Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Cúng Dường Pháp

04/04/201320:33(Xem: 5498)
Kinh Cúng Dường Pháp

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH CÚNG DƯỜNG PHÁP

Thứ ba mươi tám

Lúc bấy giờ, Thích-đề-hoàn-nhơn cung kính đảnh lễ rồi bạch Phật rằng:O

-Bạch Thế Tôn! Con dù theo Phật và Bồ-tát Văn-thù nghe trăm nghìn thứ kinh mà chưa từng nghe kinh điển “Bất khả tư nghì tự tại thần thông quyết định thật tướng.”Như con hiểu nghĩa lý của Phật nói, nếu có chúng sanh nào nghe kinh pháp này mà tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, thìquyết được pháp không nghi, huống chi đúng như lời nói mà tu hành, thời người đó ngăn hết các nẻo ác, mở cửa lành, thường được các Đức Phật hộ niệm, hàng phục ngoại đạo, dẹp trừ ma oán, tu đạo Bồ-đề, an trụ đạo tràng, noi theo dấu vết thực hành của Như Lai.O

- Bạch Thế Tôn! Nếu có người thọ trì đọc tụng, đúng như lời nói tu hành, con sẽ cùng các quyến thuộc cúng dường hầu hạ. Ở nơi tụ lạc, thành ấp, núi rừng, đồng nội, chỗ nào có kinh này, con sẽ cùng các quyến thuộc đồng đến chỗ đó nghe thọ kinh pháp. Những người chưa tin, chúng con sẽ làm cho họ sanh lòng tin, người đã tin rồi chúng con sẽ ủng hộ.

- Hay thay ! Hay thay ! Đế-thích ! Như lời ông nói, ta sẽ giúp cho ông được vui thêm. Kinhnày nói rộng về đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không thể nghĩ bàn của các Đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai. Vì thế Đế-thích ! Nếu có thiện nam, thiện nữ nào thọ trì, đọc tụng, cúng dường kinh pháp này thời chính là cúng dường các Đức Phật quá khứ, hiện tại và vị lai vậy.O

-Đế-thích! Giả sử có các Như Lai đầy khắp cõi tam thiên đại thiên như mía, tre, lau, lúa, mè, rừng, bụi, nếu có thiện nam, thiện nữ nào hoặc một kiếp hoặc không đầy một kiếp cung kính tôn trọng, ngợi khen cúng dường, dưng các món cần dùng cho đến sau khi các Đức Phật diệt độ, đem Xá-lợi toàn thân của mỗi Phật dựng tháp bảy báu, ngang rộng bằng cõi tứ thiên hạ, cao đến trời Phạm Thiên, bảo tháp trang nghiêm rực rỡ, dùng tất cả hoa, hương, anh lạc, tràng phan, kỹ nhạc tốt đẹp bực nhứt, hoặc một kiếp hoặc ít hơn một kiếp mà cúng dường. Đế-thích ! Ý ông nghĩ sao, người đó làm việc phước có nhiều chăng ?

- Bạch Thế Tôn! Rất nhiều, phước đức của người đó dẫu cho trăm nghìn ức kiếp nói mãi cũng không hết được.O

- Phải biết thiện nam, thiện nữ có nghe kinh điển “giải thoát không thể nghĩ bàn” này tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, tu hành thì phước đức hơn người làm việc cúng dường kia. Vì sao? Quả Bồ-đề của chư Phật đều từ kinh này sanh ra, tướng Bồ-đề không có hạn lượng, do nhân duyên đó nên phước đức cũng không có hạn lượng.

- Về quá khứ vô lượng a-tăng-kỳ kiếp, lúc ấy ở đời có Phật hiệu là Dược Vương Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật, Thế Tôn. Cõi nước tên Đại Trang Nghiêm, kiếp tên là Trang Nghiêm. Phật sống lâu 20 tiểu kiếp, chúng Thanh Văn Tăng có 36 ức na-do-tha, chúng Bồ-tát Tăng có 12 ức. Đế-thích! Lúc đó, có vị Chuyển Luân Thánh Vương tên là Bảo Cái đầy đủ bảy báu, cai trị cả bốn châu thiên hạ. Vua có một nghìn người con tướng đẹp, mạnh mẽ, hay dẹp trừ các kẻ oán nghịch.

Lúc đó, Vua Bảo Cái cùng quyến thuộc cúng dườngNhư Lai Dược Vương các đồ cần dùng đến mãn năm kiếp rồi, vua bảo nghìn người con rằng: “Các ngươi cũng phải đem thâm tâm cúng dường Phật như ta vậy.” O

- Khi đó nghìn người con đều vâng mạng lịnh của vua cha cúng dường Như LaiDược Vương tất cả đồ cần dùng suốt năm kiếp. Có một người con của vua tên là Nguyệt Cái ngồi một mình suy nghĩ rằng: có việc cúng dường nào thù thắng hơn việc cúng dường nầy chăng?

Lúc ấy, do sức oai thần của Phật, ở giữa hư không có vị Trời nói rằng:O

- Thiện nam tử ! cúng dường pháp là hơn hết các việc cúng dường.

Nguyệt Cái liền hỏi: Sao gọi là cúng dường pháp ?

Vị trời đáp: Ông nên đến hỏi Đức Thế Tôn Dược Vương sẽ rõ thế nào là cúng dường pháp.

Nghe lời khuyên, vương tử Nguyệt Cái đi đến chỗ Thế Tôn Dược Vương cúi đầu lễ dưới chơn Phật, đứng qua một bên, bạch Phật rằng:

- Bạch Thế Tôn! Trong việc cúng dường, cúng dường pháp là hơn hết. Thế nào là cúng dườngpháp ?O

Phật dạy rằng: Thiện nam tử! Cách cúng dường pháp là pháp môn thâm diệu của các Đức Phật, được các Đức Phật truyền bá. Cúng dường pháp thật nhiệm mầu khó thấy, thanh tịnh không nhiễm, không phải lấy suy nghĩ phân biệt mà biết được. Do vậy mà người đời khó tin khó nhận. Kinh này thuộc về kho tàng chánh pháp của Bồ-tát, ấn đà-la-ni, ấn đó, cho đến bất thối chuyển, thành tựu sáu độ, khéo phân biệt các nghĩa, thuận pháp bồ-đề, trên hết các kinh, vào đại từ bi, lìa các việc ma và các tà kiến, thuận pháp nhân duyên, không ngã, không nhơn, không chúng-sanh, không thọ mạng, không, vô tướng, vô tác, vô khởi, làm cho chúng sanhngồi nơi đạo tràng mà chuyển pháp luân, chư Thiên, Long thần, Càn-thát-bà thảy đều ngợi khen, đưa chúng sanh vào kho tàng chánh pháp của Phật, gồm thâu tất cả các trí tuệ của Hiền thánh, diễn nói các tu hành của Bồ-tát nương theo nghĩa thật tướng của các pháp, tuyên bày các pháp vô thường, khổ, không, vô ngã, tịch diệt, cứu độ chúng sanh nào hủy phá giới cấm, làm cho tà ma ngoại đạo và người tham chấp trước đều sợ sệt, chư Phật, Hiền Thánh đều ngợi khen, tránh cái khổ sanh tử, chỉ cái vui Niết-bàn. Các Đức Phật ba đời ở trong 10 phương nói ra, nếu người nghe những kinh như thế mà tin hiểu, thọ trì, đọc tụng, dùng sức phương tiện phân biệt giải nói, chỉ bày rành rẽ cho chúng sanh, giữ gìn chánh pháp, đó gọi là cúng dường pháp.O

Lại nữa, vị hành giả tùy thuận mười hai nhơn duyên, lìa tà kiến, được vô sanh nhẫn, quyết định không có ngã, không có chúng sanh, không trái với quả báo, nhơn duyên, lìa các ngã sở, nương tựa pháp không nương tựa người, nương tựa nghĩa không nương tựa lời, nương tựa trí không nương tựa thức, nương tựa kinh liễu nghĩa không nương tựa kinh không liễu nghĩa, thuận theo pháp tướng, không chỗ vào, không chỗ về, “vô minh” diệt hết thời “hành” cũng diệt hết, cho đến “sanh” diệt hết thời “lão tử” cũng diệt hết. Quán như thế thì mười hai nhơn duyên không có tướng diệt hết, không có tướng khởi sanh, đó gọi là cúng dườngpháp hơn hết O

Phật bảo Đế-thích:

- Vương tử Nguyệt Cái theo Phật Dược Vương nghe pháp “nhu thuận nhẫn” liền cởi y báu và đồ trang sức nơi thân cúng dường Phật và bạch rằng:

- Bạch Thế Tôn! Sau khi Như Lai diệt độ, con sẽ thực hành cúng dường pháp để gìn giữ chánh pháp, nguyện nhờ oai thần của Như Lai thương xót gia hộ cho con hàng phục ma oán, tu hạnh Bồ-tát.

Khi ấy, Đức Phật thọ ký rằng: “Về đời sau này ông giữ gìn thành trì chánh pháp.”

Nầy Đế-thích ! Vương tử Nguyệt Cái lúc đó thấy được pháp thanh tịnh, nghe Phật thọ ký đem lòng chánh tín xuất gia tu tập các pháp lành. Tinh tấn không bao lâu chứng ngũ thông, đủ đạo hạnh Bồ-tát, được môn đà-la-ni, biện tài vô ngại. Sau khi Phật diệt độ, ông dùng sức thần thông, tổng trì biện tài đã chứng được y theo pháp của Như LaiDược Vương đã nói mà ban bố chánh pháp mãn mười tiểu kiếp.O

Tỳ-kheo Nguyệt Cái giữ gìn Phật pháp, siêng tu tinh tấn ngay đời đó hóa độ được trăm muôn ức người trở về với đạo Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác không còn thối lui, mười bốn na-do-tha người phát tâm Thanh Văn, Duyên Giác và vô lượng chúng sanh được sanh về cõi Trời.O

Đế-thích ! Vua Bảo Cái lúc ấy đâu phải người nào khác, hiện nay thành Phật hiệu làNhư Lai Bảo Diệm, còn một nghìn người con của vua, chính là một nghìn vị Phật trong đời Hiền kiếp, mà đức Ca-la-cưu-tôn-đà thành Phật trước hết, đến vị thành Phật rốt sau hiệu là Lầu Chi, còn Tỳ-kheo Nguyệt Cái chính là thân Ta đây. Như thế, Đế-thích ! phải biết cúng dường pháp là hơn hết trong các cách cúng dường, là bậc nhất không chi sánh kịp. Nầy Đế-thích ! phải lấy sự cúng dường pháp mà cúng dườngcác Đức Phật.O

***

Nghe Đức Phật dạy, Thích-đề-hoàn-nhơn và toàn thể chúng hội đều hoan hỷ phụng hành và phát nguyện truyền bá kinh này.O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật. (3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
05/02/2014(Xem: 14220)
Nghi Thức Trì Chú Dược Sư Thích Nhật Từ biên soạn
05/02/2014(Xem: 13927)
Nghi Thức Trì Chú Đại Bi Thích Nhật Từ soạn 01_Nghi thuc tung Chu Dai Bi_ Thich Nhat Tu soan 03Feb2014
30/01/2014(Xem: 10485)
Giao thừa Nguyên Đán lễ linh thiêng, Cung thỉnh mười phương Phật Thánh Hiền, Duyên giác, Thanh văn cùng liệt Tổ, Thiên thần Hộ pháp với Long Thiên. Thiêu thân liệt Thánh tử vì đạo, Dủ ánh uy quang giáng tọa tiền, Lễ nhạc hương hoa xin cúng dưỡng, Nguyện cầu giáng phước lễ minh niên.
27/01/2014(Xem: 8294)
Ba nghiệp lắng thanh tịnh Gửi lòng theo tiếng chuông Nguyện người nghe tỉnh thức Vượt thoát nẻo đau buồn.
12/01/2014(Xem: 12150)
Kính lạy chư Phật khắp mười phương Tuyên dương Pháp nhiệm mầu thanh tịnh Thánh Tăng cả ba thừa bốn quả Rủ lòng từ bi xin chứng giám Đệ tử chúng con Từ đời vô thỉ Xa rời chân tánh Trôi giạt sông mê
16/08/2013(Xem: 7852)
Không khí trang nghiêm của những đạo tràng với những chiếc y màu vàng hoại sắc và những chiếc áo tràng màu lam luôn luôn là những hình ảnh đẹp
16/08/2013(Xem: 9271)
Thiết nghĩ, Phật Giáo Việt Nam cần nghiên cứu và có quy định thống nhất về phẩm phục của tu sĩ, sao cho vừa hội nhập được với Phật giáo quốc tế, Phật giáo khu vực, vừa giữ được bản sắc truyền thống Phật giáo VN.
16/08/2013(Xem: 14132)
Mao_HiepChuongNói đến pháp phục của Phật giáo, chúng ta thường đề cập đến pháp phục của người xuất gia, bao gồm pháp phục nghi lễ và pháp phục thường nhật. Pháp phục Phật giáo được xem là hình thức thể hiện thân giáo, đó là pháp tướng bên ngoài của người xuất gia nên các chế tài trong luật nghi quy định rất rõ về các hình thức của pháp phục.
25/07/2013(Xem: 25098)
Bộ Hồng Danh Lễ Sám nầy được dịch từ bản chữ Hán trong Tục Tạng Kinh – Tập I, Ấn Độ soạn thuật. Bản chính mang danh tựa là “Phật Thuyết Phật Danh Kinh,” gồm 30 quyển. Trong đó, từng đoạn từng đoạn, Phật thuyết nhơn quả báo ứng, nghiệp lực, tội khổ của chúng sanh đã tạo, đương tạo… rồi nói đến Hồng Danh các đức Phật, Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư v.v… Về các bài kinh văn trường hàng, chư Tổ về sau có thêm vào văn sám nguyện, trong Từ Bi Tam Muội Thủy Sám, trong Lương Hoàng Sám, trong Dược Sư Sám… Chúng tôi nhận xét nếu đề “Phật Thuyết Phật Danh Kinh” thì phải thuần là danh hiệu Phật, nhưng trong ấy lại có nhiều danh hiệu Bồ Tát, La Hớn, Tổ Sư… do đó, nên chúng tôi xin đổi lại là “Đức Phật Nói Kinh Hồng Danh Lễ Sám quyển thứ nhất, quyển thứ hai v.v… ”
25/07/2013(Xem: 23062)
Đời hiện tại thường xuyên bị sự khó khăn, tai nạn, bịnh hoạn trầm trọng, như thế là do đâu? Chính do mỗi người tạo nhiều nhơn ác trong đời quá khứ, hoặc nhiều kiếp về trước đã gieo nhơn đen tối, nặng nề khổ đau, nên đời hiện tại mang thân mạng nầy mới chịu nhiều tai biến, nghiệp chướng nặng nề, tham giận kiêu căng, si mê lầm lạc. Trong Kinh Nhơn Quả, đức Phật đã dạy: “Muốn biết nhơn đời trước của mình ra sao thì cứ nhìn thẳng những việc mình đang lãnh thọ trong đời này; muốn rõ quả báo kiếp sau của mỗi người thế nào, thì cứ xem các nhơn mỗi người tạo tác trong đời nầy.” Nguyên văn: “Dục tri tiền thế nhơn, kim sanh thọ giả thị; yếu tri lai thế quả, kim sanh tác giả thị.”
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]