Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Dụ Ngôn Bọt Nước

04/04/201320:01(Xem: 5240)
Kinh Dụ Ngôn Bọt Nước

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH DỤ NGÔN BỌT NƯỚC

Thứ hai mươi chín

Lúc bấy giờ, Thế Tôn an trụ,

bên sông Ấn Độ: Hằng hà

Sóng đùa bọt nước tung ra,

Phật kêu đệ tử ra mà quán soi. O

***

Hãy chuyên chú nhìn rồi quán sát,

Lấy lý nhìn bọt nước rỗng không,

Bọt không có lõi bên trong,

Làm sao có lõi giữa lòng bọt kia.

Này Tỳ-kheo cũng như thế đấy,

Phàm những gì “sắc” thấy xưa nay,

Đã qua, hiện tại, vị lai,

Nhuyễn thô, xấu tốt, trong ngoài, gần xa.O

Hãy chuyên chú để mà quán sát,

Lấy lý nhìn thấy “sắc” trống không,

“Sắc” nào có lõi bên trong,

Làm sao có lõi giữa lòng “sắc” kia.

Này tỳ-kheo cũng như ví dụ,

Vào mùa thu mưa dội ở ngoài,

Mưa to bong bóng nổi đầy,

Hiện rồi biến mất trong vài sát-na.O

Hãy chuyên chú để mà quán sát,

Lấy lý nhìn, bong bóng trống không,

Bóng nào có lõi bên trong,

Làm sao có lõi giữa lòng bóng kia.O

***

Này Tỳ-kheo cũng như thế đấy,

Phàm những gì “thọ” thấy xưa nay,

Đã qua, hiện tại, vị lai,

Nhuyễn thô, xấu tốt, trong ngoài, gần xa.

Hãy chuyên chú để mà quán sát,

Lấy lý nhìn thấy “thọ”trống không,

“Thọ” nào có lõi bên trong,

Làm sao có lõi giữa lòng “thọ” kia.O

Này Tỳ-kheo cũng như ví dụ,

Vào mùa hè đến độ giữa trưa,

Giờ này đứng bóng đang mùa,

Ráng trời một khoảng mới vừa hiện lên.

Hãy lấy lý mà nhìn, quán sát

Chuyên chú nhìn, thấy chúng rỗng không,

Ráng nào có lõi bên trong,

Làm sao có lõi giữa lòng ráng kia.O

***

Này Tỳ-kheo cũng như thế đấy,

Phàm những gì “tưởng” thấy xưa nay

“Tưởng” nào có lõi bên trong,

Làm sao có lõi trong lòng “tưởng” kia. O

Này Tỳ-kheo ví như có kẻ,

Đi ra rừng để kiếm lõi cây,

Người này thấy cụm chuối dầy,

Thân cao mọc thẳng ra tay chặt liền.

Rồi vội vã đến bên lột vỏ,

Vỏ hết rồi, tìm lõi được sao ?

Mọi người chuyên chú nhìn vào,

Lấy lý quán sát chuối nào lõi đâu.

Chúng hiện rõ bấy lâu trống rỗng,

Làm sao mà có lõi ở đây,

Rõ ràng thân chuối phơi bày,

Không hề có lõi ở ngay trong lòng.

Thân chuối lộ rỗng không đâu lõi,

Làm sao mà có lõi bên trong,

Rõ ràng trong ruột rỗng không,

Làm sao có lõi giữa lòng chuối kia. O

***

Này Tỳ-kheo cũng như vậy đấy,

Phàm những gì “hành” thấy xưa nay,

“Hành” nào có lõi bên trong,

Làm sao có lõi giữa lòng “hành” kia. O

Này Tỳ-kheo như trò ảo thuật,

Của những người làm xiếc chuyên môn,

Bày trò những ngón tinh khôn,

Nếu nhìn chuyên chú tỏ tường ngay thôi.

Hãy lấy lý rạch ròi quán sát,

Mọi người nhìn thấy chúng trống không,

Trò này không thật bên trong,

Làm sao có lõi trong lòng “trò” kia.O

***

Này Tỳ-kheo cũng như thế đấy,

Phàm những gì “thức” thấy xưa nay

“Thức” nào có lõi bên trong,

Làm sao có lõi trong lòng “thức” kia.

Đã thấy vậy, Tỳ-kheo nên biết,

Thánh Đa Văn đệ tử chán nhàm,

Của “sắc, thọ, tưởng, thức, hành”

Cũng nhờ nhàm chán tự mình lìa tham.

Bởi lìa tham dễ dàng giải thoát,

Hết buộc ràng, chánh trí khởi lên:

“Ta vừa giải thoát đảo điên,

Không còn chìm đắm triền miên luân hồi.

Vị này biết rõ thế rồi,

Thế Tôn cũng giảng nơi nơinhư vầy: O

***

“Sắc” như bọt nước tan ngay,

“Thọ” như bong bóng nước ngoài mưa rơi.

“Tưởng” thì ví tựa ráng trời,

“Hành” như thân chuối khắp nơi mọi vùng.

“Thức” như ảo thuật vô chừng,

Chư Phật và các thánh nhân trên đời.

Đều cùng giảng nói vậy thôi,

Rõ ràng “ vô ngã” tự nơi thân mình.

Như vầy chuyên chú mà nhìn,

Lý chơn quán sát tận tình chiếu soi.

Dựa vào lý quán rạch ròi,

Rõ ràng các pháp tánh thời trống không. O

Khởi đầu hãy tự quán thân,

Những gì Đại Trí vẫn thường thuyết như:

Khi nào ba pháp tiêu trừ,

Bấy giờ thấy “sắc” bị từ bỏ đi.

Thân giả hợp có ra chi,

Không còn hơi ấm, “thọ” lìa “thức” tan.

Bị quăng nằm đó ai màng,

Làm mồi cấu xé cho đàn chim muông.

Sắc thân luân chuyển vô thường,

Ngu si ảo hoá khôn lường tinh ranh.

Như là những kẻ sát sanh,

Lõi cây không thấy quẩn quanh tìm hoài.O

***

Quán soi các uẩn như vầy,

Tỳ-kheo tinh tấn đêm ngày không lơi.

Phải luôn tỉnh giác từng thời,

Tư duy chánh niệm không rời thân tâm.

Bỏ đi tất cả buộc ràng,

Để làm chỗ tựa bình an đi vào.

Sống như “chữa lửa cháy đầu,”

An vui tịch tịnh, ngõ hầu chứng nên.O

Nam Mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật.(3 lần, xá 3 xá) OOO


--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
16/12/2010(Xem: 6033)
Phật bảo sáng vô cùng, Đã từng vô lượng kiếp thành công, Đoan nghiêm thiền tọa giữa non sông, Sáng rực đỉnh Linh Phong
08/12/2010(Xem: 10138)
Từ thuở năm vị Tỳ Kheo nơi vườn Nai đắc pháp, Tăng già Đạo Phật nơi trần thế ứng thân. Phật thuyết “Thiện Lai Tỳ Kheo” bậc cụ duyên đại đức liền thọ tâm giới đủ tướng Tỳ Kheo, còn trần thế chúng sanh tùy theo nghiệp cảnh nên ứng trí, lượng tâm nên có chổ không đồng.
08/12/2010(Xem: 4333)
Trong các lễ cúng thí Cô hồn, Trai đàn Chẩn tế được tổ chức quy mô nhất. Nó bao hàm cả hai khía cạnh văn chương và triết lý, gần như tất cả tinh hoa của tư tưởng và văn học Phật Giáo Đại thừa Mật Tông được gói trọn vào đây.
08/12/2010(Xem: 4680)
Từ xưa đến nay, Nghi lễ Phật giáo đã hội nhập, luôn gắn liền với nền văn hóa dân tộc Việt Nam một cách hài hòa như nước với sữa. Trải dài .... ! xuyên suốt qua các thời kỳ lịch sử thăng trầm thịnh suy của đất nước.
05/12/2010(Xem: 4579)
Nghi thức này được sử dụng trong các dịp xuống tóc, thiết lập bàn thờ, đàn tràng, cúng nhà mới, cúng đất đai, khai trương cửa hàng, văn phòng, v.v...
05/12/2010(Xem: 3940)
Nghi thức tụng giới cho thiếu nhi gồm có Ba Phép Quay Về Nương Tựa và Hai Lời Hứa, có thể được cử hành trước Nghi Thức Tụng Năm Giới.
01/12/2010(Xem: 4901)
Lễ an vị Phật tại tư gia, bàn thờ Phật phải đặt chính giữa nhà, bàn thờ linh phải đặt hai bên hoặc sau lưng Phật, nếu nhà lầu, thì Phật thờ tầng trên. Trước khi thờ Phật trong nhà phải trang hoàng sạch sẽ...
20/11/2010(Xem: 4356)
Kim cương thừa (vajrayāna) hay Mật tông xuất hiện trong khoảng thế kỷ thứ 4 tại Bắc Ấn Độ, trở nên hưng thịnh từ đầu thế kỷ thứ 6, đến giữa thế kỷ thứ 8 thì hình thành nên một truyền thống lớn mạnh...
20/11/2010(Xem: 9402)
Nghi lễ Phật giáo cũng có hai phần lễ và nhạc, tuỳ theo truyền thống văn hoá nghệ thuật của mỗi miền, mỗi vùng mà phần lễ nhạc Phật giáo sẽ ảnh hưởng và biểu hiện theo truyền thống của vùng...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]