Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Kinh Chuyển Pháp Luân

04/04/201318:27(Xem: 7329)
Kinh Chuyển Pháp Luân

KINH TỤNG HẰNG NGÀY

TỔNG HỢP 49 KINH CĂN BẢN CỦA HAI TRUYỀN THỐNG PHẬT GIÁO NAM TÔNG VÀ BẮC TÔNG

Tỳ-kheo Thích Nhật Từ
biên soạn

---o0o---

KINH CHUYỂN PHÁP LUÂN

Thứ hai

Tôi nghe như vầy, sau khi thành đạo, Đức Thế Tôn chuyển bánh xe pháp đầu tiên tại Vườn Nai. Tại đây, Ngài dạy năm vị Tỳ-kheo đầu tiên rằng: O

- Này các Tỳ-kheo, có hai cực đoan mà người xuất gia phải tránh xa. Một là đắm nhiễm các dục thấp hèn, thô bỉ, phàm tục, không dẫn đến đức hạnh thánh nhân, không liên hệ đến mục đích tu tập. Hai là tự làm khổ mình bằng các lối tu khổ hạnh ép xác, không thích hợp với các phẩm hạnh bậc thánh, không dẫn đến mục đích giải thoát.

- Này các Tỳ-kheo, vị hành giả có chánh trí phải loại bỏ hai cực đoan vô ích này. Hãy đi theo con đường Trung Đạo do Như Lai chứng ngộ, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật, dẫn đến sự an tịnh, thánh trí, giác ngộ và niết-bàn.

- Này các Tỳ-kheo, con đường Trung Đạo, chính là tám đường chánh: quan điểm chân chánh, tư duy chân chánh, lời nói chân chánh, hành vi chân chánh, nghề nghiệp chân chánh, nỗ lực chân chánh, ý niệm chân chánh và thiềnđịnh chân chánh.

- Này các Tỳ-kheo, sau đây là bốn chân lý vi diệu của cuộc đời:

Chân lý thứ nhất là thực tại đau khổ. Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, thương yêu mà phải xa nhau là khổ, thù ghét mà phải gặp nhau là khổ, mong cầu mà không toại nguyện là khổ và chấp vào năm nhóm nhân tính là khổ.O

Chân lý thứ hai là nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là phiền não nhiễm ô, là tâm ái dục, là sự tham đắm và chấp thủ về cái ta, cái của ta, là dục ái, hữu ái và phi hữu ái.O

Chân lý thứ ba là Niết-bàn, tức là sự trừ diệt hoàn toàn gốc rễ của đau khổ và những nguyên nhân dẫn đến đau khổ. Đó là sự ly tham, sự từ bỏ, sự giải thoát và không còn chấp trước. O

Chân lý thứ tư là con đường dẫn đến niết-bàn, đó là tám đường chánh, là con đường Trung đạo.O

- Này các Tỳ-kheo, cần phải liễu tri về thực tại khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. Này các Tỳ-kheo, cần phải trừ diệt hoàn toàn gốc rễ dẫn đến khổ đau. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật.Này các Tỳ-kheo, cần phải tu tập trọn vẹn con đường dẫn đến Niết-bàn. Đó là điều trước đây ta chưa từng được nghe, nay ta đã khám phá, có khả năng đem lại pháp nhãn và trí tuệ thấu rõ sự vật. O

Như vậy, này các Tỳ-kheo chỉ khi nào tri kiến tuyệt đối như thực của Như Lai về bốn chân lý vi diệu của cuộc đời dưới ba sắc thái, gồm mười hai khía cạnh đã trở nên hoàn toàn sáng tỏ, thì khi ấy Như Lai mới xác nhận với thế gian, gồm chư thiên, ma vương, Phạm Thiên, giữa các đoàn thể Sa-môn, Bà-la-môn, giữa loài trời và loài người rằng Như Lai đã chứng Vô ThượngChánh Đẳng Chánh Giác. Tâm Như Lai đã giải thoát và an tịnh tuyệt đối, đời sống này là cuối cùng, Như Lai không còn bị luân hồi sanh tử nữa.

Khi bánh xe chánh pháp đầu tiên này được Như Lai vận chuyển, tuyên bố, các hàng chư thiên trên địa cầu đều cung kính khen ngợi: “pháp môn này thật là vi diệu ! Không có Sa-môn, Bà-la-môn, chư thiên, ma vương hay Phạm thiên nào có thể thuyết giảng được. Đây là chân lý vi diệu vừa được Đấng Giác Ngộ khám phá và truyền bá, đem lại an lạc, hạnh phúc cho loài trời và loài người.” O

Lúc ấy các chư thiên ở các cõi trời Tứ Đại Thiên vương, trời Đao-lợi, trời Dạ-ma, trời Đâu-suất, trời Hóa Lạc, trời Tha Hóa Tự Tại, trời Phạm Chúng, trời Đại Phạm, trời Thiểu Quang, trời Vô Lượng Quang, trời Biến Tịnh, trời Quảng Quả, trời Vô Tưởng, trời Vô Phiền và các chư thiên Phạm thiên cũng đều đồng thanh khen ngợi nhiều lần như vậy. Trong khoảng thời gian ấy, mười ngàn thế giới đều chấn động và vang rền tiếng pháp. Rồi một luồng hào quang rộng lớn, rực rỡ phát chiếu, làm sáng cả vũ trụ. Ngay thời pháp này, tôn giả Kiều-trần-như đã giác ngộ và được Đức Phật xác chứng là A-nhã Kiều-trần-như. O

Nam-mô Bổn Sư Thích-ca Mâu-ni Phật (3 lần, xá 3 xá)OOO

--- o0o ---
Chân thành cảm ơn Thầy Nhật Từ đã gởi tặng bản Kinh điện tử này
( Quang Duc Website 04/2002)
--- o0o ---
Trình bày : Nguyên Hân- Nguyên Phúc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/11/2010(Xem: 5350)
Lạy hay còn gọi là Lễ Bái, là nghi thức rất phổ thông trong dân gian, mang ý nghĩa bày tỏ lòng biết ơn và niềm tôn kính đến với các đấng thần linh, các bậc tiên hiền có công khai phá giang sơn...
19/11/2010(Xem: 10104)
Giáo lý này được đưa ra để làm lời nói đầu cho tập sách mỏng về Phật Ngọc và Đại Bảo Tháp Từ bi Thế giới được xây dựng tại Bendigo, Úc châu, theo lời khẩn cầu của ông Ian Green.
18/11/2010(Xem: 4364)
Năm hạng tang phục (Ngũ phục) là gì? - Theo "Thọ mai gia lễ", có năm hạng tang phục tuỳ theo quan hệ huyết thống và nghĩa tình phân biệt thân sơ:
30/10/2010(Xem: 9458)
Quyển Khóa Hư Lục Giảng Giải này ra đời do lòng nhiệt tình, tâm tha thiết mong muốn có một “Pho Sách Phật Giáo Việt Nam” thật sự ViệtNam của chúng tôi. Bao nhiêu năm rồi, chúng tôi ao ước những tư liệu Phật giáoViệt Nam còn sót lại được dịch ra chữ quốc ngữ để cho người sau có phương tiệntham khảo học tập.
26/10/2010(Xem: 6315)
Chúng sanh đây có bấy nhiêu Lắng tai nghe lấy những điều dạy răn Các ngươi trước lòng trần tục lắm Nên kiếp nầy chìm đắm sông mê
25/10/2010(Xem: 6343)
Cúng dường Thanh tịnh Pháp Thân Tì Lô Gía Na Phật. Viên Mãn Báo Thân Lô Xá Na Phật. Thiên Bá Ức Hóa Thân Thích Ca Mâu Ni Phật.
25/10/2010(Xem: 6557)
Đêm nay ngày lành Nguyên đán, Giờ này phút thiêng giao thừa, Chúng con : Tuân lệ cổ tục ngày xưa, Mở cửa nghinh xuân tiếp phước.
24/10/2010(Xem: 6227)
Những bài kệ canh dưới đây áp dụng vào mùa An Cư, Kiết Hạ hằng năm của của Chư Tăng, hoặc trong trường hợp khai Đại Giới Đàn của xưa và nay.
24/10/2010(Xem: 7609)
Bản Sưu Tập các Bài Tán nầy được trích trong các cổ bản Tán Sám, Nghi Thức, Hành Trì viết tay bằng hán tự và trong những bản Nghi Lễ bằng quốc ngữ.
22/10/2010(Xem: 47062)
Hương vân nhi bố Thánh đức chiêu chương Bồ đề tâm quảng mạc năng lường Xúc xứ phóng hào quang
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]