Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lời Nói Đầu & Lời Tựa

31/05/201101:09(Xem: 6374)
Lời Nói Đầu & Lời Tựa

BỘ MẬT TÔNG (Bốn Tập)
Dịch Giả:Tỳ Khưu Thích Viên Đức

A. TẬP MỘT
HIỂN MẬT VIÊN THÔNG
THÀNH PHẬT TÂM YẾU

Lời nói đầu của dịch giả
Lời tựa của soạn giả
1. Hiển giáo Tâm yếu
2. Mật giáo Tâm yếu
3. Hiển Mật Song Biên
4. Vui mừng được gặp lời trước thuật
5. Chuẩn Đế Sám Pháp
6. Vào đạo tràng trì Chú Chuẩn Đề
7. Cách dùng kính đàn và an chín chữ chú Chuẩn Đề
8. Nhập nhà mới và trị bệnh
9. Chú Tỳ Lô Giá Na Phật
10. Chú Quảng Bát

LỜI NÓI ĐẦU

NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT

Kính bạch quý vị thiện tri thức

Hơn mười năm qua, tôi y quyển HIỂN MẬT VIÊN THÔNG này, gắng theo phương pháp trong đây tu trì. Tôi nhận thấy có nhiều sự linh nghiệm kết quả. Để ứng dụng trong đời mạt pháp, và giúp chúng sanh nghèo hèn bạc phước muốn sở cầu như ý…, tôi mong không quên sự hèn kém của mình, đem tâm gắng dịch quyển sách này để ấn hành lưu thông. Nếu có vị nào nhờ sách này mà phát tâm tu quán, trì chú, được thêm phần tín nguyện mà hành trì, thì tôi rất lấy làm mãn nguyện.

Tôi tự biết không tránh khỏi văn nghĩa vụng về thiếu sót, kính mong quý Ngài hoan hỷ tha thứ có chỗ nào sai lầm, giúp ý kiến cho lần tái bản sau được đầy đủ hơn.

Nam Mô Chuẩn Đề Vương Bồ Tát chứng minh.

CHÙA DƯỢC SƯ, Banmêthuột,
Mùa Hạ - Phật Lịch 2515
Ngày Rằm, Tháng Bảy, Tân Hợi (4-9-1971)
Dịch giả cẩn bút
Tỳ Khưu THÍCH VIÊN ĐỨC

LỜI TỰA
của soạn giả


Xưa đức Như Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển dương pháp Đại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên mãn, cho nên chỗ trở về chỉ là Nhứt thừa (Phật thừa). Song, Hiển giáo Mật tông đều gồm thâu cả tánh tướng. Nghĩa lỳ Hiển giáo chia làm năm thời tóm lại gọi là Tô Đại Lãm (Kinh). Mật bộ bao gồm ba tạng, riêng gọi là Đà Ra Ni (Thần chú). Người đọc Hiển giáo cho rằng: Không, Hữu, Thiền, Luật trái nghịch nhau, mà không xét tận đến viên lý, cứu cánh. Còn người học Mật bộ, lấy Đàn, Ấn, Chữ, Tiếng làm phép tắc, nhưng chưa biết chỗ thần thông bí áo. Vội cho Hiển giáo Mật tông mâu thuẫn nhau, Tánh tông, Tướng tông lỗ tròn cán vuôn khó ăn khớp nhau. Vì thế sanh tâm chống trái, chê bai, hủy báng. Tóm lại chỉ thiên chấp một khía cạnh nào đó, mờ mịt tánh viên thông. Nếu không phải là bậc Chí Trí, làm sao dung hội được các đầu mối sai khác, sự nghiệp có thành tựu, người mới hoằng dương được đạo. Nay vì Hiển Mật Viên Thông pháp sư, trong thời bấy giờ, người đời suy tôn Ngài là bậc anh ngộ, thiên tính của Ngài quá thông minh. Khi còn nhỏ tuổi, Ngài lễ lạy các bậc danh sư cầu học. Trải qua 15 năm học hỏi rất tịnh tường, nào là tham thiền hỏi đạo, học rộng nghe nhiều, về mặc nội điển Ngài tinh thông các tông Ngũ giáo. Ngoại điển, Ngài thấu suốt các vấn đề bí áo của trăm họ. Ái ố không giao xem, lợi danh chẳng màng đến. Đã thế mà Ngài lại nhàm chán chốn đô thành, lành mình nơi hang núi.

Trải qua năm, tháng khổ hạnh, tận tụy đem hết chí lực nghiên cùng chỗ thâm huyền của đại tạng thâu nắm những yếu lý tinh ba thuộc lòng nơi tâm ý. Giải phẫu tất cả nghĩa lý rất rõ ràng như các chỉ trên bàn tay. Ngài xem khắp giáo lý Đại, Tiểu Thừa, không ra ngoài hai đường: Hiển Mật, cũng cùng một mục đích là chứng Thánh vị, nhập vào được Diệu đạo Chơn như.

Xét nơi văn thể thời có khác, nhưng đó cũng chỉ là sự vuông tròn hơn kém của mâm bát, còn chỗ trở về nơi chánh lý thời đồng nhau. Như cái đồ để trong nhà đều gồm thâu cả không, hữu. Thế mà người học lại vọng sanh dị nghị, mời mịt không biết chỗ thông dung. Nhơn đó thâu góp biên thành tập sách tâm yếu này, văn thành một quyển, lý tận vạn đường. Hội Tứ giáo tổng quy về viên thông, thâu Ngũ mật bộ gồm thành một bộ. Hoà nhũ tô thành đề hồ. Thâu góp tinh ba, mây ráng làm thành cam lồ vị. Thật lạ chỗ hội yếu của chư Phật. Đáng là kim chỉ nam cho người đời sau. Khiến ai xem vào đây như gặp được ngọc minh châu như ý, chỗ sở cầu đều toại nguyện. Mong mỏi các người nương theo đây mà thực hành như ăn trái thiện khiến, không có gì không lành.

Trần Giác này nghĩ hổ thẹn sự học hỏi còn sơ sài, lời văn không hoa lệ. Nhân gặp một ngày, tôi được đến thăm thầy tôi, may mắn được nghe lời dạy dỗ như qua thủ phất trần, thoạt tiên tôi mở mang được kiến thức hẹp hòi. Thầy dặn dò tôi: Nên đem truyền lại cho người đời. Tôi vội soạn ra quyển văn này, vẫn hổ thẹn với khả năng diễn đạt lý mầu, nhưng cũng lấy làm lời nói đầu.

Tỳ Khưu Thích Viên Đức dịch

Ý kiến bạn đọc
17/09/201616:10
Khách
Nam Mô A Di Đà Phật
Kính gửi Chư Tăng, Ni quản trị website quangduc.com. Con có thiện chí muốn xin file gốc của 4 tập bộ Mật Tông này vì Mẹ con và một số cô, chú có thiện ý muốn xin sách này về đọc. Mọi người nhờ con tìm file in ra sách, nhưng con thấy trên website không có mục download.
Nay con xin ban quản trị website quangduc.com hoan hỷ cho con xin file pdf của 4 tập này để con có thể in ra cho mọi người cùng đọc.
Con rất mong nhận sự hỗ trợ này.
Con xin chân thành cám ơn!
Nam Mô A Di Đà Phật
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6827)
Quy mệnh Thiên Quang Nhãn. Đại Bi Quán Tự Tại. Đầy đủ trăm ngàn tay. Muôn mắt cũng như vậy. Làm cha mẹ Thế gian. Hay cho chúng sinh nguyện. Vì thế Bạc Già Phạm. Mật nói Thắng Pháp này. Trước tiên phát nguyện lớn.
08/04/2013(Xem: 10334)
Một thời Đức Phật ngự trong Tịnh Xá tại nước Xá Vệ Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Tôn Giả A Nan Đà (Ananda) rằng:”Nay ông hãy lắng nghe. Có Kinh Tiêu Trừ Nhất Thiết Thiểm Điện Chướng Nạn Tùy Cầu Như Ý Đà La Ni mà đấng Như Lai Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác...
08/04/2013(Xem: 6130)
Tại miền Trung Thiên Trúc, nước Ma-già-đà (Ma-kiệt-đà: Magadha), thành Vương Xá (Rajagraha), chùa Na-lan-đà Trúc Lâm (Nalanda), có vị Tam tạng Sa-môn húy là Du-ba-ca-la, Trung Hoa gọi là Thiện Vô Uùy (Subhakarasimha).
08/04/2013(Xem: 8435)
Đức Như Lai ở trăm ngàn Câu chi A tăng kỳ kiếp gom chứa chất liệu Bồ Đề, gia trì văn tự Chân Ngôn của Đà La Ni khiến cho Bậc Bồ Tát đến ngộ tương ứng với điều này mà đốn tập chất liệu của Phước Đức và Trí Tuệ. Ở nơi Đại Thừa, cần tu hành hai lối của Bồ Tát Đạo để chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề.
08/04/2013(Xem: 14303)
Trì Thế Bồ Tát có tên Phạn là Àrya Sutàre (Thánh Thiện Cứu Độ) hay Sudhàre (Thiện Trì), Dhàralokajvala (Trì Thế Quang Minh), nhưng trong các Kinh bản thì thường dùng tên gọi là Vasudhàra hoặc Vasudhàri (Danh xưng này tương đương với các vị Thần Đất hay bảo vệ mùa màng thuộc truyền thống An Độ)
08/04/2013(Xem: 7719)
Nếu muốn cầu Tức Tai, cần diệt hết 7 loại tai nạn là : Mặt trời mặt trăng che nuốt, 5 vì sao sai trái mất độ bình thường, binh giặc nổi dậy, nước cạn chẳng đúng thời, gió mưa mất độ, bầy tôi phản nghịch gây tổn hại cho quốc dân, cọp sói thú ác ăn nuốt chúng sinh, lúa gạo (Ngũ cốc ) chẳng được mùa.
08/04/2013(Xem: 10366)
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự tại giảng đường Trùng Các của Tinh Xá Đại Lâm trong vườn cây Am La thuộc nước Tỳ Xá Ly cùng với 1250 vị Tỳ Kheo đều là các bậc A La Hán đã dứt các Lậu, chẳng thọ thân sau nữa như là vàng ròng đã tinh luyện, thân tâm lặng trong, 6 Thông không ngại.
08/04/2013(Xem: 10972)
Bấy giờ Đức Phật bảo A Nan rằng:”Quán Thế Am Bồ Tát này đã nói Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Thần Chú chân thật không hư dối. Nếu có nhóm người đã cầu nguyện mà muốn thỉnh cầu Quán Thế Am Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát...
08/04/2013(Xem: 4738)
Cúi đầu lễ Đại Mật Từ Trì Kim Cương sinh Mở diễn Nghi vi diệu Khế chân thật giản yếu Người tu tập Du Già Nguyện hưng tâm lợi lạc Hết mười phương không sót Tất cả Giới Chúng Sinh Thành tựu Tính Chân Ngôn Tùy theo ý xưng tụng
08/04/2013(Xem: 5369)
桮輆 屹楠 伋? 才?¦觜X摓叨 亦? OM SARVA YOGA CITTAM UTPÀDA MI (? YÀMI) 向?ư 介?雽 VAJRAM JALIM (? JALI) 向?z 向?_ VAJRA BANDHA 向?z 向?_ 氛?誆 VAJRA BANDHA TRAT 向?z吒在珆 VAJRA VE’SA (? AVI’SA) AH... 鉏先?氛? 觠 SURATRA (? SURATA) STVAM _
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]