Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Hai

15/12/201015:23(Xem: 12459)
Lần Chuyển Pháp Luân Thứ Hai

TỔNG QUAN

VỀ NHỮNG CON ĐƯỜNG
CỦA PHẬT GIÁO TÂY TẠNG
Nguyên tác: A Survey Of The Paths Of Tibetan Buddhism
Tác giả: His Holiness Tenzin Gyatso 14th Dalai Lama of Tibet
Chuyển ngữ: Tuệ Uyển – 19/06/2010
Làng Đậu hiệu đính

LầnChuyển Pháp Luân Thứ Hai

Trong lần chuyển pháp luânthứ hai, đức Phật đã dạy về Trí huệ Toàn Thiện hay Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa, trên đỉnh Linh Thứu, ngoại thành VươngXá.

Lần chuyển pháp luân thứ hainên được xem như sự mở rộng trên các chủ đề mà đức Phật đã từng dẫn giải tronglần chuyển pháp luân thứ nhất. Trong lần chuyển thứ hai này, Ngài đã dạy khôngchỉ trên chân lý về khổ đau, rằng đau khổ nên được nhận ra như khổ đau, mà cònnhấn mạnh tầm quan trọng của việc nhận diện cả khổ đau của riêng mình cũng nhưđau khổ của toàn chúng sinh, vì thế nó bao quát hơn rất nhiều. Khi Ngài dạy vềcội nguồn của đau khổ trong lần chuyển pháp luân thứ hai, Ngài cho thấy khôngchỉ đơn thuần những cảm xúc phiền não, mà cả những dấu vết vi tế lưu lại bởichúng, vì thế điều giải thích này là thậm thâm hơn.

Chân lý về diệt độ [Diệt Đế]cũng được giải thích một cách sâu xa hơn nhiều. Trong lần chuyển pháp luân thứ nhất,sự diệt độ chỉ đơn thuần được xác minh, trái lại trong Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đađức Phật giải thích bản tính của sự diệt độ này và các đặc trưng của nó trongnhững chi tiết sâu rộng. Ngài đã diễn tả lộ trình mà trong ấy những khổ đau cóthể chấm dứt và thể trạng được gọi diệt độ hay Diệt Đế là gì.

Tương tự, chân lý về đạopháp được đề cập một cách sâu xa hơn trong KinhBát-nhã Ba-la-mật-đa. Đức Phật đã dạy lộ trình đặc trưng bao hàm sự thực chứngvề tính Không, bản tính của mọi pháp, phối hợp với lòng bi mẫn và tâm thức giácngộ, nguyện ước vị tha để đạt đến giác ngộ vì lợi ích của toàn thể chúng sinh.Do bởi Ngài nói về sự hợp nhất phương tiện và trí huệ trong lần chuyển pháp luân thứ hai, nên chúng ta thấyrằng lần chuyển thứ hai mở rộng và phát triển trên cơ sở lần chuyển pháp luânthứ nhất.

Mặc dù bốn chân lý cao quýđược giải thích một cách thâm sâu hơn trong lần chuyển pháp luân thứ hai, điềunày không phải là bởi vì có các tính năng nào đó được giải thích trong lần thứhai mà không được giải thích trong lần thứ nhất. Đó không phải là lý do, bởi vìnhiều chủ đề được điễn giải trong các hệ thống không Phật giáo vốn không đượcgiải thích trong Đạo Phật, nhưng điều đó không có nghĩa rằng những hệ thốngkhác là thậm thâm hơn Phật giáo. Lần chuyển pháp luân thứ hai giải thích vàphát triển những khía cạnh của bốn chân lý cao quý, mà đã không được diễn giảitrong lần chuyển pháp luân thứ nhất, nhưng điều ấy không mâu thuẩn với cấu trúctổng quát của đạo pháp Phật giáo được diễn tả trong lần diễn giải thứ nhất. Dovậy, sự diễn giải được tìm thấy trong lần thứ hai được nói là thậm thâm hơn.

Tuy thế, trong các luận bàncủa lần chuyển pháp luân thứ hai, chúng ta cũng tìm thấy những trình bày màchúng thật sự mâu thuẩn với cấu trúc chung của đạo pháp như được diễn tả tronglần thứ nhất, vì thế Đại thừa nói về hai loại kinh điển, một số tiếp nhận giátrị bề mặt và tư tưởng đúng như văn tự trình bày [nghĩa đen, liễu nghĩa], tráilại một số khác đòi hỏi sự diễn dịch xa hơn [nghĩa diễn dịch, bất liễu nghĩa].Do vậy, căn cứ trên sự tiếp cận của Đại thừa về bốn sự xác tín [tứ pháp y],chúng ta phân chia kinh điển thành hai phạm trù, liễu nghĩa và bất liễu nghĩa.

Bốn loại xác tín này bao hàmsự hướng dẫn nương tựa trên giáo huấn, không phải trên người [nói pháp] [y phápbất y nhân]; trong các giáo lý, nương tựa trên ý nghĩa, không chỉ đơn thuầntrên ngôn ngữ [y nghĩa bất y ngữ]; dựa vào các kinh điển liễu nghĩa, không phảinhững kinh không liễu nghĩa [y liễu nghĩa bất y bất liễu nghĩa]; và dựa vào sựthấu hiểu sâu xa của trí huệ, không phải trên kiến thức của sự thấy biết thôngthường [ý trí bất y thức].

Sự tiếp cận này có thể tìmthấy trong ngôn từ của chính đức Phật, khi Ngài nói, “Này các vị Tỳ kheo và người thông tuệ, đừng chấp nhận những gì ta nóichỉ vì tôn kính ta, mà điều trước nhất là sự kiểm nghiệm phân tích và nghiêm ngặt.”

Trong lần chuyển pháp luânthứ hai, Kinh Bát-nhã Ba-la-mật-đa , đức Phật đã giải thích xa hơn về chủ đề diệtđộ, đặc biệt với sự quan tâm đến tính Không, trong một phương cách hoàn bị và rộngrãi hơn. Do thế, tiếp cận Đại thừa là để diễn dịch những kinh điển ấy trong haicấp độ: ý nghĩa văn tự, quan tâm đến sự trình bày về tính Không, và ý nghĩa tiềmẩn [mật nghĩa] quan tâm
đến sự giải thích những tầng bậc của đạo pháp.

tongquan-05

Đức Phật Di-lặc

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2011(Xem: 3396)
Du già hành tông là một trong hai tông phái Đại thừa Phật giáo Ấn Độ. Sự sáng lập tông phái này được quy cho hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân. Nhưng giáo lý và học thuyết căn bản của tông này đã được lưu hành ít nhất là một thế kỷ trước đó. Du già hành tông chú tâm vào tiến trình tương quan của nhận thức để hàng phục vô minh, để giúp chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp báo sinh tử.
30/12/2010(Xem: 3533)
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
15/12/2010(Xem: 20522)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
18/11/2010(Xem: 4334)
Bắt đầu bài giảng, Rinpoche nói rằng Singapore là một địa điểm rất linh thiêng đối với Phật Giáo. Con người ở đây hết sức tử tế và nơi đây quả là một địa điểm đặc biệt. Thậm chí nó tốt lành đến nỗi chúng ta đang sử dụng một địa điểm linh thiêng như thế để thực hành.
26/10/2010(Xem: 5119)
Thế kỷ 21 là bước vào thời kỳ phát triển tâm linh của nhân loại trên trái đất. Các tôn giáo sẽ phải làm tròn sứ mạng của mình trong việc dẫn dắt con người tiến hóa vào giai đoạn này. Trong vườn hoa muôn màu của các tôn giáo hiện nay, Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ.
23/10/2010(Xem: 13593)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
16/10/2010(Xem: 8509)
Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có bốn dòng phái lớn: Nyingma (Cổ Mật - Mũ đỏ), Kagyu (Mũ đen), Gelug (Mũ vàng), Sakya. Các dòng phái lớn này còn chia thành nhiều nhánh nhỏ. Các dòng truyền thừa đều có chung một nguồn gốc là giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]