Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Phát Nguyện và Hồi Hướng

02/01/201214:28(Xem: 7907)
11. Phát Nguyện và Hồi Hướng
CHÚ GIẢI VỀ P’HOWA
Hướng Dẫn về Pháp Môn Chuyển Di Thần Thức Siêu Sinh Tịnh Độ
theo Truyền Giảng của Rigdzin Longsal Nyingpo
Tác giả: Chagdud Khadro - Dịch giả: Cư sĩ Nguyên Giác
===============================================

Phát Nguyện và Hồi Hướng

Bản kinh văn trân bảo của Rigdzin Longsal Nyingpo kết thúc với một bài kinh phát nguyện để thành tựu p’howa, để được tái sinh trong Cõi Cực Lạc và diện kiến dung nhan Đức Phật A Di Đà trực tiếp. Bản văn không có một bài kinh hồi hướng cụ thể nào. Ngài Chagdud Rinpoche đề nghị nên sử dụng bài hồi hướng từ nghi quỹ Red Tara (LDG: một pháp tu Mật Tông với bài chú Tara, một hóa thân của Đức Quan Aâm) tu tập ở các trung tâm Chagdud Gonpa. Nghi thức hồi hướng mà Ngài viết cho một pháp sur (dâng hương) thì cũng thích hợp. Cả hai bài kinh được đưa vào cả phần Phụ Đính.

Dù là chọn bất kỳ bài hồi hướng nào để tụng đọc, chúng ta nên quy hướng các công đức của pháp p’howa đang thực hành tới khắp các cõi chúng sinh.

Hướng tới những ai bị lôi kéo vào cõi bardo của giây phút chết vì bệnh: vì ung thư, AIDS, viêm gan, lao phổi, suy dinh dưỡng, hay sốt rét; vì suy kiệt các chức năng tim, phổi hay não; vì tất cả các bệnh gây thương tổn cho chúng sinh:

Xin nguyện cho sự mê mờ gây ra bởi bệnh hoạn nhường lối cho sự tỉnh thức. Xin nguyện các căn bệnh của họ sẽ làm thanh tịnh tất cả ác nghiệp còn trong tâm thức họ. Xin nguyện cho tâm của họ khởi lên tâm từ bi đối với các chúng sinh khác trong hoàn cảnh tương tự. Xin nguyện cho họ được giải thoát vào cõi tịnh độ khi lìa đời, và rồi chứng đắc giải thoát tuyệt đối.

Hướng tới những người già, mà sinh lực đang tan biến đi, để lại tấm thân đang suy kiệt; những người đang bị bạn hữu và gia đình lánh xa, để họ cô lập và cô đơn; những người mà khả năng tâm thức và cảm xúc đang suy kiệt, để họ rơi vào bất định và hốt hoảng; những người mà niềm vui và thành tựu của họ đang tan biến vào trí nhớ mờ nhạt, làm họ cảm thấy buồn bã và mong manh:
Xin nguyện cho họ chứng ngộ được sự hư ảo của hình thể thân xác họ, và sẽ tuột ra khỏi chiếc vỏ bọc [thân xác] một cách dịu dàng. Xin nguyện cho họ tìm được sự hỗ trợ tinh thần để vượt qua ngưỡng cửa của sự chết với tự tin. Xin nguyện cho họ tìm được giải thoát từ khổ đau và sự giác ngộ tối hậu.

Hướng tới những người chết đột tử hay bạo tử, và những người có thể kinh hoảng và hầu như giận dữ không kiểm soát nổi:

Với công đức của bất cứ nghiệp lành nào họ đã tạo ra trong tất cả các kiếp trước giờ của họ, với công đức của kinh nguyện và sự tu tập của chúng tôi, xin nguyện cho họ tìm được sự bảo vệ và xa lìa khỏi nghiệp lực cuốn hút của những giây phút kinh hoảng sau cùng. Xin nguyện bình an khởi lên trong dòng tâm thức của họ, xin nguyện cho họ tìm được giải thoát xa lìa mọi sợ hãi và đau khổ. Xin nguyện cho họ thành tựu giác ngộ.

Hướng tới những người đã chết bất hạnh trong quá khứ và đã tái sinh trong các cảnh giới không được bình an để tu tập:

Với công đức của các kinh nguyện và tu tập của chúng tôi, xin nguyện cho họ tìm được giải thoát ra khỏi nghiệp lực lôi cuốn trong dòng tâm thức của họ, và an trụ trong sự tỉnh thức không ngăn ngại của tâm giác ngộ.

Hướng tới những người đã tu tập pháp p’howa, những người biết pháp môn này nhưng bị ngăn trở bởi mê luyến và bất định về khi nào thực hành pháp p’howa:

Xin nguyện cho họ chứng ngộ bản tánh hư ảo của sự mê luyến của họ; xin nguyện cho họ vượt thắng tất cả dao động nhờ vào sức mạnh tỉnh thức. Xin nguyện cho sự hồi hướng các bài kinh nguyện và sự tu tập của chúng tôi hợp nhất với trí tuệ và phương tiện thiện xảo của họ, và xin nguyện cho sự chuyển di thần thức vào trong cõi tịnh độ sẽ mau chóng và chắc chắn. Xin nguyện cho họ thành tựu giác ngộ mau chóng, để làm lợi ích cho tất cả chúng sinh.

Hướng tới chư vị thánh tăng:
Xuyên qua công đức của chúng con, xin nguyện cho sự trường thọ của quý ngài trụ thế dài thêm, cho hoạt động của quý ngài tăng trưởng, và ân sủng từ quý ngài – cầu nối phi thường giữa cõi nhân gian này và cõi tịnh độ – được trưởng dưỡng xuyên qua pháp tu p’howa.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2011(Xem: 3379)
Du già hành tông là một trong hai tông phái Đại thừa Phật giáo Ấn Độ. Sự sáng lập tông phái này được quy cho hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân. Nhưng giáo lý và học thuyết căn bản của tông này đã được lưu hành ít nhất là một thế kỷ trước đó. Du già hành tông chú tâm vào tiến trình tương quan của nhận thức để hàng phục vô minh, để giúp chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp báo sinh tử.
30/12/2010(Xem: 3514)
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
15/12/2010(Xem: 20504)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
18/11/2010(Xem: 4323)
Bắt đầu bài giảng, Rinpoche nói rằng Singapore là một địa điểm rất linh thiêng đối với Phật Giáo. Con người ở đây hết sức tử tế và nơi đây quả là một địa điểm đặc biệt. Thậm chí nó tốt lành đến nỗi chúng ta đang sử dụng một địa điểm linh thiêng như thế để thực hành.
26/10/2010(Xem: 5108)
Thế kỷ 21 là bước vào thời kỳ phát triển tâm linh của nhân loại trên trái đất. Các tôn giáo sẽ phải làm tròn sứ mạng của mình trong việc dẫn dắt con người tiến hóa vào giai đoạn này. Trong vườn hoa muôn màu của các tôn giáo hiện nay, Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ.
23/10/2010(Xem: 13582)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
16/10/2010(Xem: 8495)
Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có bốn dòng phái lớn: Nyingma (Cổ Mật - Mũ đỏ), Kagyu (Mũ đen), Gelug (Mũ vàng), Sakya. Các dòng phái lớn này còn chia thành nhiều nhánh nhỏ. Các dòng truyền thừa đều có chung một nguồn gốc là giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]