Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Chương 4: Nương Tựa Vào Thầy

12/09/201223:08(Xem: 16550)
12. Chương 4: Nương Tựa Vào Thầy
Tsongkhapa
ĐẠI LUẬN VỀ
GIAI TRÌNH CỦA ĐẠO GIÁC NGỘ
Tập 1
(Bồ-đề Đạo Thứ Đệ Đại Luận – Quyển Thượng)
Nhóm Dịch Thuật Lamrim Lotsawas
༄༅༎ བྱང་ཆུབ་ལམ་རིམ་ཆེན་མོ་། །།ཀ།།
རྗེ་ཙོང་ཁ་པ་བློ་བཟང་གྲགས་པ༎

Chương 4: Nương Tựa Vào Thầy

IV. Phương cách dẫn dắt tu sinh với những hướng dẫn thực tế

A. Phương cách nương tựa vào thầy {đạo sư}, căn cơ của con đường tu tập

1. Một số giải thích chi tiết để phát triển được mức hiểu biết chắc chắn

a. Các đặc tính đặc trưng của Thầy để nương tựa được

b. Các đặc tính đặc trưng của tu sinh khi nương tựa vào thầy

c. Phương cách đệ tử nương tựa vào thầy

1) Nương tựa về tư duy

a) Những chỉ định tổng quát về thái độ cần có khi nương tựa vào Thầy.

b) Đặc biệt, tạo niềm tin là căn cơ.

c) Nhớ lòng tử tế của Thầy và kính trọng Thầy

2) Nương tựa về hành trì

d. Các lợi ích của việc nương tựa vào Thầy

e. Các lỗi lầm khi không nương tựa vào Thầy

f. Tóm tắt ý nghĩa của năm phần trên

––––\––––

IV. Phương cách dẫn dắt tu sinh với những hướng dẫn thực tế

Các hướng dẫn thực sự được giải thích trong hai phần:

  1. Phương cách nương tựa vào đạo sư (Chương 4-6)
  2. Phương cách các đệ tử luyện tâm sau khi nương tựa vào thầy (Chương 7 và các chương sau)

A. Phương cách nương tựa vào thầy, căn cơ của con đường tu tập

Có hai phần giải thích về cách nương tựa vào Thầy:

1.Một số giải thích chi tiết cho việc phát triển đến mức hiểu biết chắc chắn (Chương 4)

2. Biểu thị lược yếu về cách duy trì trạng thái thiền (Chương 5-6)

1. Một số giải thích chi tiết cho việc phát triển đến mức hiểu biết chắc chắn.

Trong Tâm Lưu Ký{Những Điều Cần Ghi Tâm} (Hṛdaya-nikṣepa-nâma) của ngài Atiśa xác định rằng:[1]

Ai trụ vững trong truyền thống Đại thừa

Là nương tựa vào bậc Đạo sư xuất chúng.

Cũng như thế Döl-wa’s (Dol-ba) trong Phương Pháp Chú Giả Của Bo-do-wa (Po To Ba’i gsung sgros)có đề cập:

Trong tất cả những giáo huấn cá nhân “Đừng từ bỏ vị đạo sư xuất chúng” chính là hướng dẫn quan trọng nhất.

Như thế, vị thầy xuất chúng chính là cội nguồn của tất cả hạnh phúc tạm thời và lòng tốt nào đó, để bắt đầu tạo nên một phẩm chất tốt và diệt đi một lỗi lầm trong tâm và rồi từ từ sẽ thụ tạo được tất cả những nhận thức vượt qua những điều đó. Do vậy, phương cách các vị bắt đầu nương tựa vào thầy là quan trọng, vì trong Bồ-tát Tạng (Bodhisattva-piṭaka)xác định:[2]

Nói tóm tắt, đạt được và hoàn thành tất cả Bồ-tát hạnh, và các việc tương tự như đạt được và hoàn thành các Ba-la-mật-đa, các địa[3], các tính trì nhẫn, các định lực từ thiền, các tri kiến siêu việt, các khả năng ghi nhớ các giáo pháp đã nghe, các hồi hướng, các nguyện cầu, tự tin trong nói năng, và tất cả phẩm chất này của một vị Phật là được tạo duyên bởi vị đạo sư. Đạo sư là cội rễ mà từ đó các phẩm chất này khởi lên. Đạo sư là cội nguồn và nguồn gốc và là người sáng tạo từ đó chúng được phát sinh. [34]. Đạo sư tăng cường các phẩm chất đó. Chúng thuộc vào đạo sư. Đạo sư chính là nguyên nhân.

Bo-do-wa cũng nói rằng:

Để đạt được giải thoát, không có gì quan trọng hơn đạo sư. Quan sát các hoạt động của cuộc đời này bằng cách nhìn vào người khác cũng đủ, nhưng các vị sẽ không học chúng tốt khi không có người hướng dẫn. Tương tự như vậy, không có đạo sư, làm sao ta thành công trên đường đi tới nơi mà mình chưa bao giờ đến, khi mình mới vừa tái sanh từ một cảnh giới khổ đau?

a. Các đặc tính đặc trưng của thầy để nương tựa được

Một cách tổng quát, trong các kinh và luận, những đặc tính định nghĩa của một vị thầy được đề cập tùy riêng mỗi truyền thừa. Tuy nhiên, mô tả sau đây về vị thầy hướng dẫn quý vị qua các giai tầng của con đường giác ngộ là nhân cách với các khả năng và {vị thầy này} hướng dẫn các vị theo con đường Đại thừa, đó là con đường tìm ra Phật tánh. Với tôn kính này, Phật Di-lặc trong Đại Thừa Kinh Trang Nghiêm Luận (Mahâyânâ-sûtralaṃkâra):[4]

Nương tựa vào thầy thuộc Đại thừa vốn là người giữ giới hạnh, bình thản, hoàn toàn tỉnh lặng;

Có phẩm chất tốt vượt trội đệ tử; năng động; có kiến thức về kinh điển dồi dào

Đầy tình thương quan tâm; có tri kiến thức thấu suốt về thực tại và thiện xảo trong hướng dẫn đệ tử. Và đã xóa đi được sự thiếu nhuệ khí.

Như vậy, ngài Di-lặc dạy rằng đệ tử phải nương tựa vào thầy người có mười phẩm chất này. Người ta nói rằng người không giữ giới hạnh thì không có căn bản để hướng dẫn giới luật cho người khác. Vì thế, một guru khi muốn trì giới cho đệ tử trước hết phải tự mình trì giới. Làm thế nào để họ tuân theo giới luật? Thật sự không ích chi khi họ làm xong một pháp tu tập nào đó, và rồi lấy kết quả nhận được ấn định như là một phẩm chất tốt về tri thức. Các vị giảng sư cần một phương cách khép tâm mình vào giới luật theo như các lời dạy chung của Đấng Chiến Thắng {tức là đức Phật}. Ba cách huấn luyện quý giá đích thực là theo con đường đó. Vì thế, đức Di-lặc đã xác định chúng với ba nhóm chữ này: “giữ giới hạnh, bình thản, hoàn toàn bình lặng”.

Theo như lời đức Di-lặc nói: “giới hạnh” ở đây là huấn luyện về kỷ luật đạo đức. Biệt Giải Thoát Kinh {Giới Bổn Tỳ-kheo Kinh}(Prâtimokṣa-sûtra)có đề cập:[5][35]

Những giới luật giải thoát cá nhân

Là dây cương cài bằng đinh nhọn

Với tinh tấn thường hằng sẽ vừa vặn

Cho tâm ngựa chứng bị cột ràng.

Cũng như trong Giới Luật Phân Biệt Luận (Vinaya-vibhaṅga)xác định:[6]

Đây là cái cương cột những đệ tử không giữ giới luật.

Như đã hàm ý ở trên, các giác quan theo đuổi những mục tiêu không đúng, và giống như con ngựa hoang, đưa đẩy ta đến những hành động không phù hợp. Thể như người nài thuần phục ngựa hoang bằng dây cương tốt, các thầy cũng vậy học hạnh giới luật đạo đức để kiểm soát các giác quan và chuyển thành những hành động thích hợp với sự tinh tấn vĩ đại. Từ đây, các thầy đã thuần hóa tâm giống như là các con ngựa hoang dã.

“Định” có nghĩa là đã hoàn thành việc tu tập về thiền định. Thiền định là trạng thái tâm thức duy trì được sự xả bỏ {không dính mắc hay phân tán}. Điều này đạt được bằng phương tiện nương tựa vào sự toàn tâm {chánh niệm} và tỉnh giác[7]về giới luật đạo đức, xa lánh những điều xấu trái và tham dự vào các hoạt động tốt.

“Hoàn toàn bình lặng” có nghĩa là đã hoàn thành việc rèn luyện về trí huệ. Điều này được thực hiện qua việc phân tích chuyên biệt {quán chiếu phân biệt} ý nghĩa của thực tại trong sự phụ thuộc vào định lực từ thiền, nơi mà tâm thức trở nên hoạt dụng.

Tuy nhiên, chỉ có những phẩm chất cao của tri kiến đến từ việc luyện tâm qua ba cách huấn luyện đó vẫn không đủ. Các vị thầy cũng phải có những phẩm chất tốt về việc tu học kinh điển. Vì thế: “hiểu biết sâu rộng về kiến thức kinh điển” có nghĩa là uyên bác về Tam Tạng Kinh Điển {gồm Giới, Luật và Luận} và các điều tương tự. Geshe[8]Drom-dön-ba (dGe-bshes [‘Brom]-ston-pa nói rằng khi “các đạo sư Đại thừa” giảng giải, thì các vị sẽ khiến cho đệ tử mình có một hiểu biết sâu xa. Khi thực hành những lời dạy này, các đạo sư phải chứng minh được điều gì thật có ích vào lúc giáo pháp suy yếu và những gì hữu dụng trong tình huống hiện tiền.

“Kiến thức về thực tại” nghĩa là tu tập đặc biệt về trí huệ – ý thức về tính vô ngã của mọi hiện tượng {pháp vô ngã}. Nói cách khác, tốt nhất là các vị Thầy có một cảm nhận về thực tại; nhưng nếu các thầy không có thì có thể chấp nhận được việc các thầy thấy biết về thực tại qua kinh điển và lý giải.

Mặc dù, các thầy đã được ban cho những phẩm chất cao trong việc học hỏi kinh điển và tri kiến, nhưng thật sự là không đủ nếu các phẩm chất này chỉ bằng hay thấp hơn đệ tử, thay vì vượt trội hơn. Phẩm Ân Huệ (Mitra-varga) đề cập:[9]

Người suy đồi bởi dựa vào ai yếu kém;

Giữ như cũ nếu tùy người cùng trình độ;

Dựa vào người khá hơn, họ thành xuất chúng [36]

Thế nên hãy nương vào kẻ giỏi hơn mình

Nếu các người nương tựa vào kẻ giỏi hơn

– Hoàn toàn bình lặng và giữ tròn giới hạnh

Cũng như vượt xa về trí huệ thậm thâm

Người sẽ thành tài hơn cả người giỏi kia.

Pu-chung-wa (Phu-chung-ba) nói rằng: “Khi nghe những câu chuyện về những người tài ba, tôi thường mô phỏng theo họ”. Tha-shi (mTha’-bzihi) đã dạy “Tôi bắt chước những bậc trưởng lão của tăng đoàn Ra-dreng (Ra-sgreng)”. Như vậy quý vị phải mô phỏng hay vượt qua những phẩm chất tốt của người khá hơn mình.

Sáu phẩm chất này - giữ giới hạnh {trì giới}, có định lực, hoàn toàn tỉnh lặng, có những phẩm chất vượt trội đệ tử, kiến thức sâu rộng do nghiên cứu nhiều kinh điển, và thấu suốt về thực tại – là những phẩm chất tốt được hấp thu cho riêng mình. Những phẩm chất còn lại – gồm tinh tấn, có kỹ năng hướng dẫn, có lòng quan tâm từ ái và không nản chí – là những phẩm chất tốt để chăm lo cho người khác.

Thêm vào đó, đoạn kinh còn dạy:[10]

Thánh nhân không rửa tội lỗi bằng nước lã,

Không xóa đau khổ chúng sinh bởi đôi tay

Cũng chẳng chuyển kiến thức sang người khác được

Họ giải thoát bởi truyền dạy chân lý của thực tại.

Như vậy, các vị Phật không tiến hành hành vi nào hết – như là “không rửa tội lỗi của người khác bằng nước lã” – mà chính là chăm lo người khác bằng cách chỉ ra chính xác đạo pháp.

Trong bốn phẩm chất để chăm lo cho người khác: “kỹ năng hướng dẫn đệ tử” bao gồm kỹ năng trong tiến trình hướng dẫn đệ tử và kỹ năng tinh thông trong việc giúp đỡ học trò hiểu biết. “Có lòng quan tâm từ ái” là có một động lực thanh tịnh cho việc trao truyền giáo pháp. Nghĩa là, thầy dạy bằng động lực từ bi và không tầm cầu vì lợi ích, kính trọng và v.v…. Bo-do-wa nói với Jen-nga-wa (sPyan-snga-ba): “Này con trai của Li-mo, dù ta đã giảng không biết là bao nhiêu giáo pháp, ta đã chưa bao giờ vui hưởng dù một lời cám ơn. Tất cả chúng sinh thật không được hỗ trợ”. Một vị thầy phải là như thế. “Tinh tấn” nghĩa là hoan hỷ thường hằng vì phúc lợi của người khác. “Không nản chí”, nghĩa là không bao giờ mệt mỏi vì phải giảng giải nhiều lần – chịu đựng được sự khổ nhọc khi giải thích.

Bo-do-wa đã nói:

Năm phẩm chất này: lòng quan tâm từ ái, kiến thức về thực tại, và ba sự tu tậplà quan trọng hơn hết. Thầy của tôi Sahng-tsun (Zhang-btsun) không là học giả uyên thâm về kinh điển và không thể chịu đựng được hoàn cảnh xuống tinh thần. Thế nên, thầy ngay cả không cám ơn những người đã giúp mình. Tuy nhiên, vì có năm phẩm chất kia, thầy thật làm lợi lạc cho bất cứ ai gặp gỡ. [37] Nyen-don (gNyan-ston) không có kỹ năng chút nào trong khoa ăn nói. Ngay cả khi nói một câu hồi hướng cúng dường, thầy chỉ có thể suy nghĩ “Không ai trong số người hiện diện ở đây hiểu được tôi đang nói gì”. Nhưng, vì có năm phẩm chất trên, nên thầy thật hữu ích giúp tất cả những khi gặp gỡ.

Đây chính là trường hợp những ai thành tựu cuộc sống riêng của mình bằng cách tán dương hay giảng giải những phẩm chất cao đẹp của các tu dưỡng trên, trong khi lại không cố gắng tinh tấn thực hành, thì không thích hợp làm thầy. Loại ca ngợi vô nghĩa đó chỉ là ngôn từ mà thôi. Tương tự như khi một người hăng hái tìm trầm hỏi người kiểm kế sinh nhai chỉ bằng cách giải thích phẩm chất tốt của trầm rằng “Ông có trầm không?” và người đó sẽ trả lời “Không”.

Như trong Định Vương Kinh xác định:[11]

Về sau sẽ có nhiều

Nhà sư không giới nguyện

Mà luôn nói “Tôi đã”

Họ ca tụng giới luật

Nhưng lại không tinh tấn

Tự trì giới cho mình.

Về định, huệ và giải thoát, Định Vương Kinh cũng đề cập:

Một số người diễn tả

Phẩm chất tốt của trầm

Nói “Trầm giống như vầy:

Đó mùi hương êm dịu”.

Rồi có người khác Hỏi:

“Bạn có một chút trầm

Đã ngợi ca đó chưa?”

Trả lời “Tôi không có

Nén hương tôi ca ngợi

Để làm phương sinh sống

Cũng vậy, càng có nhiều

Nhà sư không thiền định

Sống bằng ca tụng giới

Không hề giữ giới hạnh.

Kinh này cũng đề cập như thế cho ba phẩm chất: định, huệ và giải thoát.

Vị đạo sư giúp quý vị đạt được giải thoát chính là nền tảng của tâm nguyện sâu xa nhất của quý vị. Vì vậy, quý vị muốn nương tựa vào thầy thì phải hiểu biết những đặc tính này và cố gắng tìm được người thầy như thế. Cũng như vậy, thầy muốn kiếm trò phải hiểu những đặc tính này và cố gắng tìm cho được.

Hỏi:[38] Bởi vì đây là thời kỳ suy thoái {thời mạt pháp}, nên thật là khó khăn khi tìm thấy một vị thầy có những phẩm chất toàn diện tốt đẹp này. Vì thế, chúng tôi sẽ phải làm gì khi không tìm được một vị thầy như thế?

Đáp:Mật Điển Đồng Tử Vấn (Subâhu-paripṛcchâ-tantra) trả lời rằng:[12]

Tựa như cỗ xe chỉ có một bánh

Sẽ không lăn bánh xuống đường dù là có ngựa.

Cũng thế, như không ai trợ giúp về thiền định

Người ta sẽ không đạt được giác ngộ.

Những trợ giúp này phải với trí thông minh, trình hiện tốt, thanh tịnh lớn lao

Của dòng truyền thừa được kính trọng, và nghiêng mình trước giáo pháp.

Họ phải đầy tự tin, kiên trì và phải nghiêm giữ mọi giác quan.

Họ phải nói năng dịu dàng, rộng lượng, và từ bi,

chịu đựng đói khát và chịu phiền não.

Không được tôn thờ những vị thần thể khác và người Bà la môn.

Họ phải tập trung, tinh thông, có lòng biết ơn,

Có tín tâm vào Tam Bảo.

Bởi vì người có những phẩm chất tốt như vậy

Rất hiếm hoi trong thời đại xung đột này,

Nên hành giả Mật tông phải nương tựa vào người trợ giúp chỉ có

Một nửa, một phần tư, hay chỉ một phần tám những phẩm hạnh này.

Như thế, rõ ràng là người trợ giúp phải có những phẩm tính này toàn phần hay ít nhất là một phần tám. Theo cách giải thích của Döl-wa trong Phương Pháp Chú Giải của Potowa thì Đại Trưởng Lão [Atiśa] nói rằng: “Đó là điều tương tự như cung kính một vị đạo sư”. Vì vậy, chấp nhận phẩm chất của một đạo sư có tối thiểu một phần tám của phẩm chất đề ra ở đây, trong kết hợp với những gì dễ có và khó làm.

b. Các phẩm chất đặc trưng của đệ tử để nương tựa vào thầy.

Thánh Thiên xác định trong Tứ Bách Kệ Luận (Catuḥ-śataka):[13]

Người ta nói người không phân phái, thông minh, và tinh tấn

Chính là nơi chứa đựng những gì lắng nghe từ giáo pháp.

Nếu không phẩm chất tốt của người hướng dẫn và

Của những người nghe đều không xảy ra.

Thánh Thiên {skt. âryadeva} dạy rằng người được ban cho ba phẩm chất đó thích hợp để nghe pháp. Ngài cũng nói rằng nếu quý vị có tất cả những phẩm chất này, thì những phẩm chất tốt của thầy trong việc giảng dạy sẽ thể hiện như là các phẩm chất tốt chứ không phải là như là những lỗi lầm. Thêm vào đó, ngài nói rằng đối với người nghe có đủ phẩm chất tốt như thế, thì sẽ cũng luôn thể hiện như các phẩm hạnh tốt không lỗi lầm nào. Trong luận giải của Nguyệt Xứng[14]{skt. candrakîrti} có đề cập là nếu quý vị – những người nghe – không có những phẩm chất thích hợp để nhận giáo pháp, thì ảnh hưởng của những sai sót này của chính quý vị sẽ khiến cho ngay cả đến bậc thầy cực kỳ thanh tịnh người vốn giảng dạy quý vị cũng xuất hiện dường như có sai sót. [39] Thêm vào đó, quý vị sẽ xem lỗi lầm của người dạy thành những phẩm chất tốt. Vì thế, mặc dù quý vị có thể tìm được một vị thầy có đầy đủ phẩm chất tốt, cũng thật là khó khăn để nhận diện các vị đó. Do đó, thật là cần thiết cho một đệ tử phải có hoàn toàn ba phẩm chất này để có thể nhận biết được người thầy đó có tất cả các phẩm chất tốt đẹp và để từ đó nương tựa vào thầy.

Về ba phẩm chất này: “không phân biệt” nghĩa là không theo phe nhóm nào cả. Nếu quý vị phân biệt, thì sẽ bị chướng ngại do thiên kiến và sẽ không nhận ra được những phẩm chất tốt. Vì bởi điều này, quý vị sẽ không khám phá ra ý nghĩa của các giáo pháp tốt đẹp. Như Thanh Biện {skt. bhâvaviveka} xác định trong Trung Đạo Tâm Luận (Madhyamaka-hdaya): [15]

Vì theo phe nhóm mà tâm căng thẳng,

Nên chẳng bao giờ ta thấy bình an.

“Theo phe nhóm” có nghĩa là đem tâm tham chấp với hệ thống tôn giáo của riêng mình và thù nghịch với những hệ thống khác. Hãy tìm những điều đó từ trong chính tâm mình và xóa bỏ nó đi, như trong Bồ-tát Giới Kinh (Bodhisattva-prâtimokṣa):[16]

Sau khi từ bỏ sự khẳng định của riêng mình, hãy kính trọng và tuân giữ văn cú của đại sư và thầy trụ trì.

Hỏi:Như vậy thì có phải chỉ mỗi một phẩm chất thôi cũng đủ rồi?

Đáp:Dù rằng “không phân biệt”, nhưng nếu quý vị không có sức mạnh tinh thần để phân biệt giữa những con đường đúng của sự giảng giải hay và những con đường giả tạo của sự diễn giảng sai lạc, thì cũng chưa thích hợp để nghe giáo pháp. Vì vậy, quý vị phải đủ thông minh để nhận ra cả hai điều này. Bằng cách này, quý vị sẽ bỏ đi được những gì không tạo nên kết quả, và rồi sẽ áp dụng những gì mang lại quả tốt.

Hỏi:Có phải chỉ cần hai phẩm chất là đủ?

Đáp: Dù rằng có hai phẩm chất này, thì cũng chỉ giống như vẽ một người đang nghe giáo pháp, quý vị thụ động, chưa thích hợp để nghe giáo pháp. Vì vậy, quý vị phải đầy tinh tấn.

Trong luận giải Nguyệt Xứng đề cập:[17]“Sau khi thêm ba phẩm chất của người học trò vào với hai phẩm chất về khả năng tập trung và phẩm chất về việc tôn kính giáo pháp và người giảng dạy giáo pháp đó thì tổng cộng là năm phẩm chất”

Rồi thì, năm phẩm chất này có thể giảm còn bốn:

(1) Cố gắng luôn tinh tấn lúc theo học

(2) Tập trung cao độ khi nghe giảng

(3) Kính trọng giáo pháp và thầy

(4) Loại bỏ những lời giảng xấu và giữ lại những lời giảng tốt.

Có trí thông minh là điều kiện thuận lợi để thăng tiến bốn điều trên.Không bè phái thì có thể loại bỏ được tình trạng bất lợi là theo phe này, phe nọ.

Hãy xem xét liệu rằng những yếu tố đã làm cho quý vị ứng hợp để được dẫn dắt bởi thầy được hoàn toàn chưa; [40] nếu các yếu tố đó hoàn chỉnh, hãy tu tập hoan hỷ. Nếu chưa hoàn chỉnh, quý vị phải cố gắng tạo những nhân duyên để đạt hoàn thành chúng trước khi đầu thai đời kế tiếp. Vì thế, phải biết các phẩm chất của người nghe. Nếu quý vị không biết những phẩm chất cần có, quý vị sẽ không tiến hành tìm hiểu ra rằng các phẩm chất đó có hoàn chỉnh hay không, và như thế làm hủy hoại mục đích của mình.

c. Phương cách đệ tử nương tựa vào thầy

Một người có những phẩm chất thích hợp này để nhận giáo pháp phải tìm hiểu rõ xem vị đạo sư có đủ những đặc tính cần thiết đã giải thích ở phần trên hay không. Rồi sau đó người học trò này mới nhận những lời dạy từ vị thầy có đủ tiêu chuẩn. Ngay cả như vậy, trong tiểu sử của Geshe Drom-dön-ba và Sung-pu-wa (gSung-phu-ba) lại không phù hợp nhau về vấn đề này. Sung-pu-wa có rất nhiều Guru và lắng nghe bất cứ lời giảng nào đúng. Vì thế, khi đến từ vùng Kham (Khams), thầy đã lắng nghe từ ngay cả người cư sĩ giảng giải giáo pháp dọc theo hành trình. Các đệ tử của thầy cho cách thức này là không thích hợp để học giáo pháp, nhưng thầy đã đáp lời “Đừng nói như vậy. Tôi đã nhận được hai lợi ích”.

Geshe Drom-dön-ba chỉ có vài guru – không nhiều hơn năm vị. Bo-do-wa và Gom-pa-rin-chen, chính là hai guru, bàn luận về cách nào là cách hay hơn. Cả hai đồng ý là cách của Geshe Drom-dön-ba là hay hơn trong các thời gian đó đối với những người tâm chưa được tôi luyện nên vẫn thấy lỗi lầm của thầy và mất niềm tin. Những gì họ nói dường như là thật. Vì vậy, quý vị nên có vài vị thầy thôi.

Nói một cách tổng quát, thầy là người mà quý vị nhận được những lời dạy hay, thầy là người hoàn toàn có khả năng hướng dẫn quý vị trên mọi con đường tu tập

1)Cách nương tựa trong tư duy

Cách nương tựa vào thầy trong tư duy được giải thích trong ba phần:

  1. Một chỉ dẫn tổng quát về thái độ cần có khi nương tựa vào thầy
  2. Đặc biệt, điều cốt tủy là tu luyện niềm tin
  3. Luôn ghi khắc trong lòng sự tử tế của thầy và kính trọng thầy

a)Một chỉ dẫn tổng quát về thái độ cần có khi nương tựa vào thầy

Kinh Gaṇḍa-vyûha[18]dạy rằng quý vị phải kính trọng và phục vụ thầy với chín thái độ. Điều này bao gồm cả những điểm chủ yếu về tất cả các thái độ mà quý vị phải có khi nương tựa vào thầy. Nếu những điều này được rút gọn lại thì còn bốn thái độ như sau: [41]

1) Thái độ giống như đứa con có trách nhiệm. Điều này có nghĩa là bỏ đi sự độc lập của mình và tuân theo ý muốn của đạo sư. Đứa con có trách nhiệm không bắt đầu hành động nào tự ý mình, mà phải nhìn vào những biểu tượng trên khuôn mặt cha mẹ, tuân theo ý cha mẹ và làm những gì cha mẹ nói. Hãy đối với thầy theo cách này. Thập Phương Hiện Tại Phật Tất Tại Tiền Lập Định Kinh (Pratyutpanna-buddha-saṃmukhâvasthita-samâdhi-sûtra)đề cập:[19]

Người học trò nương tựa một cách đúng đắn vào thầy phải luôn luôn từ bỏ sự quyết đoán của chính mình và phải hành động theo ý muốn của thầy.

Điều này để chỉ về một vị thầy đầy đủ phẩm chất; có người nói rằng quý vị không nên để bất cứ ai dẫn dắt mình đi quanh co.

2) Thái độ cứng rắn như kim cương. Điều này có nghĩa là tạo một quan hệ gần gũi và vững chắc giữa thầy và trò, không thể chia cắt bởi bất cứ ai – như quỷ dữ, bạn xấu, và những gì tương tự. Cũng cùng trong kinh trên có xác định:[20]

Và hãy từ bỏ tính chất thất thường trong các quan hệ gần gũi và khả năng thay đổi trong cách biểu lộ trên khuôn mặt.

3) Thái độ như là trái đất. Điều này có nghĩa là nhận tất cả trách nhiệm về hoạt động của đạo sư và không xuống tinh thần vì bất cứ trách nhiệm nào được giao phó. Giống như Bo-do-wa nói với những tu sĩ của Jen-nga-wa

Các ông đã gặp geshe (dge-bshes) – người rõ ràng là một vị Bồ-tát,[21]và đã làm theo lời nói của thầy. Các ông đã có một phước báu thật lớn. Bây giờ hãy coi đó là điều ưu tiên, mà không phải là gánh nặng.

4) Gánh vác trách nhiệm. Điều này bao gồm sáu thái độ.

Thứ nhất, thái độ tương tự như là chân núi, nghĩa là những đau khổ khởi lên không làm quý vị xao động. Khi Jen-nga-wa ở tại Ruk-ba (Rug-pa), thì sức khỏe của Gom-ba-yon-den-bar’s (SGom-pa-yon-ten-‘bar) yếu hẳn đi vì cơn cảm nặng. Jen-nga-wa đã xin lời khuyên của thượng tọa Shon-nu-drak (gZhon-nu-grags) là có nên ra đi không. Shon-nu-drak trả lời: “Chúng ta đã ở tại lâu đài của Indra rất nhiều lần – một nơi cư trú rất tiện nghi với những cần thiết tốt về vật chất. Chỉ có hôm nay là ngươi có kinh nghiệm nương tựa vào một vị thầy Đại thừa và nghe giảng về giáo pháp Đức Phật. Vì thế , trú lại nơi con hiện đang ở là đúng đắn!”

Thứ hai, thái độ tương tự như là người đầy tớ cho cả thế giới, có nghĩa là làm tất cả công việc tệ nhất mà không hề nao núng. Ví dụ, thánh giả [Atiśa] và thông dịch viên của ngài phải ở lại tại vùng Tsang nơi đầy cống rãnh và bùn đất. Geshe Drom-dön-ba cởi hết áo của thầy ra và lau sạch những chỗ dơ.[42] Thầy lại phủ lên hết cả khoảng đó bằng đất khô màu trắng từ đâu không ai biết. Thầy cũng tạo một Maṇḍala [bằng sỏi đá và đất] trước mặt trưởng lão Atiśa.[22]. Vì thế, Trưởng lão đã thốt lên” Ồ (Ah-ray!)![23]Thầy cũng có một cái như thế tại Ấn Độ”.

Thứ ba, một thái độ tương tự như là người quét dọn, nghĩa là xóa bỏ hoàn toàn tất cả sự kiêu hãnh và cảm giác tự tôn, và xem mình luôn ở vị trí thấp hơn đạo sư. Như Geshe Drom-dön-ba đã nói “Nước với chất lượng tốt không tụ đọng từ đỉnh cao của lòng kiêu hãnh” và như Jen-nga-wa nói “Khi thời gian gieo trồng của mùa xuân đến, hãy nhìn vẻ xanh mướt lớn rộng ra từ các đỉnh núi cao kia hay từ nơi thung lũng thấp này”.

Thứ tư, thái độ tương tự như là nền tảng, nghĩa là nhận những trách nhiệm lớn của các hoạt động gian khổ nhất đạo sư giao phó với niềm vui thích.

Thứ năm, thái độ tương tự như là con chó, nghĩa là không nổi giận ngay cả khi đạo sư khinh thường hay la mắng gay gắt. Ví dụ, mỗi lần Dö-lung-ba (sTod-lung-pa) gặp Geshe Lha-so (dGe-bshes ihA-bzo), Dö-lung-ba la mắng khủng khiếp. Đệ tử của Lha-so là Nyak-mo-wa (Nyag-mo-ba) nói rằng: “Vị đại sư này ghét quý vị, cả thầy lẫn trò!” Geshe Lha-so đã trả lời “Ngươi nghĩ là ông quở mắng ta gay gắt? Đối với ta, dường như đó là được Heruka[24]ban ân phước mỗi khi được la rầy”. Cũng như trong Bát Thiên Tụng Bát-nhã Ba-la-mật-đa Kinh (Aṣṭa-sâhasrikâ)có đề cập:[25]

Ngay cả khi người hướng dẫn về giáo pháp dường như coi thường và không đếm xỉa đến người đi cầu học, cũng đừng đối chất mà chi. Hãy cầu học với lòng kính trọng, không mệt mỏi và đầy tinh tấn.

Thứ sáu, thái độ như là một chiếc phà, có nghĩa là không mệt mỏi do những công việc vì guru, không kể biết bao nhiêu lần đã làm vì những hoạt động của đạo sư.

b)Đặc biệt, luyện niềm tin, là căn rễ

Tác phẩm Bảo Quang Minh Chân Ngôn (Ratnolka-dharani)xác định:[26]

Niềm tin là điều kiện tiên quyết của tất cả phẩm chất tốt

Là sinh khởi của chúng, giống như mẹ

Người bảo vệ ta và làm tăng trưởng niềm tin.

Xóa tan đi mọi nghi ngờ, tránh xa được bốn dòng sông [vô minh, si mê, tham nhiễm và tà kiến],

Và tự tạo cho mình một thế giới đầy hạnh phúc và thiện mỹ.

Niềm tin xóa bỏ ưu phiền và làm tâm trong sáng.[43]

Tiêu diệt kiêu căng và là cội nguồn của lòng tương kính.

Đó là bảo vật và là đồ quý hiếm

Như những bàn tay, nó là căn bản của tích tụ phước điền

Đó là đôi chân tốt nhất đưa ta về con đường giải thoát

Cũng như trong Thập Giáo Pháp Kinh (Daúa-dharmaka-sûtra)xác định:[27]

Niềm tin là chiếc xe tốt nhất,

Chắc chắn đưa ta về Phật tánh

Thế nên, người, những kẻ thông minh

Tựa vào hướng dẫn của niềm tin.

Các công đức sẽ không khát khởi

Trong những người chẳng có niềm tin

Như mầm xanh chẳng bao giờ nở

Từ hạt bị lửa cháy xém đó.

Như thế, trong ánh sáng của những gì quý vị đạt được là hiện hữu và những gì mất đi là chẳng có, niềm tin là căn bản của tất cả phẩm chất tốt đẹp.

Geshe Drom-dön-ba nói với Atiśa: “Ở Tây Tạng có nhiều vị đang tu thiền và hành trì, nhưng chưa ai đạt được phẩm chất tốt”. Vị Trưởng Lão nói: “Tất cả những phẩm chất tốt có ý nghĩa hay không có ý nghĩa trong Đại thừa Phật giáo có được nhờ việc nương tựa vào đạo sư. Người Tây Tạng các anh xem đạo sư chỉ là người thường thôi. Làm sao có được những phẩm chất tốt đây?” Lại một lần nữa, ai đó lớn tiếng hỏi Trưởng Lão: “Atiśa, xin Ngài vui lòng cho chúng con lời dạy bảo”, Ngài cười lớn. “Ha, ha. Thính giác tôi vẫn còn rất tốt. Đối với tôi, muốn được giáo huấn cá nhân, quý vị cần phải có niềm tin, niềm tin, niềm tin!” Như thế, niềm tin là tối quan trọng.

Nói một cách tổng quát, niềm tin có nhiều loại – tin vào Tam Bảo, tin vào nghiệp và hệ quả của nó, tin vào Tứ Diệu Đế. Tuy nhiên, ở đây chúng ta nói về niềm tin đối với đạo sư. Trong nội dung về phương cách đệ tử nên nghĩ về đạo sư của mình như thế nào, trong Kim Cương Thủ Điểm Đạo Đại Mật Điển (Vajrapâṇi-abhiṣeka-mahâ-tantra)có đề cập: [28]

Nếu các ngươi hỏi, bạch Mật Pháp Vương, phương cách nào một đệ tử nên nghĩ về thầy của mình, thì ta sẽ trả lời là hãy nghĩ về thầy mình giống như là nghĩ về Thế Tôn.

Nếu đệ tử nghĩ về thầy mình cách này,

Họ sẽ luôn luôn tu tập nhiều công đức

Họ sẽ thực chứng trở thành các quả Phật

Và mang lợi lạc đến toàn thể thế gian.

Trong các kinh điển Đại thừa cũng như đã được dạy rằng quý vị phải nghĩ về guru như là vị Tôn Sư này. Các bản văn về giới luật cũng đề cập đến điều đó, và ý nghĩa của các mệnh đề này như sau: khi quý vị công nhận ai đó là một vị Phật, quý vị sẽ không quan tâm đến các lỗi lầm của vị đó, và chỉ để ý đến các phẩm chất tốt của người đó thôi. [44] Tương tự như vậy, phải hoàn toàn gác qua một bên quan niệm lỗi lầm của đạo sư và luyện tập mình chú tâm vào những phẩm chất tốt của đạo sư. Nghĩa là làm theo như bài kệ đã trích ở trên, trong Kim Cương Thủ Điểm Đạo Đại Mật Điển:[29]

Hãy giữ trong tâm phẩm chất tốt của thầy

Đừng bao giờ để ý lỗi lầm thầy có

Giữ gìn phẩm chất tốt, sẽ đạt chứng ngộ

Chỉ để ý đến các lỗi lầm của thầy,

Ngươi sẽ không bao giờ thấy được chứng ngộ.

Đạo sư của quý vị có thể có phẩm chất tốt nhiều hơn, và chỉ có những lỗi lầm nhỏ. Nếu quý vị chỉ xét nét những lỗi đó, thì điều này sẽ cản trở con đường giác ngộ của chính mình. Trong khi đó, ngay cả trường hợp đạo sư có rất nhiều lỗi lầm, quý vị sẽ tự tạo duyên cho thành tựu chính mình nếu tu tập niềm tin qua việc tập trung vào những phẩm chất tốt mà không tìm đến các lỗi lầm kia.

Vì thế, khi một người nào là đạo sư của mình, cho dù người đó có lỗi nhỏ hay lớn, hãy suy nghiệm về những bất lợi của việc xét nét các lỗi lầm đó. Hãy suy đi ngẫm lại để xóa tan đi khuynh hướng kia, và rồi ngưng xét nét. Ngay cả khi với ảnh hưởng của những yếu tố như quá nhiều phiền não hay là không đủ tận tâm dẫn đến việc nghĩ tưởng đến lỗi của đạo sư của quý vị, thì cũng hãy sám hối và nguyện từ đó không vi phạm nữa. Một khi quý vị đã làm như thế, ảnh hưởng của ý niệm đó sẽ từ từ phai lạt đi.

Thêm vào đó, hãy chú tâm vào các phẩm chất tốt mà đạo sư có – như là trì giới, hạnh học hỏi, và niềm tin – và suy ngẫm về những đặc tính này. Khi quý vị đủ duyên với việc này, thì có thể nhận ra là đạo sư của mình chỉ có một số lỗi lầm nhỏ thôi. Tuy nhiên, điều này không làm cản trở lòng tin của quý vị bởi vì sự chú tâm đang được đặt vào những phẩm chất tốt. Ví dụ, mặc dù quý vị nhận ra có thể có nhiều phẩm chất tốt của những người mình không thích, thì cảm nhận mạnh mẽ về những lỗi lầm cũng sẽ lấn át nhận thức về các phẩm chất tốt của họ. Tương tự như vậy, quý vị có thể nhận thấy mình có nhiều lỗi của mình, nhưng nếu cảm nhận về các phẩm chất tốt rất mạnh mẽ thì nó sẽ chôn vùi được bất kỳ cảm nhận nào về các sai sót của quý vị.

Như vậy, điều đó tương tự như ví dụ sau đây. Đại Trưởng Lão theo quan điểm Trung Đạo và Ser-ling-ba theo quan điểm của “tự tính liệt kê” Duy Thức. Vì thế, quan điểm của Atiśalà cao siêu hơn của Ser-ling-ba {skt. Dharmarakṣita – tên dịch nghĩa: Pháp Hộ}. Nhưng Atiśavẫn kính trọng Ser-ling-pa như là đạo sư mà không có đạo sư nào khác của mình qua mặt được, bởi vì Atiśađã đạt được tâm giác ngộ và hiểu được tổng quan của các giai tầng trên con đường Đại thừa nhờ vào vị thầy này. [45]

Suy ngẫm về các phẩm chất tốt của guru, và đừng tìm kiếm những lỗi lầm của đạo sư. Cũng không được phân biệt các guru khởi từ vị mà quý vị đã học một câu kệ, ngay cả khi guru có các lỗi về giới luật. Trong Bảo Vân Kinh (Ratna-megha-sûtra)có đề cập:[30]

Khi các ngươi nương tựa vào đạo sư, hành động đạo đức của ngươi gia tăng và hành động phi đạo đức giảm đi. Hiểu như thế, bồi đắp ý tưởng vị thầy trụ trì chính là Thầy cho dù vị đó học nhiều hay ít, có kiến thức hay không, giữ gìn giới luật hay phạm lỗi. Tương tự như khi ngươi thương mến và tin vào Thầy, nên hãy thương mến và tin vào thầy trụ trì như vậy. Hãy nuôi dưỡng lòng tôn kính thầy và phục vụ thầy. Hãy nghĩ rằng ngươi sẽ hoàn thành tất cả những tích lũy {công đức} dẫn đến giác ngộ và xóa tan đi những phiền não mà ta vẫn còn mang theo. Rồi thì ngươi sẽ an vui và hoan hỷ. Hãy tôn trọng hành vi đạo đức theo lời của đạo sư, nhưng đừng làm những lời nào của đạo sư có chứa khía cạnh phi đạo đức.

Cũng như thế Cư Sỹ Ugra Vấn Kinh (Gṛha-paty-ugra-paripṛcchâ-sûtra) có viết:[31]

Ô hô, các đệ tử, một số Bồ-tát đã cố gắng một cách tinh tấn khi thọ nhận truyền khẩu các giáo pháp và trì tụng. Họ có thể có các đại sư vốn họ đã từng nghe giảng, đã được khẩu truyền, hay đã thấm nhuần từng đoạn kệ có bốn dòng giảng {tứ cú kệ đẳng} về bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí huệ, hoặc tích lũy những công năng về Bồ-tát đạo[32]. Họ phải nên tôn kính thầy vì các giáo pháp này. Các vị Bồ-tát có thể phục vụ và kính trọng các Thầy mà không hề giả tạo. Họ có thể làm điều đó bằng tất cả hình thức của phẩm vật cúng dường, tôn kính, và thờ phượng nhiều kiếplượng[33]tương đương với số lượng chữ, câu, và mẫu tự trong những thi kệ mà họ đã được dạy. Chưa đủ đâu, này các đệ tử, họ cũng chưa tạo đủ kính trọng các đại sư này như các thầy xứng đáng được hưởng. Trong trường hợp đó, có cần thiết phải đề cập sự thiếu sót khi bày tỏ lòng kính trọng thầy hay không?

c)Nhớ nghĩ về lòng tử tế của thầy và kính trọng

Thập Giáo Pháp Kinh đề cập:[34][46]

Phát triển các ý tưởng sau trong việc kính trọng các thầy. Con đã lang thang một thời gian dài trong cõi luân hồi và các thầy đã đi tìm con; Con đang mê ngủ, bị che mờ bằng ảo tưởng lâu năm và các thầy đã đánh thức con dậy; thầy đã kéo con lên từ sâu thẳm nhất của bể luân hồi; Con đã đi vào con đường xấu, thầy chỉ cho đường đầy thiện ý; thầy giải thoát con ra khỏi tù ngục luân hồi; Con đã hao mòn vì bệnh hoạn trong thời gian dài, và thầy là y sĩ; thầy là đám mây tạo mưa giúp con thoát khỏi cơn lửa cháy vì tham đắm và những gì tương tự.

Cũng như trong Hoa Nghiêm Kinh viết:[35]

Này Thiện tài Đồng Tử, thầy là người bảo vệ con trong những cảnh giới buồn khổ; họ là người giảng cho con nghe sự đồng đẳng của các pháp; họ đã chỉ cho con đường nào dẫn đến an lạc và nẻo nào đưa đến bất hạnh; họ đã hướng dẫn con những điều lành; họ đã khai mở cho con đường đến vùng thông suốt mọi sự {nhất thiết trí, toàn trí}; họ đưa con đến trạng thái nhất thiết trí; họ tạo cơ duyên cho con được vào đại dương thực tại {nhập thanh tịnh đại hải giới}; họ chỉ cho con biển các pháp trong quá khứ, hiện tại, và vị lai; và họ là người đã chỉ cho con thấy vòng pháp tập của những tôn giả {thiện tri thức}. Họ là người đã làm đạo hạnh của con gia tăng. Ghi nhớ tất cả những điều này, con sẽ rơi nước mắt.

Ôn lại sự tử tế của thầy theo như lời xác định này. Hãy tự mình thay chữ “họ” bằng nhóm chữ “những thầy này” trong tất cả những câu diễn tả về lòng tử tế của thầy. Rồi hãy đặt một bức hình của thầy trước mặt. Đọc những lời kinh thật lớn, nhất tâm tập trung vào ý nghĩa của kinh. Với cách tương tự, hãy thay những chữ này trong kinh đề cập trước đây [Thập Giáo Pháp Kinh].

Thêm vào đó, Hoa Nghiêm Kinh còn đề cập:[36]

Con là Thiện Tài, đã đến đây nhất tâm niệm: “Đây là thầy của con, những người hướng dẫn về giáo pháp,

Người đã chỉ cho con thấy diệu hảo của mọi vật

Và dạy con đầy đủ về Bồ-tát Đạo”

“Bởi vì khai sanh những phẩm chất này cho con, nên được xem như là người mẹ

Bởi vì cho con nguồn sữa của phẩm chất tốt, nên được xem như là dưỡng mẫu

Các thầy dạy cho con thấu đáo mọi ngành ngọn của giác ngộ.

Đã đẩy lùi đi những tác nhân gây điều tai hại; [47]

Như y sĩ, thầy đã giải thoát con khỏi tuổi già và tử biệt.

Như Đế Thích, linh trưởng của các thần thể, nhỏ nước mưa cam lồ xuống;

Như trăng tròn, thầy đã cho con tràn đầy giáo pháp trắng trong về đức hạnh;

Chỉ cho con đường về an lạc, thầy giống như ánh sáng mặt trời soi;

Đối với bạn hữu hay kẻ thù, thầy tựa như núi non hùng vĩ;

Thầy có tâm bình thản như đại dương;

Thầy chăm sóc toàn diện cho con, là hoa tiêu của những chuyến phà”

Con đã đến đây với tâm tư như thế.

“Những vị Bồ-tát này khiến tâm con phát triển;

Các ngài tạo tác cho tâm con giác ngộ như là những đứa con của Đức Phật;

Thế nên, những vị thầy của con được Phật tán dương”.

Với ý tưởng thiện đức như thế, con đã đến đây.

“Vì bảo vệ thế giới, thầy như là những anh hùng;

Thầy là thuyền trưởng, là người bảo vệ, là nơi con nương tựa.

Là con mắt cho con niềm an lạc”.

Với tâm tưởng đó, con tôn kính và phục vụ thầy.

Để làm theo lời xác định này, quý vị cũng thế phải luôn nhớ đến lòng tử tế của thầy với các câu kệ này, dùng giai điệu và thay mình vào vai trò của Thiện tài Đồng Tử.

2)Phương cách nương tựa trong thực hành

Trong Đạo Sư Ngũ Thập Tụng (Guru-pañcâúikâ) ngài Mã Minh {skt. aśvaghoṣa} có đề cập:[37]

Những gì cần thiết đều chỉ rõ ở đây –

Làm bất cứ gì để vừa lòng đạo sư

Xóa tan những gì làm thầy mình khó chịu

Phân tích ngọn ngành và tinh tấn thực hành

Khi hiểu rõ lời dạy của Kim Cương Trì,

“Đạt chứng ngộ vì nương tựa đúng vào Thầy”

Làm vui lòng các đạo sư trong mọi sự.

Nói tóm tắt, quý vị phải cố gắng làm vui lòng các đạo sư và xóa tan đi hết những gì làm thầy không an vui.

Ba phương cách để làm vui lòng thầy là cúng dường phẩm vật {1}, tôn kính và phục vụ với cả thân thể và lời nói {2} và hành trì theo như lời dạy của các thầy {3}. Điều này cũng đề cập trong Đại Thừa Kinh Trang Nghiêm Luận của Phật Di-lặc:[38]

Nương tựa vào Thầy bằng cách

Tôn kính, cúng dường, phục vụ và hành trì.

Và:

Người kiên định hành trì như lời thầy dạy

Đúng nghĩa chính là làm vui lòng thầy.

1) Cúng dường phẩm vật

Theo Đạo Sư Ngũ Thập Tụng: [39]

Nếu ngươi luôn nương tựa vào thầy như hứa nguyện

Bằng cách cúng dường những gì không thường làm -[48]

Con cái, người phối ngẫu và chính cả đời mình –

Thì cần chi nói đến các nguồn trong tạm bợ?

Và:

Cúng dường Bổn Sư như hứa nguyện

Thường hằng cúng dường chư Phật

Cúng dường là huân tập phước báu;

Tu huân tập phước báu và trí huệ siêu việt rồi đến chứng ngộ tối thượng.

Thêm vào đó, Lak-sor-wa (Lag-sor-ba) còn nói:

Nếu các ngươi cúng dường những gì xấu trong khi mình sở hữu những gì tốt đẹp, thì đó chính là hủy hoại đi lời nguyện. Nếu vị bổn sư bằng lòng với những điều này hay các ngươi không có gì khá hơn những phẩm vật xấu đó, thì mình không có lỗi gì cả.

Điều này tương tự như trong Đạo Sư Ngũ Thập Tụngcó đề cập:[40]

Người cầu mong được vô tận

Cúng dường lên bổn sư

Từ vật ít bắt mắt nhất

Đến loại vô cùng quan trọng

Thêm vào đó, tầm nhìn của đệ tử khác với tầm nhìn của các đạo sư. Đệ tử phải thể hiện hành động cúng dường này bởi vì đạo sư là phạm vi vô thượng để quý vị tích tụ phước báu và trí tuệ siêu phàm. Tuy nhiên, các đạo sư không được chỉ nghĩ về quà cáp. Sha-ra-wa (Sha-ra-ba) nói rằng:

Chúng ta dùng chữ “đạo sư” để chỉ người hành trì tu tập và không màn chi đến của cải vật chất.

Ai người làm trái lại những điều trên không thích hợp là một đạo sư cho người muốn đạt được giải thoát.

2) Tôn kính và phục vụ với thân thể và lời nói. Điều này để chỉ cho những hành động dành cho thân thể như tắm, xoa bóp, rửa sạch những vết dơ trên cơ thể, và chăm sóc về dinh dưỡng, cũng như chỉ rõ cho mọi người thấy các thiện đức của đạo sư.

3) Thực hành theo lời dạy của đạo sư. Nghĩa là không trái ngược lại lời dạy của đạo sư. Đây là điều quan trọng nhất. Như Bổn Sanh Kinh có viết:[41]

Việc tôn thờ mà các con phải làm để trả ơn thầy

Chính là thực hành theo như lời thầy dạy.

Hỏi:Quý vị phải thực hành theo như lời dạy của các đạo sư. Và rồi chuyện gì sẽ xảy ra nếu ta nương tựa vào các thầy và điều đó dẫn quý vị đến con đường không đúng và đưa đến những hành động trái với ba điều giới?[42]Như vậy quý vị có phải làm y như lời đạo sư không?

Đáp:Về vấn đề này, Đức Hiền {skt. Guṇabhadrâ} trong Giới Kinh nói rằng:[43]“Nếu thầy dạy quý vị những gì không tương hợp với giáo pháp, hãy từ chối”. Cũng như thế, Bảo Vân Kinh có đề cập [44]“Đối với những điều thiện hãy làm như lời các thầy dạy, nhưng đừng làm theo như lời các đạo sư nếu đó là điều bất thiện”. Vì thế, quý vị phải không nghe theo những lời hướng dẫn bất thiện. Câu chuyện về lần tái sanh thứ mười hai rõ ràng cho quý vị biết ý nghĩa của việc không làm những điều trái khoáy.[45][49].

Tuy nhiên, thật là không đúng khi lấy việc làm sai của các đạo sư làm một lý do để bào chữa cho những hành vi sai trái theo sau đó, ví dụ như không kính trọng, chỉ trích hay coi thường các đạo sư. Tốt hơn là nên từ chối một cách lịch sự, và đừng làm như lời hướng dẫn của thầy. Đạo Sư Ngũ Thập Tụng: [46]

Nếu ngươi không thể làm như lời dạy của đạo sư

Hãy xin từ chối với những lời nhẹ nhàng êm dịu.

Thêm vào đó, khi quý vị nương tựa vào các thầy theo cách này, thì sẽ thấm được một phần lời thầy dạy. Như trong “Đại Thừa Kinh Trang Nghiêm Luận” có đề cập:[47]

Với thâu nhận một sự chia sẻ giáo huấn của đạo sư

Đệ tử nương tựa vào thầy để có được thiện đức, mà không là vật chất.

Bo-do-wa đã nói

Khi Ananda {tên dịch nghĩa “Khánh Hỷ”} được chỉ định là thị giả của Đức Phật, Ngài nghĩ đến những người theo đạo Phật trong tương lai và nguyện rằng: “Con sẽ phục vụ và kính trọng Thầy cho dù có phải chịu điều kiện là con sẽ không được phép giữ y áo Ngài không dùng nữa hay thọ dụng thức ăn còn lại của Ngài, và con sẽ luôn hầu cạnh bên Ngài”. Quý vị, những đệ tử ngày nay không hề coi trọng giá trị của giáo pháp, mà chỉ đánh giá tình trạng phân chia công việc của đạo sư cho chúng ta như là được biểu lộ qua từng tách trà mà guru ban tặng chúng ta. Đây chính là sự hư hỏng sâu xa của quý vị.

Đối với thời gian bao lâu quý vị nên nương tựa vào thầy, Bo-do-wa đề cập:

Mỗi một đệ tử đến là thêm gánh nặng cho tôi. Mỗi đệ tử đi là nhẹ chút lòng. Nếu ở xa đạo sư thì không lợi ích chi cho đệ tử. Thế nên, hãy hành trì trong thời gian dài với khoảng cách trung bình.

d. Lợi ích khi nương tựa vào thầy

Nhờ nương tựa vào thầy, quý vị sẽ đến gần Phật tánh hơn; sẽ làm vui lòng các Đấng Chiến Thắng; sẽ không mất các thầy trong tương lai; sẽ không rơi vào các giới thấp[48]; nghiệp xấu cũng như phiền não không chiếm ngự ta; qua chánh niệm của những hành vi Bồ-tát {Bồ-tát hành} và bởi vì không mâu thuẫn với các hành vi đó nên những thiện đức đã thu thập được sẽ ngày càng tăng trưởng, và quý vị sẽ đạt được những mục đích tạm thời và tối hậu[49]; sau khi đạt được phước đức vì phục vụ và kính trọng thầy với tư duy và thực hành, quý vị sẽ tạo được lợi lạc cho mọi người và cho chính ta, và đạt được phước báu cùng trí huệ siêu phàm. [50]

Cùng trong ý hướng như vậy, Hoa Nghiêm Kinh có đề cập:[50]

Đệ tử của dòng truyền thừa tốt đẹp, Bồ-tát được sư phụ hỗ trợ đúng mực sẽ không bị đọa vào các cảnh giới đau khổ. Bồ-tát được thầy ân cần để ý không làm trái ngược lại tu tập Bồ-tát. Các Bồ-tát được thầy chăm sóc sẽ vượt cao lên trong thế giới này. Các Bồ-tát phục vụ và kính trọng thầy luôn hành động không bao giờ quên bất cứ hành vi Bồ-tát nào. Các Bồ-tát được thầy để tâm hoàn toàn sẽ không bị khuất phục bởi nghiệp bất thiện và các phiền não.

Và cũng như thế:[51]

Này các đệ tử của truyền thừa hạnh đức, các Đấng Thế Tôn hoan hỷ với tất cả Bồ-tát thực hành những gì các thầy dạy. Bồ-tát toại nguyện không mâu thuẫn với lời lẽ thầy sẽ đạt đến gần hơn để trở thành đấng toàn giác. Các thầy sẽ gần gũi hơn đối với đệ tử không nghi ngờ gì về lời dạy của thầy . Các Bồ-tát giữ thầy trong tâm mình sẽ hoàn thành tất cả ý hướng của các thầy.

Cũng như trong Như-lai Bất Khả Tư Nghì Mật Thuyết Kinh(Tathâgata-acintya-guhya-nirdeúa-sûtra)có đề cập:[52]

Này các thiện nam tử, thiện nữ nhân của truyền thừa hạnh đức, hãy gần gũi một các nồng nàn kề cận hơn, nương tựa nơi đạo sư, phục vụ, và kính trọng đạo sư với lòng tôn trọng cao cả nhất. Nếu các ngươi làm như vậy, tư tuởng của ngươi sẽ mang đức hạnh nhờ nghe những lời dạy đạo đức, và như thế hành động cũng sẽ mang đầy đức hạnh. Do đó, nhờ tạo được các thiện nghiệp và trở nên đức hạnh, các ngươi sẽ làm vui lòng các thiện hữu. Các ngươi cũng sẽ không mang đau khổ đến cho người khác hay cho chính mình bởi vì mình không tạo bất thiện nghiệp mà chỉ vun trồng đạo hạnh. Kết quả của việc bảo vệ người khác và chính mình, các ngươi sẽ hoàn thành con đường vô thượng Bồ-đề, và như thế thì sẽ có thể tận giúp cho lợi ích của những người đang đi sai đường. [51] Vì vậy, một khi Bồ-tát nương tựa vào thầy thì sẽ hoàn tất được việc tích lũy thiện đức.

Thêm vào đó, do kính trọng và phục vụ thầy quý vị có thể làm cạn kiệt đi các nghiệp mà nếu không thì hậu quả của chúng sẽ là những trải nghiệm ở các cõi thấp[53]. Hành động phục vụ thầy sẽ làm tiêu hao đi những ảnh hưởng đau khổ này và thay chúng chỉ bởi tác hại nhẹ trên thân và tâm quý vị trong kiếp này, trong thực tế hoặc trong các giấc mơ. Thêm vào đó, các lợi lạc về kính trọng và phục vụ thầy của quý vị rất lớn lao, như là huân tập phước báu vượt qua cả các gốc rễ của phước đức mà quý vị có được do cúng dường lên vô lượng Phật và v.v… Như trong Kinh Địa Tạngcó đề cập:[54]

Ai là người được thầy chăm sóc sẽ thanh tịnh hóa được các nghiệp mà nếu không sẽ khiến người ta lang thang khắp các giới thấp trong cả mười triệu vô lượng kiếp số. Họ thanh tịnh hóa các nghiệp này bởi sự tai hại cho thân và tâm trong đời hiện tại. Những tai hại này bao gồm bệnh tật như bị nhiễm trùng có bị sốt và tai ương như là nạn đói. Những người đó có thể thanh tịnh hóa các nghiệp của mình bằng việc chỉ thọ nhận một chút trong giấc mơ hay là một sự quở trách. Điều này tạo nên nhiều phước báu gốc rễ trong một buổi sáng hơn so với người đã cúng dường, thờ lạy, hay giữ giới luật từ vô lượng mười triệu chư Phật. Người kính trọng và phục vụ đạo sư được ban cho những thiện đức không thể nghĩ bàn.

Và cũng như thế:

Hãy ghi nhớ rằng tất cả thiện đức vô lượng của chư Phật để chuyển hóa tâm của người khác là khởi lên từ việc nương tựa đúng đắn vào thầy. Vì thế, nương tựa vào thầy, trở nên gần gũi hơn, phục vụ, và kính trọng đạo sư, như chính mình là chư Phật.

Tương tự như vậy, trong Bổn Sinh Kinh xác định:[55]

Một thiện tri thức bất kỳ phải không rời xa người xuất sắc

Và phải nương tựa vào các vị cao đức này trong cung cách có giới luật

Một khi các ngươi gần gũi với thầy, những mầm nhỏ thiện đức của thầy tự động nẩy nở trong ta.

Bo-do-wa phát biểu:

Phần lớn, chúng ta đang ở trong sự nguy hiểm lớn lao khi trở nên giống như da thú vật bị hao mòn. Như khi ta kéo một miếng da mòn khô trên nền, những mảnh vỡ vụn sẽ dính lại trên nền, nhưng các đồng tiền vàng thì không, như vậy nếu nương tựa vào thầy chỉ thỉnh thoảng thôi thì thiện hạnh của các thầy không ươm được vào trong thân các ngươi nhưng những lỗi lầm nhỏ thì lại dính mắc được vào. Thế nên, để đạt được tu tập thành công phải liên tục nương tựa vào thầy. [52]

e. Các Lỗi lầm khi không nương tựa vào thầy

Nếu quý vị tôn một vị nào làm thầy, và rồi cách nương tựa vào thầy là sai lầm, thì chẳng những quý vị tự mình làm hại mình như nhiều điên rồ hoặc bệnh tật trong kiếp này, mà trong các kiếp sau còn chịu những đau khổ vô cùng trong các giới thấp trong khoảng thời gian vô lượng. Kim Cương Thủ Điểm Đạo Đại Mật Điển có đề cập:[56]

“Bạch Thế Tôn, loại quả nào mà người chỉ trích thầy phải nhận lãnh? Thế Tôn đáp: “Vajrapani {Kim Cương Thủ – Tay Kim Cương}, đừng hỏi câu này, bởi vì câu trả lời sẽ làm cả thể giới sợ hãi, kể cả các thần thể. Tuy nhiên, hỡi Mật Vương, Ta sẽ nói vài điều. Này người anh hùng, hãy lắng nghe một cách cẩn thận:

Như ta đã giải thích, các địa ngục bất kham nào đó

Đều do từ nghiệp báo tức thì của các hành vi

Là nơi cư ngụ của người chỉ trích thầy.

Họ phải trú nơi đó vô lượng kiếp số

Thế nên, đừng bao giờ chỉ trích thầy mình

Trong bất cứ cơ hội nào

Cũng như trongĐạo Sư Ngũ Thập Tụng chỉ rõ:[57]

Người khinh miệt thầy mình

Là kẻ rất bối rối

Sẽ chết bởi chất độc,

Ma quỷ, bệnh truyền nhiễm

Phong hủi, sốt lây lan,

Hoặc là các bệnh khác.

Ngươi cũng xuống địa ngục

Sau khi bị vua giết,

Hay là bị lửa đốt,

Hay bởi rắn độc cắn,

Nước, ḍâkâ,[58]kẻ trộm,

Ma trơi hay quỷ dữ

Hoặc linh hồn lừa dối.

Dẫu sao đừng gây phiền

Đến tâm các đại sư

Vì, nếu ngươi bối rối

Và hành vi lối đó,

Muôn đời bị thiêu đốt

Trong địa ngục thâm sâu.

Điều đó đã giảng rõ

Những ai bất kể thầy

Sẽ phải bị sa đọa

Nơi địa ngục kinh hãi

Nơi chốn khó giảm tha.

Tương tự, một đoạn văn trong Yama Hắc Địch Luận {hay Dạ-vương Hắc Địch Luận}(Kṛṣṇa-yamâri-pañjikâ),do đại thiện tri thức Bảo Sinh Tịnh {skt. ratnâkaraúânti} viết, đã xác định:[59]

Người chỉ nghe dù một câu kệ

Mà không nhận đạo sư của mình

Sẽ làm chó trăm lần tái sinh

Và sẽ tái sinh trong cấp thấp.

Thêm vào đó, các thiện đức chưa phát triển sẽ không phát triển, và những gì đã phát triển sẽ giảm thiểu đi rồi tiêu biến. [53]. Thập Phương Hiện Tại Phật Tất Tại Tiền Lập Định Kinh có đề cập:[60]

Nếu các học trò giữ oán hận, ngoan cố, hay thù nghịch với đạo sư, thì không làm sao có được thiện đức. Cũng tương tự như vậy nếu họ không phát triển ý niệm vị thầy đó là không khác biệt với đạo sư. Điều này được giải thích như sau: Nếu các ngươi không kính trọng người của cỗ xe thứ ba[61]hay là các vị sư đã dạy giáo pháp, hoặc không nghĩ đó là thầy hay là các đạo sư, thì không cách nào người có được những thiện đức mà mình chưa hề có được. Cũng như thế, người sẽ làm lãng phí đi những phẩm chất đã có, vì không kính trọng các vị này nên giáo pháp đã học biến mất khỏi tâm thức.

Thêm vào đó, nếu quý vị nương tựa vào các thầy không có đạo đức và bạn xấu, thiện đức sẽ từ từ biến mất và tất cả những lỗi lầm của mình sẽ ngày càng gia tăng. Rồi thì những gì không mong muốn lại cứ ngày càng phát triển. Vì thế, phải tránh xa họ. Diệu Pháp Chính Niệm Hiện Tại(Sad-dharmânusmṛty-upasthâna)dạy rằng:[62]

Căn bản của tất cả tham luyến, thù hận, và vô minh là những người bạn xấu, chúng giống như là một thân cây có chất độc.

Kinh Đại Bát Niết Bàn(Mahâparinirvâṇa-sûtra) cũng đề cập rằng các Bồ-tát không sợ con voi điên và với phong cách tương tự họ lại sợ những bạn xấu[63]. Điều trước {con voi điên} chỉ tiêu diệt thân thể, trong khi điều sau hủy diệt cả thiện đức và tâm thanh tịnh. Thêm vào đó, kinh cũng có giảng con voi điên hủy diệt thân xác và bạn xấu hủy diệt bản thân của giáo huấn. Và thêm nữa, điều đầu không thể đẩy ta vào cảnh giới bất hạnh, trong khi nỗi sợ sau chắc có thể tạo nên khốn khổ.

Cũng vậy, Satyaka-parivarta có đề cập:[64]

Có những người tâm bủa vây bằng bạn xấu, như là bởi rắn độc,

Nhưng đã bỏ quên đi đối trị của độc chất đó chính là thầy.

Nếu họ lắng nghe giáo pháp quý giá và cao siêu,

Thì sẽ được vào nơi không bị kiềm tỏa.

Cũng như thế, theo Mitra-Varga {Ân Huệ Phẩm} có viết:[65]

Người sáng suốt không nên làm bạn với

Người không đức tin hay người keo kiệt,

Người nói láo hay nói lời chia rẽ;

Cũng không nên đi với kẻ tội lỗi.

Cả với người chưa làm điều tội lỗi

Nhưng tạo mối nghi rồi sẽ làm ra

Nếu cứ nương tựa vào người tội lỗi,

Thì rồi sẽ gia tăng nhiều khó chịu. [54]

Người nương tựa vào kẻ chẳng đáng tin

Sẽ có lỗi lầm như là kết quả,

Giống mũi tên sạch lại bị nhuốm dơ

Vì đặt chung bao chứa tên tẩm độc.

Khi nương tựa vào những người thầy vô đạo đức thì những gì sai mà quý vị đã làm trước đó – những hành động sai do bản năng và do cấm đoán – không giảm đi, và những điều sai mới gia tăng. Geshe Drom-dön-ba dạy:

Người xấu xa nhất, dù giữ được bằng hữu tốt, cũng không khá hơn người trung bình. Người tốt đẹp nhất, khi đánh bạn với người xấu nhất, là đã sẵn sàng trở nên phần xấu xa nhất kia.

f. Tóm tắt ý nghĩa của năm phần trên

Như vậy, quý vị cũng phải hiểu như đã giải thích trên về hướng dẫn vốn nổi tiếng như là một “đạo sư du-già” {skt. guru yoga}.[66]Nên nhớ, quý vị chưa đi đến đâu cả do chỉ được dạy về đối tượng thiền mới chỉ có một thời. Khi hành trì tự trong tâm, quý vị phải nương tựa vào một vị thầy xuất sắc hướng dẫn chính xác trong thời gian dài. Thêm vào đó, như lời Chay-ga-wa (mChad-ka-ba) dạy: “Khi nương tựa vào guru, thì sẽ có cơ hội mình có thể đánh mất đạo sư của quý vị”. Như thế, nếu nương tựa mà không biết cách, quý vị sẽ không được lợi lạc gì, mà chỉ mất thêm thôi.

Do vậy, những tiêu đề liên quan đến việc nương tựa vào thầy rõ ràng là căn bản của hạnh nguyện sâu xa nhất của quý vị, vốn quan trọng hơn tất cả. Hậu quả là, tôi đã trích dẫn từ các kinh điển không sai lạc và các luận giải, vốn thật dễ hiểu mà còn truyền thêm cảm hứng nữa, và tôi đã cung cấp một cái nhìn tổng quát về những lời dạy đáng tôn kính của các bậc cao tuyệt đã tiến hành theo ý nghĩa của kinh điển. Hãy hiểu những tiêu đề này từ chi tiết của các nguồn khác.

Phiền não của quý vị là vô cùng thô lậu. Một số người nghe giáo pháp từ nhiều vị thầy. Họ không biết làm cách nào để nương tựa vào đạo sư, và ngay cả khi biết họ cũng không làm. Vì thế, họ sẽ mắc phải vô số hành động sai lầm liên quan đến việc nương tựa vào thầy một cách không đúng đắn. Thêm vào đó, họ cũng sẽ thấy khó khăn về việc nuôi dưỡng một sự sáng suốt về các pháp tu tập như sám hối những hành động xấu trong quá khứ và tự giữ mình không làm điều xấu trong tương lai.

Như thế, sau khi quý vịhiểu được các lợi ích và lỗi lầm đã giải thích, hãy tự mình quán chiếu lại nhiều lần. [55] Những ai đã luyện tập việc nương tựa vào Thầy không đúng cách trong các kiếp trước phải nên có thái độ pháp sám hối và tránh không làm như vậy nữa từ tận đáy lòng mình.

Hãy tự rèn luyện mình theo các giáo pháp thích hợp đã thọ nhận, và luôn suy tưởng về các phẩm cách toàn hảo của thầy mình. Hãy dâng nhiều lời cầu nguyện và huân tập công đức và trí huệ cao siêu như là các nhân duyên cho việc có được một vị thầy như thế chăm sóc mình cho đến khi giác ngộ. Một khi làm được như vậy, quý vị sẽ nhanh chóng trở thành như Sadâprarudita {Thường Đề hay Thường Khấp – nghĩa là Hay Khóc} – con của Bậc Chiến Thắng, người có tánh dũng toàn hảo, và như Thiện Tài Đồng Tử – người đi tìm thầy không giới hạn.



[1]BA95, P5346: 47.2.8-47.3.1.

[2]BA96 Ârya-bodhisattva-piṭaka-nâma-mahâyânâ-sûtra {Bồ-tát Tạng Đại Thừa Kinh} là chương 12 của Tạng Kinh Ratna-kûṭa {Bảo Hằng Kinh– một tạng kinh Đại Thừa cổ bao gồm 49 kinh Đại Thừa đã được Ngài Bồ-đề Lưu-chi (skt. bodhiruci) (Thế kỷ 5-6) dịch ra Hán ngữ}, P760.

[3]Tức là sáu ba-la-mật-đa (skt. pâramitâ – toàn hảo, viên mãn) để tu tập theo Bồ-tát đạo. và mười bậc Bồ-tát danh từ Hán-việt trong các kinh gọi là “thập địa” (skt. bhûmi – cấp bậc, địa vị).

[4]BA97 Mahâyânâ-sûtralaṃkâra-kârikâ, Bagchi 1970 (MSA): 17.10; P5521: 13.4.5-6.

[5]BA98 Prâtimokṣa-sûtra, P1031: 143.2.2. Bảng giới luật (vinaya) cho các vị Tăng và Ni tụng hai lần mỗi tháng trong lễ sám hối. Tiếng tây tạng So Sor thar pa’i mdo nghĩa là Kinh về Giải thoát Cá nhân.

[6]BA99 Vinaya-vibhariga,P1032: 149.5.1. Tsongkhapa muốn nói đến kinh Lung rnani ‘byed (âgama-vihariga, Phân Biệt Luận).Đây là phần thứ hai trong giới luật.

[7]Toàn tâmhay chánh niệmở đây được hiểu như là khả năng lưu giữ bền bỉ của tâm thức không bị phân tán hay xao lãng. Tỉnh giác (tỉnh thức, tự quán kiểm) là khả năng cảnh tỉnh và sáng suốt tự nhận ra được trạng thái hiện có của tâm để tự điều nghi cho thích hợp.

[8]Geshe (tib. dge bshes, dạng gọi ngắn của thuật ngữ dge-ba'i bshes-gnyen, dịch nghĩa "pháp hữu"; từ nguyên Phạn ngữ kalyâòamitra) Đây là một học vị Phật giáo Tây Tạng dành cho các tăng sĩ. Học vị này chủ yếu dùng trong trường phái Gelug (Cách-lỗ) và được chia thành nhiều mức, mức cao nhất gọi là geshe Lharampa.

[9]BA100 Ud: 25.5-6;P992:98.3.3-7. Phẩm Ân Huệlà tiêu đề của Chương 25 trong Tiểu Bộ Kinh.

[10]BA101 mChims-thams-cad-mkhyen-pa (Chim-tam-jay-kyen-ba) trong luận mChims mdzod gyi’grel pa mngon pa’i rgyam (Vi Diệu Pháp Báu Luận Thích của mChim): 145-150, đã trích kệ này (LRCM: 36.7) và cho biết đó là từ giảng giải Prajñâvarman{Bát-nhã Hộ Trì} của Mârga-varga {Đạo Giới}: 12.10 trong kinh Udâna-varga-vivaraṇa (Tiểu Bộ Kinh Mô Tả),nhưng không được tìm thấy ở đây.

[11]BA102 SR:2.21-22ab, 3.24-27; P975: 277.2.5-6, 277.2.7-277.2.1.

[12]BA103 Ârya-subâhu-paripṛcchâ-nâma-tantra, P428:34.3.8-34.4.3.

[13]BA104 Catu-úataka-úâstra-kârikâ, Lang 1986 (Cś): 12.1;P5246: 138.1.1-2.

[14]BA105 Bodhisattva-yogâ-caryâ-Catu-úataka-îkâ {Bồ-tát Du-già Hạnh Tứ Bách Luận Thích} P5266:252.5.8-253.1.7.

[15]BA106 Madhyamaka-hdaya-kârikâ,P5255:4.2.3-4.

[16]BA107Bodhisattva-prâtimoka-catuka-nirhâra-nâma-mahâyânâ-sûtra.Chữ prâtimokṣa có nghĩa là những điều luật được hệ thống hóacủa Bồ-tát giới.

[17]BA108 Bodhisattva-yogâ-caryâ-Catu-úataka-îkâ, P5266: 253.1.1-2.

[18]BA109 Kinh Gaṇḍa-vyûha-sûtra {Phẩm Hoa Nghiêm hay Nhập Pháp Giới hay Tứ Thập Hoa Nghiêm}là phần thứ 45 của bộ Kinh Buddhâvataṁsaka-nâma-mahâ-vaipulya-sûtra (Đại Phương Quảng Phật Hoa Nghiêm Kinh).Phần này (P761.3.5-292.4.4) viết về những yêu cầu và lòng tôn kính đối với đạo sư (guru) Dharmottara {Pháp Thượng}. Tiểu đề theo tiếng Tây Tạng do Tsongkhapa viết – sDong po bkod pa - khác với tiểu đề ở trang 761, vol. 26, sDong po brgyan pa.

[19]BA110 Ârya-pratyutpanna-buddha-saṃmukhâvasthita-samâdhi-nâma-mahâyânâ-sûtra, {có nơi dịch là Bát Chu Tam Muội kinh}P801:126.2.8.

[20]BA111 Ibid.: 126.3.1.

[21]BA112 dGe-shes[‘Brom]-ston-pa có ba đệ tử chính, gọi là ba “anh em” (shu mched): Po-to-ba (Bo-do-wa), sPyan-snga-ba (Jen-nga-wa) và Phu-chung-ba (Pu-chung-wa) (Roerich: 263-264). Geshe Ngawang Lhundup nói họ là những người bạn tinh thần rất thân thiết. Po-to-ba khi nói “geshe của tôi” thì đó chính là sPyan-snga-ba như là biểu lộ của lòng thương mến và gọi thầy là Bồ-tát để tỏ lòng tán dương. Như vậy, geshe (dge-bshes) trong trường hợp này không thể dịch là “thầy’, mà chính là để tỏ lòng kính trọng người đã đạt được một học vị, tương tự như là “tiến sĩ”.

[22]BA113 Một Maṇḍala ở đây là 1 phẩm vật cúng dường tượng trưng cho toàn vũ trụ, mà người dâng cúng quán tưởng mình mang trong thân nhiều điều kỳ diệu.

[23]BA114 Ah-ray (ah re)là cách biểu lộ một sự vui mừng rất lớn.

[24]Giác thể trung tâm hay bổn tôn của Mật điển Cakrasavara Tantra{Luân Diệu Lạc Mật Điển– vòng diệu lạc mật điển}, (tib. Korlo Demchog Gyud) được xem thuộc về lớp Mẫu hệ của Mật điển Anuttara Yoga Tantra(Tối Thượng Du-già Mật Điển). Heruka, là giác thể trung tâm của Maṇḍala được biết như là Saṃvara (Diệu Lạc) là một trong những iṣṭhadevatâ (Thần Thể, Bổn tôn) nền tảng, hay các Giác thể các trường phái Phật giáo Tân dịch ở Tây Tạng.

[25]BA115 Aṣṭa-sâhasrikâ-prajñâpâramitâ-sûtra, Vaidya 1960d:239; P734:172.3.2-3.

[26]BA116 Ārya-ratnolka-nāma-dhārai-mahāyānā-sūtra, trích trong Vaidya 1960b: P5336: 184.1.1-3 {Tên dịch Việt khác là Bảo Quang Minh Đà-la-ni Sở Thuyết Kệ. Đây là một công trình đáng kể về nhiều phương diện ghi khắc biểu thị thể tính giáo pháp Đại thừa là Bồ-tát không nên tìm kiếm cho sự giải thoát cho riêng mình mà “cho lợi ích của tất cả chúng sinh hữu tình” mong muốn tái sinh trong các giới khác nhau và các nơi không mong muốn của sự sống. (Ancient Indian Sect and Orders Mentioned by Buddhist Writers. Bendall.C. Royal Asiatic. Society. 1901. p 122-127)}.

[27]BA117 The Daúa-dharmaka-nâma-mahâyânâ-sûtratrong chương 9 Ratna-kûṭa, trích dẫn trong Vaidyu 1960b:1.11-14;202.2.4-6.

[28]BA118 Vajrapâṇi-abhiṣeka-mahâ-tantra, P130; 90.5.1-2.

[29]BA119 Ibid.:50.3.5-6.

[30]BA120 Ârya-ratna-megha-nâma-mahâyânâ-sûtra {Bảo Vân Đại Thừa Kinh – kinh Đám Mây Quý Giá}, P897: 215.1.4-8.

[31]BA121 Ârya-gṛha-paty-ugra-paripṛcchâ-nâma-mahâyânâ-sûtra {Ugra tên dịch nghĩa là Cường Nộ – dịch nghĩa tên KinhCư Sĩ Ugra Cầu Vấn Đại Thừa Kinh} là chương 19 của Ratna-kûṭa,trích dẫn trong Vaidya 1960b: 2.9-13; 271.4.4-8.

[32]Kim Cương Kinhcó nhiều đoạn dạy về việc thành tựu nếu trì tụng dù chỉ bốn câu dạy về các ba-la-mật-đa đề cập bên trên. Kinh Kim Cang. Thích thanh Từ. 1997. Thư Viện Thường Chiếu. Truy cập 12/05/2011.

<http://www.thuong-chieu.org/uni/KinhSachThiKe/Kinh/KinhKimCang/TRANG_CHINH.htm>.

[33]Từ chữ eon (skt. kalpa) Đây là một khoảng thời gian rất dài. Một cách ngắn gọn có 3 loại kiếp lượng chính: Tiểu kiếp (Skt. antah-kalpa) vào khoảng 16.678.000 năm; trung kiếp (skt. asankya-kalpa) dài bằng 20 tiểu kiếp; đại kiếp (skt. maha kalpa) bằng 4 trung kiếp. “Phật Giáo Chính Tín”. Thích Thánh Nghiêm. Chương Kiếp Là Gì. Thư Viện Hoa Sen.

<http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2-75_4-7684_5-50_6-3_17-204_14-1_15-1/>. Truy cập: 08/05/2011.

[34]BA122 Daśa-dharmaka -sûtra,P760: 204.2.2-6.

[35]BA123 Gaṇḍa-vyûha-sûtra {PhẩmNhập Pháp Giới – Hoa Nghiêm Kinh},Vaidya 1960c: 131; P761: 184.1.7-184.2.4.

[36]BA124 Ibid., Vaidya 1960c: LIV.70, 72-74, 71, 75; P761: 297.4.1-6.

[37]BA125 Guru-pañcâúikâ:46-47; P4544: 206.1.7-8.

[38]BA126 MSA: 17.11; P5521: 13.4.6-8.

[39]BA127 Guru-pañcâúikâ: 17,21; P4544: 205.4.4, 205.4.6-7.

[40]BA128 Ibid.: 20; P4544: 205.4.6.

[41]BA129 Jm:17.32a-b;P5650:28.5.4-28.5.5.

[42]Theo giảng giải của Geshe Lhundub Sopa thì ba điều đề cập gồm giáo pháp liễu nghĩa (1), các nguồn tin cậy khác (2) và lập luận hợp lý về bản chất chân thật của các hành vi đúng đắn (3). (p.147. “Step on the Path to Enlightenment”. Geshe Lhundub Sopa. Vol1. Widom. 2004).

[43]BA130 Vinaya-sûtra, P5619:201.2.6.

[44]BA131 Ratna-megha-sûtra, P897: 215.1.8.

[45]BA132 Câu chuyện về lần tái sanh thứ mười hai là chuyện kể về một đời của Đức Phật khi Ngài là một vị Bà-la-môn tại Ấn Độ. Câu chuyện như sau: một hôm thầy giáo của một nhóm người Bà-la-môn trẻ quyết định thử thách học trò. Trước tiên ông khởi động lòng trắc ẩn của các học trò bằng cách kể lể về vấn đề tài chánh của mình. Rồi ông tuyên bố: “người ta nói: ‘Khi một người Bà-la-môn mất của cải tiền tài, thì ăn cắp cũng là một hành động đạo đức.’ Đấng Phạm Thiên, đấng sáng tạo ra vũ trụ, là cha của tất cả người Bà-la-môn. Khi một người Bà-la-môn mất của cải, sẽ là điều chấp nhận được khi họ đi ăn cắp, bởi vì mọi thứ là do Đấng Phạm Thiên sáng tạo, và Bà-la-môn là người sở hữu những sáng tạo đó. Vì vậy, xin vui lòng đi và ăn cắp một cái gì đó”. Phần lớn các học trò trả lời họ sẽ không làm như vậy, duy chỉ có một người - người đã trở thành Đức Phật Thích Ca Mâu Ni - thì im lặng. Khi vị thầy hỏi người học trò này giải thích về sự im lặng, vị này đã trả lời: “Thầy, là thầy của con, đã bảo chúng con đi ăn cắp, nhưng theo lời hướng dẫn thông thường ăn cắp là một việc làm sai trái. Mặc dù thầy nói như vậy, nhưng dường như nó không đúng”. Thầy giáo rất hài lòng và nói: “Ta nói như vầy để thử các con thôi. Đó là người học trò đã thực sự hiểu lời dạy của ta. Đó là người học trò không bị lôi cuốn theo bất cứ điều điên rồ nào như dòng nước chảy, mà quán xét những lời thầy dạy, và tự mình làm quyết định. Đó là đệ tử giỏi nhất của ta”.

[46]BA133 gurupañcâúikâ: 24cd; P544:205.4.8-205.5.1.

[47]BA134 MSA: 17.14; P5521: 13.5.1.

[48]Chúng sinh thuộc dục giới, theo Phật giáo được chia thành 6 giới (skt. ṣaḍgati): trời (skt. deva - thiên), người (skt. manusya - nhân), thần (skt. asura - a-tu-la), súc sinh (skt. tiryagyoni), ngạ quỷ (skt. preta) và địa ngục (skt. naraka). Trong đó, ba giới thấp hay giới đau khổ là súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Desire Realm. Wikipedia.org. Truy cập 08/05/2011.

[49]Mục đích tối hậu của người tu tập là đạt thành Phật quả và mục đích tạm thời là không bị tái sinh vào các giới thấp hay tái sinh vào giới người để tiếp tục tu tập thuận tiện. Pháp giảng của đức Dalai Lama: Shantideva's Guide to Bodhisattva Way of Life. Day3. 2010. Truy cập 27/05/2011.

< http://www.dalailama.com/webcasts/post/94-shantidevas-guide-to-a-bodhisattvas-way-of-life>.

[50]BA135 Gaṇḍa-vyûha-sûtra, trích từ Vaidya 1960b: 23; cf. Vaidya 1960c: 364; P761: 291.5.7-292.1.8, có thêm một vài hàng.

[51]BA136 Ibid., Vaidya 1960c: 131; P761: 184.2.608. Phần chuyển dịch sang tiếng Tây tạng thì khác biệt, nhưng tương tự như phần trích dẫn trong Úiksâ-samuccaya (Vaidya: 1960b:23; P5336: 194.4.8-194.5.3).

[52]BA137 Ârya-tathâgata-acintya-guhya-nirdeúa-nâma-mahâyânâ-sûtra là phần 3 của Ratna-kûṭa, P760.

[53]Cõi đau khổhay cõi thấplà dạng chúng sinh tái sinh thuộc một trong 3 giới: súc sinh, ngạ quỷ và địa ngục. Hai cõi được xem là thuận lơi cho tu tập là thiên (trời) và nhân (người).

[54]BA138 Kṣitigarbha-sûtra {tên đầy đủ là Daúa-cakra-kṣitigarbha-nâma-mahâyânâ-sûtr tức Địa Tạng Thập Luân Đại Thừa kinh, cited in Vaidya 1960b: 51.06,51.12.

[55]BA139 Jm: 31.72; P5650: 58.3.4-5.

[56]BA140 Vajaparty-abiseka-maha-tantra, P130:90.4.6-90.5.1.

[57]BA141 Guru-pañcâúikâ: 11-12; P4544: 205.3.7-205.4.2.

[58]BA142 Mặc dù dakaslà để nói về một chúng sanh ở ngoài vòng lục đạo luân hồi và luôn giúp người tu theo đạo Phật, nhưng trong đoạn văn này họ là những linh hồn gây hại. {Tuy nhiên, theo truy cứu của nhóm dịch Việt thì chữ “ḍâkâ’”này theo tiếng Ấn (Hindi) là “bọn cướp”}.

[59]BA143 Úri-kṛṣṇa-yamâri-mahâ-tantra-râja-pañjikâ-ratna-pradîpa {Yama Hắc Địch Đại Mật Điển Vương Nan Ngữ Bảo Đăng Luận}, P2782:257.3.4-5.

[60]BA144 Pratyutpanna-buddha-saṃmukhâvasthita-samâdhi-sûtra,P801: 107.1.6-8.

[61]BA145 Locho Rimbochay giải thích đây là ám chỉ một vị Bồ-tát.

[62]BA146 Arya-sad-dharmanusmrty-upathasa, P953: 309.5.23.

[63]BA147 ‘Phags pa yongs su mya ngan las ‘das pa chen po’I mdo.P787: 9.2.2-7. Không có tên bằng tiếng Sankrit trong công trình của Suzuki. Phiên bản này được dịch từ tiếng Hoa.

[64]BA148 Satyaka-parivarta {Đế Thuyết Phẩm - Chương Thuyết Về Chân Lý},P813: 247.1.1-2.

[65]BA149 Ud: 25.1, 25.9-10; P992: 98.2.8-98.3.1; 98.3.6-7.

[66]BA150 Khensur Yeshe Thupten định nghĩa thực hành pháp đạo sư du-già là giữ tâm trong thiền, trụ tâm vào một điểm theo phương pháp nương tựa vào thầy và áp dụng phương pháp đó trong thực hành.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6205)
Thuở xưa, trú xứ của những người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình thường là khu rừng, vách núi, hang động, đồng hoang… Ngay cả Đức Thế Tôn, khi đã có những tu viện do các cư sĩ xây dựng cúng dường như Trúc Lâm, Kỳ Viên… thì Ngài cũng chỉ cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, còn phần lớn thời gian Ngài đi hoằng pháp và nghỉ lại trong những khu rừng trên lộ trình du hóa.
08/04/2013(Xem: 5862)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 5758)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 5426)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 10815)
Na Mồ Hát Ra, Đa Na Đa Ra, Da Dạ Na, Ma A Rị Da, Bá Lô Chỉ Đê, Thước Bá Ra Dạ Bồ Đề, Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ca Rô Nễ Ca Dạ, Đa Điệt Tha, Đổ Rô Đổ Rô A, Tây Ma Tây Ma Tây Ma Ha, Ma Lỵ Ni Đổ Ba, Ma Lỵ Ni Đổ Tỳ Đổ Tỳ, Na Mồ Na Ma, Ta Bà Ha (niệm 3 biến).
08/04/2013(Xem: 11869)
Thần Chú 100 âm Chủng tử Kim Cang Tát Tỏa thần chú (Tibet) 100 Syllable Mantra One Hundred Syllable Mantra of Vajrasattva Om Benza Sato Samaya, Manu Palaya
08/04/2013(Xem: 11817)
Xưa đức Như Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển dương pháp Ðại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên mãn, . . .
08/04/2013(Xem: 10211)
Với quyết tâm thành tựu / lợi lạc lớn lao nhất / nhờ tất cả chúng sinh / tôi nguyện luôn giữ gìn / chúng sing trong đáy tim / vì chúng sinh quý hơn / cả bảo châu như ý...
08/04/2013(Xem: 9582)
Bộ Đại Thủ Ấn là bộ Kinh tối quan trọng của những hành giả tu Mật giáo, nhất là ở Tây tạng. Sau khi kinh qua lộ trình của Hiển giáo, miên mật hương thơm trong giới-định-huệ và khi đã qua giai đoạn rốt ráo để rời bỏ chính ngay những phương tiện mà mang theo, người hành giả được vị Thượng sư Du già truyền trao Đại Thủ Ấn cùng Mật pháp tu tập.
08/04/2013(Xem: 9255)
Nay thầy xin tận sức giải thích Ý nghĩa tinh túy của khế kinh Phật dạy; Con đường tất cả Bồ tát đều tán dương; Cánh cửa mở ra cho kẻ thiện duyên khát khao giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]