Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Sám Ngã Niệm

05/06/201022:20(Xem: 3164)
Sám Ngã Niệm
 
Phat_Thich_Ca_2
SÁM NGÃ NIỆM
Hạnh Cơ dịch

Kính lạy Phật! Con từ vô lượng kiếp,

Mây vô minh che lấp tánh viên minh,

Tạo bao việc ác, bỏ hết việc lành,

Quanh quẩn luân hồi, vào ra sinh tử,

Đổi xác thay hình, biết bao khổ sở!

Nhờ chút duyên lành đời trước, nay được làm người;

May gặp ngọn gió thanh lương, lìa bỏ thói đời,

Cạo râu tóc, mặc ca sa, vào dòng Thích tử.

Nhưng lại buông lung theo đường ác cũ,

Tạo nhiều tội lỗi: phá giới phạm trai,

Sát sinh hại vật không chút bi hoài,

Thịt cá tanh hôi nuôi thân bẩn thỉu,

Lạm dụng của Tam Bảo,

Tham lam lấy của người,

Nghiện rượu, đắm sắc, mê mải chơi bời,

Sống mãi đường tà lòng không nhàm chán;

Bội nghĩa, vong ân, coi thường sư trưởng,

Hủy báng Kinh Pháp, khinh Phật, mạ Tăng;

Hay đố kị, chèn ép kẻ tài năng,

Dùng lời ngoa, khoe khoang mình cao đức;

Giành giật lợi danh, dối người chân thật,

Hơn thua nhân ngã, tranh cãi thị phi;

Bề ngoài giả dối hiện tướng oai nghi,

Thật tế bên trong ngông cuồng ngạo mạn;

Suy nghĩ lăng nhăng tâm luôn tán loạn,

Ý tà niệm ác cứ mãi loay hoay,

Chuyện người bàn tán phấn khởi hăng say,

Niệm Phật tụng kinh dùng dằng uể oải,

Biếng nhác tu hành, chỉ ham ngủ nghỉ,

Tham lam bỏn sẻn không biết thẹn thùng;

Ruộng hoang mầm mục chẳng có chỗ dùng,

Thây nổi đại dương, trôi không dừng nghỉ.

Bản thân không mảy may phước trí,

Chắc chắn phải chịu khổ ba đường.

Con cúi xin nơi Cực-lạc Tây-phương,

Phật Di Đà cùng Quán Âm, Thế Chí,

Phóng quang uy nghi chiếu soi trần thế,

Cứu con từ vô thỉ kiếp đến nay,

Sáu căn nghiệp chướng sâu dầy,

Sát na diệt hết tội này sạch không;

Nguyện cùng pháp giới đại đồng,

Viên quang thanh tịnh dứt vòng tử sinh.




Phat Thich Ca-2a

Sám Ngã Niệm

Ngã niệm tự tùng vô lượng kiếp,

Thất viên minh tánh tác trần lao,

Xuất sanh nhập tử thọ luân hồi,

Di trạng thù hình tao khổ sở,

Túc ư thiểu thiện sanh nhơn đạo,

Hoạch ngộ di phong đắc xuất gia,

Phi truy, tước phát loại Sa môn,

Hủy giới, phá trai đa quá hoạn,

Hoại sanh, hại vật vô từ niệm,

Đạm nhục, san huân dưỡng uế xu,

Chúng nhơn tài vật tứ sâm mãn,

Tà mạng, ác cầu vô yễm túc,

Đam dâm, thị tửu dũ hoàng mê,

Mạn Phật, khinh Tăng, báng Đại thừa,

Bội nghĩa vô thân hủy sư trưởng,

Văn quá sức phi dương kỷ đức,

Hoạch tai lạc họa yễm tha năng,

Hư cuống khi vưu cạnh lợi danh,

Đấu cấu thị phi tranh nhơn ngã,

Ác niệm tà tư vô tạm tức,

Kinh phú trạo tán vị thường đình,

Truy phàm nhơn sự dũ tinh chuyên,

Trì tụng Phật kinh duy khốn khổ,

Ngoại hiện oai nghi tăng siễm trá,

Nội hoài ngã mạn cánh sơ cuồng,

Lại đọa huân tu tứ thùy manh,

Xan tật, tham lam vô úy sỉ,

Dã điền uế bổn tương hà dụng,

Đại hải phù thi bất cữu đình,

Ký vô nhất niệm khả tư thân,

Tất đọa tam đồ oanh chúng khổ,

Ngưỡng nguyện Bổn sư Vô lượng thọ,

Quán âm, Thế chí, Thánh hiền tăng,

Đồng triển oai quang phổ chiếu lâm,

Cọng tứ minh gia hàm cứu bạt,

Vô thỉ kim sanh chư tội chướng,

Lục căn, tam nghiệp chúng khiên vưu,

Nhất niệm viên quang tội tánh không,

Đẳng đồng pháp giới hàm thanh tịnh.

source: quangduc.com






Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2010(Xem: 13636)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
30/09/2010(Xem: 7681)
Trong các chùa Phật giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, một số loại thuộcpháp khí như chuông, trống, mõ được dùng để trang nghiêm nơi đạo tràng,hoặc thêm phần sắc thái lễ nhạc trong lúc tụng kinh, lễ sám, thuyếtpháp v.v... Những loại này xuất hiện từ hồi nào? Nhằm mục đích gì?... Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
28/09/2010(Xem: 4092)
Phật Giáo Đông truyền trong tâm niệm đem giáo lý Đại Thừa chiếu sáng Phương Đông, vì lẽ đó trong bất cứ lĩnh vực nào về văn hóa nghệ thuật, triết học, văn học, thi ca, tín ngưỡng, âm nhạc, phong tục, tập quán củangười Đông phương mà không thấy không có sự hiện diện của Phật Giáo, cũng như tinh thần từ bi phổ độ bình đẳng của Phật Đà, sự hòa nhập trongtinh thần vô tư chỉ có một mục đích duy nhất là “Hoằng Pháp Độ Sanh” nên ngày nay khi nói đến văn hóa Đông phương người ta không thể không nhắc đến Phật Giáo.
23/09/2010(Xem: 9809)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 8700)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
20/09/2010(Xem: 6808)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
19/09/2010(Xem: 14090)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
18/09/2010(Xem: 4830)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
18/09/2010(Xem: 4805)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
18/09/2010(Xem: 5939)
Trong Đạo Phật, lòng từ bi được đưa lên hàng đầu. vì thương tưởng đến loài chúng sanh bị đói khát, đau khổ mà đức Phật và chư Tổ đã dạy phương Pháp bố thí cho loài Ngạ quỷ, súc sanh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567