Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Quyển Hạ

01/06/201114:07(Xem: 5585)
Quyển Hạ

BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả: Tỳ Khưu Thích Viên Đức

C. TẬP BA
KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI HỘI THÍCH

THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU
SỞ THUYẾT ĐÀ RA NI KINH HỘI THÍCH

Quyển Hạ


NÓI ĐẾN PHƯƠNG PHÁP HỌA TƯỢNG
PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ

(Cũng gọi là Tôn Na Bồ Tát)

Lấy vải lụa trắng tốt, lựa bỏ lông tóc, treo nơi vách tường thanh tịnh, trước lấy đàn hương thoa khắp, dùng ứ già ẩm thực, tùy sức cúng dường. Vị họa sư (họa sĩ) phải thọ bát quan trai giới thanh tịnh, vẽ tượng của Ngài sắc thái phải sáng suốt rực rỡ, các vật dụng và đồ đựng đều phải hoàn toàn mới, phải điều hòa các màu sắc, vẽ tượng Phật Mẫu Chuẩn Đề, thân sắc vàng hay trắng, ngồi kiết già phu, ngồi trên hoa sen, thân có viền tròn hào quang mặc áo sa lụa mỏng, như áo Thập Ba la mật Bồ Tát, trên có hoa. Y dưới sắc trắng. Lại mỗi góc thiên y có quấn đan chuỗi ngọc anh lạc, đầu đội mão, tay cầm pháp loa, đeo vòng xuyến, ngón đàn và huệ đeo vòng ngọc báu (Hai ngón tay út).

GIẢI: Đàn huệ tức hai ngón tay út.

Ngài Kim Cang Trí dịch: Các thứ trang nghiêm nơi thân lưng, dưới mặc y trắng, trên y có hoa. Lại thân mặc áo khinh la, tay áo thiên y rộng rãi, dây đeo quanh thân lưng màu sắc như ánh trời sáng sớm mai, cổ tay đeo vòng xuyến trắng lóng lánh như kim cương, trên mỗi mỗi tay có bảy báu trang nghiêm, mười tám tay đều có đeo vòng.

Mặt tượng Ngài có ba con mắt và mười tám tay, hai tay trên là ấn tướng thuyết pháp, bên hữu tay thứ hai là ấn thí vô úy, tay thứ ba cầm kiếm, tay thứ tư cầm bảo mạng (Xâu tràng hoa báu), tay thứ năm cầu câu duyên quả (tiếng Phạn nói vi nhã bố la ca quả). Trung Hoa dịch Tử mãn quả, (xứ Tây vức có, ở đây không có), tay thứ sáu cầm búa bén, tay thứ bảy cầm móc câu, tay thứ tám cầm Kim Cang xử, tay thứ chín cầm tràng chuỗi. (Ngài Kim Cang trí dịch: Tay thứ tư trì niệm châu (chuỗi), tay thứ 9 cầm bảo mạng, Pháp Hiền dịch: Tay thứ tư cầm bảo cái linh (chuông lắc) mà không có bảo mạng).

Bên tả tay thứ hai cầm như ý bảo tràng, tay thứ ba cầm hoa sen hồng vừa nở, tay thứ tư cầm bình quân trì (bình nước tắm), tay thức năm cầm dây quyến sách, tay thứ sáu cầm bánh xe pháp luân, tay thứ bảy cầm thương khư (con ốc, pháp loa), tay thứ tám cầm hiền bình (Tức cam lồ tịnh bình) tay thứ chín cầm kinh Bát Nhã Phạn.

Hai bên dưới hoa sen vẽ nước, trong nước có Nan Đà Long Vương, Ô Ba Nan Đà Long Vương, nâng đỡ hoa sen (Ngài Kim Cang Trí dịch: hai vị Long Vương chung phò đỡ cây hoa sen) bên tòa phía mặt vẽ người trì tụng, tay cầm lư hương chiêm ngưỡng Thánh Chuẩn Đề Phật Mẫu xót thương người trì tụng, đôi mắt nhìn xuống, trên vẽ hai vị Tịnh Cư Thiên Tử, một gọi Cu Tố Đà Thiên Tử tay cầm tràng hoa nương hư không bay đến rưới hoa cúng dường Thánh Chuẩn Đề.

Tượng vẽ rồi, tùy sức Tăng thứ thỉnh bày vị Tăng cúng dường, thỉnh khai quang minh chú nguyện, tán thán. Nơi dưới tượng nên viết:

Pháp Nhân Duyên Khởi Kệ:

Chư pháp tùng duyên khởi,

Như Lai thuyết thị nhơn,

Bỉ pháp nhơn duyên tận,

Thị đại Sa Môn thuyết.

Nghĩa: Các pháp theo duyên khởi,

Như Lai nói là nhơn,

Pháp kia nhơn duyên hết,

Là đại Sa Môn nói.

Đem tượng vào tịnh thất bí mật cúng dường, lấy lụa trắng phủ kín tượng lại, khi trì tụng mở ra chiêm lễ cúng dường, niệm tụng rồi phủ lụa kín lại, dè dặt không cho người thấy. Vì sao vậy? Theo sư Thọ Nghi Quỹ họa tượng pháp. Nếu chuyền cho người xem tượng, bị ma dòm ngó, nên cần phải bí mật.

GIẢI: Bạch diệp (lụa trắng) nếu không có người dệt tốt nhứt, cùng vải tốt Âu Tây giống nhau, dài ngắn rộng hẹp nên khéo dùng đó, như không có vải tơ, có thể lấy vải tốt Âu Mỹ thay thế cũng được, sắc phải trong sạch, không nên dùng keo da, phải dùng keo trắng thơm, nếu thứ này không có, nên dùng keo cây đào, hoặc lựa lấy trái bồ kết lớn tốt, bỏ vỏ thô ở trên, lấy chất trắng sạch bên trong làm keo, hoặc ma huỳnh đậu trắng, bạch cập dùng làm keo đều được.

Tăng thứ ấy, nghĩa là sợ không có tài lực, không thể tổng thỉnh chúng Tăng được… Bởi vì đức Như Lai không cho lựa thỉnh, cho nên tùy theo trong Tăng chúng, thứ đệ Tăng sai mà phó thỉnh.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5659)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật ở tại Vương Xá đại thành. Lúc bấy giờ Bảo Tràng Đà-ra-ni Bồ-tát bạch đức Phật rằng: “Cu-lợi-đà-la đại long vì nhơn duyên gì nhai nuốt kiếm bén và dùng bốn chân cột trói?” Phật dạy Bảo Tràng Đà-ra-ni Bồ-tát rằng: “Xưa kia Ma-hê-thủ-la Tri Thắng tại Sắc Cứu Cánh thiên, . . .
08/04/2013(Xem: 10209)
Phải chăng phạm trù Đại bi chỉ ứng dụng cho con người hiện đại, hay tiếng niệm Quán Âm là tiếng cầu cứu thống thiết nhất của nhân loại trước họa diệt vong? Chúng ta càng ngày càng sống trong một xã hội được khoa học kỹ thuật phục vụ, và càng lúc, vì ảnh hưỡng của môi trường sống chung quanh, . . .
08/04/2013(Xem: 7971)
Tiểu sử ngài đã được nói trong cuốn Dẫn nhập vào Năng lực Trí tuệ, một loạt bài chọn lọc từ những buổi giảng nhân dịp ngài viếng thăm Bắc Mỹ cùng với Lama Thubten Zopa Rinpoche. Ở đây chỉ xin nhắc lại vài điểm vắn tắt. Lama Yeshe ra đời ở Tolung gần Lhasa vào năm 1935, . . .
08/04/2013(Xem: 17755)
Hiện giờ, do các nhân duyên thù thắng nên mối liên hệ giữa cộng đồng Phật tử Việt Nam hải ngoại và nền Phật giáo Mật tông Tây Tạng ngày càng phát triển, chúng ta nhận thấy giáo pháp Mật tông đã được truyền bá rộng rãi. Ðiều này cũng là nhờ ân điển và lòng đại từ bi của Ðức Ðạt Lai Lạt Ma đã cho phép chư tăng tiếp xúc với hải ngoại, . . .
08/04/2013(Xem: 13054)
Làm người, mọi tranh chấp giữa vợ chồng, cha mẹ, con cái, hàng xóm, quốc gia, đều sinh ra từ nỗi xáo trộn mê muội trong tâm con người. Tất cả những việc làm đáng tiếc này đều phát sinh từ lòng vị kỷ.
08/04/2013(Xem: 5526)
Tôi đã dọn về Monroe nầy được ba năm, một thành phố nhỏ nằm về hướng Bắc của Tiểu bang Louisiana. Một thành phố mà đối với người Việt, nó có nhiều đặc điểm giống Đàlạt, thuộc vùng cao nguyên, nhiều cây cối nhất là những cây thông cao vút. Khí hậu tươi mát, rất lạnh khi Đông về.
08/04/2013(Xem: 5777)
Một buổi chiều, sau một ngày đi làm về mệt mỏi, tôi nằm trên bộ salon ở phòng khách, thư giãn. Cố để đầu óc trống rỗng đề xua đuổi đi những va chạm, phức tạp của đời sống thường nhật còn vấn vương. Mỗi ngày, tôi vẫn thường làm như vậy, như một cái bình ắc-quy đã bị hao kiệt sau một ngày sử dụng, giờ cần bù đắp lại năng lực.
08/04/2013(Xem: 8061)
Khoảng 5 giờ lái xe hay 340 dậm từ New Orleans đi Monroe, cùng nằm trong tiểu bang Louisiana. Gia đình tôi đã rời xa thực sự nơi nầy sau những 9 năm trời dung thân ở đó. Khi rời New Orleans để đến sinh sống một nơi mới, dù là cùng trong Tiểu bang, nhưng cảm giác lại vời vợi xa xăm.
08/04/2013(Xem: 8417)
Trong giấc mơ của nhà sư,người đàn ông mĩm cười với thầy giống hệt như cách ông ta đã cười trước khi chết.Trong khi mọi người đang kìm nước mắt và sắp khóc than thì người đàn ông đang hấp hối khép mắt lại và thầm cười vì một vài câu chuyện gẫu riêng của ai đó,và thầy đã nghe lời thì thào của ông ta . . .
08/04/2013(Xem: 6099)
Ngài là đấng đã thuyết, Trên căn bản tri kiến Điều đó đưa ngài thành, Bậc trí tuệ Tôn Sư, Bậc biện tài vô song, Con xin đảnh lễ ngài, Bậc Chiến Thắng, Ngài đã, Tri kiến thuyết duyên khởi, Và đã giảng dạy thuyết này.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com