Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Mật Tông

10/11/201419:46(Xem: 5440)
Mật Tông
 

Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của mình trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu thì dị òm (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của mình. Không nói thì kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao thì trái đất vẫn quay mà.

Vậy rồi bài viết này ra đời. Muốn viết, tôi phải đọc lại nhiều thứ. Vậy là tôi viết bài này cho tôi, cho thiên hạ hay cho một Diễm xưa đều được cả. Dĩ nhiên, cũng mong Diễm nhớ giùm chuyện vui buồn ngày cũ, tiếp tục là một ấn chứng Mật Tông chẳng cần để người đời tọc mạch làm chi!

Tôi nhớ pháp môn Tứ Niệm Xứ được đức Phật gọi là Ekayano với những ý nghĩa là con đường duy nhất dẫn đến giải thoát, đồng thời là con đường của sự độc hành, viễn ly. Pháp môn Mật Tông, trước hết, cũng cần được tìm hiểu từ tên gọi như vậy. Theo chỗ tôi hiểu, nói cách gì thì Mật Tông cũng là một con đường tu chứng có đặc điểm nổi bật là kín đáo. 
 
Kín đáo vì nhiều lý do: Pháp môn này theo người Mật giáo thì có những chỗ dễ hiểu lầm đối với người chỉ ghé mắt tò mò, nên tốt nhất ai tu nấy biết. Thứ hai là sở chứng của một người tu hành là vượt ngoài ngữ ngôn thường tình, biết giải thích sao cho một người ngoài cuộc. Thứ ba, pháp môn này đòi hỏi việc hành trì phải ẩn mật thầm lặng mới có ép-phê, phô trương hình thức chỉ làm hỏng công phu. Về nội dung tu học, Mật Tông cũng hướng đến sự chấm dứt phiền não thông qua việc giác ngộ thực tướng vạn hữu. 
 
Có điều là cách hành trì thế nào thì phải là người chịu theo Mật Tông mới biết. Người ngoài như tôi chỉ biết thêm một chuyện nữa là vai trò của một sư phụ trong Mật Tông lớn lắm, được xem là Ngôi Báu Thứ Tư sau Tam Bảo. Bởi nếu đưa chân vào hành trình huyền ẩn cơ mật như vậy mà không có điểm tựa tinh thần cụ thể thì có nước chết. Nhưng chung quy, Mật tông là con đường luôn đề nghị hành giả tuân thủ nguyên tắc Omerta, chung thân thủ khẩu như bình, hé môi thì không xong. 
 
Như một người cụt hết hai tay đang ngậm chặt một nhánh cây giơ ra vực thẳm, mở mồm là nát xương. Nôm na là tự biến mình thành nghêu sò ốc hến, im lặng một đời. Tôi biết có người nghĩ tôi vừa mới đùa rỡn trên một chuyện nghiêm túc. Nhưng gẫm lại, ô hay, hình như những ý nghĩa đó cũng cần thiết cho tất cả pháp môn tu hành của các bộ phái khác trong Phật giáo thì phải. Hành trì phải là lặng lẽ làm theo. Đâu có pháp môn nào kêu gọi sự khoe mẽ, phô trương bản thân. Như vậy, ta có thể không biết tới Mật Tông, nhưng những ý nghĩa về Mật Tông vừa nêu ở trên, thì có lẽ ai người tu Phật cũng phải biết. Biết để sống lặng lẽ, tu âm thầm và nhờ vậy ai cũng dễ thương hết.

Suy cho cùng, tu hành là sự nhìn lại chính mình. Người tu Phật hình như chỉ nên nghĩ về người khác để sống vị tha. Không giúp được ai thì chẳng thà đừng nghĩ tới thiên hạ. Để dành thời gian mài giũa chính mình cũng là một cách lợi tha. Vì có thêm một người hiền thiện thì thế giới bớt được chút rắc rối. Độc cư lúc này cũng mang ý nghĩa Bồ-tát đạo, và chính ở ý nghĩa này, Hiển giáo và Mật Tông bỗng dưng tao phùng ngoạn mục.

Nói dễ mích lòng và dễ bị hiểu lầm, tôi không hoan nghênh việc ai đó đeo tượng Phật trên người. Vì nhiều lý do. Trước hết, mang cả tượng Phật vào những nơi bất tịnh thì hình như là bất kính, bất xứng. Thứ đến, tượng Phật trên cổ là tượng Phật ít được tưởng nhớ nhất, bởi đeo hoài thành quen. Vậy thì người đeo đã đánh mất ý nghĩa của tượng Phật rồi. Lý do cuối cùng, nhiều khi để người khác biết mình thuộc tín ngưỡng nào thì cũng không hẳn là tốt. 
 
Bằng chứng là tôi không mấy cảm tình với ai đeo thánh giá. Do đó tôi cũng không muốn tín đồ đạo khác bực mình khi ngó thấy tượng Phật trên cổ những đồng đạo của tôi. Mình có Phật trong lòng, trên chùa và ở nhà là đã nhiều rồi. Quan trọng là trong tim mình có Ngài hay không. Đó là chưa kể trường hợp đeo tượng Phật rẻ tiền thì không ai chịu, mà tượng Phật đắt tiền quá thì cổ đeo mà bụng thì nặng, nặng vì sợ mất, sợ bị giựt, rồi thì đến mấy ngày Bát Quan Trai phải mất công tháo cởi. Khổ quá. Về khoản này thì tinh thần kín đáo của Mật Tông hay tuyệt.

Sau khi đọc tin nhắn của Diễm, tôi bèn vào Internet lục lạo để tìm cho cô cái gì đó đeo trên cổ thay thế tượng Phật mà vẫn có ý nghĩa tu hành. Đúng ra thì không đeo gì vẫn là tốt nhất, nhưng có người lỡ mắc chứng Thèm Nặng Cổ thì sao? Đây rồi, tôi vừa tìm thấy một mặt dây chuyền hình bánh xe tám căm, hiểu là Pháp Luân hay Vô-lăng của thuyền Bát-nhã đều Ok. Người không phải Phật tử thì nghĩ đó là biểu tượng hải quân hay tàu biển gì đó cũng được. Đó là tu Mật Tông vậy. Miễn là tự mình biết riêng mình và ta biết riêng ta!

Ai nói sao thì nói, thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ rằng cái gì trên đời cũng đem lòe ra cả thì đâu còn gì hay ho nữa. Nửa kín nửa hở mới chết người chứ. Biết bao thiên hạ cứ mộng mị về Diễm Xưa của ông Trịnh Công Sơn, Hoàng Thị Ngọ của ông Phạm Thiên Thư, rồi cả thứ lá Diêu Bông gì đó của ông Hoàng Cầm, và bút hiệu TTKH của tác giả bài thơ Hai Sắc Hoa Ti-gôn,... Nhiều lắm. Một góc nhỏ riêng tư lờ mờ nhân ảnh vậy mà thơ mộng đáo để. Ai dám bảo mấy ông nghệ sĩ đó chẳng biết gì về Mật Tông chứ!

Này nhé, mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ, dài tay em mấy thuở mắt xanh xao... Tôi hiểu được ý nghĩa mấy lời đó thì chết liền. Vì đó là thần chú Mật Tông mà. Thần chú thì phải như rứa chứ, và đã là chú thì mần răng mà giải thích được phải không o nớ!?
 
TOẠI  KHANH
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
04/09/2018(Xem: 6660)
Bất cứ ai may mắn có dịp viếng thăm Tu Viện Kopan trong 40 năm qua, có thể đã nhìn thấy được nụ cười từ hòa của Khensur Rinpoche Lama Lhundrup Rigsel, người đã phụng sự cho Tu Viện Kopan trong các vai trò khác nhau trong gần bốn thập niên qua. Ngài đã được Văn Phòng của Đức Dalai Lama thụ phong chức trụ trì tu viện năm 2001, mặc dù Ngài đã không chính thức giữ chức vụ này từ khi Lama Yeshe viên tịch vào năm 1984. Vào tháng Bảy năm 2011, Lama Lhundrup không tiếp tục vai trò này nữa, vì bệnh ung thư ở giai đoạn tiến triển của Ngài.
04/09/2018(Xem: 4792)
Kyabje Lama Zopa Rinpoche Tu Viện Kopan, Nepal Kyabje Lama Zopa Rinpoche giải thích cách phát khởi thực chứng về các giai đoạn của đường tu giác ngộ trong Khóa Tu Kopan Thứ Mười Hai, được tổ chức ở Tu Viện Kopan, Nepal, năm 1979. Bài này là trích đoạn trong Bài Thuyết Pháp thứ 9 trong khóa tu. Sandra Smith hiệu đính sơ.
03/09/2018(Xem: 7517)
Lama Zopa Rinpoche đã sáng tác một pháp tu Kim Cang Tát Đỏa ngắn, được ấn tốngtheo khổ sách bỏ túi. Nhờ vậy, bất cứkhi nào phạm giới, hay tạo ra bất kỳ nghiệp xấu ác nào khác thì ta có thểtịnh hóa điều tiêu cựcấy bằng bốn lực đối trị, không hề chậm trễ một phút giây.
15/03/2018(Xem: 14860)
Nhẫn nại là 10 pháp hành Ba la mật cho các vị Bồ Tát có ý nguyện trở thành Phật Toàn Giác, Phật Độc Giác hoặc Phật Thinh Văn Giác. Những pháp hành đó là : 1- Bố thí 2- Trì giới 3- Xuất gia 4- Trí tuệ 5- Tinh tấn 6- NHẪN NẠI 7- Chân thật 8- Quyết tâm 9- Từ bi 10- Tâm xả
20/02/2018(Xem: 3915)
Đây là pho tượng đồng Tổ Sư Tống Khách Ba do Luật Sư Nguyễn Tân Hải (pháp danh: Thiện Vân) cúng dường Tu Viện Quảng Đức vào chiều ngày 19-02-2018 trong dịp Thượng Tọa Trụ Trì Tu Viện Quảng Đức Thích Nguyên Tạng ghé nhà thăm Luật Sư vừa về nhà sau thời gian điều trị tại bệnh viện. Luật Sư Tân Hải là đệ tử của Hòa Thượng Chùa Phổ Quang, Phú Nhuận, anh có duyên tiếp cận và nghiên cứu về Phật Giáo Tây Tạng, Nhật Bản… do vậy mà anh sở hữu nhiều tài liệu và pháp khí quý hiếm, mà một trong số đó là pho tượng này (xem văn bản đính kèm). Thành tâm niệm ơn và tán thán công đức bảo vệ và hộ trì Chánh pháp của anh chị Luật Sư Tân Hải – Bích Thi. Nam Mô A Di Đà Phật
12/10/2017(Xem: 15974)
Cầm quyển sách trên tay với độ dày 340 trang khổ A5 do Viện Nghiên Cứu Phật Học Việt Nam-Trung Tâm dịch thuật Hán Nôm Huệ Quang ấn hành và nhà xuất bản Hồng Đức tái bản lần thứ 2 năm 2015. Sách này do Phật Tử Nguyên Đạo Văn Công Tuấn trao tay cho tôi tại khóa tu Phật Thất từ ngày 24 đến 31.09.2017 vừa qua tại chùa Bảo Quang, Hamburg, Đức Quốc. Tôi rất vui mừng được đọc tác phẩm thứ hai của Giáo Sư Lê Tự Hỷ. Ngắm nhìn bìa sách cũng như cách in ấn của Việt Nam trong hiện tại đã tiến được 8 phần 10 so với Đài Loan hay Đức, nên tôi lại càng vui hơn nữa. Bởi lẽ từ năm 1975 đến cuối năm 2000 tất cả những kinh sách được in ấn tại Việt Nam, kể cả đóng bìa cứng cũng rất kém về kỹ thuật và mỹ thuật, nhưng nay sau hơn 40 năm, nghề in ấn Việt Nam đã bắt đầu có cơ ngơi vươn lên cùng với thế giới sách vở rồi và hy vọng rằng nghề ấn loát nầy sẽ không dừng lại ở đây.
20/08/2016(Xem: 11267)
Ai là người trí phải nên khéo điều phục cái tâm của mình phải luôn quán sát Tánh Không (sumyata) và Diệu Hữu (Amogha) của bản tâm và vạn pháp. Không ai có thể cứu chúng ta khỏi cảnh giới khổ đau, phiền não, nếu chính bản thân chúng ta cứ mãi bo bo ôm ấp, nâng niu chìu chuộng cái vỏ Ngã Pháp được tô điểm bởi Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi, Tà Kiến, và Đố kỵ.
28/04/2016(Xem: 16485)
Thiền, Tịnh, Mật được xem là ba pháp môn tu truyền thống của Phật giáo Việt Nam xưa nay. Thiền giáo xuất hiện từ thời Khương Tăng Hội, Tỳ Ni Đa Lưu Chi và Vô Ngôn Thông. Các thế kỷ sau, kinh điển Đại thừa được truyền bá, theo đó tư tưởng Thiền, Tịnh và Mật được phổ biến tại nước ta. Từ lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cho thấy, ba pháp môn tu đó có sự đóng góp tích cực cho con người và xã hội qua nhiều thời đại.
27/09/2015(Xem: 6316)
Phía trước, ở giữa biển mây phẩm vật cúng dường Đức Phổ Hiền, Nơi an trú của chư vị lama, Yidam, Tam Bảo và Hộ Pháp Cùng các đấng hiền thánh đã thành tựu chân lý; Xin hoan hỷ nhận mây cúng dường các phẩm vật này, và ban cho con chân lý tối thượng.
27/08/2015(Xem: 4245)
Hôm nay, 19-11-2010, tôi đã từng được yêu cầu nói về một số hiểu biết thông thường sai lạc về Phật Giáo. Và có nhiều thứ đa dạng khác nhau, với nhiều lý do khác nhau. Có một số đặc thù là văn hóa, hoặc là đối với văn hóa phương Tây, hay đối với Á châu và những nền văn hóa khác bị ảnh hưởng bởi sự suy nghĩ của phương Tây hiện đại. Có những hiểu biết sai lầm có thể đến từ những vùng văn hóa khác: sự suy nghĩ truyền thống của Trung Hoa, và v.v… Có thể có sự hiểu biết sai lầm sinh khởi phổ quát hơn, qua những cảm xúc phiền não của mọi người. Có thể có sự hiểu biết sai lạc sinh khởi chỉ từ sự kiện rằng tài liệu thì khó để hiểu. Sự hiểu biết sai lạc có thể sinh khởi do bởi những vị thầy không giải thích mọi thứ một cách rõ ràng hay để những thứ hoàn toàn không được giải thích gì cả, vì thế chúng ta phóng chiếu vào chúng những gì chúng ta nghĩ chúng là như vậy. Cũng có thể là tự các vị thầy thấu hiểu sai lạc giáo huấn. Điều ấy đôi khi xảy ra. Bởi vì không phải tất cả những vị thầy đều
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567