Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bốn Lớp Mật Thừa

15/12/201015:28(Xem: 12105)
Bốn Lớp Mật Thừa

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

BốnLớp Mật Thừa

Hệ thống Mật thừa được phânchia thành bốn lớp, như được nói trong mật điển diễn giải Kim Cương Điện.Như chúng ta đã thảo luận ở trên rằng, chỉ trong Mật thừa Du-già Tối Thượngđáp ứng những tính năng thậm thâm và đặc biệt nhất của của Mật thừa, do thế,chúng ta phải nhìn những Mật thừa bậc thấp như những nấc thang đi lên Mật thừaDu-già Tối Thượng. Mặc dù sự diễn giải về những cách đem khát vọng vào con đường là một tính năngchung của tất cả bốn lớp Mật thừa, thì những mức độ của khát vọng có khác nhau. Trong lớp đầu tiên của Mật thừa, Mật thừa Hành Động[1],phương pháp tiếp nhận khát vọng vào trong con đường là liếc nhìn đối ngẫu. Trong những lớp tiếp theo của Mậtthừa, những phương pháp bao gồm cười, nắm tay hay ôm và hợp nhất[2].

Bốn lớp của Mật thừa được đặttên theo chức năng và những cơ chếkhác nhau của sự tịnh hóa. Tronglớp thấp nhất của các mật điển thủ ấn hay những thế xếp của bàn tay đượcxem như quan trọng hơn du-già nội thể, vì thế được gọi là Mật thừaHành Động.

Lớp thứ hai, mà trong ấy có nhấn mạnh bình đẳng trên cả hai khía cạnh, được gọi là Mật thừa Thiện Hạnh[3]. Thứba là Mật thừa Du-già[4], lànơi Du-già nội thể được nhấn mạnhhơn những hoạt động bên ngoài.[5]Lớp thứ tư được gọi là Mật thừa Du-già TốiThượng[6]bởivì nó không chỉ nhấn mạnh tầm quan trọng của Du-già nội thể, mà không có Mật thừanào siêu việt hơn nó.

Trường phái Nyingma Đại ToànThiện nói về chín cổ xe [cửu thừa][7]. Bathừa thứ nhất gồm đến Thanh Văn,Độc Giác, và Bồ-tát thừa mà đã cấu thành nên hệ thống kinh điển hiển giáo. Bathừa thứ hai được gọi là ngoại vithừa, cổ xe bên ngoài, gồm có Mật thừa Hành Động, Mật thừa Thiện Hạnh và Mật thừaDu-già, vì chúng nhấn mạnh sự thực hành của những hành vi bên ngoài, mặc dùchúng cũng đề cập đến với những hạnh kiểm nội thểvà ngoại vi của hành giả. Cuốicùng, có ba Mật thừa nội thể, những Mật thừađược liên hệ đến thuật ngữ Đại Toàn Thiện[8]nhưĐại Du-già, Chuyển Hóa Du-già và Siêu Việt Du-già. Ba thừa nội thể này được xemlà những phương tiện hay những cổxe để đạt đến sự kiểm soát, bởi vì chúng bao hàm những phương tiện để làm hiển lộcủa những mức độ vi tế nhất của tâm thức và năng lượng.Bằng những phương tiện này, một hành giả có thể đặt tâm thức của mình trong một trạng thái sâu thẩm ngoài sựphân biệt của tốt và xấu, thanh tịnh hay ô nhiễm, là điều có thể cho phép ngườiấy siêu việt khỏi những quy ướctrần gian.

tongquan-11

Mạn-đà-la Thời Luân



[1]Mật thừa Hành Động (Kriyātantra) —là cỗ xe đầu tiên trong 3 lớp Mật tông ngoại vi. Các Mật điển Hành Động có tênnhư thế vì chúng chú trọng chính yếu vào các hạnh kiểm bên ngoài, các thực hànhvề lễ tịnh hóa, tẩy uế và vân vân.

“Kriya Tantra”. Rigpa Shedra Wiki.<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Kriya_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[2]TheoAtisha's lamp for the path to enlightenment (Bồ-đề Đạo Đăng Luận của Atisha): Mật thừa Hành Động cho những ai cóthể sử dụng tham chấp được gợi lên qua việc nhìn đối ngẫu nhưng không thể khốngchế tham chấp mạnh mẽ hơn. Mật thừa Thiện Hạnh cho người có khả năng tiện íchđược tham chấp gợi lên từ nụ cười và ve vãn với đối ngẫu. Mật thừa Du-già cho kẻcó thể khai thác tham chấp khởi lên từ việc sờ chạm và ôm đối ngẫu. Tất cả cácđiều này đều là các hành vi của sự quán tưởng. Mật thừa Du-già Tối Thượng chocác đối tượng có thể khống chế được tham muốn phát khởi bởi việc thật sự tiếpxúc giữa các cơ quan sinh dục. Tuy nhiên, từ quan điểm nhận thức tính Không vàthực hành du-già bổn tôn thì không có sự khác nhau giữa các lớp này.

"Atisha's lamp for the path toenlightenment". C6. P212. Geshe Sonam Rinchen. Eng. Trans. Ruth Sonam.Snow Lion. 1997. ISBN 15593908242.

[3]Mật thừa Thiện Hạnh (Caryātantra)còn gọi là Mật thừa Cận Du-già (UpaYogatantra) or hay Mật thừa Lưỡng Thể(Ubhayatantra) — là lớp thứ nhì trong 3 lớp ngoại vi. Được gọi là Mật thừa ThiệnHạnh vì nó nhấn mạnh một cách bình đẳng giữa các hành vi bên ngoài của thân khẩuvà sự nuôi dưỡng bên trong của định lực. Do đó tên Mật thừa Lưỡng Thể tương hợpvới Mật thừa Du-già trong khi hạnh kiểm của nó lại tương tự như Mật thừa Hành Động.

“Charya Tantra”. Rigpa Shedra Wiki.<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Charya_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[4]Mật thừa Du-già (Yogatantra) — thuộclớp ngoại vi thứ ba của Mật thừa. Được gọi như thế vì nó nhấn mạnh trên thiềndu-già nội thể, kết hợp các phương tiện thiện xảo và trí huệ.

“Yoga Tantra”. Rigpa Shedra Wiki.<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Yoga_tantra>. Truy cập 19/08/2010.

[5]Các lớp Mật thừa ngoại vi hay các lớpMật thừa thấp này có chung cho cả Cổ Mật [Ninh Mã, Nyingma] và các trường pháitân dịch. Chúng còn được gọi là Thủ trương khổ hạnh Vệ-đà bao gồm các Mật thừaHành Động, Thiện Hạnh, và Du-già.

“Three outer classes of tantra”.Rigpa Shedra.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Three_outer_classes_of_tantra>.Truy cập 19/08/2010.

[6]Mật thừa Du-già Tối Thượng(AnuttaraYoga, Yoganiruttara, Yogānuttara) là lớp cao nhất của bốn lớp Mật thừa.Theo truyền thống Tân dịch thì Mật thừa Tối Thượng này được chia thành Mẫu Mậtthừa [Mật thừa mẹ] , Phụ Mật thừa [Mật thừa cha] và Bất Nhị Mật thừa. Theo truyềnthừa Cổ Mật thì Mật thừa Du-già Tối Thượng tương ứng với ba Mật thừa nội thể ĐạiDu-già, Chuyển Hóa Du-già và Siêu Việt Du-già.

” Highest Yoga Tantra”. Rigpa Shedra.

<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Highest_Yoga_Tantra>.Truy cập 19/08/2010.

[7]Chín cỗ xe hay Cữu Thừa Tất Thắng —là theo cách phân loại của truyền thống Cổ Mật Toàn bộ phổ của lộ trình tu tậpcủa Phật Pháp được chia làm chín cỗ xe: Thanh Văn (Shravaka yana), Độc Giác(Pratyekabuddha yana), Bồ-tát (Bodhisattva yana), Hành Động (Kriyātantra), ThiệnHạnh (Caryātantra), Du-già (Yogatantra), Đại Du-già (mahāyoga), Chuyển HóaDu-già (Anuyoga), và Siêu Việt Du-già (Atiyoga).

“Nine Yanas”. Rigpa Shedra Wiki.<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Nine_yanas>. Truy cập 19/08/2010.

[8]Đại Toàn Thiện hay Đại Viên Mãn(Mahāsaṅdhi, Atiyoga) — là truyền thống Phật giáo cổ sơ nhất và trực hướng vềTrí Huệ trong các truyền thừa tại Tây Tạng được Sogyal Rinpoche mô tả như là “trọng tâm của tất cả lộ trình tu tập tinh thầnvà là đỉnh cao của tất cả các tiến hóa tinh thần của cá nhân. Như là một lộtrình để thực chứng bản tính nội tại nhất của tâm mà chúng ta thật sự là, thì ĐạiToàn Thiện là rõ ràng và hiệu quả nhất cũng như thích đáng nhất trong thế giớihiện đại”. Dù là pháp tu thuộc phái Cổ Mật nhưng nó được thực hành qua nhiềuthế kỷ bởi các đại sư của tất cả các trường phái khác như là tu tập tối nội.

“Dzogchen”. Rigpa Shedra Wiki.<http://www.rigpawiki.org/index.php?title=Great_Perfection >. Truy cập19/08/2010.

 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/11/2014(Xem: 18001)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
10/11/2014(Xem: 5828)
Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của mình trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu thì dị òm (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của mình. Không nói thì kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao thì trái đất vẫn quay mà.
31/05/2014(Xem: 9251)
Để giải thích về giá trị của Kalachakra - Thời Luân, Đức Dalai Lama đã nhấn mạnh tiềm năng vĩ đại về lợi ích Kalachakra đem lại như sau: “Quán đảnh Thời Luân là một trong những điểm đạo quan trọng nhất … vì chúng ta sẽ vận dụng được tất cả các yếu tố như thân và tâm của con người bên trong, cùng với toàn thể môi trường bên ngoài gồm có vũ trụ và thiên văn. Chúng ta có niềm tin vững chắc rằng đại lễ Thời Luân có năng lực giúp giảm thiểu các xung đột và chúng ta cũng tin tưởng rằng Thời Luân còn có khả năng kiến tạo niềm an lạc tinh thần, và qua đó, mang lại hòa bình cho thế giới.” - His Holiness the Dalai Lama in C. Levenson’s “The Dalai Lama, A Biography”
14/06/2013(Xem: 5035)
Đại thừa (Mahāyāna) phát triển một nhận thức mới về bản chất lịch sử của Đức Phật Śākyamuni. Điều nầy được nói đến đầu tiên trong chương “Mạng sống của Như lai (Tathāgata)” trong kinh Liên Hoa (Lotus Sūtra), một tác phẩm được hoàn thành cuối cùng vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Ở đây, Đức Phật giải t
06/06/2013(Xem: 9427)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
04/06/2013(Xem: 22745)
Phật giáo có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Lịch sử, truyền thuyết, và nhân loại đều công nhận Phật giáo được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha). Truyện kể về cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh cho đến khi lập gia đình là năm 16 tuổi; năm 29 tuổi thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) quyết chí xuất gia tu hành tìm đường diệt khổ; đến năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, đắc đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng viên tịch nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
28/04/2013(Xem: 32208)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
18/04/2013(Xem: 8006)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
18/04/2013(Xem: 7461)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
18/04/2013(Xem: 7216)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệ và từ bi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]