Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

15 - Tựa Khoa-nghi sáu thời sám hối

24/04/201318:03(Xem: 7847)
15 - Tựa Khoa-nghi sáu thời sám hối


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Tựa Khoa-Nghi Sáu Thời Sám-Hối

Tiện đi lại trên sông, đường bộ là thuyền, xe; rửa bụi nhơ cho thân và tâm là lễ sám. Muốn rửa thân tâm mà không nhờ lễ sám, khác gì muốn tiện lợi đi lại, lại không dùng thuyền, xe. Thế nên, công dụng của lễ sám rất lớn. Kinh Đại-Tập nói "Như chiếc áo dơ bẩn trăm năm, có thể giặt sạch trong một ngày". Nên mọi nghiệp bất thiện chứa góp trong trăm ngàn kiếp, nhờ sức thần của Phật, thuận theo duyên lành, có thể tiêu trừ hết chỉ trong một ngày, một khắc.

Ôi! Chúng sinh bản lại giác-tánh, thanh-tịnh viên-minh. Lắng như thái-hư, không một hạt bụi. Bởi bọt vọng khởi, cõi uế hiện thành. Năng sở nương nhau, Phật, ta hai ngả. tính căn riêng rẽ; ngu, trí chia đường. Chỉ bảo một môn, khó thể ngộ nhập. Nên đức Phật ta, hoằng tứ nguyện lớn, phương tiện mở nhiều pháp-môn, chỉ nẻo đường về, ứng bệnh cho thuốc. Biết huyễn cấu của chúng sinh, từ vọng mà có. Khuyên họ một niềm siêng năng quy-y lễ sám. Khiến thân tâm thanh tịnh, tròn sạch như xưa. Gió lặng sóng dừng, bụi hết gương sáng. Vì, tâm xưa làm ác, như mây che mặt trăng; tâm nay làm lành, như đuốc tan bóng tối. Ôi! Công dụng của lễ sám, thật quả là lớn, đâu chỉ có thế!

Trẫm, nhờ ơn cao siêu chiếu cố, hưởng ngôi vị chí tôn. Việc dân gian-nan, triều chính bề bộn. Bên ngoài phấn hoa dụ dỗ, bên trong trùng bọ muốn ham. Miệng chán vị ngọn, thân mang vàng ngọc. Nghe nhìn theo sắc thanh sai khiến, ăn ở có đài các yên vui. Lại nữa, phép người suy vi, thói đời bạc bẽo. Người học mờ mịt, gốc thiện mỏng manh. Ngày thời căn trần tiếp xúc, lưới nghiệp kéo lôi; đêm thời thụy-cái đậy che, giây oan ràng buộc. Ngày đêm phan duyên, đều là những tội lỗi gây tai gieo họa. Trẫm lấy điều ấy, canh cánh trong lòng. Thương cảm xen nhau, bỏ ăn quên ngủ. Nhân lúc việc triều-chính nhàn rỗi, xem các kinh sách và mọi nghi-văn, soạn thành pháp lợi mình lợi người, để chỉ bảo cho đời. Tìm kiếm rồi suy ngẫm, hễ có nghiệp chứa chất, đều do sáu căn gây ra. Bởi thế, Thích-Ca Văn-Phật, khi đạo chưa thành; trước vào Tuyết-sơn, sáu năm tu khổ-hạnh, dáng là vì sáu căn vậy. Phỏng theo ý ấy, Trẫm lấy sáu căn chia làm sáu thời, mỗi thời lễ sám một căn. Thân chế ra nghi-văn gọi là "Khoa-nghi sáu thời lễ Phật sám hối". Văn thời lời văn rộng, nói thời lời nói xa. Vì văn nhiều thì sám hối trễ nải, nói xa thì ngờ vựa nẩy sinh, nên không tạo bóng bẩy cho đầy pho sách, khiến người đọc tụng đều vui, thấy nghe dễ hiểu. Ngõ hầu, những người có lòng tin, có thể ngày đêm, phát chí-thành, lấy khoa-nghi này làm nghi-thức lễ sám. Như vậy thời chẳng phụ cái nguyện lợi mình lợi người của Trẫm. Người có mắt sáng sau này, xin chớ lấy nghi-văn chế nhạo. Tuy nhiên như thế, nhưng:

Bởi hoa nở sớm ven ngõ tiá,

Nên có oanh vàng đậu liễu xanh.

(Bất nhân tử mạch hoa khai tảo,

Tranh đắc hoàng oanh hạ liễu điều).

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/10/2010(Xem: 13587)
Ngày nay, khái niệm An cư kiết hạ không còn xa lạ với những người đệ tử Phật. Theo Tứ phần luật san bổ tùy cơ yết ma (q.4) giải thích nghĩa lý an cư như sau: “Thân và tâm tĩnh lặng gọi là an. Quy định thời gian ở một chỗ gọi là cư”.
30/09/2010(Xem: 7667)
Trong các chùa Phật giáo ở Trung Quốc và Việt Nam, một số loại thuộcpháp khí như chuông, trống, mõ được dùng để trang nghiêm nơi đạo tràng,hoặc thêm phần sắc thái lễ nhạc trong lúc tụng kinh, lễ sám, thuyếtpháp v.v... Những loại này xuất hiện từ hồi nào? Nhằm mục đích gì?... Chuông, trống được đưa vào PG từ khi Đức Phật còn sanh tiền với mục đích tập hợp chúng Tăng. Về sau, chuông, trống, mõ được dùng trong các nghi lễ để trang nghiêm đạo tràng...
28/09/2010(Xem: 4080)
Phật Giáo Đông truyền trong tâm niệm đem giáo lý Đại Thừa chiếu sáng Phương Đông, vì lẽ đó trong bất cứ lĩnh vực nào về văn hóa nghệ thuật, triết học, văn học, thi ca, tín ngưỡng, âm nhạc, phong tục, tập quán củangười Đông phương mà không thấy không có sự hiện diện của Phật Giáo, cũng như tinh thần từ bi phổ độ bình đẳng của Phật Đà, sự hòa nhập trongtinh thần vô tư chỉ có một mục đích duy nhất là “Hoằng Pháp Độ Sanh” nên ngày nay khi nói đến văn hóa Đông phương người ta không thể không nhắc đến Phật Giáo.
23/09/2010(Xem: 9799)
Nghi lễ sẽ tạo thành không khí lễ nghĩa, làm cho con người có tập quán đạo đức hướng về điều tốt điều phải một cách tự nhiên. Ở chỗ có mồ mả thì có cái không khí bi ai...
22/09/2010(Xem: 8687)
Ở trong chánh điện thờ Phật, chỉ có cái ý thờ Phật mà thôi, nhưng Phật có tam thân là Pháp thân, Báo thân và Ứng thân. Cách bài trí các tượng Phật ở chánh điện theo đúng ý nghĩa ấy...
20/09/2010(Xem: 6787)
Nghi lễ biểu hiện lòng thành kính đối với Tam Bảo: Tín đồ luôn có một niềm tin sâu sắc và thành kính đối với Tam Bảo. Niềm tin đó tạo sự chuyển hóa trong nội tâm...
19/09/2010(Xem: 14054)
Tiết tháng bảy mưa dầm sùi sụt, Toát hơi may lạnh buốt xương khô, Não người thay buổi chiều thu, Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.
18/09/2010(Xem: 4812)
Nam mô nhất tâm phụng thỉnh, lạc bang giáo chủ, y chánh trang nghiêm, tứ thập bát nguyện độ chúng sanh, cữu phẩm liên đài mông thát hóa
18/09/2010(Xem: 4789)
Từng nghe, pháp không tự khởi, nhờ cảnh mới sanh, đạo chẳng hư hành, gặp duyên liền ứng. Hôm nay, hoa đàn la liệt, Phật sự xiển dương, hương xông triện báu
18/09/2010(Xem: 5896)
Trong Đạo Phật, lòng từ bi được đưa lên hàng đầu. vì thương tưởng đến loài chúng sanh bị đói khát, đau khổ mà đức Phật và chư Tổ đã dạy phương Pháp bố thí cho loài Ngạ quỷ, súc sanh...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567