Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dịch Giả Bộ Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam: Cư Sĩ Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài (1958-2017)

17/04/202416:18(Xem: 1662)
Dịch Giả Bộ Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam: Cư Sĩ Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài (1958-2017)

cu si huyen thanh

DỊCH GIẢ BỘ MẬT TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM:
CƯ SĨ HUYỀN THANH NGUYỄN VŨ TÀI (1958 - 2017)


Cư sĩ Huyền Thanh, thế danh là Nguyễn Vũ Tài, sinh ngày 01/04/1958 tại Thị xã Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Thân phụ tên là Nguyễn Vũ Nhan, nguyên quán tại làng Xối Đông, tổng Thần Lộ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thân mẫu tên là Vũ Thị Ni, nguyên quán tại làng Lịch Diệp, tỉnh Nam Định.

Thuở nhỏ Nguyễn Vũ Tài đã Quy Y với Hòa Thượng Thích Thanh Chiên, Trụ trì chùa Hải Vân ở khu Ấp Chợ, xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định và được Thầy ban cho Pháp Danh là Huyền Thanh.

Năm 1978, tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm khoa Toán Lý và đi dạy môn Toán cấp II từ năm 1979 cho đến năm 2003 thì chuyển qua làm công tác Giám Thị ở các trường Trung học Cơ sở Ngô Quyền quận Tân Bình, trường Trung học Cơ Sở Hoàng Hoa Thám quận Tân Bình, và trường Trung học Cơ Sở Nguyễn Gia Thiều quận Tân Bình cho đến khi chấm dứt công tác vào năm 2010.

Năm 1983 qua sự giới thiệu của Đại Đức Trì Giới, Huyền Thanh theo học khóa “Phật Học Cơ Bản” do Đại Đức Viên Minh giảng dạy tại chùa Kỳ Viên, quận 3 và tham cứu giáo lý Nam Truyền với Thượng Tọa Thích Thiện Tâm tại chùa Phổ Minh, quận Gò Vấp.

Năm 1986 Huyền Thanh được Thầy Thích Quảng Trí ở Chùa Liễu Quán, quận Tân Bình hướng dẫn tu tập Pháp Mật Giáo căn bản.

Năm 1990 Huyền Thanh theo học Hán Văn với bác Vọng Chi Nguyễn Chí Viễn và phụ giúp bác Vọng Chi phiên dịch các Kinh bản Mật Giáo qua sự yêu cầu của anh Lê Thành Trí (nay là thầy Thích Pháp Quang ở chùa Tịnh Luật Tiểu bangTexas, Hoa Kỳ). Trong giai đoạn này, qua sự trợ giúp tài liệu của anh Lê Thành Trí nên Huyền Thanh đã tự học cách đọc và viết chữ Tất Đàn (Siddham).

Năm 1994 – 1995 dưới sự khuyến khích của Ni Sư Thích Nữ Trí Hải, Huyền Thanh đã soạn dịch các quyển “Lăng Nghiêm Đại Thần Chú” , “Lăng Nghiêm Đại Bi Thập Chú”, “Quán Âm Ngũ Bộ Chú” , “42 tay của Thiên Thủ Quán Âm” và được sự trợ giúp tài liệu của Thầy Thích Pháp Quang nên dần dần hoàn chỉnh thành các quyển “Đại Phật Đỉnh Thủ Lăng Nghiêm Thần Chú Pháp” , “Đại Bi Quán Âm Căn Bản Pháp” (với 3 phần: Phổ Môn Pháp, Ngũ Bộ Chú, Thiên Thủ Thiên Nhãn Pháp) vào năm 2006.

Năm 2000 dưới sự chỉ dạy của Thầy Thích Quảng Trí, Huyền Thanh đã phụ giúp Thầy cho lưu hành các tập “Mật Tạng Phật Giáo” theo dạng Photocopy tại Việt Nam qua sự trợ giúp của các sư cô Như Hạnh, Như Trí, Như Nguyệt, Như Thông tại Chùa Dược Sư, quận Gò Vấp, đến năm 2005 đã lưu hành được 6 tập. Trong giai đoạn này một số Kinh bản do Huyền Thanh soạn dịch đã được lưu hành trên trang Web của chùa Tịnh Luật (www.tinhluattemple.org) và được in trong “Mật Tạng Phật Giáo Việt Nam, tập 2” do gia đình Cư Sĩ Liên Hoa phát tâm ấn tống.

Năm 2005 dưới sự hướng dẫn của Thầy Thích Nguyên Tạng, Huyền Thanh làm cộng tác viên với trang nhà QUẢNG ĐỨC (www.quangduc.com) để lưu hành các Kinh bản Mật Giáo đã phiên dịch và biên soạn.

Từ năm 2008, với sự hỗ trợ của Tống Phước Khải, tất cả các kinh sách được soạn, dịch của tác giả Huyền Thanh được lưu hành riêng trên trang mattong.wordpress.com và sau đó chuyển sang trang Kinh Mật Giáo tại địa chỉ kinhmatgiao.wordpress.com.

Bên cạnh các tài liệu điện tử được lưu trữ trên trang Kinh Mật Giáo, một khối lượng lớn các ấn bản của tác giả Huyền Thanh đã được lưu hành, bao gồm nhiều tài liệu, kinh sách được in vi tính và một số sách in qua hệ thống nhà xuất bản.

Đến 2017, Dịch giả Huyền Thanh đã dịch gần xong toàn bộ Mật Tạng Phật Giáo từ Đại Tạng Kinh. Trong cuộc đời của mình, ngoài việc chăm lo chu toàn trong gia đình, Huyền Thanh đã dành những thời gian còn lại để nghiên cứu và hoằng dương Phật Pháp. Với sự cần mẫn và nghiêm túc, Huyền Thanh đã để lại một gia sản đáng kể trong sự nghiệp hoằng dương Phật Pháp, như phiên dịch Kinh điển và phục hồi Phạn văn Thần Chú Mật Giáo từ các Tạng Kinh… để các Phật tử ở Việt Nam và trên Thế giới có cơ hội nghiên cứu sâu hơn về Phật giáo.

Sau một thời gian lâm trọng bệnh, thuận thế vô thường Cư sĩ Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài đã an nhiên xả báo báo thân vào lúc 17 giờ ngày 24/11/2017 nhằm ngày 7/10 năm Đinh Dậu tại 350/140/3A Nguyễn Văn Lượng, Phường 16, Quận Gò Vấp. Trụ thế 60 năm.

Trong sự thương tiếc khôn nguôi, Nguyện cầu Hương Linh cố Cư sĩ vãng sanh cảnh giới an lành sớm hồi nhập Ta Bà xiển dương Phật pháp tỏa sáng khắp mọi nơi. Thân gởi đến quý Thiện hữu tri thức bài thơ KHÓC ANH của Phật tử DIỆU LÝ NGUYỄN THỊ MỘNG LÝ thay cho lời kết.

Khóc anh lệ đổ sông Hằng
Khóc anh mây xám giữa trời rưng rưng
Huyền Thanh hai sắc đen, xanh
Huyền Thanh, hai tiếng nghẹn ngào khóc anh

Bóng câu cửa sổ qua nhanh
Đời anh trụ thế sáu mươi năm tròn
Đất nước gió lửa vẫn còn
Thân anh, tứ đại mỏi mòn rã tan

Chấp niệm tuy vẫn còn mang
Nhất tâm cầu nguyện, liền an một lòng
Trường Giang cuồn cuộn về đông
Dương Giang dậy sóng trào dâng khóc người

Biết anh đi tiếp con đường
Biết anh tinh tấn, hoằng dương đạo màu
Biết anh an tịnh, không sầu
Biết anh cao bộ, tâm sâu an nhàn

Khóc anh khóc ở thế gian
Vui anh vui ở đất lành tịnh yên
Từ đây cho đến thiên niên
Mong anh đốn ngộ, an nhiên một ngày !!!

*************
Xem toàn tập MẬT TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM gồm 2 tập tại trang nhà Quảng Đức.

TẬP 1: <https://is.gd/K2dxAf>

TẬP 2: <https://is.gd/dGwJFP>





Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 10570)
Bấy giờ Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngự tại núi Khư La Đề Gia có vô lượng các Địa Tạng Bồ Tát, mười câu chi Tỳ Khưu Tỳ Khư Ni, tám Bộ Trời Rồng, các Quỷ Thần cùng với vô lượng trăm ngàn Đại Chúng vây quanh để nói Pháp
08/04/2013(Xem: 5726)
Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại cung Trời Tịnh Cư cùng với chúng Đại Bồ Tát Ma Na Hát với vô lượng Tịnh Cư Thiên Chủ trước sau vây quanh , cung kính tôn trọng , khen ngợi, chiêm ngưỡng Đức Như Lai...
08/04/2013(Xem: 5126)
Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử ở trong Đại Chúng nói Đà La Ni này xong thời tất cả Như Lai ở mười phương Thế Giới , Các Trời Rồng tám Bộ , tất cả Đại Chúng đều cùng khen rằng: “Lành thay ! Lành thay Văn Thù Sư Lợi Đồng Chân Bồ Tát Ma Ha Tát !
08/04/2013(Xem: 11022)
Kinh ghi là:”Đà La Ni này có uy đức lớn. Đức Phật do Đà La Ni này mà thành Đạo, do Đà La Ni này mà hàng phục chúng Ma, hay diệt ác chướng, hay thành sáu Độ (6 Ba La Mật)
08/04/2013(Xem: 7811)
“Tất cả mọi pháp đều không có tự tánh. (Năm) uẩn (skandas), (mười tám) giới (dhatus), (mười hai) xứ (ayatanas), [sáu] sở thức (trần), (sáu) năng thức[2] (hay là thức), đều không có thực hữu. Vạn pháp vô ngã, do đó tính mọi pháp đều bình đẳng. Tâm tự nó vốn vô thỉ; bản tánh của tâm vốn là không.”
08/04/2013(Xem: 11258)
Nếu ngũ uẩn là “Ngã,” “Ngã” ấy là sinh diệt. Nếu ngã khác ngũ uẩn, Chẳng phải tướng ngũ uẩn. Nếu “ngã” chẳng thực có, Làm sao có “ngã sở” ? Khi ngã, ngã sở, ngừng, Hết chấp “ngã”, “ngã sở"
08/04/2013(Xem: 9987)
Bây giờ, xin Đại Vương, Cũng lắng nghe như vậy, Theo truyền thống Đại Thừa, Làm sao từ công đức, Bất khả tư nghì kia, Mà chư Phật đều sinh, Đủ các tướng quý chính. 202. Các công đức tạo ra, Toàn thể chư Độc Giác, Các công đức tạo ra, Quả nhập lưu đạo lộ...
09/03/2013(Xem: 4325)
Mật tông là một nền văn hóa đặc sắc của Phật giáo Đại thừa giai đoạn cuối, còn gọi là Mật giáo hoặc Bí mật giáo, Chân ngôn tông, Kim cang thừa, Mật thừa, Quả thừa v.v..
20/12/2012(Xem: 11819)
Theo tôn ý của Garchen Rinpoche, mười bài chứng đạo ca của Milarepa và lời di huấn cuối cùng của Milarepa hát cho Rechungpa đã được Tâm Bảo Đàn chuyển qua Việt ngữ tại tu viện Rinchen Ling, Nepal và tại núi thiêng Lapchi vào hai tháng 7 và 8, 2012, dựa trên văn bản Tạng-Anh do Garchen Rinpoche trao cho có tên là “Ten of Milarepa’s Greatest Hits” do Jim Scott dịch qua Anh ngữ (Marpa Translation Committee, Kathmandu, Nepal, 1993) và trên tập sách tiểu sử “The Life of Milarepa” do Lobsang Lhalungpa dịch qua Anh ngữ. Cám ơn M. Trang rất nhiều đã vào máy vi tính các bài dịch tiếng Việt trong thời gian ở tại Rinchen Ling và Lapchi. TBĐ hiệu đính tháng 10, 2012 tại Hoa Kỳ. Bản Việt ngữ chỉ là một sự gắng sức phỏng dịch -- nguyện xin đức Milarepa và chư Thầy, Tổ từ bi tha thứ cho mọi sai sót. Nguyện qua những lời đạo ca này, tâm thức của người đọc sẽ được khai mở để kết nối được với suối nguồn tâm giác ngộ của đại thánh sư du già Milarepa.(www.vietnalanda.org)
12/10/2012(Xem: 8709)
Phật giáo Đại thừa có rất nhiều Thần chú như Chú Đại Bi, chú Thủ Lăng Nghiêm, chú Chuẩn đề… mà Thần chú chỉ có trong Mật tông. Vậy lịch sử hình thành Mật tông như thế nào? Hệ thống Phật giáo Đại thừa được hình thành vào khoảng trước sau thế kỷ thứ nhất ở những vùng Nam Ấn Độ với chủ trương “Thượng cầu Phật đạo, hạ hóa chúng sinh” tu theo Lục độ vạn hạnh, phát khởi đại bi nguyện dẫn dắt cứu giúp chúng sinh cùng thành tựu Phật quả.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]