Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tà Sư Như Cát Sông Hằng

15/02/201104:25(Xem: 4458)
Tà Sư Như Cát Sông Hằng
TÀ SƯ NHƯ CÁT SÔNG HẰNG
Quần Anh


Xin hỏi, tôi có đọc 1 trang báo về đạo Phật của 1 ngôi chùa nói rằng việc cúng sao là Phong tục lâu đời của Việt Nam Việc cúng sao giải hạn có Khoa nghi cúng sao giải hạn (bản phiên âm Hán Việt), Sớ cúng sao giải hạn (bản tiếng Việt) của truyền thống Phật giáo miền Bắc do chư Tổ Sư biên soạn và tất nhiên bên dưới là chú của Phật như Biến thực chân ngôn, Cam lộ thuỷ chân ngôn & Phả cúng dàng chân ngôn vv…

vậy nếu Phật giáo nói không có sao giải hạn thì tại sao lại có sách Khoa nghi cúng sao giải hạn của Phật giáo vì lý do tế nhị tôi xin gửi cái hình về trang web có bài này chỉ cách cúng sao vậy đâu là đúng? đâu là sai, tại sao họ lại chỉ vậy? .

Xin chào bạn, năm mới cho người trả lời bài viết này chúc bạn một năm an lành và hạnh phúc, về phía câu hỏi của bạn nhân những ngày đầu năm mới, xin cho chúng tôi trả lời với những ngôn từ dí dỏm một chút để cùng cười đầu xuân qua câu hỏi của bạn nhé.

Không biết bạn lấy tư liệu bài viết từ trang nào? có chính xác là trang đạo Phật không? nhưng nếu như bạn viết bên trên cũng xin có mấy lời bàn. Khoa nghi cúng sao giải hạn (bản phiên âm Hán Việt),thuộc đạo nào cũng có thể là của đạo giáo bản đó thì ai dịch , chư tổ soạn là tổ nào bạn có thể cung cấp tên vị tổ này được không ? vì tổ thì có nhiều tổ lắm bạn ạ, tổ chim, tổ quạ cũng là tổ, giả sử đệ tử đạo giáo thì kêu những vị soạn ra cuốn sách đó là tổ nhưng tổ đạo giáo chứ không phải tổ đạo Phật.

Về vấn đề bạn hỏi là có chú của Phật trong đó, thì cũng xin nói rằng bạn ra chợ mua sách coi bói , coi tướng cũng có hình quán âm, hình phật, thì không lẽ sách đó là của phật giáo sao? Đó chỉ là hình thức những kẻ mượn danh từ và hình ảnh để truyền bá mê tín thôi bạn à. Sự thật thì đạo phật không có cúng sao và cũng chẳng giải được hạn đâu, vì lý do được gọi là phương tiện hay truyền thống tốt đẹp thì càng không đúng bởi vì sao

-Nếu nói Phương tiện, thì đạo phật thiếu gi phương tiện mà phải mượn phương tiện của đạo khác. Phật giáo có 8 vạn 4 ngàn pháp môn để loại trừ 8 vạn 4 ngàn phiền não của chúng sanh nếu đi chùa đơn giản chỉ cầu an và cầu phước đầu xuân thôi thì phật có kinh cầu an ( Phổ môn) kinh dược sư vv… chứ cần gi phải mượn của đạo khác có chăng là do sự hoàng pháp không triệt để gây sự biến tướng qua cúng sao bắt chước đạo khác.

-Nếu nói về phong tục truyền thống, thì càng không phải vì HT Thích thanh Tứ nói rằng “ cha ông ta không có phong tục này cha ông ta chỉ có phong tục đi chùa ngày xuân để cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình cho quốc thái dân an mà thôi "nhưng vì một số lý do nào đó, như hạn chế về kiến thức và mặt hiểu biết nên một số ông thầy quan niệm đây là phong tục người việt nam hay là phượng tiện độ sanh vv…

Các bậc long trụ Phật pháp nói gi về vấn đề này :

HT Thích Thanh Từ nói rằng : “Lệ cúng sao hạn, thật là lạc hậu lỗi thời, sao là những hành tinh cách xa chúng ta bao nhiêu ngàn cây số. Nó là cái gì mà chúng ta phải cúng! Tục lệ các chùa quê, vào ngày mùng chín tháng giêng là cúng sao hội. Người Phật tử nào không gửi tên cúng sao, xem như năm ấy không được bảo đảm an ninh. Song người chủ cúng sao cho quí vị, có bảo đảm an ninh chưa? Có lẽ quí vị ấy quên ghi tên mình trong bài sớ cúng sao chớ gì? Thật là vô lý, đạo lý nhân quả đức Phật dạy rành rành trong kinh, mà người ta bất chấp. Thân tổng báo của chúng ta có lẫn lành với dữ, khi nhân lành đến thì hưởng quả lành, khi nhân dữ đến thì chịu quả dữ, không thể chạy trốn được. Chỉ có tạo nhân lành nhiều, khi quả dữ đến sẽ nhẹ đi hay giảm bớt. Ví như trước kia chúng ta đã làm khổ một người, vì lúc đó họ thiếu khả năng trả thù nên dường như thông qua. Đến lúc nào đó, họ đủ điều kiện trả thù, nếu chúng ta không được nhiều người thương che chở thì, quả đó sẽ đúng với nhân kia. Ngược lại, nếu chúng ta được quá nhiều người ủng hộ che chở, quả phải trả sẽ nhẹ hoặc giảm mất cũng có. Bởi thế nên, sợ quả khổ không gì hơn, chúng ta phải tạo nhân vui. Không nên cúng sao cúng hạn để cầu được an vui là điều phi lý.”

Hòa thượng Thích Thanh Tứ nói rằng :” Trong sách của đạo Phật không có nói về việc cúng sao giải hạn. Tập quán này vốn xuất phát từ Trung Quốc, còn cha ông ta từ xa xưa chỉ làm lễ cầu an, cầu phúc đầu năm cho tất cả thành viên trong gia đình

Hòa thượng Thích Thanh Tứ nói vậy thì sách vở nào của phật giáo viết có chăng chỉ là lừa đảo truyền bá mê tín

Nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc nói:

Tín ngưỡng Phật Giáo mới gia nhập vào nước ta thì nó chuyển thành một tín ngưỡng về Phật Giáo, tức là theo kinh của Phật thì ngày rằm tháng giêng chính là cái ngày mà chư Phật ở trên cõi Cực Lạc xuống dưới trần gian này xem xét mọi việc để cân phúc cân tội cho người ta. Thế cho nên người xưa bảo rằng "Lễ Phật quanh năm không bằng Lễ Rằm Tháng Giêng" là như vậy. Vào ngày Rằm Tháng Giêng, ngày Nguyên Tiêu các chùa đều tổ chức lễ cả, rồi thì các tín đồ Phật tử đến lễ để cầu may cầu phúc và xin tránh họa, và nhiều khi nam nữ đến lễ để xin cầu duyên. Ít lâu sau tín ngưỡng Đạo Giáo xuất hiện, Đạo Giáo thì quan niệm rằng ngày Rằm Tháng Giêng là ngày vía Thiên Quang. Đó là ngày vía – ngày kỵ húy của ông Thiên Quang. Cho nên đó là ngày Đạo Giáo dùng để dâng sao giải hạn, các đạo sĩ tổ chức dâng sao giải hạn. Và nhà chùa cũng bắt chước như vậy, cũng lấy ngày Rằm Tháng Giêng là ngày dâng sao giải hạn để trừ các tật ách. Đó là nguồn gốc tinh thần của Tết Nguyên Tiêu.”

Vậy rõ rồi việc cúng sao và giải hạn được núp dưới bóng phong tục tốt đẹp của người việt hoặc núp dưới bóng phương tiện để độ sanh vv….

Còn về câu hỏi tại sao họ lại chỉ vậy thì thật sự cũng không biết nói tại sao nhưng xin dẫn 1 câu nói trong Tịnh Độ “ Thời mạn pháp tà sư như cát sông hằng" . Tất cả các bậc thiện trí thức đều hướng cho Phật tử tu hành theo đúng đạo Phật chứ không phải mượn phương tiện bên ngoài. Có phương tiện cũng là phương tiện trong chánh Pháp như đã nói ở trên chứ không phải cúng ông thần này ,cúng ông thần kia mà kêu là phương tiện.

Đây thật sự là một hồi chuông cảnh báo tới tất cả, trên từ chư tăng, dưới là phật tử bởi sự hạn hẹp trong kiến thức , bởi sự danh lợi đã dần chi phối đạo phật và để rồi Phật tử không cần cải đạo nhưng đạo Phật cũng tự biến chuyển sang đạo khác từ lúc nào không hay.

Về phần bạn, hay an tâm tu trong chánh Pháp và đừng để những kẻ tà sư mượn ngôn từ " lập lờ đánh lận con đen" để truyên bá sự mê tín, đưa tâm chúng ta dần phụ thuộc vào thần thánh & cúng bái vv.. (Phật Giáo Việt Nam)

(Nguồn: Đạo Phật Ngày Nay)

Bài viết liên quan:

CÚNG SAO GIẢI HẠN - Hoàng Liên Tâm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 15799)
Trong hai năm qua, chùa Quang Thiện ấn hành một số kinh sách, nhưng lần ấn hành này mang một ý nghĩa đặc biệt của nó. Đáng ra cuốn sách này được ấn hành sớm hơn nhưng chờ in vào mùa Phật Đản. Mùa Phật Đản là mùa vui của những người Phật.
05/04/2013(Xem: 35380)
Ðệ tử chúng đẳng nguyện thập phương thường-trú Tam-Bảo, Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Tiếp dẫn Ðạo-Sư A-Di-Ðà Phật, từ bi gia-hộ đệ tử... Bồ-đề tâm kiên-cố, tự-giác, giác-tha, giác-hạnh viên-mãn, dữ pháp-giới chúng-sanh, nhứt thời đồng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề.
05/04/2013(Xem: 10123)
Nay đệ tử chúng con dâng hết lòng thành hướng về Ngôi Tam Bảo, trì tụng kinh chú, xưng tán hồng danh, tu hành công đức, ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo từ bi phóng quang tiếp độ Hương linh: (tên họ, pháp danh, ngày tháng năm mất, tuổi thọ) . . .
04/04/2013(Xem: 11816)
TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG.
04/04/2013(Xem: 11505)
Sanh sanh thế thế tu hành, nguyện bất thọ nhị căn, bất năng nhị thiệt, bất kiết nhị duyên, bất tuyên nhị giáo. Đệ tử chúng đẳng bất cầu nhị thừa nhân thiên phước báo, đản cầu nhị quả đẳng giác Bồ đề, đắc chứng nhị nghiêm, đáo sanh khổ xứ, độ tận chúng sanh tề thành Phật đạo.
04/04/2013(Xem: 8526)
Chuông trống là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (phiên âm của chữ “prajnaa” (S) có nghĩa là “trí tuệ”) vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông Trống Bát-nhã là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn, . . .
04/04/2013(Xem: 5147)
Việt hóa nghi thức tụng niệm không chỉ là nhu cầu cần thiết mà còn là chất liệu tinh thần quý giá của người Phật tử Việt Nam, dù xuất gia hay tại gia. Do vì những khó khăn khách quan của đất nước cũng như sự bất đồng quan điểm của các tông phái và giáo hội Phật giáo, cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một nghi thức tụng niệm thuần Việt và tiêu chuẩn.
04/04/2013(Xem: 7160)
Xin thỉnh Chư Thiên ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới; Chư Thiên ngự trên đảnh núi núi khơng liền, hoặc nơi hư khơng; ngự nơi cồn bãi, đất liền hoặc các châu quận; ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn.
04/04/2013(Xem: 23671)
Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Đức Thế Tôn, bậc A La Hán, đấng Chánh Biến Tri (3 lần).
03/04/2013(Xem: 8100)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là “Nhị Khóa Hiệp giải”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]