Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Trì Chú Chuẩn Đề

27/08/201019:19(Xem: 5810)
Trì Chú Chuẩn Đề

Chúng tôi rất muốn tu tập để chuyển hóa nghiệp khổ của mình nhưng hoàn cảnh gia đình không mấy thuận lợi, chật chội, ồn ào và có vợ con. Hiện chúng tôi chưa đủ điều kiện để thực hành ăn chay, vậy trì chú Chuẩn Đề có được không? Tôi nghe nói trì chú Chuẩn Đề hay bị khảo, tính tình nóng nảy có đúng không? Có pháp môn nào thích hợp hơn trì chú không, bởi hiện tại chúng tôi cũng lớn tuổi và sức khỏe không được tốt? Mong quý Báo giới thiệu một pháp môn tu tập thích hợp và cho chúng tôi những lời khuyên.

Tu tập để chuyển hóa là một nhu cầu quan trọng trong đời sống con người. Một người với đời sống gia đình bình ổn cũng cần tu tập để tăng trưởng phước báo, phát triển đạo đức, thăng hoa tinh thần. Với những người có hoàn cảnh riêng như bệnh khổ chẳng hạn, thì nhu cầu tu học lại càng cấp thiết hơn. Phát khởi được tín tâm, mong muốn tu tập, thực hành lời Phật dạy để chuyển hóa khổ đau của các bạn là những nỗ lực đáng trân trọng.

Thường thì khi mới phát tâm tu tập, ai cũng ái ngại về hoàn cảnh gia đình; chật chội, ồn ào, nói chung là không thanh tịnh. Tất nhiên, so với những gia đình có phòng thờ để lễ bái và tịnh niệm riêng thì đây là một bất lợi. Tuy vậy, yếu tố quyết định trong tu tập là chánh niệm ngay nơi tự tâm, hoàn cảnh bên ngoài chỉ trợ duyên thêm mà thôi. Quan trọng hơn, tu tập là giữ tâm chánh niệm với pháp môn mọi lúc mọi nơi trong đời sống hàng ngày, không phải đợi đến lúc ngồi trước bàn thờ trang nghiêm thanh tịnh mới tu. Vì thế, nếu cố gắng và thành tâm thì bạn có thể tu niệm được dù hoàn cảnh và điều kiện sống khá vất vả, chật chội và ồn ào.

Một người sống với gia đình, vợ chồng, con cái và chưa đủ duyên để thực hành ăn chay vẫn tu tập tốt và không có gì chướng ngại. Ăn chay nhằm nuôi dưỡng lòng từ, góp phần hạn chế sát sanh và phòng ngừa bệnh tật. Cố nhiên, ăn chay được sẽ tốt hơn vì ăn chay giúp cho thân tâm nhẹ nhàng, thanh thoát, có tác dụng trợ duyên cho tu tập thiền định hữu hiệu hơn. Những sinh hoạt thế thường trong đời sống gia đình như tình cảm vợ chồng và những việc khác v.v… nếu áp dụng đúng với năm tiêu chuẩn, nguyên tắc đạo đức của người cư sĩ (năm giới) thì không ảnh hưởng gì đến việc tu tập của hàng cư sĩ tại gia cả.

Riêng vấn đề tu tập trì chú Chuẩn Đê, về cơ bản đó là một pháp trong vô lượng pháp môn tu, trong hoàn cảnh thực tế của các bạn như đã trình bày vẫn thực hành và trì niệm được. Tuy nhiên, để trì niệm thần chú Chuẩn Đề có kết quả cao cần phải tuân thủ theo nghi quỹ, pháp thức và ấn quyết từ một vị thầy có kinh nghiệm về Mật tông. Hiện có khá nhiều người vẫn tin rằng tu tập (trì chú Chuẩn Đề, tụng kinh Kim Cang, Pháp Hoa…) sau một thời gian thì tính tình nóng nảy, bị khảo đảo v.v… Những quan niệm như trên hoàn toàn không phù hợp với Chánh kiến, cần phải dẹp trừ. Bởi Chánh pháp là cam lộ (ngon ngọt và mát mẻ), thực hành Chánh pháp tất nhiên sẽ an lạc và thanh lương, chuyển họa thành phúc, chuyển mê khai ngộ. Cần chú ý rằng, những diễn biến không như ý xảy ra sau một thời gian tu tập chỉ đơn thuần là sự trùng hợp ngẫu nhiên của tiến trình nhân quả bình thường của tự thân. Đúng ra, vào thời điểm nhân quả chín muồi ấy, chuyện xấu xảy ra sẽ dữ dội hơn nhưng nhờ trước đó có tu tập, những việc xấu ấy cũng xảy ra nhưng nhẹ bớt và người tu đón nhận nó vững vàng hơn, chứ không phải vì tu tập nên nó mới “đổ nghiệp”.

Theo thiển ý của chúng tôi, trong hoàn cảnh hiện tại của các bạn, tu tập pháp môn Niệm Phật, niệm hồng danh Đức Phật A Di Đà (Nam mô A Di Đà Phật) là thích hợp nhất. Bởi pháp tu này đơn giản, dễ thực hành, phù hợp với mọi lứa tuổi, mọi hoàn cảnh, có thể niệm danh hiệu Phật mọi lúc mọi nơi. Chỉ cần xây dựng niềm tin (Tín) vào cảnh giới Cực lạc, sự tiếp độ của Phật A Di Đà và niệm Phật sẽ vãng sanh. Tiếp đến phát nguyện khẩn thiết, mong mỏi được sanh về Cực Lạc (Nguyện), những công đức lành tạo ra trong đời này đều hồi hướng trang nghiêm Cực Lạc. Sau cùng là thực hành niệm Phật (Hạnh); chỉ cần nhớ nghĩ, tâm niệm thường xuyên sáu chữ Nam mô A Di Đà Phật . Nếu tín nguyện hạnh đầy đủ thì chắc chắc trong hiện tại và tương lai bạn sẽ được sự tiếp độ của Phật A Di Đà và Thánh chúng mà vãng sanh về Cực Lạc.

Hiện nay, pháp môn này khá thịnh hành và phổ biến khắp đất nước, chỉ cần các bạn dành chút thời gian tham dự một khóa tu niệm Phật, chúng tôi tin rằng bạn sẽ tự trang bị cho mình khá đủ hành trang để bước vào pháp môn Niệm Phật này, một pháp môn tu thường được chư Tổ ca ngợi là “dễ tu và dễ chứng nhất trong thời mạt pháp”.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/04/2013(Xem: 15797)
Trong hai năm qua, chùa Quang Thiện ấn hành một số kinh sách, nhưng lần ấn hành này mang một ý nghĩa đặc biệt của nó. Đáng ra cuốn sách này được ấn hành sớm hơn nhưng chờ in vào mùa Phật Đản. Mùa Phật Đản là mùa vui của những người Phật.
05/04/2013(Xem: 35380)
Ðệ tử chúng đẳng nguyện thập phương thường-trú Tam-Bảo, Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật, Tiếp dẫn Ðạo-Sư A-Di-Ðà Phật, từ bi gia-hộ đệ tử... Bồ-đề tâm kiên-cố, tự-giác, giác-tha, giác-hạnh viên-mãn, dữ pháp-giới chúng-sanh, nhứt thời đồng đắc A-nậu-đa-la Tam-miệu Tam Bồ-đề.
05/04/2013(Xem: 10122)
Nay đệ tử chúng con dâng hết lòng thành hướng về Ngôi Tam Bảo, trì tụng kinh chú, xưng tán hồng danh, tu hành công đức, ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo từ bi phóng quang tiếp độ Hương linh: (tên họ, pháp danh, ngày tháng năm mất, tuổi thọ) . . .
04/04/2013(Xem: 11814)
TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG.
04/04/2013(Xem: 11504)
Sanh sanh thế thế tu hành, nguyện bất thọ nhị căn, bất năng nhị thiệt, bất kiết nhị duyên, bất tuyên nhị giáo. Đệ tử chúng đẳng bất cầu nhị thừa nhân thiên phước báo, đản cầu nhị quả đẳng giác Bồ đề, đắc chứng nhị nghiêm, đáo sanh khổ xứ, độ tận chúng sanh tề thành Phật đạo.
04/04/2013(Xem: 8525)
Chuông trống là một trong các loại pháp khí của Phật giáo. Sở dĩ gọi là Bát-nhã (phiên âm của chữ “prajnaa” (S) có nghĩa là “trí tuệ”) vì công năng của chúng là để thức tỉnh lòng người, có khả năng đánh động tâm linh của người nghe. Chuông Trống Bát-nhã là danh từ chung để chỉ cho đại hồng chung (chuông rất lớn) và trống lớn, . . .
04/04/2013(Xem: 5146)
Việt hóa nghi thức tụng niệm không chỉ là nhu cầu cần thiết mà còn là chất liệu tinh thần quý giá của người Phật tử Việt Nam, dù xuất gia hay tại gia. Do vì những khó khăn khách quan của đất nước cũng như sự bất đồng quan điểm của các tông phái và giáo hội Phật giáo, cho đến nay, nước ta vẫn chưa có một nghi thức tụng niệm thuần Việt và tiêu chuẩn.
04/04/2013(Xem: 7160)
Xin thỉnh Chư Thiên ngự trên cõi trời Dục giới cùng Sắc giới; Chư Thiên ngự trên đảnh núi núi khơng liền, hoặc nơi hư khơng; ngự nơi cồn bãi, đất liền hoặc các châu quận; ngự trên cây cối rừng rậm hoặc ruộng vườn.
04/04/2013(Xem: 23670)
Con đem hết lòng thành kính, làm lễ Đức Thế Tôn, bậc A La Hán, đấng Chánh Biến Tri (3 lần).
03/04/2013(Xem: 8100)
Nguyên xưa ngài Quán Nguyệt Pháp sư đem hai thời kinh khóa tụng: Mai đóng chung và chiều nhập chung lại làm một đại thể làm một tập lớn. Nội dung phân ra từ mục: Từ quyển thứ nhứt đến quyển thứ bảy để giải nghĩa, nên gọi là “Nhị Khóa Hiệp giải”.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]