Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

11. Thứ Đến Tư Duy Tự Mẫu Chủng Tử Nghĩa

01/06/201114:07(Xem: 4621)
11. Thứ Đến Tư Duy Tự Mẫu Chủng Tử Nghĩa

BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả: Tỳ Khưu Thích Viên Đức

C. TẬP BA
KINH CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI HỘI THÍCH

THẤT CÂU CHI PHẬT MẪU
SỞ THUYẾT ĐÀ LA NI KINH HỘI THÍCH
Quyển Trung

THỨ ĐẾN TƯ DUY TỰMẪU CHỦNG TỬ NGHĨA

Chín chữ Thánh Phạn tự này, hay sanh tất cả chữ, cho nên nói rằng là tự mẫu. Nói là chủng tử ấy, là dẫn sanh nghĩa, nhiếp trì nghĩa. Lấy một chữ đầu làm chủng tử, sau các chữ là sở hữu quán trí, y sở dẫn sanh nhiếp vào chữ ban đầu. Nếu đắc được Án tự môn bí mật tương ưng này tức đắc được Vô tận Pháp Tạng của chư Phật, ngộ được tất cả các pháp vốn không sanh, một mà đến tất cả, lời nói khắp hết, vì lời nói do ngộ tất cả các pháp vốn không sanh, nên đạt đến các pháp vốn “không”, đem các pháp nhập vào thật tướng cho nên không sanh, không diệt, đã ngộ đến tất cả pháp thì lời nói bặt dứt, không còn ngôn thuyết, Pháp Tướng là bình đẳng, như trận mưa lớn rưới khắp cho nên nói rằng bình đẳng. Mỗi một chữ phải tư duy quán sát, thời tất cả hạnh nguyện đều được đầy đủ.

Chữ Án (Úm) là nghĩa ba thân, cũng là nghĩa tất cả pháp vốn không sanh. Ngài Kim Cang Trí dịch: Chữ Án (Úm) tự môn ấy là nghĩa lưu chú như dòng nước chảy không sanh, không diệt, là nghĩa tối thắng của tất cả pháp.

Chữ Chiết là nghĩa tất cả pháp không sanh không diệt. Ngài Kim Cang Trí dịch: La nghĩa vô hành của tất cả pháp.

Chữ Lệ là nghĩa vô sở đắc của tất cả Pháp Tướng.

Chữ Chủ là nghĩa vô sanh diệt của tất cả pháp. Ngài Kim Cang Trí dịch: Là nghĩa vô khởi trụ của tất cả pháp.

Chữ Lệ là nghĩa vô cấu của tất cả pháp.

Chữ Chuẩn là nghĩa vô đẳng giác của tất cả pháp.

Chữ Đề là nghĩa vô thủ xả của tất cả pháp.

Chữ Ta Phạ là nghĩa vô ngôn thuyết bình đẳng của tất cả pháp.

Chữ Ha là nghĩa vô nhơn của tất cả pháp. Nghĩa là với tất cả pháp vô nhơn vắng lặng, Vô trụ Niết Bàn.

Do tất cả pháp vốn không sanh, nên tức được bất sanh bất diệt. Do bất sanh bất diệt nên được tướng vô sở đắc. Do tướng vô sở đắc nên tức được vô sanh diệt. Do vô sanh diệt nên tức được vô cấu. Do vô cấu nên tức được vô đẳng giác. Do vô đẳng giác nên tức được vô thủ xả. Do vô thủ xả nên tức được bình đẳng vô ngôn thuyết. Do bình đẳng vô ngôn thuyết nên tức được vô nhơn, vô quả, Bát Nhã tương ưng, vô sở đắc lấy làm phương tiện nhập vào thắng nghĩa, thật thời chứng pháp giới chơn như. Đây là Tam ma địa niệm tụng vậy.

GIẢI: Bởi ngộ tất cả pháp vốn không sanh, bình đẳng không hai, nên vô phân biệt trí cùng Bát Nhã ba la mật, vô trí vô đắc tương ưng nhau. Do vô sở đắc trí này làm phương tiện ngộ nhập tối thắng nghĩa đế, chứng pháp giới chơn như. Pháp giới chơn như hải này không thể đem lời nói trình bày vì là cảnh Thánh trí sở chứng tự giác ngộ của chư Phật, nên không thể đem hiểu biết phân biệt mà suy lường.

Ngài Kim Cang Trí dịch: Đã nói nghĩa văn tự thì tuy lập có văn tự nhưng đều là không có nghĩa văn tự. Đã vô văn tự thì cần phải quán xét mỗi một nghĩa đều vòng khắp nhau, rồi trở lại từ trước vô ký vô số không đoạn dứt. Không đoạn dứt nên như dòng nước mãi mãi không sanh không diệt, đây là nghĩa tối thắng nên không còn phải hành cái nghĩa vô hành ấy, cho đến cái vô nhơn tịch tịnh, Vô trụ Niết Bàn. Vì nghĩa vô nhơn tịch tịnh, Vô trụ Niết Bàn ấy, cho nên tối thắng không sanh không diệt, châu biến vòng quanh không dứt, rồi trở lại như trước. Đây gọi là Tam ma địa niệm tụng.

Xét các kinh Đà Ra Ni trì tụng pháp, cũng có nhiều phương pháp nay lược ra có sáu pháp:

1)Tam ma địa trì cũng gọi Du Già trì, chỉ tưởng trong tâm như mặt trăng tròn sáng bố bày các chữ như trong bản kinh đã chỉ rõ bố tự pháp.

2)Xuất nhập tức trì, tức trong hơi thở ra vào, tưởng có chữ Phạn Chơn ngôn, nếu hơi thở ra chữ theo ra, hơi thở vào chữ theo vào, mỗi chữ phân minh rõ ràng như xâu chuỗi ngọc Minh Châu, không được gián đoạn. Như khi hơi thở ra tưởng tự tâm mình như mặt trăng tròn sáng có chín chữ Thánh Phạn Chuẩn Đề, mỗi chữ vòng tròn nối nhau, đều có ánh sáng năm sắc, từ trong miệng mình lưu nhập vào trong miệng Chuẩn Đề Bồ Tát xoay vòng bên mặt an bố trong tâm Nguyệt luân như mặt trăng tròn sáng của Bồ Tát. Như khi thở vào tưởng trong tâm Nguyệt luân của Bồ Tát, chữ chữ xoay vòng nối nhau, đều có ánh sáng năm sắc từ trong miệng Bồ Tát lưu nhập vào trong miệng mình vòng xoay bên mặt an bố chữ trong tâm Nguyệt luân, như vậy quán tưởng sau mà trở lại trước.

3)Kim Cang trì, miệng răng trì tụng lưỡi không đến cái nướu, chỉ vi động nho nhỏ trong miệng.

4)Ngôn âm trì cũng gọi vi thinh trì, chỉ khiến tự tai mình nghe, không chậm không mau chữ chữ phân minh mà xưng niệm.

5)Cao thinh trì, khiến người khác nghe được diệt tội, đây cần phải xét kỹ, khi đó nếu có người ở bên không tin nghe tiếng hủy báng đắc phải trọng tội, chỉ nên trì tụng nhỏ nhỏ.

6)Hàng ma trì, bên trong lấy bi tâm làm căn bản, ngoài hiện tướng nhăn mày oai nộ, mạnh mẽ mà niệm.

Sau đây pháp A Tỳ Giá Rô Ca, lại có hai:

1-Vô số trì tụng, nghĩa là không trì châu định số, thường niệm vô gián đoạn.

2-Hữu tướng trì tụng, nghĩa là lần chuỗi trì tụng, mỗi ngày cần phải hạn định số bao nhiêu, không được thiếu khuyết.

Như trên tám pháp trì tụng, tùy theo đó dùng một, y pháp niệm tụng không có gián đoạn, việc mong cầu quả thù thắng quyết định thành tựu. Theo như Ngài Kim Cang Trí đã dịch bản kinh cũng có chi ra nhiều phương pháp trì tụng. Bản của Ngài Kim Cang Trí dịch nói Chuẩn Đề, cầu nguyện quán tưởng pháp rằng: Nếu cầu Vô phân biệt phải quán Vô phân biệt vô ký niệm. Nếu cầu Vô tướng vô sắc phải quán Văn tự vô văn tự niệm. Nếu cầu Bất nhị pháp môn, nên quán hai tay. Nếu cầu Bốn món vô thần thông, nên quán bốn tay; nếu cầu sáu món thần thông nên quán sáu tay; nếu cầu Bát Thánh đạo nên quán tám tay; nếu cầu thập Ba la mật viên mãn Thập Địa nên quán mười tay; nếu cầu địa vị Như Lai biến khắp rộng lớn, nên quán mười hai tay; nếu cầu mười tám món Bất cộng pháp nên quán mười tám tay như trong họa tượng pháp quán vậy. Nếu cầu ba mươi hai tướng nên quán ba mươi hai tay; nếu cầu tám vạn bốn ngàn pháp môn nên quán tám mươi bốn tay. Những quán tướng niệm tụng như trên phải nhập vào tất cả Như Lai Tam ma địa môn, thâm sâu rộng lớn bao la không thể nghĩ bàn. Địa là chỗ chánh niệm, là chánh chơn như, là chánh giải thoát. Niệm tụng quán hạnh rồi muốn ra khỏi đạo tràng lại cần phải thứ đệ y như trước, lại kết thiêu hương, đăng minh, ẩm thực v.v… tay khế ấn, cúng dường sám hối, tùy hỷ, phát nguyện. Kết đệ nhứt căn bản ấn, như trước, tụng căn bản Đà Ra Ni 7 biến rồi xả ấn lên đảnh, lại kiết xa lộ ấn như trước v.v…

Nên kiết căn bản ấn, thứ đến tháo dục ấn. Thứ đến kiết ngũ cúng dường ấn. Kế đến tụng tán thán ứ già. Kế kiết A Tam Ma Nghĩ Nễ Ấn chuyển xoay quay bên trái một vòng rồi giải giới.

GIẢI: Nghĩa là kiết hỏa viện ấn như trước, tụng A Tam Ma Nghĩ Nễ Chơn ngôn chuyển bên trái một vòng rồi giải, như trước đã kiết các giới. Kinh Trì Minh Tạng Nghi Quỹ có nói: Lại tác pháp cúng dường, tán thán sám tạ, tên … như trên đã cúng dường, tuyệt vô thù diệu, xin nguyện Bồ Tát bố thí hoan hỷ. Lại biến ứ già, rồi tác pháp đảnh lễ xong, đưa các Hiền Thánh còn lại. Lại tác pháp hộ thân, thứ đến tác pháp A Tam Ma Nghĩ Nễ ấn.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
10/11/2014(Xem: 5480)
Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của mình trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu thì dị òm (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của mình. Không nói thì kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao thì trái đất vẫn quay mà.
31/05/2014(Xem: 8580)
Để giải thích về giá trị của Kalachakra - Thời Luân, Đức Dalai Lama đã nhấn mạnh tiềm năng vĩ đại về lợi ích Kalachakra đem lại như sau: “Quán đảnh Thời Luân là một trong những điểm đạo quan trọng nhất … vì chúng ta sẽ vận dụng được tất cả các yếu tố như thân và tâm của con người bên trong, cùng với toàn thể môi trường bên ngoài gồm có vũ trụ và thiên văn. Chúng ta có niềm tin vững chắc rằng đại lễ Thời Luân có năng lực giúp giảm thiểu các xung đột và chúng ta cũng tin tưởng rằng Thời Luân còn có khả năng kiến tạo niềm an lạc tinh thần, và qua đó, mang lại hòa bình cho thế giới.” - His Holiness the Dalai Lama in C. Levenson’s “The Dalai Lama, A Biography”
14/06/2013(Xem: 4539)
Đại thừa (Mahāyāna) phát triển một nhận thức mới về bản chất lịch sử của Đức Phật Śākyamuni. Điều nầy được nói đến đầu tiên trong chương “Mạng sống của Như lai (Tathāgata)” trong kinh Liên Hoa (Lotus Sūtra), một tác phẩm được hoàn thành cuối cùng vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Ở đây, Đức Phật giải t
06/06/2013(Xem: 8895)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
04/06/2013(Xem: 21895)
Phật giáo có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Lịch sử, truyền thuyết, và nhân loại đều công nhận Phật giáo được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha). Truyện kể về cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh cho đến khi lập gia đình là năm 16 tuổi; năm 29 tuổi thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) quyết chí xuất gia tu hành tìm đường diệt khổ; đến năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, đắc đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng viên tịch nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
28/04/2013(Xem: 30221)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
18/04/2013(Xem: 7553)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
18/04/2013(Xem: 7000)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
18/04/2013(Xem: 6688)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệ và từ bi...
09/04/2013(Xem: 5829)
Thuở xưa, trú xứ của những người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình thường là khu rừng, vách núi, hang động, đồng hoang… Ngay cả Đức Thế Tôn, khi đã có những tu viện do các cư sĩ xây dựng cúng dường như Trúc Lâm, Kỳ Viên… thì Ngài cũng chỉ cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, còn phần lớn thời gian Ngài đi hoằng pháp và nghỉ lại trong những khu rừng trên lộ trình du hóa.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567