Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tranh Luận Giáo Pháp với Đức Dalai Lama

02/10/201104:24(Xem: 4205)
Tranh Luận Giáo Pháp với Đức Dalai Lama

dalailama-smh

Tranh Luận Giáo Pháp với Đức Dalai Lama

Choden Rinpoche

Lozang Ngodrub dịch

Trong Đại Lễ Cầu Nguyện, tức Monlam, mùa xuân năm 1959, trước khi Đức Dalai Lama rời Tây Tạng, Ngài phải tham dự buổi tranh luận giáo pháp thuộc về một phần của cuộc thi văn bằng Geshe của Ngài. Tất cả các Tu Viện chính đều gởi một vài tăng sĩ tranh luận xuất sắc để tranh luận giáo pháp với Ngài; Geshe Lhundrup Sopa và tôi đã đại diện cho Tu Viện Sera Je.

Các vị giám khảo cuộc thi là các vị Trụ Trì của các tu viện. Tuy nhiên, thông thường cũng có sự hiện diện của nhiều vị Geshe khác tinh thông tất cả các đề mục tranh luận, để nhận xét trình độ của thí sinh. Môn tranh luận không giống như bài thi viết; bởi vì tất cả mọi người đều nghe những lời bạn nói, nên rất dễ nhận ra khi bạn đã phạm một sai lầm hay khi bạn có một câu trả lời rất thông tuệ.

Đại Lễ Cầu Nguyện được tổ chức trong tháng đầu tiên của năm mới ở Tây Tạng, và tất cả tăng sĩ từ các tu viện chính cũng như những tu viện nhỏ hơn ở địa phương đều tề tựu quanh chùa Jokhang; có lẽ vài chục ngàn tăng sĩ đã có mặt ở đó.

Khi Đức Dalai Lama học môn tranh luận, Ngài thường xuyên tranh luận với một nhà tranh luận (tsenshab) được chỉ định, và hai vị sẽ tranh luận riêng với nhau. Vì thế, không ai biết được Đức Dalai Lama tranh luận giỏi như thế nào, vì Ngài chưa từng dự cuộc tranh luận ở một tu viện nào cả. Chẳng ai biết trình độ tranh luận của Ngài ra sao cả.

Có năm môn luận chính trong chương trình tu học văn bằng Geshe, thế nên mỗi đề mục đều được dành thời gian trong buổi tranh luận, và tất cả các Geshe đại diện từ các tu viện đều nhận một phần của các đề tài tranh luận. Mỗi một tăng sinh có một đề mục riêng của họ và mỗi vị sẽ tranh luận với Đức Dalai Lama.

Đề tài tranh luận buổi sáng của Đức Dalai Lama là Lượng Thích Luận và hai vị tranh luận với Ngài lúc đó là Geshe Rabten và Gen Kalo, Trụ Trì của Gyume, trường Cao Đẳng Mật điển vùng Hạ. Vào buổi chiều, có một thời tranh luận nữa, với đề tài là Trung Quán luậnvà Ba La Mật. Buổi chiều đó, Geshe Sopa và tôi đã dự cuộc tranh luận với Ngài. Vào buổi tối, có một thời tranh luận lớn mà tất cả các vị Geshe của các tu viện chính đều tham gia.

Có hai tiếng đồng hồ trong thời tranh luận buổi sáng, kế đến là nhiều giờ cầu nguyện (vì cuộc thi xảy ra vào thời gian của Đại Lễ Cầu Nguyện). Buổi chiều lại có hai tiếng đồng hồ tranh luận nữa, tiếp theo là thời cầu nguyện, và thời tranh luận buổi tối là dài nhất.

Đức Dalai Lama có mặt trong cuộc tranh luận tổng cộng khoảng ba tiếng đồng hồ. Khi Ngài tranh luận vào buổi tối, mọi người đều ngạc nhiên về tài tranh biện xuất sắc của Ngài! Buổi tối đó là lần đầu tiên mọi người thấy được trình độ tranh luận của Đức Dalai Lama thông tuệ đến mức nào.

Đề tài tranh luận của tôi là hai chân lý, quy ước và cứu cánh. Hai mươi lăm năm sau, khi tôi gặp lại Đức Dalai Lama năm 1985, Ngài vẫn còn nhớ rất rõ. Ngài nói, “Ông là một trong những người tranh luận với tôi, phải không? Ông đã tranh luận về hai chân lý.” Đây là một buổi tranh luận lớn có sự hiện diện của rất nhiều tăng sĩ, và Đức Dalai Lama không chỉ biết rằng tôi là một trong những người đã tranh luận với Ngài, mà Ngài còn nhớ cả đề tài tôi đã tranh luận nữa!


Bài báo này xuất hiện lần đầu tiên trong Tạp chí Mandala, Tháng Bảy/Tám năm 2000.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 5425)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 5315)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 4867)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 10321)
Na Mồ Hát Ra, Đa Na Đa Ra, Da Dạ Na, Ma A Rị Da, Bá Lô Chỉ Đê, Thước Bá Ra Dạ Bồ Đề, Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ca Rô Nễ Ca Dạ, Đa Điệt Tha, Đổ Rô Đổ Rô A, Tây Ma Tây Ma Tây Ma Ha, Ma Lỵ Ni Đổ Ba, Ma Lỵ Ni Đổ Tỳ Đổ Tỳ, Na Mồ Na Ma, Ta Bà Ha (niệm 3 biến).
08/04/2013(Xem: 11240)
Thần Chú 100 âm Chủng tử Kim Cang Tát Tỏa thần chú (Tibet) 100 Syllable Mantra One Hundred Syllable Mantra of Vajrasattva Om Benza Sato Samaya, Manu Palaya
08/04/2013(Xem: 11327)
Xưa đức Như Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển dương pháp Ðại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên mãn, . . .
08/04/2013(Xem: 9598)
Với quyết tâm thành tựu / lợi lạc lớn lao nhất / nhờ tất cả chúng sinh / tôi nguyện luôn giữ gìn / chúng sing trong đáy tim / vì chúng sinh quý hơn / cả bảo châu như ý...
08/04/2013(Xem: 9119)
Bộ Đại Thủ Ấn là bộ Kinh tối quan trọng của những hành giả tu Mật giáo, nhất là ở Tây tạng. Sau khi kinh qua lộ trình của Hiển giáo, miên mật hương thơm trong giới-định-huệ và khi đã qua giai đoạn rốt ráo để rời bỏ chính ngay những phương tiện mà mang theo, người hành giả được vị Thượng sư Du già truyền trao Đại Thủ Ấn cùng Mật pháp tu tập.
08/04/2013(Xem: 8594)
Nay thầy xin tận sức giải thích Ý nghĩa tinh túy của khế kinh Phật dạy; Con đường tất cả Bồ tát đều tán dương; Cánh cửa mở ra cho kẻ thiện duyên khát khao giải thoát.
08/04/2013(Xem: 5293)
Tôi nghe như vầy: Một thời đức Phật ở tại Vương Xá đại thành. Lúc bấy giờ Bảo Tràng Đà-ra-ni Bồ-tát bạch đức Phật rằng: “Cu-lợi-đà-la đại long vì nhơn duyên gì nhai nuốt kiếm bén và dùng bốn chân cột trói?” Phật dạy Bảo Tràng Đà-ra-ni Bồ-tát rằng: “Xưa kia Ma-hê-thủ-la Tri Thắng tại Sắc Cứu Cánh thiên, . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567