguyện thôi phải không? Tôi đã không trả lời trực tiếp câu hỏi của ông John, mà hỏi lại ông rằng, bạn có hiểu lễ nghi và chiều sâu của sự cầu nguyện trong Phật giáo là thế nào không? John lắc đầu lia lịa và trả lời dứt khoát là không hề biết một tí gì cả. Thế là tôi bắt đầu trả lời câu hỏi của ông John và cố nói thật to, nói thật hùng hồn cho tất cả các bạn hữu Hoa Kỳ cùng nghe.

Lễ nghi trong Phật giáo là bày tỏ lòng thành kính đối với các đấng thành kính. Họ là thầy tổ, là ông bà, cha mẹ và tất cả những người thân, kẻ sơ đã qua đời. Hiến dâng lễ vật không cốt để cho người chết được hưởng mà chỉ để bày tỏ lòng kính mến, để nhớ ơn và để phát nguyện làm những điều tốt lành mà những người đi trước đã làm. Điều này chỉ là những biểu hiện tùy theo truyền thống và văn hóa của mỗi dân tộc có ảnh hưởng tư tưởng hiếu niệm trong Phật Giáo. Như thế hình thức này đã có, nhưng có rất giản dị trong Phật Giáo Nguyên Thủy.

Cầu nguyện theo quan niệm Phật giáo là không phải van xin thần thánh hay bất cứ một lực lượng quyền năng nào. Cầu nguyện là tập trung dòng tư tưởng trở về một mối duy nhất; dồn điện lực của tinh thần, chuyển đổi quan niệm mê lầm, xấu ác trở nên trong sáng và lương thiện. Cầu nguyện vì thế chính là phương pháp nhìn lại con người thật của mình, quan sát tâm tình và khử trừ mọi khát vọng phàm tình, ích kỷ, ỷ lại, yếu đuối. Cầu nguyện là một cách định tâm, định ý để chuyển hóa lòng mình, lòng người.

Như vậy, lễ nghi là lòng khiêm hạ, là bày tỏ sự kính thành. Cầu nguyện là cách thức đãi lọc tâm tánh, là ban ân, là phát khởi những dòng tâm niệm trong sáng, hữu ích, nung nấu ý chí, trau dồi đạo hạnh cho mình và hướng dẫn kẻ khác.

Nghe tôi giải thích như thế, John và một số bạn hữu Hoa Kỳ có vẻ thích thú và ưa tìm hiểu thêm chiều sâu về những tiêu biểu, và giáo lý đạo Phật.

Thật ra, không chỉ các bạn Tây phương mà ngay cả những người Đông phương, cho đến một số các Phật tử chính thống cũng quan niệm một cách lệch lạc về ý nghĩa lễ nghi và sự cầu nguyện trong Phật giáo. Trường hợp hiểu lầm đức Phật quở phạt, cầu Phật, lạy Phật, cúng Phật để được Ngài ban bố tài lợi là một chuyện rất thường xảy ra trong giới Phật tử chỉ biết Phật mà không có cơ hội học hỏi Phật pháp, không hiểu rõ nghĩa lý sâu xa của những biểu tượng lễ nghi và cầu nguyện trong Phật giáo. Đây là nguyên nhân để cho một số người đứng ngoài Phật giáo vội kết luận rằng, hình thức lễ nghi và cầu nguyện trong Phật giáo là một hình thức lỗi thời, lạc hậu, bày tỏ lòng yếu đuối, vọng cầu, thiếu tinh thần tự lực và tự giác ngộ.

Nếu hiểu chính xác ý nghĩa cầu nguyện thì cầu nguyện là một phương pháp tu tập, có giá trị tương đương với phương pháp thiền định, quán chiếu tự tâm.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2010(Xem: 5323)
Lạy hay còn gọi là Lễ Bái, là nghi thức rất phổ thông trong dân gian, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và niềm tôn kính đến với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có công khai phá giang sơn...
19/11/2010(Xem: 9967)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
18/11/2010(Xem: 4349)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
30/10/2010(Xem: 9429)
Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự ViệtNam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáoViệt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiệntham khảo học tập.
26/10/2010(Xem: 6308)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
25/10/2010(Xem: 6335)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
25/10/2010(Xem: 6549)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
24/10/2010(Xem: 6212)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
24/10/2010(Xem: 7599)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
22/10/2010(Xem: 47011)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]