Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Hãy phát triển tự hào Kim Cương của vị Anh Hùng

13/01/201214:32(Xem: 5765)
Hãy phát triển tự hào Kim Cương của vị Anh Hùng
Phat Long Son
HÃY PHÁT TRIỂN TỰ HÀO KIM CƯƠNG CỦA VỊ ANH HÙNG
Drikung Bhande Dharmaradza & Khenchen Konchog Gyaltshen
Thanh Liên dịch sang Việt ngữ
Tự hào kiên cố giống như viên ngọc của vị anh hùng.
Không cần tìm kiếm ở bên ngoài, bởi nó hoàn toàn được thiết lập từ nguyên thủy.
Hãy thấu suốt chân tánh của bạn.
Đây là lời khuyên tâm huyết của tôi.

MỘT VỊ ANH HÙNG thì can đảm và mạnh mẽ, không chút sợ hãi, và có khả năng bảo vệ những người khác trong khi thay mặt họ dành được chiến thắng. Nhờ trí tuệ và lòng bi mẫn của mình, một anh hùng-Bồ Tát chiến thắng trong trận chiến đấu với những cảm xúc phiền não. Ngài có thể bảo vệ chính mình bằng cách tự kềm chế không làm các ác hạnh và đồng thời mang lại lợi lạc cho người khác bằng cách chỉ cho họ con đường đúng đắn. Một viên ngọc của người anh hùng ám chỉ của cải không thể tranh cãi thuộc về chủ nhân của nó, vị anh hùng – là điều không ai có thể lấy đi.
Vị anh hùng hoàn toàn tin tưởng rằng mình có thể sử dụng của cải này, và tâm ngài được nâng đỡ bằng sự hiểu biết rằng ngài thoát khỏi sự nghèo khó. Tự hào kiên cốám chỉ sự tự hào kim cương, được đặt nền trên sự xác quyết. Việc nhận ra và duy trì bản tánh chân thật, nguyên sơ, không bị tạo tác của bạn được gọi là tự hào kim cương. Khi bạn “trở thành” một Bổn Tôn trong thiền định, lòng tự hào này không sinh khởi từ sự tự phụ hay tham luyến. Nó sinh khởi từ trí tuệ và sự xác quyết về việc ở trong trạng thái đó. Đó là cách thức an trụ tối thượng.

Nhờ những phương pháp và giáo huấn Kim Cương thừa, ta có thể hiển lộ một cách tự tin trong thân tướng của một Bổn Tôn yidam. Ta không chỉ đơn thuần tưởng tượng bản thân ta là Bổn Tôn. Đúng hơn, không vô minh hay mê lầm, ta thiền định về việc đảm đương thân tướng Bổn Tôn. Không cần phải tìm kiếm vị Bổn Tôn đó ở bên ngoài ta; ta là Bổn Tôn. Những Bổn Tôn bên ngoài là khuôn mẫu của những gì ta khao khát trở thành, của cách thức ta có thể biểu lộ bằng cách xua tan những ô nhiễm ngẫu nhiên. Trước hết, ta nghiên cứu lịch sử của các ngài để học hỏi xem các ngài đạt được Phật quả như thế nào và các ngài hiển lộ các hoạt động ra sao. Điều này mang lại cho ta một hình ảnh rõ ràng về cách thức ta có thể làm điều tương tự.

Đảm đương một thân tướng Bổn Tôn không phải là một phát minh giả tạo, mà đúng hơn, đó là điều cố hữu ở trong ta từ nguyên thủy. Mỗi một và mọi chúng sinh đều có Phật tánh. Chỉ có một vấn đề duy nhất là bản tánh đó có được khám phá hay không. Nếu được khám phá, ta được gọi là một vị Phật. Nếu ta không khám phá nó, ta vẫn khốn khổ trong luân hồi sinh tử. Như câu kệ 34 nói: “Sự nhơ uế của những ác hạnh và che chướng giống như bùn che phủ một viên ngọc. Mặc dù alaya (a lại da thức) thì thuần tịnh, nó không thể hiển lộ các phẩm tính.” Nói cách khác, ta đã sẵn có mọi phẩm tính thuần tịnh của một vị Phật; ta chỉ cần khám phá chúng bằng những thực hành thiền định này. Trong ta có một tiềm năng phát triển vô tận. Chẳng hạn như ta học abc trong nhà trẻ và sau đó dần dần tiến tới học vị Tiến sĩ. Nhưng vẫn còn những điều phải biết.

Bởi mỗi chúng sinh đều có Phật tánh, mỗi người chịu trách nhiệm đi theo con đường này đều có thể khám phá Phật tánh nội tại. Chẳng hạn như, hạt giống nhỏ bé của một cây gỗ đỏ gồm chứa trọn vẹn một cây gỗ. Tương tự như thế, ta có thể “phát triển” một vị Phật viên mãn từ hạt giống Phật tánh ở trong ta.

Xưa kia, khi Đức Jigten Sumgön đang nhập thất, một người đàn ông bị một tinh linh ám nhập khiến cho ông ta đau khổ ghê gớm. Chỉ nhờ nghe danh hiệu của Đức Jigten Sumgön, người đàn ông được thôi thúc thực hiện một chuyến đi gian khổ để gặp ngài. Bởi Đức Jigten Sumgön đang nhập thất nên ông ta không thể diện kiến ngài, vì thế ông nhờ một vị thị giả xin ngài ban cho giáo huấn để thoát khỏi tinh linh này. Ngài khuyên ông hãy quán tưởng một cách kiên cố bản thân ông trong thân tướng Đức Quán Thế Âm trong ít nhất là một tuần. Ngay khi ông thiền định về Quán Thế Âm, tinh linh chỉ thấy Đức Quán Thế Âm tại chỗ ở của ông ta. Tinh linh cảm thấy mình đã lạc mất con mồi, tìm kiếm khắp nơi và hỏi: “Người đàn ông của ta đâu?” Cuối cùng tinh linh bỏ đi và người đàn ông thoát khỏi sự đau đớn và khốn khổ. Hãy nhập tâm những giáo huấn này và duy trì chánh niệm của bạn.

Để thực hành Bổn Tôn, ta cần có ba phẩm tính là sự thuần tịnh, sáng tỏ, và kiên cố mà không xa lìa Bồ đề tâm. Khi ta thực hành phương pháp này, toàn bộ thân, ngữ và tâm đều được tận dụng. Mọi hoạt động của ta trờ thành hoạt động Phật (Phật sự). Chẳng hạn như khi ta xuất hiện như Bổn Tôn yidam, mọi sự ta ăn và uống đều trở thành một sự cúng dường. Ta nhận ra thân ta là thân của một vị Phật, một thân tướng thoát khỏi mọi ác hạnh. Bởi thân ta chính là một tập hợp của nhiều bộ phận và không có thực chất, ta có thể trở thành thân huyễn hóa thuần tịnh.
Ngôn ngữ của ta, là ngữ giác ngộ, không dính mắc mọi phẩm tính bất thiện và là sự biểu lộ của trí tuệ và lòng bi mẫn. Tâm ta, là tâm của Bổn Tôn, không dính mắc sự mê lầm, và sáng tỏ, chói ngời và hỉ lạc. Tâm đó như không gian – siêu vượt mọi ranh giới, tham luyến và bám chấp. Hãy thấu hiểu rằng chân tánh của bạn là tâm Phật, và hãy để tâm bạn ngơi nghỉ. Điều này sẽ giúp bạn tịnh hóa thị kiến bất tịnh của bạn và chứng ngộ Đại Ấn.

Để có được những kết quả từ giai đoạn phát triển này, điều thiết yếu là phải tuân theo những giáo huấn này. Vì thế, hãy ngơi nghỉ tâm bạn trong trạng thái thuần tịnh của Bổn Tôn hơn là để nó lang thang trong một trạng thái bất tịnh của sự mê lầm. Đây cũng là một phương pháp quan trọng để củng cố thiền an định. Điều này hoàn tất giáo huấn về thực hành thiền định Kim Cương thừa của việc phát triển bản thân bạn như một Bổn Tôn.

Trích dịch từ nguyên tác Anh ngữ “A Complete Guide to the Buddhist Path,”một luận giảng của Khenchen Konchog Gyaltshen về bản văn “The Jewel Treasury of Advice” của Drikung Bhande Dharmaradza (1704-1754)
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
24/11/2014(Xem: 17999)
Tập sách nhỏ “Du-già Tây Tạng, Giáo Lý và Tu Tập” này được dịch từ bản văn tiếng Anh có nhan đề là “Teachings of Tibetan Yoga” do Giáo sư Garma C. C. Chang – giảng sư của Tu viện Kong Ka ở miền Đông Tây Tạng khoảng trước năm 1950 – biên dịch từ Hoa ngữ, do nhà xuất bản Carol Publishing Group ấn hành năm 1993 tại New York, Hoa Kỳ.
10/11/2014(Xem: 5826)
Diễm, từ Việt Nam gửi một tin nhắn cho tôi qua Yahoo Messenger để hỏi về Mật Tông. Cô bảo sáng nay vào paltalk nghe thiên hạ nói về hai chữ đó mà phút cuối vẫn mù mờ. Tôi hỏi sao cô không hỏi trực tiếp trong Room, cô nói giọng Huế của mình trọ trẹ khó nghe, nói ra lỡ người ta không hiểu thì dị òm (mắc cỡ chết). Tôi cứ băn khoăn không biết phải nói sao về một chuyện không phải sở trường của mình. Không nói thì kẹt cho cả đôi bên: Diễm tiếp tục mù tịt về một chuyện kể cũng nên biết và tôi mang tiếng ăn quẩn cối xay. Dù thiệt ra thiên hạ có nghĩ sao thì trái đất vẫn quay mà.
31/05/2014(Xem: 9249)
Để giải thích về giá trị của Kalachakra - Thời Luân, Đức Dalai Lama đã nhấn mạnh tiềm năng vĩ đại về lợi ích Kalachakra đem lại như sau: “Quán đảnh Thời Luân là một trong những điểm đạo quan trọng nhất … vì chúng ta sẽ vận dụng được tất cả các yếu tố như thân và tâm của con người bên trong, cùng với toàn thể môi trường bên ngoài gồm có vũ trụ và thiên văn. Chúng ta có niềm tin vững chắc rằng đại lễ Thời Luân có năng lực giúp giảm thiểu các xung đột và chúng ta cũng tin tưởng rằng Thời Luân còn có khả năng kiến tạo niềm an lạc tinh thần, và qua đó, mang lại hòa bình cho thế giới.” - His Holiness the Dalai Lama in C. Levenson’s “The Dalai Lama, A Biography”
14/06/2013(Xem: 5034)
Đại thừa (Mahāyāna) phát triển một nhận thức mới về bản chất lịch sử của Đức Phật Śākyamuni. Điều nầy được nói đến đầu tiên trong chương “Mạng sống của Như lai (Tathāgata)” trong kinh Liên Hoa (Lotus Sūtra), một tác phẩm được hoàn thành cuối cùng vào khoảng năm 200 trước Công nguyên. Ở đây, Đức Phật giải t
06/06/2013(Xem: 9426)
Nghi quỹ tu Pháp Đức Phật - Bổn Sư Shakya Năng Nhân Vương này có tên là “Kho tàng gia trì - Nghi quỹ Đức Phật” được dịch từ Tạng văn sang Việt văn...
04/06/2013(Xem: 22743)
Phật giáo có nguồn gốc lâu đời từ Ấn Độ, ra đời vào khoảng thế kỷ thứ 5 trước Công nguyên. Lịch sử, truyền thuyết, và nhân loại đều công nhận Phật giáo được khai sáng bởi Đức Phật Thích Ca Mầu Ni (Shakyamuni Buddha). Truyện kể về cuộc đời của Đức Phật từ khi đản sinh cho đến khi lập gia đình là năm 16 tuổi; năm 29 tuổi thái tử Tất Đạt Đa (Siddhārtha) quyết chí xuất gia tu hành tìm đường diệt khổ; đến năm 35 tuổi giác ngộ ra chân lý, đắc đạo và trở thành Phật. Trong suốt 45 năm sau đó Ngài đi thuyết pháp, giáo hóa chúng sinh rồi cuối cùng viên tịch nhập niết bàn vào năm 80 tuổi.
28/04/2013(Xem: 32197)
Từ lâu không biết bao nhiêu người, ở ngoài đời cũng như trong đạo, rất bỡ ngỡ về vấn đề tu hành. Như một kẻ bộ hành ngơ ngác, lạc lõng giữa ngả ba đường, họ băn khoăn tự hỏi: Tu làm sao đây? Tu phương pháp gì? Và phải hạ thủ công phu làm sao mới đúng?
18/04/2013(Xem: 8006)
Chúng ta nên thiền quán về đức Tara để trưởng dưỡng Bồ đề tâm từ sâu thẳm trong trong tim, phát triển tình yêu thương và lòng bi mẫn mạnh mẽ, đích thực...
18/04/2013(Xem: 7459)
Đức Văn Thù được kính ngưỡng là vị Bản Tôn của Trí tuệ Căn bản. Trí tuệ Văn Thù chính là Trí tuệ của mười phương ba đời chư Phật.
18/04/2013(Xem: 7216)
Bằng cách chúng ta tu tập quán tưởng Đức Phật Quán Thế Âm, sự hiện thân của Ngài chính là hiện thân của sự hợp nhất giữa trí tuệ và từ bi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]