Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lịch sử dòng truyền thừa Drikung Kagyud

16/10/201017:34(Xem: 7437)
Lịch sử dòng truyền thừa Drikung Kagyud

Garchen
Lịch sử dòng truyền thừa Drikung Kagyud

"Để dòng truyền thừa không gián đoạn Pháp được truyền phải thanh tịnh. Để Pháp được thanh tịnh phải có chân Đạo sư”.

Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có bốn dòng phái lớn: Nyingma (Cổ Mật - Mũ đỏ), Kagyu (Mũ đen), Gelug (Mũ vàng), Sakya. Các dòng phái lớn này còn chia thành nhiều nhánh nhỏ.
Các dòng truyền thừa đều có chung một nguồn gốc là giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Tuy mỗi dòng truyền thừa đều phát xuất từ một vị tổ riêng biệt nhưng về căn bản giáo lý là giống nhau. Giáo lý dòng Mũ đen được ngài Kim Cương Trì truyền xuống cho tổ Tilopa là người Ấn Độ. Sau đó giáo pháp được truyền xuống tới ngài Naropa (cũng là người Ấn Độ). Ngài Naropa đã vượt qua tất cả 24 thử thách và thọ được toàn bộ các giáo lý do tổ Tilopa trao truyền. Sau đó giáo lý được truyền tới tổ Marpa. Ngài Marpa sinh ra tại Tây Tạng và sau đó Ngài sang Ấn độ ba lần để học giáo lý. Ngài học giáo lý, tu trì liên tục trong suốt 16 năm theo tổ Naropa và đạt được chứng ngộ sau nhiều thử thách cam go. Ngài nổi tiếng là đại dịch giả đã dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Tây Tạng phần giáo lý căn bản của Kim Cương Thừa được gọi là giáo lý dòng Nhĩ truyền (“Oral Lineage” hay “Whispering lineage”). Đệ tử nối Pháp của tổ Marpa là ngài Milarepa. Đệ tử của tổ Milarepa là ngài Gampopa. Tổ Gampopa đầu tiên tu theo dòng Kadampa. Sau khi gặp tổ Milarepa ngài Gampopa thọ Pháp, thực hành Đại thủ ấn và chứng đắc. Giống như hai dòng sông hòa vào làm một, Ngài đã thọ giáo lý của cả hai dòng Kadampa và Kagyupa rồi tổng hợp giáo lý của cả hai dòng lại hòa thành một.
Tổ Gampopa có nhiều đệ tử trong đó có bốn đệ tử chính là Dusum Khyenpa (sáng lập ra dòng Karma Kagyu), Barompa, Stalpa, Phagmo Drupa . Ngài Phagmo Drupa cũng có rất nhiều đệ tử, trong đó có 500 đệ tử đạt chứng ngộ cao nhất và có những chiếc lọng vàng trên đỉnh đầu, nhưng Ngài vẫn nói rằng đệ tử của Ngài chưa đầy đủ. Chỉ khi Ngài Jigten Sumgon, tới từ miền đông Tây tạng, xuất hiện và thì Ngài Phagmo Drupa mới nói rằng đệ tử của Ngài đã đầy đủ.
Khi đức Phagmo Drupa hấp hối, từ trong tim của Ngài một chày kim cương vàng bay ra và tan hòa vào trong tim của ngài Jigten Sumgon. Lúc đó tất cả mọi người đều nhìn thấy. Và nói với ngài Jigten Sumgon rằng : “Con sẽ là người thừa kế ta”. Sau khi Ngài Phagmo Drupa viên tịch, tổ Jigten Sumgon thay Guru lãnh đạo dòng truyền thừa. Ngài có được sự tiên tri từ Bổn sư của Ngài rằng: “Con phải chuyển tới Drikung”. Tổ Jigten Sumgon đã làm theo lời Sư phụ dặn và tới Drikung Thil, phía đông của Lhasa (60km từ Lhasa) - nơi sau này Tu Viện chính của dòng Drikung được xây dựng. Ngài đã được một con bò Yak cái dẫn đường ; khi đến nơi thì con bò biến mất. “Dri” có nghĩa là “con bò Yak cái”. Cái tên “Drikung” của dòng truyền thừa xuất hiện từ đó. Một nguồn gốc khác của chữ “Drikung” có từ một vị thượng thư của vua Songsen Gampo có tên là Dri Serukhung Ston. Vị này sống trong vùng vì thế tên “Drikung”xuất phát từ đó.
Ngài Jigten Sumgon, tổ của dòng Drikung, là hóa thân của Ngài Long Thọ và được gọi là Long Thọ thứ hai. Trong Tu viện của Ngài Jigten Sumgon thời đó lúc đầu có 100.000 vị tăng và con số đó còn tiếp tục tăng lên. Vào thời đó các tu viện thường rất lớn ; lớn đến nỗi bầu trời vốn màu xanh nhưng vì quá nhiều tăng sĩ nên màu áo vàng hắt lên nền trời khiến cho bầu trời ngả sang màu vàng. Do vậy mỗi khi muốn thông báo vấn đề gì đó thì phải cho người lên đỉnh núi đánh cồng (gong) thì mới thông báo được cho cả một vùng rộng lớn.
Một ngày kia tổ Jigten Sumgon nói với tất cả các vị tăng trong Tu viện: “Tất cả các con phải nhập thất tu tập, ta sẽ lo lắng và quản lý Tu viện. Nếu các con không đi thì chính Ta sẽ đi nhập thất và các con ở lại trông coi Tu viện”. Sau đó Ngài bí mật rời khỏi Tu viện và tới một hang động để nhập thất, không ai biết Ngài ở đâu. Sau đó các vị Daka, Dakini từ ba nơi chốn linh thiêng gắn với thân, khẩu, ý của đức Chakra Samvara tới thỉnh Ngài Jigten Sumgon gửi những hóa thân của Ngài tới ba nơi đó để ban truyền Giáo Pháp. Sau khi tổ Jigten Sumgon gửi các hóa thân của Ngài tới ba nơi đó để truyền Pháp rồi thì các vị Daka, Dakini lại thỉnh Ngài ở lại với họ và không đi đâu nữa. Lúc đó Ngài nói rằng Ngài vẫn còn các đệ tử ở nhà và Ngài muốn tổ chức một đợt nhập thất cho họ. Ngài đề nghị triệu tập mọi người đến ba địa điểm linh thiêng đó: thứ nhất là núi thiêng Kailash, thứ hai là Sari, thứ ba là Lapchi. Mỗi địa điểm có 55 525 vị Tăng sĩ đến nhập thất. Tổng số tăng sĩ nhập thất lên tới gần 180.000 người, một con số khổng lồ mà đời nay khó có thể tin được.
Dòng Drikung Kagyu đã được thành lập từ cách đây 865 năm, sớm hơn một chút nhưng cùng thế hệ với dòng truyền thừa Drukpa Kagyu. Ngài Phagmo Drupa nắm giữ 8 dòng truyền thừa, Drikung Kagyu, Drukpa Kagyu, Yazang Kagyu, Shugseb Kagyu, Taglung Kagyu, Trophu Kagyu, Yerpa Kagyu, Smarpa Kagyu. Hiện giờ chỉ còn bốn dòng truyền thừa thuộc Kagyupa là Drikung Kagyu, Drukpa Kagyu, Taglung Kagyu, Barom Kagyu. Hai dòng mạnh nhất, về số lượng, hiện nay là Drukpa Kagyu và Drikung Kagyu, còn hai dòng Taglung Kagyu và Barom Kagyu ít hơn về số lượng. Các dòng kia không còn tồn tại nữa.
Từ Ngài Jigten Sumgon cũng có nhiều dòng truyền thừa Kagyupa khác nữa.
Trong lịch sử Đạo Phật đầu tiên phát triển ở Ấn Độ, rồi từ Ấn Độ lan truyền sang những nước khác. Kim Cang Thừa được truyền bá sang Tây Tạng, và phát triển rất mạnh ở Tây Tạng. Sau đó Đạo Phật từ Tây Tạng lại được truyền bá ngược lại Ấn Độ và chủ yếu tập trung ở vùng Ladakh. Thực tế bây giờ ở Ấn Độ Đạo Phật cũng đã bị suy tàn rất nhiều, không còn được như trước nữa ; nhiều nơi chỉ còn lại cái tên, trên thực tế không còn sự tu tập nữa. Tuy nhiên hiện giờ đang có dấu hiệu của sự hưng thịnh trở lại.
Tại Ladakh, những giáo lý đức Phật đã truyền dạy vẫn còn được phát triển khá mạnh. Bốn dòng phái lớn của Kim Cang Thừa là dòng Mũ đỏ (Nyingmapa), Mũ vàng (Gelugpa), Mũ đen (Kagyupa), Mũ trắng (Sakyapa) đều có đại diện của mình ở đó, nhưng số lượng đông nhất là dòng Kagyupa. Trong dòng Kagyupa thì mạnh nhất về số lượng là hai dòng Drukpa và Drikung. Các dòng truyền thừa thuộc Kagyupa đã từ Tây Tạng tới Ladakh từ khoảng hơn 500 năm trước đây. Dòng Drikung bắt đầu phát triển ở Ladakh cách đây khoảng hơn 500 năm. Sau phái Kagyupa là phái Gelugpa cũng có số lượng khá lớn ở Ladakh. Phái Nyingmapa và Sakyapa không phát triển mạnh lắm, tính theo số lượng, tại Ladakh.
Ở Kathmandu trước đây chưa từng xuất hiện tên dòng Drikung Kagyu. Cách đây hơn 10 năm thì chính Sonam Rinpoche đã tới Kathmandu và xây dựng hai Tu viện Drikung tại Kathmandu và Lumbini (Lâm Tì Ni). Từ đó tên tuổi dòng Drikung mới bắt đầu được lan truyền tại Nepal.


Garchen Triptrül Rinpoche
“Hóa thân – Bậc Trì Giữ của ngôi vị Garchen”
 
 

Giới thiệu

Dòng truyền thừa Phật giáo Kagyu được kế thừa bởi những Lạt ma đức cao vọng trọng. Đó là sự thật đặc biệt của dòng truyền Drikung Kagyu, được sáng lập bởi Kyoba Jigten Sumgon. Một trong những đệ tử tâm yếu của Kyoba Jigten Sumgon là thành tựu giả Gar Dampa Chodingpa, mà dòng truyền tái sinh của ngài được trì giữ bởi đức Garchen Rinpoche hiện nay.

Thành tựu giả Gar Dampa Chödingpa

Gar Dampa Chodingpa được sinh vào năm 1180 sau công nguyên. Ngài được công nhận là một tái sinh của Acharya Aryadeva Bodhisattva (Thánh Thiên Bồ Tát), một đệ tử của đức Long Thọ. Vừa được sinh ra ngài đã có thể cầm một chiếc gậy, và trì tụng thần chú lục tự. Mẹ ngài đã quá kinh hãi đến mức phải kể với những người khác về những khả năng của con trai mình. 

Sau đó, ngài thực hành mật chú tại Tsari ở Tây Tạng. Trong khi ngụ tại một hang động của Gar ở Dagpo, tất cả chư thiên và quỷ thần của Tây Tạng hội tụ quanh ngài. Đầu tiên họ ném những vũ khí sắc nhọn và làm thương tổn ngài, nhưng sau đó quy y ngài, cúng dường ngài thần chú tinh túy sống của họ

Khi Gar Dampa Chodingpa còn trẻ, ngài nghe về những thành tựu vinh quang của Đại thành tựu giả Kyobpa Jigten Sumgon. Vì vậy, ngài quyết định lên đường đến Drikung. Ngài đã ở lại đó và thọ nhận nhiều giáo lý và thực hành dưới sự hướng dẫn của đạo sư của mình, Kyoba Jigten Sumgon. Rất nhanh chóng ngài đã đạt được giác ngộ hoàn toàn, và ngài đã trở thành một trong ba đại thành tựu giả quan trọng - Gar, Nyo và Chosum – của Kyobpa Jigten Sumgon. Gar Dampa Chodingpa trình diễn nhiều năng lực phi thường vào nhiều dịp và thông qua những giáo lý thâm sâu của ngài truyền cho vô số chúng sinh về con đường của Pháp. Nhiều đệ tử bắt đầu tụ tập quanh ngài, nhưng vẫn còn là quá sớm để thu nhận họ, thế nên ngài rầy họ và bảo họ rời đi. Ngài đã sáng lập một tu viện tại Drikung. Rốt cuộc, nhiều đệ tử tụ tập quanh ngài hơn, ngài đã rời đi để sáng lập tu viện của Phurgon Rinchen Ling.

Những tái sinh tiếp theo

Trong những tái sinh tiếp theo của Gar Dampa Chodingpa, Gar Tenpe Gyaltsen trở thành nhiếp chính của hai vị Drikung Kyabgon, người nắm giữ dòng truyền thừa Drikung Kagyu. Trong cương vị đó ngài làm lợi lạc cho tất cả chúng sinh. Một tái sinh khác, Gar Chokyi Nyima, trì tụng thần chú của Chakrasamvara (Thắng Lạc Kim Cang) hơn 13 triệu lần và trở thành một thành tựu giả. Ngài có thể thị hiện nhiều phép màu như là trị bệnh, ngăn chặn chiến tranh, tiêu trừ nạn đói….

Đức Garchen Triptrul Rinpoche hiện nay

 


Garchen Triptrul Rinpoche được sinh vào năm 1936 ở Nangchen, miền đông Tây Tạng. Vua của Nangchen đích thân lãnh nhận trách nhiệm để tìm kiếm tái sinh của đức Garchen Rinpoche trước, Trinle Yongkhyab. Đức Garchen Rinpoche hiện nay được phát hiện và tôn phong bởi đức Drikung Kyabgon Zhiwe Lodro.

Garchen Rinpoche được đem đến Lho Miyalgon lúc bảy tuổi, là nơi mà ngài được cúng dường những bộ lễ phục và những thứ khác. Được dẫn đến một điện thờ lưu giữ nhiều hình ảnh của những đạo sư dòng truyền thừa, ngài được hỏi để xác nhận đạo sư của mình. Ngài chỉ vào một tấm ảnh của Kyobpa Jigten Sumgon và nói rằng “Vị này là đạo sư của ta.” Vì thế, mọi người tin rằng ngài là một tái sinh thực sự của đấng trì gữ dòng truyền Gar.

Dưới sự dạy dỗ của Chime Dorje, Rinpoche đã thọ nhận nhiều giáo lý. Ở độ tuổi 13 ngài thọ nhận những giáo lý của dòng truyền Drikung Kagyu từ Lho Thubten Nyingpo Rinpoche của Lho Lunkargon. Ngài đã nhận khẩu truyền, luận giảng và quán đảnh về Đại Thủ Ấn và Sáu Yoga của Naropa. Ngài đã hoàn thành những thực hành tiên yếu và hoàn tất khóa nhập thất ba năm.
Ngài sau đó ẩn tu hai mươi năm, cho đến thời gian ngài gặp được Khenpo Munsel, một đệ tử vĩ đại của Nyingma Khenpo Ngagchung lừng danh. Từ Khenpo Munsel ngài thọ nhận giáo lý Dzogchen và tham gia vào thực hành các pháp tu bí mật. Khenpo Munsel đã ngạc nhiên bởi thành tựu vĩ đại của Rinpoche và ngợi khen ngài rằng “Ngài là một hiện thân bồ tát vĩ đại” 

Từ 1979, Garchen Rinpoche tìm kiếm nguồn trợ cấp cho tu viện của ngài, cho nữ tu viện và thôn làng, ban tặng hết tất cả những vật cúng dường ngài nhận được vì lợi ích của họ.

Ngoài ra, Garchen Rinpoche vẫn đảm nhận trách nhiệm tái thiết lại nhiều tu viện Drikung Kagyu ở miền Đông Tây Tạng, cũng đồng thời ngài toàn tâm ban tặng những giáo lý thâm diệu của dòng truyền thừa cho những người khác.
Những năm gần đây, Rinpoche thiết lập Ari Gar Zangchup Choling, một trung tâm ở Mỹ quốc để dạy dỗ và thực hành Phật pháp. Garchen Triptrul Rinpoche rất lưu tâm và khiêm hạ với tất cả mọi người bất kể địa vị, tuổi tác và giới tính. Lời khuyên của ngài cho những ai uống rượu, hút thuốc, cờ bạc và tham gia vào những hoạt động sai trái rất có hiệu quả cho việc chỉnh sửa đúng lại tư cách của họ. Ngài không ngừng nỗ lực vì lợi ích của những người khác và đã nhận được sự tôn kính lớn lao từ cộng đồng. Ngài thật phi thường trong thời mạt pháp này.

nguồn http://www.sangyeling.org/Failid/Garchen_Triptrul_Rinpoche.pdf
Thiện Duyên - Việt dịch
Hiếu Thiện hiệu đính
Nhằm cúng dường đến đức Garchen Rinpoche trong chuyến du hành đến Việt Nam của ngài
Sonam Jorphel Rinpoche giảng tại Tu viện Palri - Kathmandu, Nepal Tháng 3/2010

http://drikungvn.org/




Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
03/07/2012(Xem: 6698)
Đức Pháp Vương Gyalwang Drukpa đã có buổi Pháp thoại tại Viện Teen Murti, thủ đô New Delhi nhân kỷ niệm Quốc khánh lần thứ 64 của Ấn Độ.
16/04/2012(Xem: 8403)
Kim Cương thừa có nhiều phương cách thực hành khác nhau, hàng trăm hàng ngàn bản tôn khác nhau để đấu tranh với sự ô nhiễm nhiều vô kể, thông qua thiền định...
05/02/2012(Xem: 16042)
Chú Đại Bi, vốn chẳng có cách gì giảng được, vì Chú là mật ngữ bí mật. Nếu muốn biết ý nghĩa của Chú Đại Bi thì trước hết tôi nói một bài kệ. Bài kệ này nói về Chú Đại Bi: "Đại bi đại chú thông thiên địa Nhất bách nhất thiên thập vương hoan Đại bi đại từ năng khử bệnh Nghiệt kính nhất chiếu biển cao huyền". "Đại bi đại Chú thông thiên địa": Bạn đọc Chú Đại Bi thì trên trời cũng chấn động, dưới đất cũng chấn động, thông thiên triệt địa. "Nhất bách nhất thiên thập vương hoan": Mỗi ngày bạn tụng 108 biến, tụng một ngàn ngày; một năm có 365 ngày, một ngàn ngày tức khoảng ba năm. Bạn tụng ba năm mà mỗi ngày tụng chẳng gián đoạn. Mỗi ngày lúc nào bạn tụng Chú Đại Bi thì nhất định tụng vào lúc đó, dù bận thế nào bạn cũng tụng 108 biến. "Thập vương" là mười ô
15/01/2012(Xem: 6570)
Những đạo sư huyền thuật Tây Tạng thường trầm lặngít nói, trong số họ cũng có những người nhận môn đồ, nhưng giảng dạy bằngphương pháp tâm truyền chứ ít khi dùng đến ngôn ngữ. Việc mô tả những phươngpháp giáo huấn kỳ lạ đó không phải là chủ đề của bài viết này. Chỉ cần biếtrằng những môn đồ của các bậc đạo sư huyền thuật đó rất ít khi gặp được sư phụ... Các bậc thầy Mật tông tuyên bố rằng, người nào khéo sử dụng năng lực thiên lý truyền tâm thì đều có thể kiểm soát hoàn toàn tinh thần để tập trung tư tưởng...
13/01/2012(Xem: 5261)
MỘT VỊ ANH HÙNG thì can đảm và mạnh mẽ, không chút sợ hãi, và có khả năng bảo vệ những người khác trong khi thay mặt họ dành được chiến thắng. Nhờ trí tuệ và lòng bi mẫn của mình, một anh hùng-Bồ Tát chiến thắng trong trận chiến đấu với những cảm xúc phiền não. Ngài có thể bảo vệ chính mình bằng cách tự kềm chế không làm các ác hạnh và đồng thời mang lại lợi lạc cho người khác bằng cách chỉ cho họ con đường đúng đắn. Một viên ngọc của người anh hùng ám chỉ của cải không thể tranh cãi thuộc về chủ nhân của nó, vị anh hùng – là điều không ai có thể lấy đi.
02/01/2012(Xem: 8410)
Tu tập pháp môn P’howa, tức là pháp môn chuyển di thần thức vào giây phút từ trần, sẽ làm người tu tự tin vào đời sống của mình, vào sự tu tập tâm linh của mình...
02/01/2012(Xem: 5079)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang...
27/12/2011(Xem: 3528)
Lúc bấy giờ Ma-hê-thủ-la Thiên ở nơi thiên thượng cùng các tiên nữ vui vẻ dạo chơi, tấu các âm nhạc. Thoạt nhiên nơi trong búi tóc hóa ra một thiên nữ, dung nhan đoan trang, kỹ nghệ đệ nhất, các chúng trong chư Thiên không ai hơn được, mà nói thần chú rằng: Nẵng mồ Uất nhĩ sái ma tỳ dược thi khư địa tì dã Bát ra bát để dã thức già la giả tăng lâm tăng lâm Đát nễ dã tha Thấp phạ nặc để kiêm bạt ra ma nặc lý nễ Hồng Phấn tra.
18/12/2011(Xem: 6304)
Phật quả đòi hỏi những thành tựu phi thường về thân và tâm. Cho nên, việc truyền những phẩm đức siêu việt này vào trong pho tượng trở nên nổi bật trong những buổi lễ quán đảnh.
17/12/2011(Xem: 9257)
Nẳng mồ tát phạ đát tha nghiệt đá nẫm Nẵng mồ nẵng mạc tát phạ một đà mạo địa tát đát-phạ tỳ dược Một đà đạt mạ tăng chi tỳ dược, đát nhĩ dã tha...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567