Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

01 - Nói về sắc thân

24/04/201317:59(Xem: 8657)
01 - Nói về sắc thân


Khóa Hư Lục
Tác giả:Hoàng Đế Trần Thái Tông
Dịch giả:HT. Thích Thanh Kiểm

---o0o---

QUYỂN THƯỢNG

---o0o---

Nói Rõ Về Sắc Thân

Vốn vĩ! Bốn đại (1) đều không, năm uẩn (2) chẳng có. Do không dấy vọng, vọng thành sắc, sắc tự chân không: nên vọng từ không, không hiện vọng, vọng sinh các sắc. Đã trái không sinh không hóa, nên mãi có hóa có sinh. Không sinh hóa thời không hóa không sinh; có hóa sinh, nên có sinh có hóa. Hoặc sinh thánh hiền, ngu trí; hoặc hóa vẩy cánh lông sừng. Luôn luôn rạt đắm ở bến mê, mãi mãi nổi chìm trong biển khổ. Lờ mờ mù mịt, nào biết nào hay; lo lắng vội vàng, chẳng tình chẳng ngộ. Hết chỉ buông lòng trôi khắp, đều không xỏ mũi kéo về. Khiến đến qua lại sáu đường (3), xuống lên bốn núi. Bốn núi là: sinh, lão, bệnh, tử. Nay lần lượt trình bày bốn núi để lại đời sau:

Kệ Bốn Núi

Tranh vanh bốn núi vạn cây tùng

Liễu ngộ đều không vạn vật không

Ba cẳng lừa kia mừng vướng đó (4)

Cỡi lên thẳng tới đỉnh non bồng.

Tứ Sơn kệ

Tứ sơn tiễu bích vạn thanh tùng

Ngộ liễu đô vô vạn vật không

Hỉ đắc lư nhi tam cước tại

Mịch k?đả sấn thướng cao phong

*

Núi thứ nhất là tướng sinh. - Vì sai một niệm, nên hiện nhiều bề. Gởi hình hài nhờ tinh huyết mẹ cha, nuôi thai nghén nhờ âm dương hai khí. Trong tam tài (5) người đứng giữa, đối vạn vật loài rất thiêng. Chẳng kể kẻ trí người ngu, đều thuộc trong bào thai nghén; hỏi chi một người trăm họ, cùng về lo bễ (trời đất) nấu nung. Hoặc mặt trời nêu thánh chúa giáng sinh, hoặc các sao ứng tôi hiền xuất hiện. Văn bút quét ngàn quân chiến địa, võ lược thu trăm trận công lao. Trai khoe ném quả bởi dáng tươi (6), gái cậy nghiêng thành (7) vì vẻ đẹp. Thoạt cười, người mất nước; cười tiếp kẻ nghiêng thành. Tranh đẹp khoe danh, ganh hay giành lạ. Xem ra vẫn vòng luân hồi, rốt cuộc cũng đường sinh hóa. Tướng sinh người ấy, năm là mùa xuân. Ba dương (8) mở thêm vận thái, muôn vật rực rỡ mầu tươi. Một trời trong sáng, nơi nơi liễu thắm hoa hồng; muôn dặm phong quang, chốn chốn oanh kêu bướm lượn.

Kệ Rằng:

Trời đất (9) nấu nung vạn vật thành

Bản lai không mống cũng không manh

Bởi sai có niệm quên vô niệm

Nên trái không sinh chịu hữu sinh

... Mũi lưỡi tham hương say đắm vị

Mắt tai ưa sắc chuộng âm thanh

Phong trần khách nọ lang thang mãi

Ngày vắng quê hương muôn dặm trình.

(Chân tể huân đào vạn tượng thành

Bản lai phi triệu hựu phi manh.

Chỉ sai hữu niệm vong vô niệm

Khước bội vô sinh thụ hữu sinh

Tị trước chư hương, thiệt tham vi

Nhăn manh chúng sắc, nhĩ văn thanh

Vĩnh vi lăng đăng phong trần khách

Nhật viễn gia hương vạn lý trình)

*

Núi thứ hai là tướng già. - Hình dung thay đổi, khí huyết suy vi. Dáng gầy tuổi cao, ăn uống mắc nghẹn. Mái xanh má đỏ, đổi thành tóc bạc da gà; ngựa trúc áo hoa, lại thêm gậy cưu (10), xe cói (11). Ví khiến Ly-Lâu (12), mắt sáng, nhìn sắc không rành; Dẫu rằng Sư-Khoáng tai thông (13) nghe tiếng chẳng biện. Tiều tụy như liễu bồ thu tới, xác xơ tựa hoacỏ xuân qua. Trời chiều sắp gác non đoài, nước chảy rót về đông hải. Tướng người già ấy, mùa hạ trong năm. Trời nóng nứt đá, làm muôn vật đều khô; nắng gắt chảy vàng, khiến trăm sông hầu cạn. Hoa tàn liễu rạc, trong vườn bờ lạch há giữ lâu; bướm lượn oanh bay, dưới lá đầu cành đâu nhộn mãi.

Kệ Rằng

Con người kiếp sống tựa phù âu

Thọ yểu an bài nõ phải cầu

Cảnh giục nương dâu trời ngả tối

Thân như bồ liễu tạm qua thâu (thu)

Chàng Phan (14) ngày ấy còn xanh tóc

Lã-Vọng (15) năm nay đã bạc đầu

Cuồn cuộn sự đời trôi chẳng đoái

Vầng ô gác núi nước suôi trào.

(Nhân sinh tại thể nhược phù âu

Thọ yểu nhân thiên mạc vọng cầu

Cảnh bức tang du tương hướng vãn

Thân như bồ liễu tạm kinh thâu

Thanh điêu tích nhật Phan-Lang mấn

Bạch biến đương niên Lã-Vọng đầu

Thế sự thao thao hồn bất cổ

Tịch dương tây khứ thủy đông lưu).

*

Núi thứ ba là tướng bệnh. - Tuổi cao gìa yếu, tật ngấm cao hoang; Bốn chi mỏi mệt, mạch lạc khó thông; trăm đốt rã rời lạnh nóng chẳng thuận. Tính chân thường đã mất, nguồn điều xướng cũng sai. Đứng ngồi khó khăn, co ruỗi đâu khổ. Mạng tựa ngọn đèn trước gió, thân như bọt nước trên ao. Tâm sinh bóng quỷ lô nhô, mắt thấy hoa không lốm đốm. Hình hài gầy yếu, ai là Biển-Thước (16) thuốc hay; dáng vóc suy vi, ai kẻ Lư-Nhân (17) chữa khỏi. Bạn bè luống công thăm viếng, anh em uống sức phù-trì. Bệnh nặng thì nhiều tháng chẳng lành, cảm xoàng cũng hàng tuần chưa khỏi. Tướng bệnh người ấy, mùa thu trong năm. Gặp lúc sương muối vừa rơi, tới kỳ cỏ cây đều héo. Xum xuê rừng rậm, gió thu một trận thấy lơ thơ; biêng biếc non xanh, giọt móc mới sa thêm trơ trụi.

Kệ Rằng:

Âm dương họa phúc vốn xoay vần

Reo rắc tai ương tới thế nhân

Đại để có thân thì có bệnh

Nhược bằng không bệnh cũng không thân

Thuốc tiên nào thấy ai còn mãi

Lương dược xem ra cũng hết xuân

Sớm nguyện lánh xa ma cảnh giới

Quay về tâm đạo dưỡng thiên chân

(Âm dương khiên đức bản tương nhân

Biến tác tai truân cập thế nhân

Đại để hữu thân phương hữu bệnh

Nhược hoàn vô bệnh diệc vô thân

Linh đan mạn thác trường sinh thuật

Lương dược nan linh bất tử xuân

Tảo nguyện viễn ly ma cảnh giới

Hồi tâm hướng đạo dưỡng thiên chân)

Núi thứ tư là tướng tử. - Bệnh khi trầm trọng, mệnh mới cáo chung. Tuổi thọ mong hưởng hạn trăm năm, thân thể bỗng thành trong giấc mộng. Thông minh trí tuệ, khó tránh đại hạn đến ngày; sức mạnh oai hùng, sao chống vô thường khi tới. Vợ trinh thiếp thuận, bỗng thành đặc biệt đau thương; anh kính em hiền, vội phải trọn đời xa cách. Vật mình lăn đất, vỗ trán kêu trời. Tường vẽ, nhà rộng để làm chi, chứa ngọc chất vàng dùng gì nữa. Dạ đài (18) tối mịt, luống nghe gió bấc vi vu; tuyền lộ (19) then cài, chỉ thấy mây sầu, ảm đạm. Tướng tử người ấy, mùa đông trong năm. Càn Khôn ứng Thái-tuế trọn vòng (20), nhật nguyệt hướng Huyền-hiều hội tụ (21). Âm tinh cực thịnh, khắp trời mưa tuyết lại bay mù; dương khí dần tan, nơi chốn nước ngưng thêm buốt lạnh.

Kệ Rằng:

Dồn dập cuồng phong khắp mọi nơi

Ngư ông say tứ mặc thuyền trôi

Bốn bề mây phủ mầu đen kịt

Một dải sóng gầm tiếng trống hồi

Xoay chuyển ỳ ầm xe sấm động

Tung bay sầm sập trận mưa rơi

Tạm thời bụi cuốn chân trời sáng

Đêm vắng trăng theo bóng nước soi

(Bãi đãng cuồng phong quát địa sinh

Ngư ông túy lý điếu chu hoành

Tứ thùy vân hợp âm mai sắc

Nhất phái ba phiên cổ động thanh

Vũ cước trận thôi phiêu lịch lịch

Lôi xa luân chuyển nộ oanh oanh

Tạm thời trần liễm thiên biên tĩnh

Nguyệt lạc trường giang dạ kỷ canh)

*

Chú Thích:

(1) Bốn đại: 1. Địa đại, 2. Thủy đại, 3. Hỏa đại, 4. Phong đại.

(2) Năm uẩn: 1. Sắc uẩn, 2. Thụ uẩn, 3. Tưởng uẩn, 4. Hành uẩn, 5. Thức uẩn.

(3) Sáu đường: 1. Trời, 2. Người, 3. A-tu-la, 4. Địa ngục, 5. Ngã quỷ, 6. Súc sinh.

(4) Ba cẳng lừa kia: Dịch ở chữ "Lư nhi tam cước". Xuất xứ từ câu chuyện: Có vị Tăng hỏi Dương-Kỳ Thiền-Sư: Thế nào gọi là Phật? Thiền-sư đáp: "Con lừa ba cẳng nhảy tung tăng" (Tam cước lư nhi để lộng hành). Vậy lư nhi tam cước là nhân cách hóa cho linh tính, Phật-tính hay bản lai diện mục.

(5) Tam tài: Thiên, địa, nhân.

(6) Ném quả: Sách Tấn, truyện Phan-Nhạc. Nhạc người rất đẹp trai, lúc thiếu thời, thường ôm đàn đi dạo đường phố Lạc-Dương; phụ nữ gặp đều vây quanh, ném quả vào đầy xe. Người sau nói về vẻ đẹp của thiếu niên phần nhiều dùng điển này.

(7) Nghiêng thành: Dịch ở chữ "Khuynh quốc Khuynh thành". Sách Hán chép: Phương bắc có một giai nhân tuyệt đẹp mà vẫn ở một mình. Nở nụ cười đầu làm nghiêng thành người, nụ cười tiếp làm nghiêng nước người (nhất tiếu khuynh nhân thành, tái tiếu khuynh nhân quốc).

(8) Ba dương nở thêm vận thái: Dịch ở chữ "Tam dương hanh thái" cũng gọi "Tam dương giao thái". Vì tam dương thuộc quẻ Càn(hình) có ba hào dương. Quẻ Càn thuộc tháng Giêng, lại giao với quẻ Thái (hình). Thái là quẻ hanh thông, ví có "càn" ở dưới "khôn" ở trên, âm dương giao hòa, nên vạn sự hanh-thông. Tam dương hanh thái cũng là lời chúc đầu xuân.

(9) Trời đất: Dịch ở chữ "Chân Tể", nghĩa là tạo vật, chủ tể của trời đất (danh từ Đạo giáo).

(10 Gậy Cưu: Gậy của người già, đầu gậy có khắc hình chim cưu.

(11) Xe cói: Lấy cỏ bọc bánh xe để người già ngồi cho êm.

(12) Ly-Lâu: Tên người, cũng gọi là Ly-Chu, người thời vua Hoàng-Đế, có con mắt sáng, nhìn xa ngoài trăm bước, mà thấy từng mẩy lông.

(13) Sư-Khoáng: Tên một nhạc sư đời Tấn, thời Xuân-Thu, tên chữ là Tử-Dã, có thể nghe tiếng nhạc mà biết được cát, hung.

(14) Chàng Phan: Tức Phan-Nhạc đời Tấn.

(15) Lã-Vọng: Còn gọi là Thái-Công-Vọng Lã-Thượng. Lã-Thượng người đất Đông-Hải thời nhà Chu, vốn là họ Khương, trước đó được phong Lã, nhân thể gọi là Lã-Thượng, tên chữ là Tử-Nha, hoặc Thái-công-vọng, quân-sư vua Văn-Vương đánh Trụ, diệt nhà Ấn, có đại công bình đình thiên hạ.

(16) Biển-Thước: Tên một danh y thời vua Hoàng-Đế.

(17) Lư-Nhân: Cũng gọi là Biển-Thước, một thầy thuốc giỏi, trị bệnh chẩn mạch, thấy suốt được ngũ tạng, họ Tần tên là Việt-Nhân. Thầy thuốc ở đất Lư, nên đời gọi là Lư-Y hoặc Lư-Nhân.

(18) Dạ-đài: Tức là mộ-địa, mả, tha ma.

(19) Tuyền-đài: Cũng là phần mộ.

(20) Thái-Tue? Sao Thái-Tuế, cũng là tên riêng của Mộc-Tinh, cứ 12 năm xoay quanh mặt trời một vòng.

(21) Huyền-Hiều: Sao Huyền-Hiều, ở phương bắc gồm một chòm sao: Hư, Nguy, Nữ, Tú. Sao Hư ở chính bắc, phương bắc mầu huyền nên gọi là Huyền-Hiều. Hiều cũng gọi là hào, có ý nghĩa hư hao, ngôi sao xấu. Lần lượt 12 sao ứng vào 12 tháng, là những tháng nhật nguyệt tụ hội. Sao Huyền-Hiều ở tháng Tý tức tháng 11, tháng trọng-đông.

---o0o---

Vi tính: Việt Dũng

Trình bày: Nhị Tường

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/11/2012(Xem: 5003)
Phật giáo không có một số nghi lễ như những tôn giáo khác. Nghi lễ, với việc thực hiện phức tạp và rườm rà, không có vị trí trong Phật giáo. Chúng ta không tìm thấy bất cứ trường hợp nào ở trong kinh điển Pāli, ở đó Đức Phttp://quangduc.com/siteadmin/post?page=25&pageID=49826hật đặt ra những luật lệ và phương cách thực hiện các nghi lễ dành cho người tại gia. Cá nhân mỗi người thực hiện hay không thực hiện các nghi lễ là tùy ý. Có một điều duy nhất mà mỗi người cần phải cân nhắc, đó là việc thực hành nghi lễ của mình không được trái ngược với giáo pháp của Đức Phật.
30/10/2012(Xem: 11198)
Để thành tựu được lễ dâng y kathina, người thí chủ cần phải có sự hiểu về tấm y gọi là “Y Kathina” và nghi thức làm lễ dâng y kathina đến chư Tỳ khưu Tăng.
18/10/2012(Xem: 5838)
Nghi lễ theo Phật giáo nói chung có rất nhiều, nhưng có thể tóm gọn nghi lễ đối với đời người thì có ba nghi lễ chính yếu, đó là lễ quy y Tam bảo và thọ trì năm giới cấm, lễ hằng thuận và lễ cầu siêu khi một người qua đời.
05/10/2012(Xem: 5892)
Phận làm người xuất gia, việc đi cúng dường như xuất hiện đồng thời với chí nguyện phụng Phật, độ sanh. Đi cúng là đi đến nhà cư sĩ, đơn giản thì để chứng minh, chú nguyện cho một sở cầu nào đó của họ. Phức tạp hơn là thực hiện một lễ nghi nào đó như cầu an, cầu siêu, an vị Phật hay cúng nhà mới v.v…
03/10/2012(Xem: 6707)
NGHI BÁO TIẾN Cúng dường chung thất Thượng tọa HUYỀN ẤN, Trụ trì chùa BÍCH LIÊN
30/08/2012(Xem: 6785)
Chơn quyền diệu mật, Thị hóa tích ư nhơn thiên, Thể tánh viên minh, Khế huyền cơ ư Phật Tổ. Cung duy: Sắc tứ Thập Tháp phương trượng, Phước Huệ tự tổ, Quốc sư Tôn giả, tác đại chứng minh! Dữ: Tổ ấn thiền tâm, Hoán Bích môn trung, Diệu kham di chúc Vị nhơn bồi Phật chủng, Thiên đồng từ hạ, Mật phú tâm tôn. Ức tích... Tôn ông: Trần duyên thác chất Mộng trạch thê thần,
12/06/2012(Xem: 7215)
Nhớ lại năm nào cũng độ nầy Bốn trăm năm trước tại nơi đây Một biến cố đã xảy ra : Đàm hoa rơi rụng trong sương tuyết, Đạo thọ điêu tàn dưới gió mây. Giữa lúc ấy thì … Tôn giả mang bình trông đất Bắc, Tổ sư quảy dép hướng trời Tây. Rồi từ đó,
06/04/2012(Xem: 16029)
Thờ Cúng Và Lễ Bái là một trong những Gia Bảo tinh thần đáng quý của Tổ Tiên để lại cho con cháu kế thừa. Gia Bảo này đã đ­ược hấp thụ tinh hoa lâu đời do các Tôn Giáo bồi đắp và xây dựng. Gia đình Việt Nam có Truyền Thống, đều coi trọng và thiết lập Hư­ơng án trong nhà để chuyên trách về việc Thờ Cúng Và Lễ Bái.
28/01/2012(Xem: 6382)
Đêm nay ngày lành Nguyên Đán Giờ nầy phút thiêng Giao thừa. Tuân lệ cổ tục ngày xưa Mở cửa nghinh Xuân tiếp phước. Truyền thừa di phong thuở trước...
19/01/2012(Xem: 8291)
Ngày Tết trên bàn thờ luôn bày trái cây để cúng ông bà gọi là mâm ngũ quả. Ở Trung bộ gọi là mâm quả tử, lưu ý đến hạt/tử hay nói rõ là quả có hạt, hơn là quả nói chung, ám chỉ tín lý phồn thực: cầu mong sự sinh sản, gieo một hạt được trăm hạt, nhất bản vạn lợi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]