Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Đôi Nét Về Nguồn Gốc Của Chuông, Trống, Mõ

30/09/201005:39(Xem: 7668)
Đôi Nét Về Nguồn Gốc Của Chuông, Trống, Mõ
chuathienloc-chuong

Trong các chùa Phật giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, một số loại thuộcpháp khí như chuông, trống, mõ được dùng để trang nghiêm nơi đạo tràng,hoặc thêm phần sắc thái lễ nhạc trong lúc tụng kinh, lễ sám, thuyếtpháp v.v... Những loại này xuất hiện từ hồi nào? Nhằm mục đích gì?...


Pháp khí có các loại: loại để trang nghiêm, loại để cúng Phật, loại đểbáo thời. Khí cụ dùng để báo thời gian trong tự viện gọi là kiền chùy.Theo các bản Kinh, Luật (Hán tạng) đã được dịch, kiền chùy là từ chỉchung cho các loại: chuông, trống...

I. Chuông

Chuông được phát hiện tại Trường An (khoảng 1000 năm trước Tây lịch -TTL, thời Châu Chiêu Vương) thuộc loại sớm nhất tại Trung Quốc. PGTrung Hoa đã đưa chuông vào các tự viện lúc nào, hiện nay chưa tìm ratài liệu khẳng định. Tuy nhiên, để tạm truy nguyên nguồn gốc của chúngcó thể dựa vào một số tài liệu. Cuốn Quảng Hoằng Minh tập (số 2103)trong Đại Chánh tân tu Đại Tạng kinh ghi rằng vào đời Lục Triều(420-479) đã có nhiều lầu chuông. Năm Thiên Hòa thứ năm (566) đời BắcChâu, bài Nhị giáo chung minh được khắc trên ba đại hồng chung lớn nhấtthời bấy giờ. Hai trong ba cái này được đúc vào năm 579 và 665 TL. Tụccao tăng truyện ghi năm thứ 5 đời Tùy Đại Nghiệp (609), ngài Trí Hưngnhận lo việc chuông tại chùa Thiền Định ở kinh đô Trường An. Trongkhoảng thời gian này trở về sau, Bắc Châu không ngừng đúc hồng chung đểan trí trong các tự viện.

Thời xưa có hai loại chuông được sử dụng trong các chùa chiền, tự viện:

1. Phạn chung (chuông phạn): cũng gọi là"đại chung", "hồngchung", "hoa chung" hoặc "cự chung". Chuông này được đúc bằng đồng xanhpha ít sắt. Thông thường chuông cao khoảng 1.5m, đường kính khoảng 6tấc. Loại này treo trong lầu chuông, mục đích thỉnh chuông là để chiêutập đại chúng hoặc báo thời sớm tối. Người Việt mình thường dùng từ"đại hồng chung" chỉ cho loại chuông thật to, gần như không còn có quyđịnh cụ thể là rộng hẹp bao nhiêu nữa. Chuông này còn gọi là chuông Uminh.

2. Bán chung (chuông nhỏ):Vì chiều kích chỉ lớn bằng 1/2chuông phạn, nên gọi là bán chung, còn được gọi là "tiểu chung". Chuôngnày thường được đúc bằng đồng, cao khoảng 6 đến 8 tấc, thường để tạimột góc trong chánh điện và được sử dụng trong các buổi pháp hội, nêncòn có tên khác là "hành lễ chung". Người Việt Nam cũng như các nướckhác ngày nay linh động chế tạo nhiều loại chuông dạng "bán chung" này,nhưng cũng không có kích thước cố định.

Ngoài ra, trong thời cực thịnh của Thiền tông, chuông an trí tại Thiềnđường, gọi là "chuông Tăng đường", 'chuông trai"; chuông để tại chánhđiện gọi là "chuông điện"... Những vị lo việc chuông này gọi là "chungđầu".

Về thỉnh chuông, xưa ở Trung Quốc tùy mỗi tông phái, từng địa phương màquy định có khác nhau, nhưng tổng quát khi bắt đầu thỉnh 3 tiếng và kếtthúc đánh nhanh 2 tiếng hoặc 3 hồi chín tiếng cho các loại chuông nhỏkhi tụng kinh. Số lượng tiếng thường là 18; cũng có khi thỉnh 36 tiếng,108 tiếng. Thỉnh 108 tiếng biểu thị hành giả nỗ lực làm vơi cạn đi 108phiền não nơi nội tâm. Mười tám tiếng là biểu thị sự thanh lọc 6 căn, 6trần và 6 thức.

II. Trống

Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đất đá, cây,đồng v.v... Tài liệu văn học liên quan đến "trống" ở Trung Quốc rấtphong phú. Theo sách Lễ ký phần Minh đường, từ năm 2300 năm TTL vềtrước, nước họ đã có loại trống do cỏ kết lại thành. Trung Quốc thờixưa dùng nó trong các dịp lễ lộc, vũ hội... Loại hình có to, nhỏ, treohoặc để trên giá... Trống to gọi là trống tẩu, nhỏ gọi là trống ứng,treo để đánh gọi là trống treo... Trong đó, một số loại chính do cácbậc hiền triết sáng tạo ra, còn số nữa do từ Tây Vức truyền đến. Trongtự viện, trống cùng với chuông được đặt ở hai bên chánh điện theo vịtrí "tả chung hữu cổ".

Trong Phật giáo, kinh Lăng Nghiêm ghi lại thuở Đức Phật còn tại thế,trống được dùng để báo hiệu giờ cơm (thực biện kích cổ), bố tát. LuậtNgũ Phần nói chư Tỳ kheo đến lúc tụng giới nhưng tập họp không đúnggiờ, Đức Phật dạy nên đánh kiền chùy, đánh trống v.v... với mục đíchchính là không ngoài việc tập họp chúng Tăng. Từ đời Đường về sau, theothanh quy của thiền môn, trống là một trong những loại pháp khí dùnglàm hiệu lệnh báo thời sớm khuya, tối đến. Sau này Phật giáo Trung Quốctiến thêm bước nữa phối hợp nhịp điệu, âm thanh tiếng trống hòa cùngnhững lời tán tụng, phổ thành khúc điệu, biểu hiện "kỹ nhạc cúng dường,trang nghiêm đạo tràng", dùng âm thanh làm Phật sự, trợ giúp đại chúngphát tâm thành kính đối với Tam bảo.

III. Mõ:

Mõ có 2 loại:

1. Loại hình con cá thẳng dài treo ở nhà kho, nhà ăn đến lúc dùng cơm cháo gõ nó để báo hiệu.

2. Loại hình con cá có vảy cuộn tròn, khi tụng kinh thì gõ nó.

Theo sách Tham Thiên đài Ngũ Đài Sơn ký (quyển 3, Tống Thần Tông HyNinh năm thứ 5 ngày mồng 8 tháng 8) ghi: Trong chùa Thanh Thái có thờtượng ngài Phó Đại sĩ, vị Trưởng lão viện chủ đánh mõ chiêu tập các vịtu hành, vị ấy chính là ngài Phó Đại sĩ... Thời đó, ngài muốn gặp cácvị tu đầu đà nơi cao sơn, chỉ gõ mõ, chư vị nghe xong tiếng mõ ấy liềnđến. Sau đó, các tự viện lớn nhỏ dưới chân núi đều dùng mõ để tập hợpđại chúng. Lại có người cho rằng mõ là do Sa môn Chí Lâm đời Đường tạora, nhưng do sự hạn chế của sử liệu chứng minh, điều này khó thuyếtphục mọi người. Ngoài ra, sách Tăng tu giáo uyển thanh quy (quyển hạ,phần Pháp khí) ghi lại truyền thuyết rằng có một vị Tăng do phản thầy,hủy pháp mà bị đọa làm thân con cá, trên lưng nó lại mọc một cái cây,mỗi khi sóng gió thổi đến, khiến thân ra máu, thật thống khổ vô cùng.Một lần nọ, thầy bổn sư qua biển, nhân đó nó muốn gây nợ liền nói rằngthầy không dạy để nó phải mang chịu làm thân cá thế này, do đó nên naynó muốn báo oán. Thầy hỏi nó tên gì, liền được trả lời tên là MỗGiáp... Thế rồi, thầy bảo sám hối cùng vì nó bạt độ. Ngay đêm ấy nóthoát thân cá, đồng thời đem cây ấy bỏ trong chùa, thầy lấy đẽo thànhhình con cá và treo lên để cảnh thức đại chúng.

Loại mõ tròn mà ngày nay dùng có thể là sản vật có từ đời Minh (TrungQuốc). Theo sách Tam tài đồ hội của tác giả Vương Tích đời Minh cóđoạn: "Mõ là loại mà dùng cây khắc thành hình con cá, rỗng bên trong,gõ sẽ phát ra tiéng, các hàng Phật tử khi tán tụng đều dùng đến nó".Theo sách Thích thị yếu lãm, chuông, khánh, ản đá, bản gỗ, mõ, cái thớtđều có khả năng phát ra âm thanh một khi gõ vào và nhờ đó mà đại chúngđược tập hợp, nên các loại đó đều gọi là kiền chùy. Sách Sắc tu BáchTrượng thanh quy chương Pháp khí nói khi dùng cơm, khi phổ thỉnh Tăngchúng... đều gõ nó. Từ đây có thể hiểu lúc đầu mõ dài (loại 1) đượcdùng để tập họp Tăng chúng. Nhưng vì sao cả 2 loại mõ đều lấy hình dángcon cá? Sách Sắc tu Bách Trượng thanh quy nói rằng tương truyền loài cásuốt ngày đêm đều tỉnh, nên khắc hình con cá để mỗi khi gõ vào nó nhắcnhở mình tỉnh thức, chớ có hôn trầm, giải đãi. Lại nữa, tiếng mõ vớimục đích chính là giữ trường canh cho đại chúng lúc tụng kinh được nhịpnhàng.

IV. Vài ý tưởng khác

Thời xưa, không những Trung Quốc mà Ấn Độ và một số nước khác cũng đãsử dụng chuông, trống... Tại Ấn Độ dùng chuông, trống để báo thời gian,cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập hợp chúng Tăng bốtát, nghe pháp... Do đó luật Ngũ Phần ghi: "Chư Tỳ kheo bố tát, chúngbất thời tập, Phật ngôn: nhược đả kiền chùy, nhược đả cổ...". Theo cuốnA Dictionary of Symbols (London 1962, trang 23) rằng hình dáng củachuông xuất phát lấy từ hình tượng vòm trời. Âm thanh của chuông làbiểu tượng của năng lực sáng tạo. Chuông treo lơ lửng tượng trưng chosự huyền bí của trời đất.

Ấn Độ đã biết sử dụng chuông trên 2000 năm về trước. Có lẽ chuông đượcsử dụng rộng rãi trong cung đình, đặc biệt trong các chùa chiền. Cáchình thức nghệ thuật như điêu khắc chùm chuông xuất hiện vào thời kỳđầu của Phật giáo được tìm thấy trên các bức phù điêu tại các trụ đácủa vua A Dục (Asoka) và các tháp tôn trí Xá lợi Đức Phật. Không riêngtại Ấn Độ mà ngay cả các nước lân cận chịu ảnh hưởng lớn từ nền văn hóaẤn Độ như Sri Lanka, Myanmar cũng sử dụng chuông và sau này cả trốngnữa, để biểu hiện lòng thành của người cầu nguyện, đặc biệt dùng khichấm dứt một khóa lễ.

Trong các dịp tưởng niệm Đức Phật, các chuông được sử dụng với một sốnhạc khí khác như trống, sáo để biểu hiện lòng tôn kính Đức Phật. Tácphẩm Saddharmlankra (một tác phẩm văn học tôn giáo thời trung đại củangười Sri Lanka) ghi rằng: chuông đươc sử dụng đầu tiên ở Sri Lanka vàonhững dịp đặc biệt như triệu tập Tăng chúng. Sau này dần dần nó trởthành một phần của nghi lễ cúng dường âm nhạc đến Đức Phật.

Tín đồ PG Tây Tạng tin rằng khi họ niệm chú, nhờ sức quay chuông của họmà các câu thần chú sẽ đi muôn nơi vạn hướng, làm vơi bớt nỗi khổ đaucủa cuộc đời. Cho nên Phật giáo Tây Tạng chế nhiều cỡ chuông cầm taycho tín đồ trì niệm và cả những chuông lăn lớn để tín đồ quay.

Dĩ nhiên, các loại chuông trống ở Ấn Độ thuở ban đầu không giống vớicác loại chuông trống ngày nay ở Trung Quốc hay Việt Nam. Trung Quốcthuở xưa, trống chỉ được sử dụng để thúc quân ra trận. Chuông (một hìnhthức của chiêng) được sử dụng như dấu hiệu của rút quân. Trống phần lớncũng để triệu tập ba quân tướng sĩ hoặc kêu oan ở cửa quan. Loại trốngnày được sử dụng rộng rãi về sau trong giới quan lại để hành quyết tộinhân ở pháp đường.

Tóm lại, chuông trống từ thời xưa đã được dùng trong lễ hội cung đìnhvà giữ vai trò trọng yếu trong âm nhạc. Qua đây, nó là một trong nhữngloại công cụ nhạc khí dùng để diễn đạt, giao lưu tư tưởng, tình cảm,dùng trong chiến đấu, cúng tế, trong lĩnh vực tôn giáo v.v... Chuông,trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tậphợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễđể trang nghiêm đạo tràng, làm hiệu lệnh báo thời sớm tối. Sau đó, tiếnthêm bước nữa, phối hợp tiếng chuông, trống, mõ, hòa cùng những lời tántụng để trợ giúp đại chúng trong việc tu học, làm Phật sự lợi lạc quầnsanh, hướng họ đến bến bờ giác ngộ.

THÍCH GIÁC DUYÊN
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/06/2016(Xem: 5782)
Đức Trưởng Lão Hòa Thượng Thích Như Huệ Khai Chung Bảng tại Khóa An Cư Kiết Đông kỳ 12 Tại Tu Viện Quảng Đức Từ ngày 05/07/2011 đến ngày 15/07/2011 www.quangduc.com
19/03/2016(Xem: 5528)
Nghi thức này gồm có 3 phần. Phần một là cung thỉnh chư Phật, Bồ Tát và chư thiên về chứng minh gia hộ, có mô tả ngắn gọn công hạnh của các ngài để chúng ta tán thán và noi gương; phần hai là mời các oan gia về dự lễ giải oan, thưa chuyện và xin lỗi; phần ba là chia sẻ các bài kệ tụng nhắc nhở việc tu tập để âm dương đều được lợi lạc. Trừ phần hai ra, phần một cung thỉnh chư Phật, và phần ba các bài kệ tụng, đều có thể dùng trong các thời kinh hàng ngày, hay trong các nghi lễ cầu an, cầu siêu, kị giỗ… đều thông dụng.
12/03/2016(Xem: 4975)
Mỗi lần, trước khi hành lễ ở các chùa, vị chủ lễ thường chắp tay cầm ba nén nhang dâng lên trên trán và đọc thầm bài kệ niệm hương: “Nguyện đem lòng thành kính, gởi theo đám mây hương, phưởng phất khắp mười phương, cúng dường ngôi Tam bảo, thệ trọn đời giữ đạo, theo tự tánh làm lành, cùng pháp giới chúng sanh, cầu Phật từ gia hộ, tâm bồ đề kiên cố, xa bể khổ nguồn mê, chóng quay về bờ giác.” Và chúng ta cũng thường nghe những vần thơ như: “Lặng lẽ chiên đàn tỏa khói hương, đỉnh trầm xông ngát ý thiền môn, lung linh nến ngọc ngời sao điểm, xóa sạch trần gian hết tủi hờn…” Những vần thơ này đã giới thiệu về những nét đẹp văn hóa của sinh hoạt tín ngưỡng, sinh hoạt tâm linh và cho chúng ta thấy nghi thức dâng hương là nét văn hóa rất đẹp trong nghi lễ thiền môn.
07/03/2016(Xem: 6915)
Vào lúc 8g30 ngày thứ bảy 05 tháng 3 năm 2016, nhằm ngày 27 tháng giêng năm Bính Thân, tại hội trường Trường trung học Yerba Buena thành phố San Jose, tiểu bang California, gia đình Phật tử An Nguyệt đã tổ chức Pháp hội Dược Sư, dưới sự hướng dẫn của Đại đức Thích Nhật Thiện, Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện cùng Ni chúng Tu viện Huyền Không ở thành phố San Jose. Nội dung chương trình như sau: - Ban tổ chức tác bạch thỉnh Sư - Lễ thượng phan - Khai kinh, trì tụng và lạy danh hiệu đức Phật Dược Sư - Trì chú Dược Sư 49 biến - Khất thực - Cúng dường Trai Tăng và Phạn thực kinh hành - Lễ hoa đăng - Pháp thoại: Pháp tu Dược Sư (Ni sư Thích Nữ Nguyên Thiện) - Tuyên sớ cầu an và cầu siêu (khoảng 280 gia đình) - Cúng thí thực cô hồn - Pháp đàm - Lời cảm tạ của Ban tổ chức - Chụp ảnh tập thể và tặng quà lưu niệm
26/01/2016(Xem: 6496)
LỄ TỐNG CHUNG SIÊU ĐỘ VONG LINH (Nghi thúc nầy tuỳ theo thời gian ít hay nhiều mà thay dổi Tại nhà quàn trước khi di quan hoặc đọc tại nghĩa trang)
13/11/2015(Xem: 5468)
Trước đây do phương tiện truyền thông còn nhiều hạn chế nên người ta ít khi nghe và thấy chữ "Tân Viên Tịch" trong các văn thư, cáo phó, phân ưu, điếu từ và điếu văn trên các phương tiện truyền thông, nhưng gần đây người ta thấy chữ "Tân Viên Tịch" nhiều hơn trước để chỉ sự kiện một vị Tôn Đức Tăng Ni Giáo Phẩm vừa viên tịch. Vậy trong thực tế có sự khác nhau giữa viên tịch và tân viên tịch không?
19/08/2015(Xem: 6762)
Trống là một trong những loại nhạc khí, thường làm bằng đá, cây, đồng, v.v…Xưa tại Ấn Độ dùng để báo thời gian, cảnh báo. Khi Đức Phật còn tại thế, dùng nó để tập họp chúng Tăng Bố tát, nghe pháp…Ngũ Phần Luật có ghi: “chư Tỳ kheo bố tát, chúng bất thời tập. Phật ngôn: nhược đả kiền chuỳ, nhược đả cổ…”.
14/07/2015(Xem: 16517)
Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 8) sẽ được tổ chức tại chùa Pháp Bảo – Sydney, Úc Châu vào cuối tháng 9 năm 2014. Lễ Hiệp Kỵ Lịch Đại Tổ Sư (Ngày Về Nguồn 9) năm 2015 dự định sẽ được tổ chức tại chùa Khánh Anh - Evry, Pháp Quốc nhân lễ Khánh Thành chùa cũng như lễ Đại Tường của cố Hòa Thượng Thích Minh Tâm. Trong dịp này, chư Tăng Ni sẽ hội luận vào ngày thứ bảy 15.08.2015 như chương trình gửi kèm theo đây. Chư Tôn Đức cũng như quý Phật tử nào không tham dự được suốt chương trình các ngày Lễ thì xin mời chọn những ngày thích hợp để đến với Tăng đoàn nhằm nói lên tinh thần cộng trụ trong sinh hoạt Phật sự tại hải ngoại ngày nay. Kính mong chư Tôn Đức và quý vị Phật tử hồi báo cho Ban Tổ
06/06/2015(Xem: 11209)
Nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản là nơi đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Đây là những hình ảnh ghi lại tại nhà để tro cốt Ruriden thuộc ngôi đền Koukoko-ji, Nhật Bản. Nơi đây đang lưu giữ tro cốt của 2046 người đã mất theo một cách hết sức hiện đại và đầy công nghệ. Những bức tường được ngăn thành rất nhiều ngăn, mỗi ngăn có đặt một bức tượng Phật bằng pha lê và được chiếu sáng bằng đèn LED nhiều màu. Đằng sau mỗi bức tượng là hũ đựng tro cốt của người đã khuất. Như có thể thấy trong hình ảnh, màu sắc từ mỗi bức tượng được điều khiển một cách có chủ đích, tạo nên "bức tranh" đầy màu sắc trên tường.
31/03/2015(Xem: 23759)
“Mộ cổ thần chung cảnh tỉnh thế gian danh lợi khách Kinh thanh Phật hiệu hoán hồi khổ hải mộng trung nhơn”. Một làn khói trầm vương nhẹ, một lời kinh khuya sớm, một tiếng chuông rơi… đều làm cho tâm hồn ta nhẹ nhàng, thanh thoát, hướng thượng và quay về với nội tâm. Mỗi tôn giáo đều có những nghi thức và pháp khí hành lễ đặc thù, phù hợp với truyền thống và văn hóa của tôn giáo mình. Đạo Phật, gần hai ngàn năm gắn liền với Dân tộc chúng ta, cho nên những pháp khí, tiếng trống, tiếng chuông chùa… trở thành thân thương, gần gũi, quen thuộc với văn hóa Dân tộc và lắng đọng trong tâm hồn người Việt Nam.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567