Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Từ Thí Vô Giá Hội Đến Thủy Lục Pháp Hội Khởi Nguyên của Nghi Lễ Đàn Tràng Phật Giáo Bắc Truyền

28/09/201018:56(Xem: 4098)
Từ Thí Vô Giá Hội Đến Thủy Lục Pháp Hội Khởi Nguyên của Nghi Lễ Đàn Tràng Phật Giáo Bắc Truyền

Từ Thí Vô Giá Hội Đến Thủy Lục Pháp Hội
Khởi Nguyên của Nghi Lễ Đàn Tràng Phật Giáo Bắc Truyền

Thích Tâm Mãn

(CMT)Phật Giáo Đông truyền trong tâm niệm đem giáo lý Đại Thừa chiếu sáng Phương Đông, vì lẽ đó trong bất cứ lĩnh vực nào về văn hóa nghệ thuật, triết học, văn học, thi ca, tín ngưỡng, âm nhạc, phong tục, tập quán củangười Đông phương mà không thấy không có sự hiện diện của Phật Giáo, cũng như tinh thần từ bi phổ độ bình đẳng của Phật Đà, sự hòa nhập trongtinh thần vô tư chỉ có một mục đích duy nhất là “Hoằng Pháp Độ Sanh” nên ngày nay khi nói đến văn hóa Đông phương người ta không thể không nhắc đến Phật Giáo.

ct7

Người Đông phương chuộng hiếu nghĩa, yêuhòa bình, có tấm lòng tri ân và báo ân, luôn sẵn lòng giúp đỡ người khác khó khăn. Phật Giáo nói Kinh Vu Lan Báo Hiếu, diễn nghĩa Kinh Phương Tiện Đại Báo Ân, với tinh thần “Thượng báo Tứ trọng ân, hạ tế Tam đồ khổ”cho nên từ giáo nghĩa cho đến hành sự không còn chổ nào có thể làm phậtlòng người Đông phương, chính vì vậy người Đông phương hầu như tiếp nhận hết thảy giáo điển, phương thức tu hành, nghi thức tôn giáo, tín ngưỡng, âm nhạc của Đạo Phật, xem tất cả như là văn hóa của chính mình và khi thực hiện những điều này một cách tự nhiên thuần thục không một chút do dự hay lo nghĩ. Cho nên khi nói về Pháp Hội của Phật Giáo hầu hết đều có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng thật ra Pháp hội, đàn tràng và nghi thức của Phật Giáo đều được hình thành và phát triển phần đa do người Phật Giáo phương Đông, mà đại diện là Trung Hoa.

ct8

Pháp Hội Thí Vô Giá có nguồn gốc từ Ấn Độ gọi là “Vô Giá Đại Hội”còn gọi là “Ngũ Niên Nhất Hội”, “Ngũ Niên Công Đức Hội”, “Ngũ Tuế Hội”.Pháp hội xưng là “Vô Giá” là vì trong Pháp hội này, lòng từ bi hỷ xã, khoan dung bố thí được thể hiện rốt ráo cho nên không có chổ để so lườngnữa nên gọi là “Vô Giá”. Ở Pháp hội này tất cả mọi người đều được quyền tham gia, không phân quí tiện, hiền ngu, đạo tục vàbình đẳng tham dự, thọ sự cúng dường tài thí bình đẳng như nhau và phápthí cũng như thế.

Pháp Hội Thí Vô Giá theo truyền thuyết là có từ thời Vua A Dục. Nhà vua cử hành đại lễ này với ý nghĩa là kỷ niệm Đức Phật Thích Ca lúc năm tuổi làm lễ cắt tóc theo phong tục cổ củangười Ấn Độ (ngày nay phong tục này vẫn còn lưu hành). Và cứ mỗi 5 năm tổ chức một lần và Đức Vua làm đại thí chủ. Trong thời gian diễn ra Pháphội nhà vua đem hết thảy tiền tài vật dụng của quốc khố trừ binh khí rađể làm vật bố thí, mọi người tham dự pháp hội đều được cúng dường như nhau, không phân biệt giàu ghèo, sang hèn, tôn giáo hệ phái hay đạo tục,không có sự phân biệt trong bố thí cúng dường, mỗi lần pháp hội có khi diễn ra trong suốt 75 ngày.

ct6

Phật Giáo Đông truyền Pháp hội Thí Vô Giá cũng theo gót chân các nhà truyền giáo Đại sư đến với người Đông Phương. Pháp Hội Thí Vô Giá lần đầu tiên được tổ chức tại Đông Độ là vàothời nhà Hán - Trung Quốc. Theo sách “Lịch Đại Tam Bảo Ký”chép: “ Vào thời Hán Linh Đế niên hiệu Quan Hòa thứ ba (công nguyên năm180) Vua Linh Đế tại chùa Phật Tháp ở Lạc Dương làm lễ cúng Tăng.”. Nhưng Pháp hội được thịnh hành thì phải đến đời của Vua Lương Võ Đế, đâylà một vị Vua có công rất lớn đối với sự hoằng truyền Phật Giáo Bắc Truyền và là người Phật tử thuần thành, là đại thí chủ Lớn nhất của PhậtGiáo Bắc Truyền xuyên suốt chiều dài lịch sử của Bắc Truyền Phật Giáo từ xưa cho đến ngày nay.

Vua Lương Võ Đế húy Tiêu Diễn tự Thúc Đạt, người xứ Nam Lang Lăng nay thuộc Thường Châu, Giang Tô Trung Quốc, là vị Hoàng Đế sáng lập ra nước Lương thuộc thời đại Nam Bắc Triều ở Trung Quốc (464-549) là vị vua đầu tiên và cũng là duy nhất của Trung Quốc dùng Phật Giáo để trị quốc, vị vua bốn lần phát nguyện xã bỏ đế vị vào chùa làm nô bộc để tu hành đồng thời là người thiết hội Thí Vô Giá nhiều nhất. Theo sách “Nam Sử”chép “Nhà Vua 14 lần thiết Hội Vô Giá và bốn lần xã thân vào chùa làm nô” LươngVõ Đế có hai việc làm ảnh hưởng Phật Giáo Bắc Truyền cho đến ngày nay. Thứ nhất là ra lịnh Tăng sĩ Bắc Truyền phải trường trai, hai là người sáng lập Thủy Lục Pháp hội, khởi nguyên của nghi lễ, đàn tràng, kinh sámPhật Giáo Bắc Truyền.

ct2

Thí Vô Giá Hội được tổ chức để bố thí cho người còn sống về tài thí cũng như pháp thí, Phật Giáo truyền vào Trung Quốc trong thời kỳ loạn lạc nhất, chiến tranh liên miên, chiến sĩ trận vong, đồng bào tử nạn vô số kể, cho nên khi đến đời vua Lương Võ Đế, Nam triều lúc bây giờ có thể nói là tạm được bình yên. Nhà vua sau khi đã 14 lần làm Pháp Hội Vô Giá bố thí cho người sống vì lòng từ bi của một người con Phật công thêm một nhân duyên hết sức thần kỳ là nhânduyên sanh ra Pháp Hội Thủy Lục. Sách “Thủy Lục Nghi Quỹ Hội Bổn”chép: “ Vua Lương Võ Đế một đêm nằm mộng thấy có vị thần Tăng nói với Vua rằng: Chúng sanh trong luân hồi lục đạo, chịu khổ vô cùng, sao khôngthiết Thủy Lục Đại Trai để phổ độ cho họ. Tỉnh mộng vua đem việc này rahỏi các vị Cao Tăng và chiếu lệnh cho Ngài Chí Công đại sư cùng các vị Cao Tăng biên soạn nghi thức Thủy Lục Pháp Hội và tu kiến Đàn Tràng ThủyLục tại Chùa Kim Sơn.” Đây là khởi nguyên của nghi lễ đàn sám.

Theo thuyết “Lương Hoàng Sám”cho rằng: Thủy Lục Pháp Hội có nguồn gốc từ tích Hoàng Hậu Hy Thị được vua sủng ái nên lòng đố kỵ rất lớn tạo các nghiệp ác, khinh chê Tam Bảo hủy báng Tăng già, sau đó bịnh nặng rồi chết đọa thành con rắn lớn chịu khổ vô cùng, trong mộng cầu vua tìm phương cứu giải, vua nhờ Ngài Chí Công soạn Lương Hoàng Sám làm lễ sám hối cho bà và theo đó làm Pháp Hội Đại Thí, nhờ đó Hoàng Hậu được thoát khổ sanh thiên.

ct1

Theo “Thủy Lục Nghi Văn”Chí Công Hòa Thượng theo lịnh của Võ Đế cùng với các vị Cao Tăng trong Triều soạn Nghi Thủy Lục, nhưng vì mọi người không hiểu Pháp Hội Thủy Lục tổ chức như thế nào và nghi quỹ phải trình tự lễ nghi ra sao, cho nên đêm ngày đọc tụng, tìm kiếm hết thảy trong các bộ Kinh điển Đại Thừacho đến ba năm mới tìm ra Kinh “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni”tích ngài A Nan thấy Diện Nhiên Vương, kiến lập bình đẳng thí thực. Chưvị cao Tăng dựa trên bổn Kinh và theo ý nghĩa bình đẳng bố thí của Thí Vô Giá Hội soạn ra khoa nghi bình đẳng thí thực sau này thường gọi là chẩn tế và trước đàn chẩn tế thường treo câu “Thí Vô Giá Hội” từ tích này.

Thủy Lục Pháp Hội còn gọi là Thủy Lục Hội, thủy Lục Đạo Tràng, Thủy Lục Trai, Thủy Lục Đại Trai Hội, Bi Tế Hội và gọi đủ là “Pháp Giới Thánh Phàm Thủy Lục Phổ Độ Đại Trai Thắng Hội”ý nghĩa và công năng siêu độ hết thảy thủy lục nhất thiết du hồn, lục đạo chúng sanh. Đây là nghi thức Pháp Hội long trọng và lớn nhất trong nghi lễ đàn tràng Phật Giáo Bắc Truyền. Thủy Lục Pháp Hội tập hợp hết thảy tinh hoa, Kinh điển, Khoa nghi, nghệ thuật âm nhạc, nghi quỹ, tán tụng, thiết trí đàn tràng, hội họa, văn học.v.v…

Thủy Lục Pháp Hội nội dung rất là phong phú đàn nội phức tạp, Đàn Tràng gồm có nội đàn, ngoại đàn và sáu tiểu đàn.

1- Đại đàn còn gọi là “Lương Hoàng Đàn” chuyên lễ bái Lương Hoàng Sám.

2- Chư Kinh đàn, đàn này chư Tăng chuyên tụng Kinh Dược Sư.

3- Pháp Hoa đàn đàn này chuyên tụng Kinh Pháp Hoa.

4- Tịnh Độ Đàn, đàn này tụng Kinh Quán Vô Lượng Thọ và Kinh A Di Đà.

5- Hoa Nghiêm đàn, đàn này tụng Kinh Hoa Nghiêm.

6- Du Già đàn, Đàn Chẩn Tế Diệm Khẩu

ct3

Ngoại đàn chủ yếu là tụng kinh và bái sám, tất cả các khoa nghi đều thực hiện trong nội đàn. Gồm các nghi thức như: Niêmđàn sái tịnh, kết giới, khiển sứ phát phù, phụng thỉnh Tam Bảo liệt vị thánh chúng, long thiên hộ pháp giáng đàn, khai kinh, thượng phan. Thỉnhthượng đường, thỉnh hạ đường, cúng phật trai tăng, phóng sanh,cầu siêu,chẩn tế, tống thánh.v.v…Thủy Lục Pháp Hội được tổ chức trong 7 ngày đêm, hoặc là 49 ngày đêm, chư Tăng tham dự thường khoảng hơn 100 vị có khi đến cả 1000 vị và có khi thỉnh cả chư vị Thạc Đức Cao Tăng trong cả nước.

Nghi lễ Phật Giáo Bắc Truyền do ảnh hưởng tập quán thờ cúng tổ tiên của các dân tộc Đông phương cho nên hầu hết các pháp hội lớn của Phật giáo Bắc Truyền đều tập trung vào việc cầusiêu, tế độ cho người đã mất vì quan niệm rằng “Âm siêu dương thái”cho nên cầu nguyện cho âm giới siêu sanh thì dương gian sẽ khương thái,khi thể hiện những nghi thức thuộc về thế giới siêu hình huyền bí, tínhchất Mật Giáo được thể hiện và sử dụng nhiều trong những nghi thức của đàn tràng Pháp hội, nên dễ gây hiểu lầm các nghi thức đàn tràng có tính chất bí mật nhưng tất cả chỉ nằm gọn trong bốn chử là “Vận tâm bình đẳng”.

Nghi lễ Đàn Tràng Pháp Hội Phật Giáo BắcTruyền có nguồn gốc từ Ấn Độ nhưng khi truyền nhập vào phương Đông đã hoàn toàn hòa nhập thành văn hóa tín ngưỡng pháp hội của người Đông Độ và các nghi lễ, nghi thức đều mang tính đặc trưng văn hóa, tín ngưỡng truyền thống Á Đông và là phương tiện độ sanh hữu hiệu của Phật Giáo BắcTruyền, là nơi gởi gắm tâm tư nguyện vọng của tín đồ Đạo Phật, đồng thời mang đậm nét lễ nghi, nghệ thuật âm nhạc, đạo đức của Phật Giáo Đông Truyền.

Từ cội nguồn của “Thí Vô Giá Hội”đến “Thủy Lục Đạo Tràng”và cuối cùng là sự phổ biến của “Trai Đàn Chẩn Tế”tất cả đều là phương tiện hoằng hóa của Phật Giáo Bắc Truyền và là một phần không thể thiếu trong kho tàng văn hóa, nghệ thuật, âm nhạc, trang trí hội họa, diễn tấu của Phật Giáo Thế Giới nói chung, Phật Giáo Đông Độ nói riêng. Giá trị của nghi lễ đàn tràng Phật Giáo Bắc truyền là điểmson chói lọi trong nền văn hóa nghệ thuật nhân loại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2016(Xem: 5814)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ Khai Chung Bảng tại Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12 Tại Tu Viện Quảng Đức Từ ngày 05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 www.quangduc.com
19/03/2016(Xem: 5558)
Nghi thức này gồm có 3 phần. Phần một là cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát và chư thiên về chứng minh gia hộ, có mô tả ngắn gọn công hạnh của các ngài để chúng ta tán thán và noi gương; phần hai là mời các oan gia về dự lễ giải oan, thưa chuyện và xin lỗi; phần ba là chia sẻ các bài kệ tụng nhắc nhở việc tu tập để âm dương đều được lợi lạc. Trừ phần hai ra, phần một cung thỉnh chư Phật, và phần ba các bài kệ tụng, đều có thể dùng trong các thời kinh hàng ngày, hay trong các nghi lễ cầu an, cầu siêu, kị giỗ… đều thông dụng.
12/03/2016(Xem: 5007)
Mỗi lần, trước khi hành lễ ở các chùa, vị chủ lễ thường chắp tay cầm ba nén nhang dâng lên trên trán và đọc thầm bài kệ niệm hương: “Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo, thệ trọn đời giữ đạo, theo tự tánh làm lành, cùng pháp giới chúng sanh, cầu Phật từ gia hộ, tâm bồ đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác.” Và chúng ta cũng thường nghe những vần thơ như: “Lặng lẽ chiên đàn tỏa khói hương, đỉnh trầm xông ngát ý thiền môn, lung linh nến ngọc ngời sao điểm, xóa sạch trần gian hết tủi hờn…” Những vần thơ này đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tâm linh và cho chúng ta thấy nghi thức dâng hương là nét văn hóa rất đẹp trong nghi lễ thiền môn.
07/03/2016(Xem: 6964)
Vào lúc 8g30 ngày thứ bảy 05 tháng 3 năm 2016, nhằm ngày 27 tháng giêng năm Bính Thân, tại hội trường Trường trung học Yerba Buena thành phố San Jose, tiểu bang California, gia đình Phật tử An Nguyệt đã tổ chức Pháp hội Dược Sư, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Nhật Thiện, Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện cùng Ni chúng Tu viện Huyền Không ở thành phố San Jose. Nội dung chương trình như sau: - Ban tổ chức tác bạch thỉnh Sư - Lễ thượng phan - Khai kinh, trì tụng và lạy danh hiệu đức Phật Dược Sư - Trì chú Dược Sư 49 biến - Khất thực - Cúng dường Trai Tăng và Phạn thực kinh hành - Lễ hoa đăng - Pháp thoại: Pháp tu Dược Sư (Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện) - Tuyên sớ cầu an và cầu siêu (khoảng 280 gia đình) - Cúng thí thực cô hồn - Pháp đàm - Lời cảm tạ của Ban tổ chức - Chụp ảnh tập thể và tặng quà lưu niệm
26/01/2016(Xem: 6566)
LỄ TỐNG CHUNG SIÊU ĐỘ VONG LINH (Nghi thúc nầy tuỳ theo thời gian ít hay nhiều mà thay dổi Tại nhà quàn trước khi di quan hoặc đọc tại nghĩa trang)
13/11/2015(Xem: 5507)
Trước đây do phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế nên người ta ít khi nghe và thấy chữ "Tân Viên Tịch" trong các văn thư, cáo phó, phân ưu, điếu từ và điếu văn trên các phương tiện truyền thông, nhưng gần đây người ta thấy chữ "Tân Viên Tịch" nhiều hơn trước để chỉ sự kiện một vị Tôn Đức Tăng Ni Giáo Phẩm vừa viên tịch. Vậy trong thực tế có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không?
19/08/2015(Xem: 6793)
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”.
14/07/2015(Xem: 16587)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 8) sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu vào cuối tháng 9 năm 2014. Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 9) năm 2015 dự định sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry, Pháp Quốc nhân lễ Khánh Thành chùa cũng như lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ hội luận vào ngày thứ bảy 15.08.2015 như chương trình gửi kèm theo đây. Chư Tôn Đức cũng như quý Phật tử nào không tham dự được suốt chương trình các ngày Lễ thì xin mời chọn những ngày thích hợp để đến với Tăng đoàn nhằm nói lên tinh thần cộng trụ trong sinh hoạt Phật sự tại hải ngoại ngày nay. Kính mong chư Tôn Đức và quý vị Phật tử hồi báo cho Ban Tổ
06/06/2015(Xem: 11269)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
31/03/2015(Xem: 23807)
“Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh thế gian danh lợi khách Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng trung nhơn”. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567