Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chùm ảnh những chiếc Trống Bát Nhã của Phật giáo Hàn Quốc

19/08/201503:35(Xem: 7450)
Chùm ảnh những chiếc Trống Bát Nhã của Phật giáo Hàn Quốc
trong bat nha trieu tien

Chùm ảnh những chiếc Trống Bát Nhã 
của Phật giáo Hàn Quốc
Thích Vân Phong

     
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”. 
 
Trung Quốc thời xưa dùng nó trong các dịp lễ lộc, vũ hội…Loại hình có to, nhỏ, treo hoặc để trên giá…Trống to gọi là trống tẩu, nhỏ gọi là trống ứng, treo để đánh gọi là trống treo…

Từ đời Đường về sau, theo Thanh quy của thiền môn, trống là một trong những loại pháp khí dùng làm hiệu lệnh báo thời sớm tối. Sau này Phật giáo Trung Quốc tiến thêm bước nữa là phối hợp nhịp điệu, âm thanh của tiếng trống hòa cùng những lời tán tụng, phổ thành nhạc điệu, gọi là “kỹ nhạc cúng dường, trang nghiêm đạo tràng”, dùng âm thanh làm Phật sự, trợ giúp đại chúng phát tâm thành kính với Tam Bảo.

Dựa vào bản dịch bài Thiền Sư Đại Điên và Hàn Dũ thời Đường Hiến Tông năm 820, chúng ta thấy chuông và trống đã được sử dụng rộng rãi trong các nghi lễ Phật giáo. Do đó, ít nhất chúng ta đoán được là trước năm 820, trống đã được đưa vào chùa để làm pháp khí.

Trong nhà Phật, mỗi một Phật cụ đều có một ý nghĩa đặc biệt. Tiếng trống hay tiếng chuông trong thiền môn khi đánh lên đều ngầm có ý là cảnh tỉnh mọi người nên thức tỉnh tu hành. Mỗi thứ khi sử dụng, đều có pháp thức riêng.

Chuông trống Bát nhã rất quan trọng trong thiền môn. Chuông trống Bát nhã thường đánh lên vào những buổi lễ pháp sự đặc biệt, như thuyết pháp, truyền giới, Sám hối v.v…Và mỗi khi đánh lên ngầm ý thỉnh Phật thượng đường chứng minh. Đồng thời cung nghinh chư Tôn Đức và cũng để cho mọi người chú ý nhiếp tâm trở về với chánh niệm. Cụ thể là giờ hành lễ quan trọng.

Về ý nghĩa, ngoài âm vang của tiếng trống cảnh tỉnh khách trần ra, nó còn nói lên một ý nghĩa đặc thù siêu việt. Mục đích là nhằm nhắc nhở mọi người cần phải trang bị cho mình có đầy đủ trí huệ sáng suốt. Vì trí huệ rất là quan trọng. Dù hành giả tu bất cứ pháp môn nào, mà thiếu trí huệ chỉ đạo, thì coi như sự tu hành không có kết quả tốt đẹp. 
 
Nếu không có trí huệ sáng suốt để biện biệt chánh tà, chân ngụy, thì trong khi ứng dụng tu hành, chúng ta dễ bị sai lệch và đi vào con đường tà ngoại. Vì Bát nhã quan trọng như thế, nên chư Tổ mượn hình thức cái trống, để khi đánh lên nhằm thức nhắc mọi người tăng cũng như tục phải luôn nhớ đến cái trí Bát nhã sẵn có ở nơi chính mình. Trí Bát nhã nầy, còn gọi là Vô sư trí. Nhưng muốn nhận ra cái Vô sư trí nầy, hành giả cần phải nương cái trí hữu sư, tức cái trí do học hỏi ở nơi thầy bạn mà có được.

Ở mức độ thấp hơn, khi nghe âm thanh của những pháp khí đó, như trống, chuông, mõ v.v… thì người nghe chóng hồi tâm thức tỉnh để gắng lo tu niệm. Phải hết lòng siêng năng làm lành lánh dữ, không nên gây tạo những nghiệp ác mà phải chuốc lấy quả khổ đau. 
 
Cho nên, khi chúng ta đến chùa mỗi khi nghe những âm thanh của những thứ nói trên, thì lập tức chúng ta hãy trở về với chánh niệm. Hay nói rõ hơn là phải luôn thắp sáng ngọn đuốc chánh niệm. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm.

Tiếng trống Bát nhã đã in sâu vào tiềm thức của người dân Việt, khi có những tiếng động ồn náo, người ta bảo “om sòm Bát nhã”; do khi đến chùa vào những buổi lễ, nhà chùa thường chuyển những hồi trống Bát nhã.

Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.

Tiếng chuông trống Bát-nhã khai sáng tiềm lực, khả năng trí tuệ siêu việt, trí tuệ giải thoát thường trực, hiện hữu, không gián đoạn. Tiếng chuông trống Bát-nhã đang giục giã chúng ta sớm thức tỉnh, thôi thúc chúng ta thắp lên ngọn đuốc trí tuệ mà “lên đường” ngay, bắt nhịp theo dòng tuệ giác của chư Phật, chư Bồ Tát, Thánh Hiền… xuất thế, giải thoát.

Kệ chuyển Trống Bát Nhã:

Trống pháp đánh cùng ngọc kệ tuyên
Suốt thông địa phủ đến chư thiên
Nghe thanh cùng niệm Di Đà hiệu
Tịnh độ sinh về thoát não phiền.

Nam mô Lạc Bang Giáo Chủ Tiếp Dẫn Đạo Sư A Di Đà Phật.

Con xin trì tụng, niệm kệ nhiệm mầu, chứa đựng lời vàng ngọc.

Xin chuyển tiếng trống thành âm thanh xa vời vợi… lên tận thiên đình… xuống tận địa ngục cho tất cả ai ai đều nghe rõ.

Nghe âm thanh trống nầy, người người đều niệm Nam mô A Di Đà Phật.

Cúi xin Phật A Di Đà với lòng từ bi vô lượng, tiếp dẫn chúng con vãng sanh về cõi Tịnh độ để được an vui, thoát vòng sinh tử.

Nam mô Thiên Tràng Vương Bồ Tát Ma Ha Tát.

Tiếng trống rền vang tận cõi xa
Trời rồng tám bộ hỷ hoan ca
Ba vòng chín chuyển lìa sinh tử
Chúng khổ hân hoan thoát ái hà.

Con xin cho tiếng trống nầy vang dội khắp mười phương.

Chư long thiên hộ pháp đều an nhiên tự tại, khắp ba cõi đều được thông thấu, giác ngộ.

Cõi dục giới đầy ái nhiễm, khổ hải như lao tù, nguyện ra khỏi.

Cầu xin cho không còn ai phải chịu đọa kiếp luân hồi, thoát  vòng sinh tử, đến được cảnh giới an vui.

Án kim cang yết đế yết đế tóa ha.

Trống nhạc tưng bừng chuyển pháp luân
Thanh âm mầu nhiệm tiếng trong ngần
Kinh diên kính lễ hằng sa Phật
Chín loại phàm lưu chứng pháp thân.
Nam mô Cổ Lôi Âm Bồ Tát.

 (Con xin dùng tiếng trống nầy điểm từng hồi… từng hồi, lực âm  thanh mầu nhiệm chuyển quay bánh xe chánh pháp.


Tiếng trống có năng lực tẩy sạch cấu trần khiến cho thân tâm chúng sanh đều được thuần khiết, thanh tịnh.

Cầu xin giáo pháp của Đức Phật được truyền bá sâu rộng đến khắp mọi nơi mọi chốn, để mọi người mọi loài đều được thấm nhuần uyên thúy.

Nam mô Cổ Lôi Âm Bồ Tát).

Nguyện cầu âm thanh nầy được thuần túy, không còn xen tạp một âm thanh nào khác. Tiếng vang giải thoát không còn xen tạp, lẫn với tiếng kêu than rên xiết, thương đau ai oán, khổ lụy.

Con xin được cùng mọi loài chúng sanh đồng hành trên con đường giác ngộ, từ bỏ cõi lãng quên, chí quyết theo con đường Giới, Định, Huệ, chóng quay về trong tỉnh thức.

Con xin nguyện cầu trong khắp pháp giới, mọi loài chúng sinh được thoát sanh phàm trần, noi theo hạnh nguyện của chư Phật, chư Bồ Tát phát bồ đề tâm, đầy đủ phước trí để đạt được Trí tuệ Ba-la-mật, chứng thành Phật đạo.

Nguyện đem công đức nầy, hướng về khắp tất cả, đệ tử và chúng sanh, đều trọn thành Phật đạo.

Nam mô Thường Tinh Tấn Bồ Tát Ma Ha Tát.

Chùm ảnh những chiếc Trống Bát Nhã của Phật giáo Hàn Quốc, trân trọng kính mời quý bạn đọc, mỗi người đánh một vài tiếng để xua tan những âm mưu bành trướng của Bắc Kinh, biển Đông sóng lặn gió yên, nhân loại an lạc, thế giới hòa bình.





































































Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 25222)
Hành giả dâng hương xong, quì trước bàn Phật, đồng tụng: TỊNH PHÁP-GIỚI CHƠN-NGÔN: Án lam. (21 lần) TỊNH TAM-NGHIỆP CHƠN-NGÔN: Án ta phạ bà phạ, thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN:Án nga nga nẵng tam bà phạ phiệt nhật ra hộc. (3 lần).
08/04/2013(Xem: 30455)
Đức Phật Thích Ca đã giáng sanh tại thành Ca Tỳ La Vệ, xứ trung Ấn Độ (trước Tây lịch 563 năm). Thời bấy giờ đã có đến 94 thứ Đạo, thế mà Đức Phật còn ra đời làm gì nữa? Chẳng qua các Đạo ấy tuy nhiều mà chưa được toàn: CHƠN, THIỆN, MỸ. Đức Phật mới ứng thân thị hiện để dạy cho chúng sanh chuyển Mê thành Ngộ, . . .
08/04/2013(Xem: 11762)
Giới tử đứng trước bàn ăn nghe tiếng khánh chắp tay đồng xá rồi ngồi xuống. Sau nghe ba hồi bảo chúng, đồng tụng bài cúng dường. (Tay trái bắt ấn Tâm sơn, tay mặt kiết ấn Tam Muội để dựa ngang phía trong miệng bát, rồi dâng lên ngang tán đồng tụng bài cúng dường).
05/04/2013(Xem: 29060)
Nhân dịp dạy Nghi-lễ nơi Trường-hạ chùa Phật-Tâm năm 1973 nầy, các khóa-sinh đã ngỏ ý nhờ tôi biên soạn thành tập cho dễ học và tránh được những lỗi vì học tập nhiều môn e bận rộn mà biên sót ghi lộn. Nghi lễ là gì? Nghi là Nghi-thức, khuôn-mẫu bề ngoài, thuộc phần hình thức; Lễ là cách bày tỏ ý cung kính của mình, lấy hình thức lễ cúng mà nói lên niềm tôn kính bên trong. Học Nghi-lễ là học những cách thức làm lễ, học những bài tụng niệm để ứng dụng trong khi nguyện cầu, cúng hiến. Nhưng, quyển Nghi-lễ nầy không trình bày hết các Đại-nghi-lễ, chỉ biên soạn đơn-giản những nghi thức gợi ý để cho các khóa-sinh tiện dụng, cho nên khi thật hành có thể tùy ý uyển-chuyển, linh động thêm bớt cho thích hợp với hoàn-cảnh của sự việc. Vì tuổi già thường bịnh, nên thân thể lười, tôi cố gắng biên soạn được chừng nào hay chừng ấy, vị nào muốn đầy đủ hơn xin tham khảo nơi các bực cao-minh.
05/04/2013(Xem: 27869)
Cúng Đại Bàng là một nghi thức quan trọng trong lễ cúng Quá Đường mỗi buổi trưa ở các tự viện theo truyền thống Phật Giáo Đại Thừa, đặc biệt là mùa An Cư Kiết Hạ hằng năm. Theo lời thuật lại trong khế kinh, ngày kia Đức Phật đi du hóa gặp một con chim Đại Bàng bắt các loài chim nhỏ ăn thịt.
05/04/2013(Xem: 10672)
Một năm, không theo trong Phật giáo, thông thường dân gian có ba ngày rằm chính. Đó là: Rằm tháng giêng, Rằm tháng bảy và Rằm tháng mười.
05/04/2013(Xem: 6287)
Vái lạy đềⵠlà lễ nghi ở thời cổ đại, nhưng cả hai đều có chỗ khác nhau. Căn cứ vào quy định của lễ tục thời cổ đại thì vái chỉ cần cung tay chào chứ không cần phải quỳ. Tuy nhiên cả vái cũng phân biệt ấp trơn (còn gọi là ấp nhượng) và trường ấp tức vái dài.
05/04/2013(Xem: 7799)
Cúng dường Phật hay cúng dường Xá lợi Phật, công đức tạo được ngang bằng như nhau. Vì vậy khi đảnh lễ cúng dường Xá lợi, chúng ta nên thấy rằng mình đang trực tiếp đảnh lễ cúng dường đức Phật và chư thánh giả. Trong Kinh Sư Tử Hống, đức Phật dạy: “Dù là bây giờ / cúng dường Như Lai, . . .
05/04/2013(Xem: 5696)
Trước tiên, chúng ta nên biết tại sao ta lễ lạy. Ta không lễ lạy để được người khác yêu quý. Ta không lễ lạy vì Đức Phật. Những ý niệm như thế hoàn toàn sai lầm. Đức Phật không phải là một thần linh của thế giới này ...
05/04/2013(Xem: 15838)
Trong hai năm qua, chùa Quang Thiện ấn hành một số kinh sách, nhưng lần ấn hành này mang một ý nghĩa đặc biệt của nó. Đáng ra cuốn sách này được ấn hành sớm hơn nhưng chờ in vào mùa Phật Đản. Mùa Phật Đản là mùa vui của những người Phật.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]