Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Ngũ Bộ Chú

03/05/201313:58(Xem: 18038)
Ngũ Bộ Chú

Quan Âm Ngũ Bộ Chú
Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch

---o0o---

NGŨ BỘ CHÚ

Ngũ Bộ Chú là một nghi thức trì niệm của Mật Giáo gồm có 5 Chú Đà La Ni là : Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn, Văn Thù Nhất Tự Hộ Thân Chân Ngôn, Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn, Chuẩn Đề Cửu Thánh Tự Chân Ngôn và Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh Chân Ngôn .

Nguyên khởi của năm Bộ Chú này thì không biết rõ, chỉ nhận biết được qua quyển :Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu do Ngài Thích Đạo Chân ở chùa Kim Hà trên núi Ngũ Đài biên tập . Từ đấy trở đi, nghi thức này được phổ truyền trong Nhân gian ; đến nay hầu như trong giáo đồ Phật Giáo Đại Thừa, ai cũng có thể thuộc lòng năm câu Chú này

Về ý nghĩa của Chú Đà La Ni thì đại đa số các Dịch Giả không chịu phiên dịch vì 5 duyên cớ :

1 . Vì tâm niệm bí mật nên không phiên dịch

2 . Vì ý nghĩa bí mật nên không phiên dịch

3 . Vì danh tự bí mật nên không phiên dịch

4 . Vì âm thanh bí mật nên không phiên dịch

5 . Vì thiện sinh bí mật nên không phiên dịch.

Lại có một số học giả dựa theo nguyên tắc Ngũ chủng bất phiên do Ngài Huyền Trang đề xuất nên không chịu phiên dịch Chú Đà La Ni, đó là :

1.Trang trọng bất phiên (Tôn trọng sự trang nghiêm nên không phiên dịch )

2.Đa Hàm bất phiên ( Do một chữ có rất nhiều nghĩa nên không phiên dịch )

3.Bí mật bất phiên ( Do sự bí mật nên không phiên dịch )

4.Thuận cổ bất phiên (Do thuận theo người xưa nên không phiên dịch )

5.Thử phương bất phiên (Do phương này không có nghĩa thú đó nên không phiên dịch )

Chính vì Chú Đà La Ni không được phiên dịch nên nhiều người học Phật cho rằng Chú Đà La Ni không hề có nghĩa lý mà chỉ là một số âm vận ghép lại mà thành . Từ đấy họ nhận định rằng những ai tu học tìm cầu đường lối giải thoát qua phương pháp trì niệm Chú Đà La Ni đều là những kẻ mê tín dị đoan, không thể nào nhận chân được Chính Pháp giải thoát của Đức Phật .

Trong quyển “Buddhism of Tibet or Lamaism” ông Austin Waddwell nhận định rằng : “Những Mạn Trà (Mantra -Thần Chú ) và Đà La Ni (Dhàranïi - Tổng Trì ) là những tiếng ú ớ vô nghĩa, cái huyền bí của nó là một trò đùa ngu xuẩn với những tiếng lóng tối nghĩa và vong Pháp, còn Thiền của nó là một thứ ăn hại mà sự phát triển quỷ quái đã phá tan và làm ung thối đời sống bé nhỏ của chút kho tàng trong trắng còn lại của Đại Thừa Phật Giáo...”

Trong thực tế, các Đạo Sư Mật Giáo đã giảng nghĩa lý cơ bản của các câu Chú ( Mantra ) Đà La Ni ( Dhàranïì ) và Đàn Pháp (Manïdïala) rất nhiều - như Tam Tạng Thiện Vô Úy (‘Subhakara Simïha : 637 - 735 ) đã giảng dạy ý nghĩa câu chú A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ . . ., ngài Sa môn Nhất Hạnh (Ichigyo 638 - 727) giảng nghĩa lý của rất nhiều câu chú và ghi trong bộ Đại Nhật Kinh Sớ . . . , ngài Đại Quảng Trí Bất Không (Amogha Vajra 705 - 774) đã chú giải nghĩa của bài chú LĂNG NGHIÊM . . ., ngài Không Hải (KuKai 774 - 835 ) giảng nghĩa hai Manïdïala trọng yếu của Mật giáo là Thai Tạng Giới ( Garbha dhàtu ) và Kim Cương Giới ( Vajra dhàtu). . ., ngài Thái Hư đại sư giảng nghĩa câu Chú Nhân Vương Hộ Quốc Đà La Ni . . ., các đạo sư Mật giáo Tây Tạng cũng giảng dạy nghĩa lý của nhiều câu chú như Lục Tự Đại Minh chú, Kim Cương Thượng Sư chú, Tam Tự Tổng Trì Chân Ngôn . . . và trong các quyển Mật Giáo Đồ Tượng đã ghi nhận nhiều lời giảng dạy về ý nghĩa của Chú Đà La Ni .

Trong Mật Tạng Đồ Tượng, quyển 3 , trang 219 có ghi nghĩa của bài Chú Như Ý Luân Đà La Ni như sau :

- Namo (巧伕) là : Quy mệnh

- Ratnatrayàya (先寒氛仲伏) là Tam Bảo

- Namahï (巧休) là Khể thủ (cúi lạy )

- Aryàvalokita (玅渹向吐丁凹) là Thánh Quán

- I‘svaràya (珂鄎全伏) là : Tự tại

- Bodhisatvàya (回囚屹班伏) là : Bồ Tát

- Mahàsatvàya (亙扣屹班伏) là : Đại dũng mãnh đạo tâm giả (Bậc có tâm đạo đại dũng mãnh )

- Mahà Kàrunïikàya (亙扣乙冰仗乙伏) là Đại Từ Bi tâm giả (Bậc có tâm Đại Từ bi )

- Tadyathà (凹渰卡) là Như vậy ; Khai Như Lai Tạng thuyết chân ngôn (Mở Tạng Như Lai nói chân ngôn )

- OMÏ () là : thành ở ba thân . Dùng ba chữ A () , U () , MA () hợp thành một chữ ( OMÏ ) với A là Pháp thân, U là Báo thân, MA là Hoá thân . Do ba chữ này khế hợp với Thật Tướng, tức thành nghĩa Khể thủ lễ nhất thiết Như Lai (Cúi đầu lễ tất cả Như Lai ) cũng có nghĩa là Như Lai Vô Kiến Đỉnh ( Nhục Kế không thể thấy của Như Lai )

- Cakra vartti (弋咒向魛) là : hay chuyển bánh xe Pháp vô thượng, cũng có nghĩa Đập phá.

- Cintà manïi (才富亙仗) là Tư Duy Bảo, cũng có nghĩa là Như Lai Bảo - Bảo ( báu ) có 6 loại hay làm thỏa mãn các nguyện của chúng sinh .

- Mahà padme (亙扣扔榰) là Đại Liên Hoa, biểu thị cho sự Tĩnh các phi pháp, vốn chẳng nhiễm .

- Ruru (冰冰) là : lìa bụi nhơ - Vì bụi có hai loại nên xưng 2 lần chữ Ru. Thứ nhất là Nội Trần tức 5 căn, thứ hai là Ngoại Trần, tức là 5 cảnh . Cả hai Trần đều Vô sở đắc nên dùng làm phương tiện để thành Du Già Quán Trí

- Tisïtïa (凸沰) : Là Trụ, cũng có nghĩa là Vô Trụ . VÔ TRỤ được dùng làm gốc của tất cả các Pháp cũng nói là Vô trụ Niết Bàn, bất trụ sinh tưû. Do Đại Trí cho nên chẳng nhiễm sinh tử . Do Đại Bi cho nên chẳng trụ Niết Bàn .

- Jvala (捂匡) là lửa bùng cháy . Ánh sáng tràn khắp Pháp Giới, cảnh giác Thánh Chúng giáng tập phổ khởi ; Triệu tất cả Thiên Long Bát Bộ, các loại hữu tình vì ích lợi mà gia hộ .

- Akarsïaya (狣一溶伏) là : Thỉnh triệu. Do sự thỉnh triệu này : Chư Phật, Bồ Tát, Thiên Long Bát Bộ ứng với lời triệu mà đến, thảy đều vân tập, gia trì hộ niệm .

- Hùmï () là Tất cả Pháp vô nhân, cũng nói là Bồ Đề Đạo Tràng tức ngồi ở Bồ Đề Đạo Tràng chuyển bánh xe Chính Pháp . Do tương ứng với một chữ chân Ngôn này tức hay chứng ngộ tất cả Phật Pháp . Khi niệm niệm chứng ngộ Phật Pháp thì đủ Trí Tát Bà Nhã ( Sarva jnõà_ Nhất Thiết Trí ) đi thẳng đến cứu cánh, ngồi Tòa Kim Cương, 4 ma hiện trước mặt, liền nhập vào Đại Bi Tam Muội giáng phục 4 Ma tức thành Chính Giác .

- Pha () là Phá nát . Khi thành Phật thì phá 4 Ma

- TÏ () là : Tất cả Vô sở đắc , phàm vẽ hình như nửa vành trăng . Thích nói rằng : Tất cả Ngã vô sở đắc dùng làm phương tiện liền thành , sinh thành không, thành bán ( một nửa )

- SVÀ () là vô ngôn thuyết . Tức thành Pháp KhôngTrí, nghĩa là Mãn Tự ( Chữ đầy đủ ) cũng nói là Thành tựu Đại Phước Đức 

- HÀ () là đoạn phiền não . Khiến các Hữu Tình đoạn hại phiền não, trừ bỏ tai họa . Mọi sự trông thấy đều vui vẻ . Sau khi mệnh chung, sinh về thế giới Cực Lạc (Sukhavati ) , hóa sinh trong Hoa sen, thấy Phật Vô Lượng Thọ ( Amitàyuhï ) được nghe Chính Pháp, mau chứng Bồ Đề .

Trong Tổng Thích Đà La Ni Nghĩa Tán do ngài Tam Tạng Sa môn Đại Quảng Trí Bất Không phụng chiếu giải thích có ghi rằng :

Đức Như Lai ở trăm ngàn Câu chi A tăng kỳ kiếp gom chứa chất liệu Bồ Đề, gia trì văn tự Chân Ngôn của Đà La Ni khiến cho Bậc Bồ Tát đến ngộ tương ứng với điều này mà đốn tập chất liệu của Phước Đức và Trí Tuệ . Ở nơi Đại Thừa, cần tu hành hai lối của Bồ Tát Đạo để chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề . Ấy là : y theo các Ba La Mật để tu hành thành Phật, và y vào ba Mật Môn của Chân Ngôn Đà La Ni để tu thành Phật .

( Đà La Ni ( Dhàranïì ) là tiếng Phạn, thường phiên dịch theo nghĩa Tổng trì . Có 4 loại trì là : Pháp Trì, Nghĩa Trì, Tam Ma Địa Trì, Văn Trì .

A . Pháp Trì :

Do được Trì này mà đập tan tất cả các Pháp tạp nhiễm và chứng được giáo pháp lưu lộ từ nơi Pháp Giới thanh tịnh .

B . Nghĩa Trì :

Do được Trì này nên ở trong nghĩa của một chữ mà được trăm ngàn vô lượng hạnh của Tu Đa La ( Sutra _ Khế Kinh ) và diễn nói thuận nghịch đều tự tại

C . Tam Ma Địa Trì :

Do được Trì này nên Tâm chẳng tán động mà được Tam Muội hiện tiền, ngộ được vô lượng trăm ngàn môn Tam Ma Địa . Vì tăng trưởng Tâm Bi của Bồ Tát cho nên dùng nguyện thọ sinh nơi sáu nẻo mà chẳng bị Căn Bản Phiền Não (Mùla-Kle’sa) với Tùy Phiền Não (Upakle’sa) phá hoại được Tam Muội ấy . Lại do Tam Muội Địa này mà chứng được năm thần thông để thành tựu sự lợi lạc cho vô biên chúng Hữu Tình .

D . Văn Trì :

Do đây mà thọ trì Đà La Ni để thành tựu sự nghe, ấy là tất cả Khế Kinh ở chốn của tất cả Như Lai và tất cả Bồ Tát, nghe được trăm ngàn vô lượng Tu Đa La ( Sutra_ Khế Kinh ) mà chẳng hề quên mất.

- Chân Ngôn cũng có đủ 4 nghĩa - Chân là tương ứng Chân Như, Ngôn là thích dịch nghĩa chân thật . Bốn nghĩa của Chân ngôn là :

1 . Pháp Chân Ngôn : là Pháp giới thanh tịnh dùng làm Chân Ngôn .

2 . Nghĩa Chân Ngôn : là tương ứng Thắng nghĩa, trong mỗi mỗi chữ có sự tương ứng chân thật .

3 . Tam Ma Địa Chân Ngôn : Do bậc Du Già dùng Chân Ngôn này để bố liệt ( An bày ) văn tự của Chân Ngôn lên trên vành trăng KÍNH TRÍ của Tâm đồng thời chuyên chú Tâm chẳng lay động mà mau chóng chứng được Tam Ma Địa . Vì thế gọi là Tam Ma Địa Chân Ngôn .

4 . Văn Trì Chân Ngôn : Từ chữ ÁN ( OMÏ ) cho đến chữ SA PHỘC HA ( SVÀHÀ ) có bao nhiêu văn tự ở khoảng giữa thì mỗi mỗâi chữ đều gọi là Chân Ngôn, cũng gọi là Mật Ngôn và cũng có đủ 4 nghĩa :

a . Pháp Mật Ngôn : chẳng phải là phi pháp với cảnh giới của Nhị Thừa và Ngoại Đạo mà chỉ tu Chân Ngôn Hạnh Bồ Tát . Tất cả Sở văn, Sở từ, Ấn khế, Man Đa La, tu hành Sở cầu Tất Địa đều gọi là Pháp Mật Ngôn

b . Nghĩa Mật ngôn : là mỗi mỗi chữ trong Chân Ngôn thì chỉ có Phật với Phật cùng với Bậc Bồ Tát đại uy đức mới có thể nghiên cứu hết mà thôi .

c . Tam Ma Địa Mật Ngôn : là do Tam Ma Địa và văn tự của Chân Ngôn trong sự kiện này mà tương ứng được uy lực .

d . Biến Bố Mật Ngôn : là theo Thầy mật truyền quy tắc của ba Mật, chỉ có Thầy và Đệ Tử biết thôi chẳng thể cho người khác biết được cho đến Quán Môn, Ấn Khế, hình tượng của Bản Tôn cũng mật thọ trì cho đắc được Tâm Sở hy vọng Tam Ma Địa .

( Sự nghe giữ chẳng quên, Thiên Nhãn, Thiên Nhĩ , Tha Tâm và Tất Địa thượng trung hạ cũng gọi là MINH ( Vidya ) . Minh có 4 nghĩa là :

A . Pháp Minh :

Kẻ tu hành xưng tụng thì ánh sáng trong mỗi mỗi chữ chiếu khắp mười phương Thế Giới khiến cho tất cả chúng sinh Hữu Tình đang chìm đắm trong biển khỗ sinh tử đều phá được phiền não vô minh, đều xa lìa khổ đau mà được giải thoát . Vì thế, gọi là Pháp Minh .

B . Nghĩa Minh :

Là do bậc Du Già tương ứng với nghĩa của Chân Ngôn nên thông đạt, minh liễu được Bát Nhã Ba la Mật mà xa lìa đạo lý vô nghĩa .

C . Tam Ma Địa Minh :

Là do quán tưởng Chủng Tử ( Bìja ) của Chân Ngôn ở trong vành trăng Tâm mà đắc được đại quang minh, tác Tự Tha Chiếu Minh Tam Ma Địa mà thành tựu .

D . Văn Trì Minh :

Là chứng được Văn Trì Pháp ( ‘Srutimyò Dharma ) hay phá được các Hoặc của sự lãng quên. chứng đắc Tâm Bồ Đề ( Bodhi Citta ) mà thành tựu .

Như trên là nghĩa của Đà La Ni, Chân Ngôn, Mật Ngôn và Minh đều dựa theo Phạn văn . Lại ở trong Tu Đa La của Hiển Giáo hoặc ở trong Chân Ngôn của Mật Giáo cũng xưng nói 4 điều như vậy .

Hoặc có Chân Ngôn có 1 chữ, 2 chữ, 3 chữ, 100 chữ, 1000 chữ, vạn chữ cho đến biến con số này thành vô lượng vô biên chữ thì đều gọi là Đà La Ni, Chân Ngôn, Mật Ngôn, và Minh .

Nếu tương ứng với ba Mật Môn thì chẳng cần phải trải qua nhiều kiếp cực nhọc tu hành khỗ hạnh mà lại hay mau chóng chuyển được Định Nghiệp để dễ thành tựu sự an lạc và thành Phật . Do đó nên biết đây chính là con đường đi mau chóng vậy .

[ Đại Chính Tân Tu, Mật Giáo Bộ I. Quyển 18_ No 902_ Tr 898 ]

Theo từ ngữ thì Thần Chú ( Mantra) là lời cầu đảo, câu chú nguyện có ý nghĩa rấr bí hiểm, khi đọc lên có tác dụng hiện ra các hiện tượng thiên nhiên cả lành lẫn dữ . Hoặc Mantra diễn tả ước vọng mãnh liệt, khát vọng nổng nhiệt của mục đích nhằm ve vãn các Thần Linh . Do đó, Mantra là phương tiện đi đến giao hảo với những sức mạnh vô hình chung quanh chúng ta và rất hiệu nghiệm nếu chúng ta thực hành đúng tất cả quy luật chi ly của Mantra ấy . Dựa vào ý nghĩa này, các hệ phái Bí Mật của Thần Giáo đã dùng những Mantra vào những mục đích nhằm thỏa mãn những dục vọng cá nhân như : đạt năng lực siêu nhiên ; trừ Ma Quỷ bệnh tật ; thư ếm ; cầu giầu sang , phú quý, quyền lực, danh vọng...

Theo Mật Tông Phật Giáo thì Thần Chú (mantra) là ngôn ngữ bí mật được phát ra do sức thiền định nên có thần lực không thể lường được . Vì thế Thần Chú cũng gọi là chú Đà La Ni nghĩa là chú Tổng Trì không mất .

Diệu dụng của chú Đà La Ni là tạo ra sự suy nghĩ cho Hành Giả ; giữ gìn và thâu tóm mọi nghĩa lý làm tiền đề cho việc tham khảo của hành giả tức là đề mục của sự Trì niệm quán tưởng nhằm đi vào Chính Định để phát sinh Trí Tuệ . Trên công năng căn bản thì Chú Đà La Ni nắm giữ Pháp lành không cho tản mất, chế ngự Pháp ác không cho nổi lên, từ đấy sinh ra mọi công đức diệu dụng . Dựa vào ý nghĩa này, các vị Du Già Mật Tông luôn giữ gìn Thân, Khẩu, Ý cho trong sạch ; thường xuyên tu tập thiền định quán tưởng cho đến khi thực chứng được Trí Tuệ giải thoát chứ không hề lưu tâm đến các năng lực thần thông có được trong thời gian tu tập . Đây chính là điểm sai biệt giữa Mật Tông Phật Giáo với các giáo phái bí mật khác .

Lại nữa, tùy theo trình độ cao thấp, giác ngộ cạn sâu mà Chú Đà La Ni ( hay Thần Chú ) được chia làm 5 loại :

1 . Thần Chú của Chư Phật

2 . Thần Chú của Chư Bồ Tát và Kim Cương Mật Tích

3 . Thần Chú của Chư Thánh Văn và Bích Chi Phật

4 . Thần Chú của chư Thiên

5 . Thần Chú của các vị Quỷ Thần ( Rồng, Chim, A tu la, Dạ xoa, La sát, Quỷ đói...)

Mỗi một Thần Chú được biểu tượng cho mỗi một Giáo Pháp đang lưu lộ từ nơi Pháp Giới thanh tịnh . Mỗi một Giáo Pháp lại được biểu tượng bằng một Bản Tôn . Mỗâi Bản Tôn đều gổm đủ 3 mật của Thân, Khẩu, Ý trong đó Hình sắc các chữ biểu thị cho Thân Mật, âm thanh các chữ biểu thị cho Khẩu Mật, nghĩa thú các chữ biểu thị cho Ý Mật . Nếu tương ứng được ba môn Mật ấy tức chứng được một Giáo Pháp giải thoát . Từ đây, hành giả sẽ tu tập mọi Giáo Pháp để thực chứng quả vị Vô thượng Bồ Đề . Dựa vào ý nghĩa này, các vị đạo sư Mật Tông thường khuyên dạy các Đồ Chúng rằng :

Hãy trì niệm Chân Ngôn thật chậm rãi, rõ ràng, không được bỏ sót hay lãng quên để cho thân tâm được an tĩnh . Tiếp đó, hãy nhiếp tâm ý quán tưởng các chữ của Chân Ngôn chuyển biến thành Bản Tôn với đầy đủ sắc tướng uy nghi, tâm lặng, Pháp hỷ, uy mãnh . . . mỗi mỗi đều như Ấn của Thân Ý mật chẳng được sai lầm . Sau đó quán thân của Bản Tôn ; chẳng tác tưởng trong ngoài cho đến khi khoảng cách tâm ý về người trì niệm, Pháp trì niệm và đối tượng trì niệm đều tan biến cả thì lúc ấy thân của Bản Tôn tức là thân của hành giả nghĩa là hành giả đã bước vào chính định . Nơi đây, mọi nghĩa thú của Chân Ngôn sẽ được sáng tỏ và hành giả sẽ mau chóng trực kiến được Chính Pháp giải thoát vốn có từ xưa trong bản tâm mình .

Bình thường, để nhắc nhở các đệ tử đừng lãng quên ý hướng tu tập của mình, các vị đạo sư Mật Tông thường minh họa hình tượng của các Tôn trong một Đàn Pháp gọi là MANÏDÏALA với ý nghĩa cứu cánh là Luân Viên Cụ Túc hay Phát Sinh Chư Phật . Ngoài ra, các Ngài còn ghép các bài Chú riêng biệt hợp thành một nghi thức niệm tụng để giáo hoá các đệ tử và Ngũ Bộ Chú chính là một trong các phương pháp minh định cho Đồ Chúng thâm nhập vào pháp Hiển Mật Viên Thông Thành Phật Tâm Yếu vậy .

I . TỊNH PHÁP GIỚI CHÂN NGÔN

OMÏ RAMÏ

- OMÏ () có nghĩa là Tam thân quy mệnh

- RAMÏ () là thanh chuyển của chữ RA () , trong đó RA là chủng tử của bụi dơ, nó đưa đến sự mê mờ chướng ngại . Nhưng trong chữ RA lại có mẫu âm A () , khi nhập vào chữ A thì có thể dứt trừ được mọi sự mê mờ chướng ngại . Do vậy, RA tự môn có ý nghĩa là xa lìa tất cả bụi dơ phiền não .

Trong năm đại thì RA biểu tượng cho Hỏa đại mà lửa thì có hai loại là lửa thế gian lửa xuất thế gian .

1 . Lửa thế gian : có hai loại là nội hỏa và ngoại hỏa .

a . Nội hỏa : tượng trưng cho lửa phiền não của ba độc Tham, Sân, Si hay thiêu đốt tất cả căn lành của các chúng sinh .

b . Ngoại hỏa : là sức nóng ấm áp hay thành tựu chúng sinh và nuôi lớn vạn vật

2 . Lửa xuất thế gian : còn gọi là Trí Hỏa, lửa này hay thiêu đốt tất cả phiền não của chúng sinh với tập khí của Bổ Tát, tức là đốt cháy mọi Vô minh, phiền não, ám chướng của tất cả chúng sinh .

Vì chúng sinh không thật sự biết mình vốn có tâm tính cực thanh tĩnh lại mải mê đeo đuỗi các trần cảnh cho nên nguyên tố nung nóng (Hỏa đại ) đã tạo thành nhiệt tâm đam mê ích kỷ, chỉ muốn tìm kiếm mọi cảm giác làm thỏa mãn ý riêng, chẳng lưu tâm đến sự tàn hại xảy ra với ngoại giới . Do đây, NGÃ CHẤP mỗi lúc mỗi được củng cố bền chắc, các căn bất thiện được dịp tăng trưởng, gây trở ngại, phá hủy các căn lành và dẫn dắt chúng sinh lăn lộn trong bùn sinh tử khỗ đau .

Ngược lại, nếu chúng sinh nào bíết trừ diêät NGÃ CHẤP qua phương pháp Bố Thí và tự thanh tịnh thân tâm qua phương pháp Trì Giới thì nhiệt tâm đam mê ích kỷ sẽ bị thiêu hủy . Lúc ấy, nguyên tố nung nóng sẽ chuyển thành ánh sáng rực rỡ của Trí Tuệ chiếu phá mọi Vô minh ám chướng trong Pháp giới, giúp cho chúng sinh tự nhận biết được bản tâm cực thanh tĩnh của chính mình . Từ đây, Chân Pháp Chân Trí xuất hiện và thúc đẩy chúng sinh ấy đi thẳng đến quả vị Vô thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Dựa vào ý nghĩa này, các Đạo sư Mật Tông đã nhận định rằng : RA tự môn là Pháp trừ chướng chân thật bậc nhất . Nếu đặt chữ RA () ở con mắt thì sẽ được thanh tịnh, nhờ đó tri kiến cũng được thanh tịnh và hành giả mau chóng quán thành tựu thật tướng của Tâm tức là nhận biết được tâm Bồ Đề cực thanh tĩnh vốn có nơi mình

Khi chữ RA được chuyển thêm thanh Tam Muội nghĩa là chấm thêm điểm Đại Không trên đầu thì thành chữ RAMÏ (). Do điểm Đại Không biểu thị cho Tam Muội Đại Không nên RAMÏ chính là Hỏa sinh Tam Muội, biểu thị cho Đại Không Trí Hỏa Tam Muội là TRÍ PHÁP THÂN của Đại Nhật Như Lai có công dụng hay thiêu đốt tất cả bụi dơ vô thủy vô minh của chúng sinh và giúp cho mầm giống của Tâm Bồ Đề được sinh trưởng .

Dựa vào công năng thiêu cháy hết tất cả bụi dơ ám chướng của Thế Gian để hiển bày Pháp Giới thanh tịnh bản nhiên mà RAMÏ được gọi là Pháp Giới Sinh Chân Ngôn hay là Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn . Từ ý nghĩa này, người hành Chân Ngôn thường trì niệm OMÏ RAMÏ để làm cho 3 nghiệp Thân, Khẩu, Ý được trong sạch ; tiêu trừ tất cả tội chướng, thành tựu tất cả thắng sự và được thanh tịnh ở bất cứ nơi nào .

Trong phẩm Tất Địa Xuất Hiện của Kinh Đại Tỳ Lô Giá Na Thành Phật Thần Biến Gia Trì có ghi :

- Chữ LA ( RA _) chân thật thắng

Phật nói : Nó trên lửa

Có bao nhiêu nghiệp tội

Đáng phải chịu quả báo

Du kỳ ( yogì ) Người khéo tu

Đẳng Dẫn đều tiêu trừ

Trú nơi hình tam giác

Khắp hình đỏ đẹp ý

Lửa tỏa quanh vắng lặng

Tam giác tại tim mình

Tương ứng quán trong đấy

Chữ LA, điểm Đại Không ( RAMÏ _)

Bậc Trí như Du Già

Dùng nó thành mọi việc

Nhật Diệu, các quyến thuộc

Làm được tất cả lửa

Nhiếp giữ, phá oán đối

Đốt hết mọi chi phần

Các điều ấy nên làm

Đều ở Trí Hỏa Luân .

Ngoài ra, Bậc cổ Đức còn có kệ rằng :

- Chữ LA () sắc trắng sạch

Dùng chấm Không thêm vào ()

Như Bảo Minh Châu kia

Đặt nó ở trên đỉnh

Chân Ngôn đồng Pháp Giới

Trừ vô lượng các tội

Tất cả nơi xúc uế

Thường trì Tự Môn này .

Lại nữa, do ý nghĩa :Tiêu trừ tất cả bụi nhơ phiền não ám chướng cho nên RAMÏ còn là chủng tử của Trừ Cái Chướng Bồ Tát ( Sarva Nivaranïa visïkambhin bodhisatva ) Vị Bồ Tát này hay trú ở Tam Muội Bi Lực, dùng tất cả các Môn trong Pháp Giới mà tĩnh trừ các nghiệp chướng cứu khổ chúng sinh . Viêc Trừ cái chướng này nhằm phá trừ mọi lưới mê vọng của chúng sinh và phủi sạch mọi bụi nhơ phiền não đang che phủ bản tâm thanh tĩnh như như vốn có của tất cả chúng sinh giúp họ chứng được con đường sáng tỏ của Pháp (Pháp Minh Đạo) là biết Tâm thực tế vốn chẳng sinh, Tâm ấy thanh tịnh an trụ sinh Đại Tuệ chiếu khắp vô lượng Pháp Tính, thấy rõ Đạo của Chư Phật hành, ít tốn công sức mà được Tam Muội Trừ Cái Chướng, thấy thực tướng của 84.000 nhóm báu, được đồng đẳng trụ với Chư Phật Bồ Tát, tự tâm chứng được Diệu tướng Trạm Nhiên của Chư Phật mười phương . Từ đó rộng làm Phật sự, nuôi dưỡng hạt giống Như Lai mà mau chóng được Quả Bồ Đề

Nay trì niệm chủng tử RAMÏ này, hành giả sẽ mau chóng thấu ngộ được bản tính thanh tĩnh vốn có nơi mình, do đó tự phát khởi đức tin trong sạch thâm sâu nơi Phật Pháp và tự khai mở lại bản giác Như Như vốn có của mình . Đây là giai đoạn nương theo lực gia trì của Trí Pháp Thân , tu tập hai Pháp Bố Thí Ba La Mật ( Dàna pàramità ) với Trì Giới Ba La Mật (‘Sìla pàramità) để dọn sạch đất Tâm và gieo trồng hạt giống Bồ Đề

II .VĂN THÙ NHẤT TỰ CHÂN NGÔN

image002

OMÏ ‘SRHYIMÏ

- OMÏ () có nghĩa là Tam thân quy mệnh

- ‘SRHYIMÏ ( ) được kết hợp bởi 6 âm tự là :

. ‘SA () là tất cả các Pháp bản tính tịch

. RA () là tất cả các Pháp lìa các trần nhiễm

. HA () là tất cả Pháp Nhân chẳng thể đắc

. YA () là tất cả Pháp Thừa chẳng thể đắc

. I () là tất cả Pháp Căn chẳng thể đắc

. MA () là tất cả Pháp Ngô Ngã chẳng thể đắc

Trong đó : ‘SA + RA = ‘SRA có nghĩa là Cát tường

HA + YA = HYA là nhân đẳng hay nhóm hạt nhân

I + MA = IMÏ là tự ngã

Như vậy ‘SRHYIMÏ có nghĩa là Tự Ngã an ổn trong các nhân tốt lành

Đây là Chân Ngôn của Ngài Diệu Cát Tường Bồ Tát ( Mamïju‘sri Bodhisatva ) hay còn gọi là Nhất Kế Văn Thù Bồ Tát, Nhất Man Văn Thù Bồ Tát . Tôn hình của Ngài là thân đồng tử màu vàng, ngổi bán già trên toà sen ngàn cánh . Tay trái cầm hoa sen xanh, trên hoa sen có viên ngọc báu Như Ý . Tay phải hướng ra ngoài rũ năm ngón xuống thành Ấn MÃN NGUYỆN , miệng mỉm cười . Trên đỉnh, tóc kết thành một búi nên gọi là Nhất Kế hay Nhất Man Văn Thù .

Trong Tôn tượng, hoa sen xanh biểu thị cho Tam Muội chẳng nhiễm dính các Pháp. Bảo Châu Như ý ( Viên ngọc báu Như Ý ) biểu tượng cho Phước Trí của Như Lai . Tay ấn Mãn Nguyện biểu thị cho sự làm thỏa mãn mọi ước nguyện của chúng sinh .

Kinh Văn Thù Sư Lợi Căn Bản Nhất Tự Đà La Ni có ghi rằng :

Chú này hay diệt trừ tất cả yêu quái tà ác, là Pháp Cát Tường của tất cả Chư Phật, cũng hay thành tựu tất cả Thần Chú . Tụng Chú này hay khiến cho chúng sinh khởi tâm Đại Từ, tâm Đại Bi . Tất cả chướng ngại đều được tiêu diệt và đều được đầy đủ mọi ước nguyện .

Nếu có người nữ bị tai nạn lúc sinh sản hoặc người nam bị tên bắn cho đến bị tất cả các bệnh tật khổ, thì tụng Chú này sẽ trừ diệt được tất cả hiểm nạn .

Lại nữa, chú Đà La Ni này hay khiến cho chúng sinh trong đời hiện tại đắc được an ổn, Chư Phật Đại Bồ Tát thường là quyến thuộc, tất cả sở nguyện đều được thành tựu

Dựa vào ý nghĩa này, người hành Chân Ngôn thường trì tụng OMÏ ‘SRHYIMÏ để bảo hộ tự thân nhằm ngăn ngừa tất cả Quỷ Thần, Thiên Ma đến não hại và cầu được viên mãn mọi sở nguyện .

Theo ý nghĩa khác, Văn Thù Sư Lợi là vị Bồ Tát đã thông đạt Trí Tuệ thâm sâu của Như Lai, Trí Tuệ ấy chỉ có Chư Phật tự chứng biết chẳng có thể trao truyền lại cho người khác được . Nếu lìa phương tiện gia trì ắt chẳng ai có thể đạt đến được . Vì thế, vị Bồ Tát này trụ vào Tam Muội Thần Lực Gia Trì của Phật, dùng hạnh Anh Nhi ( trẻ thơ) trở lại hiện thân đồng tử cầm Báu Như Ý vô nhiễm trước, soi sáng tâm ám tối của chúng sinh khiến cho họ tự nhận biết rằng mình vốn có đầy đủ các công đức bình đẳng như Chư Phật, chỉ vì Vô minh ngăn che nên chẳng tự biết rõ . Nay được ánh quang minh Phước Trí soi tỏ thì phải thi hành vạn hạnh cho thành thục để khai mở hoa Bồ Đề .

Trong thực tế, muốn thi hành vạn hạnh thì cần phải có sức kham nhẫn trong mọi hoàn cảnh, mọi trường hợp. Đồng thời phải có một ý chí sắt đá để ngăn ngừa dứt trừ các Pháp Bất Thiện đồng thời nuôi dưỡng và phát huy các Pháp thiện . Điều này có nghĩa là hành giả cần phải chuyên tâm tu tập hai Pháp Nhẫn Nhục Ba La Mật (Ksïànti pàramità ) và Tinh Tiến Ba La Mật (Vìrya pàramità ) để làm sáng tỏ tâm hạnh Bồ Đề .

Như vậy,khi trì niệm OMÏ ‘SRHYIMÏ hành giả sẽ tự giữ gìn được bản tâm thanh tịnh đồng thời tự tránh xa các Pháp ác, nuôi lớn các Pháp lành nhằm nuôi dưỡng hạt giống Tâm Bồ Đề đang nảy nở trong Tâm mình . Đây là giai đoạn nương theo Phước Trí Bình Đẳng của Chư Phật Bồ Tát, tu tập hai Pháp Nhẫn Nhục Ba La Mật, Tinh Tiến Ba La Mật để trưởng dưỡng Tâm Bồ Đề, tức là làm sáng tỏ ý nghĩa Trừ cái chướng vậy .

III . LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÂN NGÔN

亙仗扔榰

OMÏ MA NÏI PADME HÙMÏ

Khi trì niệm OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ hành giả tự an trú tâm ý trong Pháp thiền định quán tưởng nhằm chận đứng sự lao xao cuồng động của Tâm Ý cho đến khi Cuồng Tâm ngưng nghỉ thì lúc ấy, hành giả tự chứng ngộ được bản tâm thanh tịnh vô nhiễm trước vốn có nơi mình nghĩa là chứng ngộ được Phật Tính bất sinh bất diệt đang tiềm ẩn trong mọi nhân duyên sinh diệt . Đây là giai đoạn nương theo Trí Phổ Môn Phương Tiện của Như Lai, tu tập Thiền Định Ba La Mật ( Dhyàna pàramità ) để chứng ngộ Tâm Bồ Đề vậy .

( Tham khảo thêm phần Lục Tự Minh Chú )

IV . CHUẨN ĐỀ CỬU THÁNH TỰ CHÂN NGÔN

巧伕屹拻觡屹谷湨后盍人廿觡

NAMO SAPTÀNAMÏ SAMYAKSAMÏBUDDHA KOTÏINAMÏ 

凹渰卡

TADYATHÀ

弋同慪同送扣

OMÏ CALE CULE CUimage006DHE SVÀHÀ 

- NAMO SAPTÀNAMÏ SAMYAKSAMÏBUDDHA KOTÏINAMÏ : có nghĩa là “Quy mệnh bẩy trăm triệu ( 7 ức ) Chính Đẳng Chính Giác” 

- TADYATHÀ : có nghĩa là Mở Tạng Như Lai nói Thần Chú là 

- OMÏ : có nghĩa là Tam thân quy mệnh

- CALE : là giác động, tức là chuyển động sự giác ngộ

- CULE : là Trực khởi, tức là đi thẳng đến .

- CUimage006DHE : là Tự tính thanh tĩnh của Tâm Bồ Đề .

- SVÀHÀ : là Thành tựu vị an lạc của Đại Niết bàn.

OMÏ CALE CULE CUimage006DHE SVÀHÀ có nghĩa là : Khi Thân , Khẩu, Ý hợp nhất với sự giác ngộ Phật Tính, sẽ đi thẳng vào tự tính thanh tĩnh của tâm Bồ Đề và thọ nhận mùi vị an lạc tịch tĩnh của Đại Niết Bàn

Chín chữ Thánh Tự này được bẩy ức ( 700 triệu ) Phật tuyên thuyết nhằm giúp chúng sinh khai mở được Bản Tâm cực thanh tĩnh vốn có của mình đồng thời khiến cho họ thọ nhận được mùi vị an lạc tịch tĩnh của Đại Niết bàn . Giai đoạn này chính là thành quả tu tập Tuệ Ba La Mật ( Prajnõà pàramità ) để dứt trừ các quả Hữu Lậu, thâm nhập vào quả Vô Lậu, Chứng Nhập Tâm Bồ Đề và vĩnh viễn thoát khỏi sự trói buộc của vòng sinh tử luân hồi .

Kinh Thất Câu Đê Phật Mẫu Chuẩn Đề Đại Minh Đà La Ni có ghi rõ Pháp tu theo Quán Hạnh Tam Ma Địa Du Già nhằm giúp cho hành giả mau chóng thấu ngộ được tự tính bản nhiên của Pháp Giới, để từ đó an nhiên vượt thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử như sau :

Khi niệm tụng, hành giả tưởng tâm mình như vành trăng tròn sáng lớn, thanh tịnh lặng lẽ, trong ngoài sáng suốt . Kế đó dùng chữ ÁN an trí ở chính giữa vành trăng, tiếp theo thứ tự an bố các chữ CHIẾT, LỆ, CHỦ , LỆ, CHUẨN , ĐỀ , SÓA, HA . Xoay quanh theo vòng bên phải . Nên quán kỹ nghĩa của mỗi chữ đều tương ứng với Tâm .

-ÁN () nghĩa là : lưu trú không sinh diệt, là Pháp tối thắng trong tất cả các Pháp 

-CHIẾT () nghĩa là : tất cả các Pháp vô hành

-LỆ () nghĩa là : tất cả các Pháp vô tướng

-CHỦ () nghĩa là : tất cả các Pháp không khởi trụ

-LỆ () nghĩa là : tất cả các Pháp vô cấu ( Không dơ bẩn )

-CHUẨN () nghĩa là : tất cả các Pháp vô đẳng giác

-ĐỀ ( ) nghĩa là : tất cả các Pháp không thủ xả

-SÓA () nghĩa là : tất cả các Pháp bình đẳng không ngôn thuyết .

-HA () nghĩa là : tất cả các Pháp Vô Nhân vắng lặng, là Vô Trụ Niết bàn

Nghĩa của các chữ đây tuy có lập văn tự mà thật ra không có văn tự . Đã không văn tự nên hành giả phải quán kỹ mỗi mỗi nghĩa tướng, xoay vần nối nhau, không có ký số, không cho đoạn tuyệt . Không đoạn tuyệt là nghĩa tối thắng, là nghĩa lưu trú không sinh diệt . Vì tối thắng lưu trú không sinh diệt nên vô hành . Vì vô hành nên vô tướng . Vì vô tướng nên không khởi trụ . Vì không khởi trụ nên vô cấu . Vì vô cấu nên vô đẳng giác . Vì vô đẳng giác nên không thủ xả . Vì không thủ xả nên bình đẳng giác không ngôn thuyết . Vì bình đẳng không ngôn thuyết nên vô nhân vắng lặng, vô trụ Niết bàn . Vì vô nhân vắng lặng, vô trụ Niết bàn nên tối thắng lưu trú không sinh diệt . Cứ như thế quán niệm xoay vần không cho đoạn tuyệt và đây gọi là Tam Ma Địa Niệm Tụng

image008

Pháp Quán Niệm Tụng này nhằm giúp cho hành giả đang tu tập Tuệ Ba La Mật dứt trừ được Pháp Chấp, thực chứng được Pháp Tính, quán triệt được vạn Pháp như huyễn, thọ nhận vị an lạc tịch tĩnh của Đại Niết bàn .

Trong Bất Không Quỹ có ghi :

Kết Định Ấn, ngồi ngay thẳng nhắm mắt, phát tâm tĩnh ý . Quán ở bên trong ức ngực hiện rõ Viên minh (Vành sáng tròn trịa) như ánh sáng mặt trăng trắng tinh . Khởi đại tinh tiến, quyết định thủ chứng khiến chẳng quên mất, tất sẽ được tâm bản nguyên thanh tĩnh”.

Do ý nghĩa này mà Chuẩn Đề (Cuimage010dhe) được dịch ý là thanh tĩnh và Chuẩn Đề Bồ Tát biểu thị cho tâm tính thanh tĩnh . Như vậy Thất Câu Đê Phật Mẫu được biểu thị cho ý nghĩa Tâm Tính thanh tĩnh là mẫu của bảy trăm triệu Chư Phật

Lại nữa, sự thanh tĩnh vô nhiễm cấu là đặc tính của Liên Hoa Bộ (Padma Kulàya) do đó trong Viện Biến Tri của Thai Tạng giới Man Đà la thì Chuẩn Đề là Mẫu của Liên Hoa Bộ trong Phật Bộ ( Buddha kulàya ) nghĩa là từ Tôn này sinh ra các Tôn của Liên Hoa bộ . Ý nghĩa này được minh họa qua Chuẩn Đề Căn Bản Ấn : Hai Luân Địa, hai Luân Thủy cài nhau đặt trong lòng bàn tay . Hai Luân Hỏa dựng đứng thẳng cùng vịn nhau . Hai Luân Phong hơi co lại vịn trên lưng hai Luân Hỏa ở đốt thứ nhất . Hai Luân Không đặt bên cạnh hai Luân Phong

Ấn này gọi là Tam Cổ Ấn, Tam Năng Sinh Phật Ấn tức là Phật Đỉnh Ấn biểu thị cho nghĩa Phật Mẫu , trong đó :

+ Hai Luân Địa (2 ngón út ) cài bên trong biểu thị cho Thành Sở Tác Trí, làm nghiệp Đức bên trong, là Phật Đỉnh Ấn nên tác nghiệp chẳng lộ ra ngoài .

+ Hai Luân Thủy (2 ngón vô danh) cài bên trong biểu thị cho Diệu quán Sát Trí là Đức thuyết Pháp đoạn nghi nên thường ở bên trong .

+ Hai Luân Hỏa (2 ngón giữa ) là Pháp Thể của Pháp Nhĩ căn bản .

+ Hai Luân Phong (2 ngón trỏ) là giới Tuệ của Tu sinh Thủy giác, thường hay khai mở nghĩa Tâm Bồ Đề của chúng sinh .

+ Hai Luân Không (2 ngón cái ) là nghĩa Nhất Đức Thành tựu của Pháp Giới Thể Tính Trí

Do Chuẩn Đề Bồ Tát có mật hiệu là Tối Thắng Kim Cương, chủng tử là BU () và Quán Tự Tại Bồ Tát ở cánh hoa Đông Bắc trong Trung Đài Bát Diệp Viện cũng có chủng tử là BU () nên người đời thường hợp xưng thành danh hiệu Chuẩn Đề Quán Âm và Hồng Danh này biểu thị cho hạnh nguyện của Tâm Bồ đề với Đức tự chứng . Ý nghĩa này được minh họa qua Tôn tượng Chuẩn Đề trong Biến Tri viện . Tôn tượng màu vàng lợt, mặc áo lục mỏng như Thiên y, đầu đội mão báu có ngọc lưu ly rũ treo, mặt có ba mắt, ngồi trên tòa sen, toàn thân có 18 tay, mỗi tay có đeo vòng xuyến khảm xà cừ và mỗi tay đều cầm các loại Khí Cụ biểu thị cho các Tam Muội Gia (Bản thệ - Samaya ) .

Ý nghĩa của Tôn Tượng này đã được minh họa rất rõ trong Bạch Bảo Khẩu Sao như sau:

Tượng có thân màu vàng trắng: Màu vàng ( A ) tượng trưng cho Thai Tạng Giới, màu trắng ( VAMÏ ) tượng trương cho Kim Cương Giới. Màu vàng trắng biểu thị cho nghĩa “ Lý Trí chẳng hai, Định Tuệ một Thể” và biểu thị cho Đức Năng Sinh của chư Phật.

Mặt Tượng có 3 mắt: 3 mắt là Phật Nhãn, Pháp Nhãn, Tuệ Nhãn biểu thị cho nghĩa “ 3 Đế chẳng dọc chẳng ngang, nhất như bình đẳng

Thân Tượng có mọi loại trang nghiêm tỏa ánh hào quang tròn sáng rực lửa: Sắc Pháp biểu thị cho nghĩa của Thai Tạng Giới. Mọi loại biều thị cho các Pháp như cát bụi. Trang Nghiêm biểu thị cho nghĩa Bồ Tát dùng phiền não làm Bồ Đề.Ánh hào quang tròn sáng rực lửa biểu thị cho nghĩa Tâm Pháp của Kim Cương Giới, là Trí hay phá mọi ám chướng của Tâm hư vọng.

Thân Tượng có 18 tay:

Hai tay bên trên tác Tướng Thuyết Pháp: Tôn này vào Nhân Đạo hay làm vị Hóa Chủ phá 3 Chướng nên đặt biệt hiện ra 3 mắt Trí nói Pháp lợi sinh nên y theo giáo vì Pháp Cơ khiến cho chứng quả vị của 3 Thân

Bên Phải:

Tay thứ hai tác Thí Vô Úy: 5 ngón tay bên phải biểu thị cho 5 Trí là nghĩa của Quang Minh. Tôn này là Hóa Chủ của Nhân Đạo nên ở Thế Giới Sa Bà có hiệu là Thí Vô Úy ( Abhayamïdada ) . Do hiển nghĩa Đại Bi chân thật sạu rộng nên hiện tay này.

Tay thứ ba cầm cây Kiếm: Cây Kiếm biểu thị cho Trí Tuệ giáng 4 Ma, trừ 3 Chướng, hại 3 Độc , dứt 5 Dục.

Tay thứ tư cầm Sổ Châu ( Tràng Hạt ) : Tràng Hạt biểu thị cho Trí Tuệ mang nghĩa Chuyển Pháp Luân. Mẫu Châu là Bản Tôn A Di Đà. Manh mối của tràng hạt là Quán Aâm, đây là manh mối Đại Bi của Quán Aâm xâu suốt 108 phiền nảo. Mỗi lần chuyển dời một hạt ắt dứt bỏ một phiền não, nên đoạn 108 phiền não chứng 108 Tam Muội, mỗi mỗi đều đủ cho Pháp, như Đức Thần Lực chẳng thể nghĩ bàn,mỗi mỗi đều đủ vô lượng Bản Thệ Tam Muội của thân khẩu ý.

Tay thứ năm cầm quả Vĩ Nhạ Bố La Ca ( Bìjapùraka): Bìja là hạt, Pùraka là tràn đầy nên Bìjapùraka được dịch là Tử Mãn Quả, quả này chí có ở Thiên Trúc.Quả này biểu thị cho hạt giống mãn vạn hạnh vạn thiện, hiển nghĩa công đức viên mãn của Phật Quả.

Tay thứ sáu cầm cây búa (Phủ Việt ): Cây búa phá tất cả, không có gì không tồi phá được là tồi phá nạn Vô Minh, cắt đứt Hoặc Chướng biểu thị không dư sót.

Tay thứ bảy cầm móc câu: Móc câu ( Aimage010ku’sa ) có nghĩa là vua, 4 biển đều triều tôn nhà vua nên vạn đức đều quy vào Tôn này, nghĩa là vua của các Tôn nên gọi là Phật Mẫu. Sở Thuyên Câu Triệu tất cả chúng sinh khác vào cung Pháp Giới Nội Chứng vốn có là có triệu vào Như Lai Tịch Tĩnh Trí Đức. Do vậy hiện tay cầm móc câu.

Tay thứ tám cầm Bạt Chiết La ( Vajra ) : Đường gọi Độc Cổ Xử là chày Kim Cương, Tam Cổ Xử là Bạt Chiết La ( Vajra ). Tam Cổ Xử hay tồi diệt 3 Độc hiển chư Tôn của 3 Bộ nên là Phật Mẫu của 3 Bộ.

Tay thứ chín cầm vòng hoa báu ( Bảo Man) : Hoa Man xâu suốt hoa lá biểu thị cho nghĩa Vạn Đức Trang Nghiêm, là công đức của Bình Đẳng Tính Trí.

Bên trái:

Tay thứ hai cầm cây phướng báu Như Ý: Phướng báu Như Ý là phướng báu của Tâm Bồ Đề ( Bodhicitta ) có địa vị cao tột. Đối với chúng sinh không có Phước Tuệ , bần cùng thì ban cho Nguyện Thế Xuất Thế. Viên ngọc báu ( Bảo châu ) là gốc rễ của mọi thiện, đáy nguồn của vạn hạnh.

Tay thứ ba cầm hoa sen hồng: Hoa sen hồng tên Phạn là Padma.

Hoa sen là tự tính thanh tĩnh biểu thị cho nghĩa Tự Tính Thanh tĩnh của tất cả các Pháp. Là Pháp tĩnh 3 Độc , 5 Dục, tất cả tội của Nhân Gian.

Màu hồng biểu thị cho màu sắc khả ái ( đáng yêu )

Tôn này vào Nhân Đạo làm vị Hóa Chủ nên đặc biệt dùng hoa sen hồng biểu thị cho Đức này

Tay thứ tư cầm bình Táo Quán: Cái Bình mang nghĩa chứa đầy tất cả vật. Phật Mẫu Tôn sinh ra các Tôn trong 3 Bộ là Đức chứa đầy. Do vậy hiện thị tay cầm bình Táo Quán.

Tay thứ năm cầm sợi dây: Sợi dây biểu thị cho nghĩa giáng phục Ác Ma. Các Tôn Phẫn Nộ ( Krodha Nàtha ) hay cầm sợi dây. Tôn này trói buộc kẻ khó phục khiến cho khuynh động dẫn vào cung Pháp Giới vốn có. Trong 4 Nhiếp Phương Tiện thì đây là phương tiện Đại Bi cực vị vậy.

Tay thứ sáu cầm bánh xe: Bánh Xe ( Luân_ Cakra ) nghĩa là chuyển hoặc tồi phá, biểu thị cho sự lưu chuyển sinh tử trong 25 Hữu. Khi luân chuyển đã diệt thì bánh xe dừng lại vậy.

Tay thứ bảy cầm loa : Loa là vỏ ốc ( ‘Saimage010kha ) mang nghĩa nói tịch tĩnh như Pháp. Lại biểu thị cho tiếng rống của sư tử, khi sư tử rống thì muôn thú trong sơn dã đều bị giáng phục. Nay dùng tiếng vang lớn của loa khiến giáng phục loại phiền não hoặc chướng của chúng sinh.

Tay thứ tám cầm Hiền Bình: Hiền Bình là Tam Muội Gia (Samaya) biểu thị sự chứa đầy 4 Trí Cam Lộ ban cho chúng sinh đều khiến mở Hoa Giác vốn có.

Tay thứ chín cầm rương Kinh Bát Nhã : Rương Kinh Bát Nhã biểu thị cho Thể của Trí Tuệ. 10 phương 3 đời Phật Bồ Tát đều y theo Bát Nhã này thành Chính Giác. Do Tôn này là Phật Mẫu của chư Phật nên cầm rương Kinh Bát Nhã.

_ Lại nữa để có thể giúp cho người tu hành nắm vững Pháp Tu của mình, nên các vị Đạo Sư Mật Giáo đã minh họa rất rõ phương thức vẽ Tôn Tượng Chuẩn Đề Phật Mẫu và giảng giải nghĩa thú của tranh tượng này

Thất Câu Đê Phật Mẫu Sở Thuyết Chuẩn Đề Đà La Ni Kinh ( Do Tam Tạng BẤT KHÔNG dịch ) có ghi:

Tượng Chuẩn Đề Phật Mẫu với thân màu trắng vàng, ngồi Kiết Già trên hoa sen, thân tỏa hào quang tròn có dính hạt thóc nhẹ như áo của 10 Ba La Mật Bồ Tát, phía trên bên dưới đều tác màu trắng. Lại góc áo khoác ngoài ( Thiên Y ) có quấn anh Lạc, đội Mão Trời, cánh tay đều đeo vòng xuyến. Đàn Tuệ ( 2 bàn tay ) đều đeo vòng báu. Mặt Tượng ấy có 3 mắt, 18 cánh tay.

Hai tay bên trên tác tướng Thuyết Pháp

Bên phải: Tay thứ hai tác Thí Vô Úy, tay thứ ba cầm cây Kiếm, tay thứ tư cầm vòng hoa báu, lòng bàn tay thứ năm cầm Cụ Duyên Quả, tay thứ sáu cầm cây Búa, tay thứ bảy cầm Móc Câu, tay thứ tám cầm chày Kim Cương, tay thứ chín cầm Tràng Hạt.

Bên trái: Tay thứ hai cầm cây Phướng báu Như Ý, tay thứ ba cầm Hoa Sen hồng hé nở, tay thứ tư cầm Quân Trì, tay thứ năm cầm Sợi Dây, tay thứ sáu cầm Bánh Xe, tay thứ bảy cầm Thương Khư (‘Sanõkha_Vỏ ốc ) , tay thứ tám cầm Hiền Bình, tay thứ chín cầm rương Kinh Bát Nhã.

Bên dưới hoa sen vẽ ao nước. Trong ao có Long Vương Nan Đà ( Nanda Nàga ràja ) , Long Vương Ổ Ba Nan Đà ( Upananda Nàga ràja ) nâng tòa hoa sen.

Bên trái vẽ người Trì Minh , tay cầm lò hương chiêm ngưỡng Thánh Giả. Chuẩn Đề Phật Mẫu thương xót người Trì Minh, hướng mắt nhìn xuống.

Bên trên vẽ 2 vị Tĩnh Cư Thiên Tử, một vị tên là Cụ Sách Đà Thiên Tử, tay cầm vòng hoa hướng xuống dưới, nương theo trên hư không đến cúng dướng Thánh Giả”.

Ý nghĩa của Tranh Tượng này là:

_ Thân màu trắng vàng: Biểu thị cho nghĩa Lý Trí chẳng hai, Định Tuệ một Thể hàm chứa Đức Năng Sinh của chư Phật.

_ Ngồi Kiết Già: Biểu thị cho tính Nhất Như của sinh tử và Niết Bàn

_ Hoa sen : Biểu thị cho Tâm Đại Bi

_ Thân tỏa hào quang: Biểu thị cho Trí phá ám chướng của Tâm hư vọng.

_ Phía trên bên dưới toàn là màu trắng: Biểu thị cho sự hiển bày Pháp Đại Bi trắng tịnh để hóa độ chúng sinh

_ Mọi thứ trang sức trên thân: Biểu thị cho hiện tượng Bồ Tát đi vào dòng sinh tử dùng phiền não để hiển thị Bồ Đề.

_ Mặt có 3 mắt : Hiện Phật Nhãn, Pháp Nhãn, Tuệ Nhãn biểu thị cho nghĩa Ba Đế chẳng dọc chẳng ngang, nhất như bình đẳng.

_ Thân có 18 tay:

Hai tay thứ nhất : tác tướng thuyết Pháp biểu thị cho sự hiển bày Phật Pháp hóa độ chúng sinh . Còn lại tám tay bên trái biểu thị cho Mê Giới và tám tay bên phải biểu thị cho Phật Giới .

Hai tay thứ hai : Tay trái cầm Phướng báu tượng trưng cho Tâm Bồ Đề vốn có nơi mọi chúng sinh mà chẳng tự biết . Nay dùng tay Thí Vô Úy bên phải gia trì khiến cho hiển đắc Tâm Bồ Đề đó .

Hai tay thứ ba : Tay trái cầm hoa sen tượng trưng cho Bản Thể vô cấu nhiễm vốn có của mọi chúng sinh, nhưng do dựa vào phiền não ngăn trệ mà dư Tập khí chưa hết nên chẳng hiển lộ được vạn đức . Nay dùng cây kiếm sắc bén bên phải tượng trưng cho Đẳng Giác của Phật giới, một lần chuyển kiếm chém đứt dư Tập khí ấy khiến cho hoa sen thanh tịnh nở bày những cánh hoa vạn đức vạn thiện .

Hai tay thứ tư : Tay trái cầm bình Quân trì chứa nước Táo Quán (Nước rưới vảy ) tượng trưng cho Trí Tuệ vốn có của chúng sinh . Nhưng do không có Phước, không có trí như đất khô cằn chẳng có nước thấm ướt nên mầm giống Bồ Đề chẳng thể sinh trưởng được, đây tức là dựa vào phiền não mà chẳng thể phát sinh Trí Tuệ . Nay dùng tay phải cầm Tràng hạt gia trì khiến cắt đứt 108 phiền não để cho hiển đắc được nước Trí Tuệ của Như Lai rưới thấm ướt đất tâm khô cằn . Nước ấy là Đức của Trí Thủy chứa trong bình Quân Trì vậy .

Hai tay thứ năm : Tay trái cầm sợi dây tượng trưng cho sự ràng buộc cột trói chúng sinh trong nhà sinh tử, sự ràng buộc này thiên về Thức thứ tám (Alàya vijnõàna). Tay phải cầm Cụ Duyên Quả (Bìja pùraka_ Tử Mãn Quả) tượng trưng cho thức thứ tám là thức của tâm . Nhiều hạt giống của Pháp ở ngoài Tâm được thu nạp vào mà chẳng bị hư hoại hao tổn, lại tùy ý khiến sinh ra sự xoay chuyển làm cho Thức thứ tám lưu chuyển, chứng đắc được cảnh giới Đại Viên . Khi ấy tất cả năm ấm thuộc chủng tử trong Thức thứ tám đều bị thiêu hủy hết nên A lại gia hiển bày Tâm Tĩnh Bồ Đề vô cấu nhiễm giống như đẳng hư không . Như vậy, dùng Cụ Duyên Quả gia trì chuyển Thức thành Trí thì dây nghiệp bị thiêu cháy hết mà ngưng nghỉ sự luân chuyển của sinh tử bản hữu .

Hai tay thứ sáu : tay trái cầm Bánh xe tượng trưng cho sự luân chuyển trong ba cõi sáu đường của các chúng sinh . Tay phải cầm cây búa là lợi khí đập nát . Nay dùng búa lớn đập nát bánh xe luân chuyển khiến nó trở thành Đức Luân Viên Cụ Túc của Như Lai .

Hai tay thứ bảy : Tay trái cầm Thương Khư (‘Saimage010kha ) là vỏ ốc trong biển tượng trưng cho chúng sinh đang trầm luân trong biển khổ sinh tử . Nay tay phải cầm Đại Bi Câu ( Móc câu Đại Bi ) tiếp dẫn khiến cho đến được bờ bên kia là Niết Bàn an lạc .

Hai tay thứ tám : tay trái cầm Hiền Bình tượng trưng cho sự hòa hợp của Sắc ( Rùpa ) Tâm ( Citta ) là nẻo sinh tử, nước trong bình tượng trưng cho sự nắm giữ tội của ba nghiệp mà lưu chuyển không cùng . Nay tay phải dùng Bạt Chiết La Tam Cổ Xử ( Chày Tam Cổ Kim Cương ) phá nát ba nghiệp ấy mà chặn đứng dòng sinh tử .

Hai tay thứ chín : Tay trái cầm Bát Nhã Phạm Khiếp là Trí Thức sở nạp trong Tâm, do chẳng tự biết nên phải bị trầm luân trong biển khổ . Nay tay phải dùng Bảo Man ( Vòng hoa báu ) gia trì khiến khai phát Bản Trí ấy . Bảo Man là Tâm Tính Nghiêm vậy

Do các nghĩa này mà Chuẩn Đề ( Cuimage010dhe ) còn được dịch ý là MINH hoặc Diệu Giác . Đây là thành quả của Tuệ Ba La Mật (Prajnõà pàramità)và là điều kiện căn bản để phát sinh Chư Phật vậy .

_ Trong ao nước có 2 vị Long Vương Nan Đà, Ô Ba Nan Đà cùng nâng đỡ tòa sen: Tòa sen tượng trưng cho núi Tu Di ( Sumeru ) 2 anh em Long Vương Nanda và Upananda là 2 Long Vương quấn quanh chân núi ấy.

Khi Đức Thích Ca đản sinh thời Long Vương dùng nước nóng tắm gội nên 2 vị Rồng này biểu thị cho Đẳng Giác Vị hay Vô Cấu Vị . Dùng nước Vô Cấu tắm gội khiến thành Diệu Giác, mãn Quả Diệu Giác này thì Thích Ca và Chuẩn Đề đồng Thể. Sau khi mãn Quả dùng Đẳng Giác Vô Cấu nên hai vị Rồng làm Tòa biểu thị cho nghĩa này.

Hai vị Rồng nâng đỡ cọng sen: Bồ Tát Đạo theo thứ tự tu hành Địa Ba La Mật từ Địa thứ nhất cho đến Địa thứ mười một. Nên biết Địa sau dùng Địa trước làm thềm bậc nên nói Như Lai dùng Thân Bồ Tát làm Tòa Sư Tử. Nay 2 rồng nâng đỡ cọng sen được biểu thị cho nghĩa này

Hoa sen sinh từ nước: Nước biểu thị cho nước Định ( Định Thủy ) mang ý nghĩa Dưỡng Nuôi Thủ Hộ . Do đó hoa sen sinh từ nước được hiểu là Dùng nước Định nuôi dưỡng tự tính thanh tịnh bất nhị .

_Bên trên vẽ 2 vị Tĩnh Cư Thiên: Chúng Tĩnh Cư gồm có 5 vị Thiên Tử là: Tự Tại Thiên Tử, Phổ Hoa Thiên Tử, Quang Man Thiên Tử, Ý Sinh Thiên Tử, Danh Xưng Viễn Văn Thiên Tử. Các vị Thiên này đều biểu thị cho nghĩa Trong Sạch (‘Suddha ) đều là Pháp căn bản để sinh ra Thánh Giả. Nay đề cử 2 vị Thiên này đều là Thánh Giả thân cận Đức Phật, lắng nghe nói Pháp để hóa độ phương khác. Vì Chuẩn Đề Phật Mẫu hay vào Nhân Đạo nói Pháp lợi sinh, xoay chuyển Pháp Luân tồi phá tội ác của chúng sinh. Nên trong tranh tượng vẽ 2 vị Thiên này.

_ Bên trái vẽ người Trì Minh , tay cầm lò hương chiêm ngưỡng Thánh Giả. Chuẩn Đề Phật Mẫu thương xót người Trì Minh, hướng mắt nhìn xuống:

Người Trì Minh cầm lò hương chiêm ngưỡng Thánh Giả: Biểu thị cho sự đem nhiệt tâm chân thành quán sát rõ ràng Pháp Yếu của Bản Tôn nhằm chuyên chú thực hành

Chuẩn Đề Phật Mẫu thương xót người Trì Minh , hướng mắt nhìn xuống: Biểu thị cho lực gia trì của Bản Tôn luôn luôn hiện hữu. Nếu Hành Giả biết cách thọ nhận sẽ thành tựu Tất Địa mong cầu.

Ngoài ra trong Kinh còn ghi rằng bên dưới trang tượng nên viết Bài Kệ Pháp Thân Duyên Khởi nhằm giúp cho Hành Nhân chuyên chú quán niệm sẽ mau chóng thực chứng được Pháp Duyên Khởi mà chứng Đạo Bồ Đề.

Pháp Thân Duyên Khởi Kệ là:

“ Chư Pháp tùng Duyên Khởi

Như Lai thuyết thị Nhân

Bỉ Pháp Nhân Duyên tận

Thị Đại Sa Môn thuyết”

Dịch là:

“ Các Pháp theo Duyên khởi

Như Lai nói là Nhân

Pháp ấy Nhân Duyên hết

Là Đại Sa Môn nói

Các Bậc Đạo Sư Tây Tạng thì thay bài Kệ trên bằng Thần Chú Duyên Khởi là:

OMÏ_YE DHARMA HETU PRABHÀVA HETUN 

TESÏÀMÏ TATHÀGATO HYA VADATA

TESÏÀMÏ CHAYO NIRODHA.

EVAMÏ VÀDI MAHÀ ‘SRAMANÏAHÏ YE _ SVÀHÀ

Để giúp cho Đồ Chúng dễ ghi nhớ Tôn Tượng 18 tay của Chuẩn Đề Bồ Tát, các vị Đạo Sư Trung Hoa đã biên soạn bài tán Chuẩn Đề Phật Mẫu là:

Khuôn mặt Bồ Tát như trăng đầy

Sắc tướng trắng vàng rất đoan nghiêm

Nay con đỉnh lễ , thệ quy y

Nguyện thấy Tôn nhan , thường cúng dường

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Trên mặt Bồ Tát có ba mắt

Như bốn biển lớn thật lặng trong

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện được năm loại mắt thanh tịnh

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Tai Bồ Tát đeo báu trang sức

Mọi thứ thù thắng rất trang nghiêm

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện được Nhĩ Thông , nghe Diệu Pháp

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Lồng ngực Bồ Tát hiện chữ Vạn

Như trăng tròn đẹp tỏa quang minh

Nay con đỉnh lễ , thệ quy y

Nguyện được Tâm Thông, nghe liễu ngộ

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát đội mão hoa trên đỉnh

Trong mão hóa hiện năm Như Lai

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện được Từ Tôn ban quán đỉnh

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát khoác áo màu trắng tinh

Sáu Thù đeo thể thật trang nghiêm

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện được quần áo khéo giải thoát

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Thân Bồ Tát đeo Châu Anh Lạc

Tay, ngón đeo vòng báu trang nghiêm

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện đủ băm hai ( 32 ) tướng Như Lai

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát ngồi thẳng trên hoa sen

Cao lớn chẳng động như núi vàng

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện sau sẽ ngồi tòa Bồ Đề

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Mọi chi phần trên thân Bồ Tát

Thường phóng vô lượng ánh sáng lớn

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện được Từ Quang đến hộ niệm

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Tay Bồ Tát kết Ấn Thuyết Pháp

Biểu thị khéo nói tất cả Pháp

Nay con đỉnh lễ , thệ quy y

Nguyện được các Pháp đều thông đạt

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm cây Phướng màu nhiệm

Biểu thị Tối Thắng trong Thế Gian

Nay con đỉnh lễ , thệ quy y

Nguyện con hay dựng Phướng Đại Pháp

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát kết Ấn Thí Vô Úy

Dìu dắt chúng sinh bị hiểm nạn

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con mau chóng lìa sợ hãi

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm hoa sen màu nhiệm

Biểu thị sáu căn thường thanh tịnh

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con lìa cấu uế ( Dơ bẩn ) như sen

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Tay Bồ Tát cầm kiếm Trí Tuệ

Hay chặt mọi trói buộc phiền não

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con chặt đứt Tham, Sân, Si

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Tay bồ Tát cầm bình Táo Quán ( rưới vảy )

Tuôn nước Cam Lộ thấm chúng sinh

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con thường được Phật quán đỉnh

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm tràng hoa màu nhiệm

Mọi thứ trang điểm thật thù thắng

Nay con đỉnh lễ , thệ quy y

Nguyện con được buộc dây Diệu Pháp

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm sợi dây Kim Cương

Khéo hay dẫn nhập vào tất cả

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con được vào Pháp tương ứng

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Tay Bồ Tát cầm quả Thiên Diệu

Biểu thị viên thành quả Bồ Đề

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con rộng tu các quả lành

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm bánh xe tám căm

Uy quang chiếu diệu khắp Tam Giới ( 3 cõi )

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con thường chuyển Đại Pháp Luân

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Tay Bồ Tát cầm cây búa lớn

Hay phá Pháp cứng rắn chẳng lành

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con đập nát núi Ta , Người ( Nhân Ngã )

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Tay Bồ Tát cầm Loa Đại Pháp

Âm thanh chấn động ba ngàn cõi

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con hay nói tất cả Pháp

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm móc câu Kim Cương

Khéo hay câu triệu khắp tất cả

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con thành tựu Pháp Câu Triệu

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm cái Bình Như Ý

Tuôn ra Tạng báu với Kinh Điển

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con thọ dụng thường như ý

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm cây chày Kim Cương

Tám Bộ Trời Rồng đều quy ngưỡng

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con điều phục kẻ khó phục

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm quyển Kinh Bát Nhã

Chứa đựng nghĩa vi diệu thâm sâu

Nay con đỉnh lễ, thệ quy y

Nguyện con không Thầy , tự nhiên ngộ

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Bồ Tát cầm viên ngọc Ma Ni

Hào quang tròn trắng không tỳ vết

Nay con đỉnh lễ , thệ quy y

Nguyện Tâm Địa con luôn lanh lợi

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

Phật Mẫu Chuẩn Đề Đại Bồ Tát

Hiện mười tám tay ngồi trên Đàn

Tám Đại Bồ Tát hộ tám phương

Đệ Tử một lòng quy mệnh lễ

NAM MÔ PHẬT MẪU CHUẨN ĐỀ ĐẠI BỒ TÁT

image012

Trong Kim Cương Giới Man Đa La thì Chuẩn Đề Bồ Tát được nhận biết dưới danh hiệu Kim Cương Hộ Bồ Tát ( Vajra Raksïa Bodhisatva ) là một trong bốn vị Bồ Tát thân cận của Đức Phật Bất Không Thành Tựu ( Amogha Siddhi ) [ tức là Phật Thích Ca Mâu Ni ] ở phương Bắc . Tôn này được sinh ra từ môn Giáp Trụ Đại Từ của tất cả Như Lai ; vì thế Chuẩn Đề được dịch ý là Hộ Trì Phật Pháp và vị Bồ Tát này thường đi lại Thế Gian để đập nát các Hoặc Nghiệp của tất cả chúng sinh ; khiến cho kẻ đoản mệnh được thọ mệnh lâu dài, tăng tiến Phước Tuệ, đời đời xa lìa các nẻo ác, mau chóng phát Tâm Bồ Đề và viên mãn mọi ước nguyện . Ý nghĩa này thường được đại chúng nhận biết nhiều qua các công năng của thần Chú Chuẩn Đề ghi trong các Kinh Quỹ

- Kinh Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni có ghi:

Nếu có tỳ kheo, tỳ kheo ni, ưu bà tắc, ưu bà di, thọ trì đọc tụng Thần Chú này, mãn 80 vạn biến thì những tội ngũ vô gián đã tạo từ vô lượng kiếp đến nay hết thảy đều được tiêu diệt . Sinh ra chỗ nào cũng được gặp Chư Phật và Bồ Tát, đời sống tư sinh tùy ý đầy đủ, đời đời thường được xuất gia, trì đủ luật nghi tịnh giới Bồ Tát, thường sinh Nhân Thiên, không đọa ác thú, thường được Chư Thiên ủng hộ .

Nếu có những người tại gia nam nữ thường trì tụng thì nhà kẻ ấy không có khổ não tai họa bệnh khổ, ra làm việc gì đều được hạnh thông, nói ra lời gì người nghe đều tín thọ

- Trong Thất Câu Chi Phật Mẫu Tâm Đại Chuẩn Đề Đà La Ni Pháp có ghi

Ấn Chú này có công năng diệt tất cả tội nặng như : tội ngũ nghịch và tội thập ác, thành tựu tất cả Bạch Pháp . Trì giới đầy đủ thanh khiết mau chứng Bồ Đề . Nếu người tại gia không thể đoạn đứt vợ con rượu thịt mà chỉ y Pháp Ta ( Pháp Phật ) trì tụng đều được thành tựu .

... Đức Phật dạy : Đà La Ni này có thế lực lớn, chí tâm tụng trì quyết phải tự chứng Có công năng khiến cây khô phát sinh hoa trái, huống gì những quả báo ở thế gian . Nếu thường trì tụng thì nước, lửa, đao binh, oan gia, độc dược đều không thể làm hại . Nếu người bị Quỷ Thần làm bệnh chết; kết Ấn tụng Chú này 7 biến, lấy Ấn ấn nơi ngực đều khiến sống trở lại . Gia đình nhà cửa ở không yên, bị Quỷ Thần gây họa ; trì Chú chú vào 4 hòn đất đem trấn ở bốn phía thì liền đi .

Nếu người trong lục thân không hòa, không nghĩ đến tình thương nhau, nên y Pháp tụng Chú hướng về lục thân thì được hòa hợp, nghe tên thấy thân đều được hoan hỷ ; phàm cầu việc gì cũng được vừa lòng toại tâm . Huống chi người trai giới đầy đủ, nhất tâm thanh tịnh y Pháp tụng trì, thì nhất định chuyển thân này tức chứng Bồ Đề, có được đại công lực

Ngài Long Thọ Bồ Tát ( Nàgàrjuna ) có bài kệ khen ngợi công đức của Chuẩn Đề Bồ Tát rằng :

Chuẩn Đề công đức tụ

Tịch tịch tâm thường tụng

Nhất thiết chư đại nạn

Vô năng xâm thị nhân

Thiên thượng cập nhân gian

Thọ phước như Phật đẳng

Ngộ thử Như Ý châu

Định hoạch vô đẳng đẳng .

Dịch :

Nhóm công đức Chuẩn Đề

Tâm vắng lặng thường tụ

Tất cả các nạn lớn

Không thể phạm đến người

Trên Trời với cõi Thế

Thọ phước ngang bằng Phật

Gặp ngọc Như Ý này

Được sự không gì hơn .

Lại nữa, phương Bắc là Thắng Phương nên tương ứng với vị trí cứu cánh là địa vị cao cả của Niết Bàn, vì thế Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai là dạng thần cách hóa của Trí Niết Bàn của Như Lai tức là sự chứng nhập vào cảnh giới thậm thâm của Đại Niết Bàn . Đồng thời Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai còn biểu thị cho Thành Sở Tác Trí là Trí dùng ba nghiệp Thân , Khẩu , Ý của Như Lai làm lợi lạc cho chúng hữu tình, vì chúng sinh hành thiện mà thành bản nguyện lực . Đây là dùng phương tiện lợi tha để thành tựu diệu nghiệp vị tha, thường ứng với căn cơ của chúng sinh mà đoạn trừ mê vọng cho họ . Do Biến Hóa Luân tác dụng giới ở phương Bắc, dùng Bất Xả Chúng Sinh Đại Tinh Tiến Ba La Mật mà thành tựu bốn vị thân cận là Kim Cương Nghiệp Bồ Tát ( Vajra Karma) ; Kim Cương Hộ Bồ Tát (Vajra Raksïa) Kim Cương Nha Bồ tát ( Vajra Yaksïa ) Kim Cương Quyền Bồ Tát (Vajra Samïdhi ) . Trong đó : Kim Cương Nghiệp Bồ Tát được sinh ra từ môn Công Nghệ khéo léo của tất cả Như Lai . Kim Cương Hộ Bồ Tát được sinh ra từ môn Giáp Trụ Đại Từ của tất cả Như Lai . Kim Cương Nha Bồ Tát được sinh ra từ môn Điều phục không sợ hãi của tất cả như Lai . Kim Cương Quyền Bồ Tát được sinh ra từ môn Trụ Trì Thành Tựu của tất cả Như Lai .

Như thế, khi trì niệm Chuẩn Đề Cửu Thánh Tự Chân Ngôn,hành giả sẽ tương tứng được với môn Đại Từ Giáp Trụ của tất cả Như Lai để thâm nhập vào chân lý . Đây là giai đoạn nương theo Trí Niết Bàn của Như Lai, tu tập Tuệ Ba La Mật (Prajnõà pàramità) để đi thẳng vào tự tính an lạc của Đại Niết Bàn, tức là chứng nhập được tâm Bồ Đề

V . NHẤT TỰ KIM LUÂN PHẬT ĐỈNH CHÂN NGÔN

BHRÙMÏ

BHRÙMÏ () được kết hợp bởi bốn âm tự là BHA , RA , Ù , MA . Trong đó

- BHA () là tất cả Pháp Hữu chẳng thể đắc . Do tất cả Hữu là 3 Hữu cho đến 25 Hữu nên BHA biểu thị cho nghĩa Được Tự Tại trong các Hữu , thường hay phá nát các Pháp Dời Đổi ( thiên biến ) hiển lộ Pháp Tự Tại .Vì thế BHA còn biểu thị cho Phương Tiện Ba La Mật ( Upàya Pàramita ) là phương cách trong đó công hạnh tu tập 6 Độ được chuyển sang để giác ngộ kẻ khác .

- RA () là tất cả Pháp Lìa bụi nhiễm . Do hay phá nát sự nhiễm ô của 6 Trần hiển lộ sự thanh tịnh vô cấu nên RA được biểu thị cho nguyện Ba la mật ( Pranidhàna pàramita ) là ý chí hành 6 Độ để giác ngộ kẻ khác .

- Ù () là tất cả Pháp Tổn giảm chẳng thể đắc . Do tất cả Pháp Hữu đều không lìa được thể Tổn Giảm nên Ù hàm chứa nghĩa Diệu hữu chân thiện và biểu thị cho Lực Ba La Mật ( Bala pàramita ) là khả năng có thể nuôi lớn 6 Độ để giác ngộ kẻ khác .

image014- MA () được ký hiệu thành âm tiêu ( ) đặt trên đầu chữ là thanh Tam Muội, biểu tượng của Trí Đại Không thường hay phá nát các Pháp Ngô Ngã hiển lộ Pháp Đại Không cực thiện . Do đó, MA được biểu thị cho Trí Ba La Mật ( Jnõàna pàramita ) tức hiểu rõ được đức tính của 6 Độ là phương cụ để giác ngộ kẻ khác .

Do 4 Ba la mật : Phương tiện, Nguyện, Lực, Trí xuất phát từ Bát Nhã Ba La Mật ( Prajnõa pàramita ) nên BHRÙMÏ biểu thị cho một giai đoại không chứng nhập quả vị Niết Bàn mà lao vào thế gian sinh tử, thi hành vạn hạnh Đại Bi, hóa độ chúng hữu tình, hoàn thiện mọi thiện căn, chứng nhập từng phần Pháp Thân để viên mãn quả vị Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác của các vị Bồ Tát Bất Thoái Chuyển .

Kinh Ma Ha Bát Nhã Ba La Mật Đa , phẩm CHÂN THẬT có ghi :

“Bậc Bồ Tát tu tập Bát Nhã Ba La Mật Đa đều phải học và thực hành các Pháp KHÔNG, VÔ TƯỚNG, VÔ TÁC GIẢI THOÁT MÔN nhưng không chứng nhận quả vị mà chỉ nhận quả vị khi thiện căn đầy đủ

Theo Mật Giáo thì Nhất Tự Đỉnh Luân Vương là Mật Hiệu của Đại Nhật Như Lai, là Tổng xưng mọi Đức của Pháp Thân . Trong một chữ này nhiếp vô tận Mật Pháp . Trong một Ấn chứa hằng sa Ấn . Lực phá hủy các nghiệp ác mạnh hơn Chư Phật và mau chóng thành tựu Công Đức vượt hơn hẳn các Pháp khác . Chân Ngôn này được Đức Đại Nhật Như Lai tuyên thuyết khi Ngài nhập vào Tối Thắng Tam Ma Địa . Và BHRÙMÏ biểu thị cho nghĩa Tam Thân Nhất Thể tức là Tam Muội vốn ngay ở một .

BHRÙMÏ do bốn chữ BHA, RA, Ù, MA hợp thành, với :

. BHA () biểu thị cho Ứng Hóa thân là sinh thân Thích Ca Mâu Ni Phật ở phương Bắc, hiển thị mọi giáo nghĩa giúp chúng sinh vượt ra khỏi nhà lửa của Tam Giới . Vì thế Đức Thích Ca Mâu Ni Phật còn được xưng tán là PHÁ HỮU PHÁP VƯƠNG

. RA () biểu thị cho Báo Thân là Sa La Thọ Vương Phật ở phương Nam, hiển thị cho sự mở bày vạn Đức, nuôi lớn Tâm Bồ Đề, viên mãn vạn hạnh Đại Bi để thành Chính Giác .

Hai chữ BHA và RA đều hàm chứa chữ A biểu thị cho Pháp Thân Đại Nhật Như Lai, biểu thị nghĩa Vạn Pháp thảy đều Bất Sinh thường trụ . Điều này có nghĩa là Hóa Thân Thích Ca ở phương Bắc () sau khi hết hạn hóa duyên sẽ nhập vào chữ RA () ở phương Nam là Trí Đại Thành Pháp Thân Nội Chứng Pháp Giới, phân chia ngọc Xá Lợi còn mọi tướng tốt đẹp của thân thể đều biến thành một chữ BHRÙMÏ để nhiếp trì Chính Pháp Tức là : Biến Hóa Thân vô thường quy về Pháp Thân Thường Trụ Kim Cương Bất Hoại Xá Lợi 

Như vậy, hai chữ BHA , RA là nội chứng ngoại dụng, Sinh Thân Pháp Thân, chủng tử của Lý Trí, Trí Đức Phước Đức, công đức của hai bộ . Từ hai chữ này sinh ra hóa dụng của Đại Trí Đại Bi .

. Ù () là nghĩa Tối Thắng của Kim Cương , biểu thị cho Chân Thiện Diệu Hữu

. MA () là Kim Luân Tối Thắng vạn đức trang nghiêm cụ túc viên mãn, hiển thị cho Trí Đại Không .

Dạng Thần cách hóa của BHRÙMÏ là Đại Kim Luân Minh Vương với Tôn hình màu vàng rực hoặc màu trắng, ngồi trên hoa sen trắng tám cánh, tay kết Trí Quyền Ấn . Hình tượng là Trí Phật trong Kim Cương Giới nhập vào tướng Nhật Luân Tam Muội của Thai Tạng Giới . Do đó, Tôn này là chỗ quy thú cho mọi công đức của Chư Phật Bồ Tát và được xem là bậc Tối Thắng trong các Phật Đỉnh, cho nên Tôn này có tên là Kim Luân Phật Đỉnh hay Nhất tự Kim Luân Phật Đỉnh Vương .

- Trong Nhất Tự Đỉnh Luân Vương Kinh Du Già Nhất Thiết Thời Xứ Niệm Tụng Thành Phật Nghi Quỹ có ghi :

Đại Kim Luân Minh Vương có uy quang vượt khắp các mặt trời, bảy báu vây đầy chung quanh, là Luân Vương của tất cả Phật Đỉnh Luân Vương . Khi Ngài mới hiện thân đặc biệt kỳ diệu thì các Thánh Chúng đều mất sự hiển hiện thắng tuyệt, chẳng dám chung cùng, chỉ có Phật mới cùng chung nhất thể

- Trong Nhất Tự Đỉnh Luân Vương Kinh có ghi là :

Đức Phật Thích Ca ngồi ở Kim Cương Đạo Trường dưới gốc cây Bồ Đề trong nước Ma Kiệt Đà, nhận lời thỉnh cầu của Kim Cương Mật Tích chủ Bồ Tát nhập vào Tam Ma Địa, hiện thành tướng Đại Chuyển Luân Vương nói NHẤT TỰ ĐỈNH LUÂN VƯƠNG CHÚ thì Đại Thiên Thế Giới chấn động . . .

Nếu dùng Tôn này làm Bản Tôn của Pháp tu tất cả Tất Địa với Pháp Trừ Tai thì sẽ trừ diệt được vô lượng các tội chướng rất nặng của đời hiện tại, cũng có thể vượt qua các nẻo ác, trừ bệnh tật và chứng Đạo Bồ Đề . . .

Lại nữa, BHRÙMÏ còn được tôn xưng là MẠT PHÁP NHẤT TỰ ĐÀ LA NI nghĩa là trong thời Mạt Pháp, chú này có thế lực rất lớn như : làm lợi ích lớn cho thế gian, bảo hộ tất cả Pháp tạng của Như Lai, hàng phục tất cả chúng tám Bộ, hay ban Pháp vô úy cho chúng sinh, thường giúp chúng sinh được mọi phỉ lạc, giúp cho hành giả mau chóng thành tựu tất cả Chân Ngôn khác và thường hay giúp cho chúng sinh viên mãn tất cả ước nguyện .

Nhất Tự Chú này là Đỉnh của tất cả chư Phật là Tâm của Văn Thù Bồ Tát . Nếu tụng Chú này thì trong khoảng năm Do Tuần, các Tinh Tú ác không dám đến gần, các Quỷ Thần ác đều tự lánh xa, các loài Thiên Ma không dám đến não hại, tất cả tội chướng của người trì tụng đều được thanh tịnh và người ấy có thể vào trong các Bộ không bị chướng ngại đồng thời có công năng bẻ gãy tất cả ác Chú trong thế gian, viên mãn mọi Pháp tu trì .

- Trong Mạt Pháp Nhất Tự Đà La Ni Kinh có ghi bài Tụng rằng :

Hết thảy các Phật Tử

Các ông nên lắng nghe

Nay Ta nói Chú này

Đầy đủ các công đức

Sau này khi đời ác

Pháp Ta sắp muốn diệt

Hay ở trong thời ấy

Hộ trì Mạt Pháp Ta

Hay trừ ác Thế Gian

Các Quỷ Thần độc hại

Thiên Ma với người ác

Hết thảy các Chú Pháp

Nếu nghe tên Chú này

Thảy đều tự nép phục

Sau khi Ta diệt độ

Phân khắp Xá Lợi rồi

Sẽ ẩn các tướng tốt

Biến thân làm Chú này (_ BHRÙMÏ )

Phật có hai thứ thân

Chân Thân và Hóa Thân

Nếu hay cúng dường ấy

Phước Đức không có khác

Chú này cũng như thế

Tất cả các Trời Người

Thường sinh lòng hy hữu

Thọ trì và cúng dường

Sẽ được các công đức

Như thân Ta không khác

Công đức Chú Vương này

Nay Ta chỉ lược nói

Do các ý nghĩa này, BHRÙMÏ còn được xem là chủng tử Pháp Thân của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni . Như vậy, khi trì niệm BHRÙMÏ hành giả sẽ được Chư Như Lai, chư vị Bồ Tát, các vị Hiền Thánh , các bộ Thánh Thiên, Quỷ Thần . . . trong Pháp Giới hộ trì để giúp cho hành giả tự khai mở được Chính Pháp của chính mình, từ đó an nhiên thi hành vạn hạnh lợi tha cho đến khi thấu ngộ được tướng Trừ Ám Biến Minh của Nhật Luân Tam Muội thì tự mình thành tựu được Trí Tuệ của Như lai vậy . Đây là giai đoạn nương theo lực gia trì của Pháp Thân Như Lai để chứng ngộ Phật Trí vốn có nơi mình .

NGŨ BỘ CHÚ ĐÀN

Bình thường để giúp cho Môn Đệ không lãng quên ý hướng tu tập của mình, các vị Đạo Sư Mật Giáo thường minh họa hình tượng các Tôn trong một Đàn Pháp gọi là Manïdïala với ý nghĩa cứu cánh là nơi phát sinh ra chư Phật. Riêng trong Pháp tu Ngũ Bộ Chú thì các vị Thầy đã truyền dạy nghĩa thú tu hành qua Đàn Pháp sau

image016

1_ Tịnh Pháp Giới Chân Ngôn ( ở phương Đông):

RAMÏ

RAMÏ : Biểu thị cho Đại Không Trí Hỏa Tam Muội là Trí Pháp Thân của Đại Nhật Như Lai có công dụng hay thiêu đốt tất cả bụi dơ vô thủy vô minh của chúng sinh và giúp cho mầm giống của Tâm Bồ Đề được tăng trưởng.

2_ Văn Thù Nhất Tự Hộ Thân Chân Ngôn ( ở phương Nam)

‘SRHYIMÏ

‘SRHYIMÏ: Tự Ngã an ổn trong các nhân tốt lành nhằm nuôi dưỡng hạt giống Tâm Bồ Đề đang nảy nở trong Tâm của mình

‘SRHYIMÏ biểu thị cho sự nương theo Phước Trí Bình Đẳng của Như Lai để nuôi dưỡng Tâm Bồ Đề 

3_ Lục Tự Đại Minh Chân Ngôn (ở phương Tây)

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

OMÏ :Quy mệnh

MANÏI : Viên ngọc Như Ý

PADME : Bên trong hoa sen

HÙMÏ : Tự Ngã thành tựu

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ biểu thị cho sự nương theo Trí Phổ Môn Phương Tiện của Như Lai để chứng ngộ Tâm Bồ Đề 

4_ Chuẩn Đề Cửu Thánh Tự Chân Ngôn ( ở phương Bắc)

OMÏ CALE CULE CUimage006DHE SVÀHÀ 

OMÏ : Quy mệnh

CALE : Giác động, tức là chuyển động sự Giác Ngộ

CULE : Trực khởi , tức là đi thẳng đến

CUimage006DHE : Tự Tính thanh tịnh của Tâm Bồ Đề

SVÀHÀ : Thành tựu vị an vui của Đại Niết Bàn

OMÏ CALE CULE CUimage006DHE SVÀHÀ biểu thị cho sự nương theo Trí Niết Bàn của Như Lai để chứng nhập Tâm Bồ Đề

5_ Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh Chân Ngôn (ở phương trung ương)

BHRÙMÏ

BHRÙMÏ biểu thị cho sự nương theo lực gia trì của Pháp Thân Như Lai để chứng ngộ Phật Trí vốn có nơi mình

6_ Chủng Tử của Kim Cương Bộ (ở phương Đông Nam)

HÙMÏ

HÙMÏ biểu thị cho Đại Viên Kính Trí ,là Trí thanh lọc làm tiêu tan và thu nhiếp tất cả yếu tố nhân vị của cá nhân

7_ Chủng Tử của Bảo Bộ (ở phương Tây Nam)

TRÀHÏ

TRÀHÏ biểu thị cho Bình Đẳng Tính Trí ,là sự hoàn mãn của Tâm Lực chuyển mọi tình cảm ích kỷ riêng tư thành tình thương phổ quát

8_ Chủng Tử của Liên Hoa Bộ (ở phương Tây Bắc)

HRÌHÏ

HRÌHÏ biểu thị cho Diệu Quan Sát Trí , là Trí khéo biết tất cả tướng chung và tướng riêng của các Pháp mà không hề bị ngăn chuyện, lại y theo từng loại căn cơ mà thuyết Pháp giáo hóa một cách tự tại

9_ Chủng Tử của Yết Ma Bộ (ở phương Đông Bắc)

AHÏ

AHÏ biểu thị cho Thành Sở Tác Trí , là Trí giải thoát các Nghiệp, thành tựu tất cả công đức 

NGHI THỨC TỤNG TRÌ ĐƠN GIẢN

Nghi Thức Tụng Trì Ngũ Bộ Chú có rất nhiều tùy theo từng Hệ Phái. Tuy nhiên để có thể thực hiện một cách đơn giản và dễ nhớ nhất , chúng ta có thể thực hành theo phương cách sau.

Vào các giờ Tý, Ngọ, Mão, Dậu (4 giờ sinh hóa của trời đất) Hành Giả tắm gội sạch sẽ, mặc quần áo mới sạch, ở trước Tôn Tượng dâng hương hoa, thực phẩm, đèn nến…. (tùy theo khả năng của mình) rồi trì tụng như sau

Nam mô Phật

Nam mô Pháp

Nam mô Tăng

Quy mệnh bảy vị Phật đời quá khứ

Quy mệnh chư Phật đời hiện tại

Quy mệnh chư Phật đời vị lai

Quy mệnh các Đệ Tử của chư Phật

Hãy khiến cho Chú Sở Trì của con liền theo như nguyện

OM , RAM

OM , XỜ-RỜ-HI-DIM

OM , MA NI , PA ĐỜ-MÊ , HÙM

OM, CHA LÊ, CHU LÊ, CHUNG ĐÊ, SỜ-VA HA

BỜ-HỜ RUM

(Tụng liền một hơi 5 câu Chú , tụng 108 lần cho đến 1080 lần)

Nam mô Phật

Nam mô Pháp

Nam mô Tăng

Quy mệnh bảy vị Phật đời quá khứ

Quy mệnh chư Phật đời hiện tại

Quy mệnh chư Phật đời vị lai

Quy mệnh các Đệ Tử của chư Phật

Hãy khiến cho Chú Sở Trì của con liền theo như nguyện

( Sau đó Hồi Hướng, Phát Nguyện rồi lui ra)

KẾT LUẬN

Ngũ Bộ Chú chính là lược đồ ghi nhớ các giai đoạn tu tập mười Ba La Mật của Bồ Tát Đạo nhằm giúp cho hành giả tự kiểm điểm những sai lầm và thiếu sót của mình trong khi tu tập Chính Pháp giải thoát .

Theo Mật Giáo thì Ngũ Bộ Chú chính là môn Tịnh Bồ Đề Tâm tức là cửa ngõ để đi vào Trí Tuệ của Chư Phật, trong đó :

a . Do phát khởi đức tin trong sạch thâm sâu là Tâm thực tế vốn chẳng sinh, tâm ấy an trụ thì sinh Đại Tuệ sáng chói, chiếu khắp vô lượng Pháp Tính, thấy rõ đường lối hành đạo của Chư Phật .

b . Bồ Tát trụ ở Đạo ấy thì tự nhiên xa lìa được những Nhân Duyên vọng tưởng, diệt trừ được mọi nghiệp khổ phiền não khiến thân tâm được an tịnh cát tường .

c . Người tu hành do Tâm Bồ Đề thanh tịnh soi sáng các Pháp nên ít dùng công sức mà chứng ngộ được bản tâm thanh tịnh vô cấu nhiễm, thấy thật tướng của 84000 món báu và đắc được Trừ Cái Chướng Tam Muội .

d . Khi hành giả đã được Tam Muội tịnh trừ năm chướng rồi thì tự tâm thường thấy diệu tướng sâu lặng tự nhiên (Trạm nhiên ) của tất cả Chư Phật mười phương như xem hình trong gương sáng cho đến trong mọi oai nghi : đi lại, thức ngủ đều chẳng rời những nhân duyên HỘI PHẬT như thế đồng thời hành giả thường được chư Thánh đem những phương tiện thắng diệu để dạy cho tâm tỏ ngộ và thọ nhận được mùi vị an lạc tịch tĩnh của Đại Niết Bàn .

e . Khi ấy, Hành Giả : bên trong thì được đầy đủ các công đức, bên ngoài lại được chư Phật hộ trì . Vì thế ở nơi sinh tử mà không hề bị đắm nhiễm giống như hoa sen ra khỏi mặt nước chẳng vì xuất thân từ chỗ bùn dơ mà bị nhiễm ô . Do an nhiên tự tại trong sinh tử, hành giả lại dùng bốn Nhiếp Pháp để tế độ chúng sinh thoát khỏi biển khổ đồng thời hành giả ngày càng thâm nhập vào Trí Tuệ của Phật và chứng đạt quả vị Vô Thượng Chính đẳng Chính Giác .

Năm giai đoạn trên là đường nét tự thân chứng đạt được Pháp giải thoát vô thượng của các bậc Thượng Căn đại đức vì thế Hệ thống thuần Mật thường nhận định là “ Mau chóng thành Phật “ hoặc “ Tức thân thành Phật

- Đối với bậc Trung Căn thì Ngũ Bộ Chú biểu thị cho Lực gia trì của năm Bộ nhằm nhiếp trì chúng sinh đi vào nẻo lành để tự khai mở được Chính Pháp của chính mình . Trong đó :

1 . OMÏ RAMÏ :

Biểu thị cho lực gia trì của Kim Cương Bộ ( Vajra Kulàya ) nhằm phá tan phiền não chướng đang ngăn che ánh sáng thắng diệu của Trí Tuệ bản nhiên trong tâm của mọi chúng sinh .

Để có thể tương ưng với lực gia trì này, hành giả cần phải phát huy những hành động hướng thượng nghĩa là hướng tâm về cuộc sống cao cả (Hiền thiện, ngay thẳng, mực thước, chân chính, vị tha) để giảm bớt các chướng ngại và phiền não của thân tâm .

2 . OMÏ ‘SRHYIMÏ :

Biểu thị cho lực gia trì của Bảo Bộ ( Ratna Kulàya ) nhằm nuôi lớn phước đức đang tiềm ẩn trong tâm của chúng sinh khiến cho họ tự nhận biết rằng mình vốn có đầy đủ công đức như Chư Phật .

Để có thể tương ưng với lực gia trì này, hành giả cần phải tu tập hạnh chân thật bình đẳng, tinh tiến dẹp trừ các Pháp bất thiện và nuôi dưỡng Pháp thiện để vượt qua vòng kiềm hãm trói buộc của Ngã Chấp và lòng ích kỷ .

3 . OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ :

Biểu thị cho lực gia trì của Liên Hoa Bộ ( Padma Kulàya ) nhằm làm tươi tốt muôn điều lành và khai mở cho chúng sinh tự thấu ngộ được bản tâm thanh tịnh vô cấu nhiễm vốn có nơi mình .

Để có thể tương ứng với lực gia trì này, hành giả cần phải tu tập những hành động trong sạch nghĩa là cố gắng gìn giữ thân tâm không để cho nó bị nhiễm 6 phiền não căn bản (ảo tưởng kiêu mạn, ganh tị tranh đấu, hoài nghi tự kiêu, trì độn mù quáng, tham dục thèm khát, giận dữ oán hận ) chi phối sai xử .

4 . OMÏ CALE CULE CUimage006DHE SVÀHÀ :

Biểu thị cho lực gia trì của Nghiệp Dụng Bộ (Karma kulàya ) [ hay Khố Tàng Bộ ( Garja Kulàya ) ] là đức Hóa Tha Nghiệp Dụng của Chư Phật vì thương xót chúng sinh mà thi hành tất cả sự nghiệp nhằm giúp chúng sinh đoạn trừ mọi mê vọng để tự chứng đạt được Bản Tâm tịch tĩnh an nhiên của chính mình .

Để có thể tương ưng với lực gia trì này, hành giả cần phải sống hoạt động dưới sự tự tri , tự giác, tự chủ, điều dụng, vị tha để giữ gìn thân tâm yên ổn không bị dao động vì sức cám dỗ của ngoại cảnh hay những lo nghĩ của Bản Tâm .

5 . BHRÙMÏ :

Biểu thị cho lực gia trì của Như Lai Bộ ( Tathàgata Kulàya ) nhằm giúp chúng sinh tự thấu ngộ rằng mình vốn có Lý Trí đầy đủ, Giác Đạo viên mãn chỉ vì Vô minh che lấp nên chưa hiển lộ . Nay được ánh quang minh thắng thượng của Phật Tuệ soi sáng mà khởi Tâm Tàm Quý ( hổ trẽn) quyết chí noi dấu Đức Đại Từ Phụ mà tu tập Chính Pháp giải thoát vô thượng .

Để có thể tương ưng với lực gia trì này, hành giả phải thường xuyên niệm Phật để đánh thức Phật Tính vốn có nơi mình, đồng thời luôn luôn giữ gìn Thệ Nguyện thành Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác nghĩa là nuôi ý nguyện xa lìa cảnh giới tịch tĩnh của Niết Bàn, dấn thân vào Thế Giới uế trược của chúng sinh để thi hành vạn hạnh tự lợi lợi tha, hoàn thiện năm phần Pháp Thân Vô thượng .

Đối với hàng Hạ Căn thì Ngũ Bộ Chú biểu thị cho lực gia trì của Pháp Giới nhằm giúp cho hành giả gieo trồng căn lành, tạo nhân duyên với các Bậc Thánh giải thoát đồng thời làm tiêu giảm bớt một số tội chướng của thân tâm . Tuy nhiên dưới lực gia trì này, hành giả dễ tương ưng với Chư Thiên và Quỷ Thần Bộ ; vì thế dễ bị uy lực của các hàng này dẫn nhiếp . Nếu hành giả thiếu sự khéo léo thì dễ bị lệch đường, đi vào nẻo ác và phá hoại căn lành . Chính vì thế, hành giả cần phải cố gắng giữ gìn giới hạnh cho trong sạch, luôn quy hướng về ân đức Tam Bảo, thường xuyên trì niệm Hồng Danh BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT , luôn kiểm soát tâm ý của mình, luôn tham khảo Kinh Điển Phật Giáo và đàm luận với các bạn lành để minh xác hướng đi chân chính, tránh sự Ngã mạn tự ti, huân tập tâm bình đẳng không chấp trước để có thể mau chóng thọ nhận được lực gia trì của Chư Phật và các Bậc Thánh giải thoát . . . Điều quan trọng là hành giả phải khởi tâm chân thật và cố gắng thực hành mọi Pháp với tâm chân thật quy hướng về quả vị Toàn Giác ; thì hành giả sẽ mau chóng xa lìa Thầy xấu, bạn ác, để gặp Thầy tốt, bạn lành và gặp được Pháp giải thoát chân thật, đúng như lời Đức Phật dạy : TÁC Ý LÀ NGHIỆP

11/07/2006

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2024(Xem: 231)
Cư sĩ Huyền Thanh, thế danh là Nguyễn Vũ Tài, sinh ngày 01/04/1958 tại Thị xã Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Thân phụ tên là Nguyễn Vũ Nhan, nguyên quán tại làng Xối Đông, tổng Thần Lộ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thân mẫu tên là Vũ Thị Ni, nguyên quán tại làng Lịch Diệp, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ Nguyễn Vũ Tài đã Quy Y với Hòa Thượng Thích Thanh Chiên, Trụ trì chùa Hải Vân ở khu Ấp Chợ, xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định và được Thầy ban cho Pháp Danh là Huyền Thanh. Năm 1978, tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm khoa Toán Lý và đi dạy môn Toán cấp II từ năm 1979 cho đến năm 2003 thì chuyển qua làm công tác Giám Thị ở các trường Trung học Cơ sở Ngô Quyền quận Tân Bình, trường Trung học Cơ Sở Hoàng Hoa Thám quận Tân Bình, và trường Trung học Cơ Sở Nguyễn Gia Thiều quận Tân Bình cho đến khi chấm dứt công tác vào năm 2010.
25/03/2022(Xem: 5026)
Đừng quên vị bổn sư; Hãy cầu nguyện với người trong mọi lúc. Đừng tán tâm; Hãy nhìn vào tinh túy của tâm. Đừng quên cái chết; Hãy để nó thúc giục con tu tập Pháp. Đừng quên chúng sanh; Với lòng bi mẫn, hãy hồi hướng công đức cho chúng sanh, và cầu nguyện với lòng khát vọng.
02/12/2021(Xem: 16573)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
03/09/2021(Xem: 31368)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
01/11/2020(Xem: 16903)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
04/03/2020(Xem: 38658)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
26/11/2019(Xem: 8181)
Giáo dục, phạm vi rộng, có nghĩa truyền thừa kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát… Mỗi chuyên ngành có những đặc tính cần truyền thụ cho lớp kế thừa, đó là giáo dục chuyên môn. Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc,làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.
28/08/2019(Xem: 6458)
Lần đầu tiên chùa Đức Viên (2440 McLaughlin Avenue, San Jose, California) hội đủ duyên lành cung thỉnh chư Tăng tu viện Namgyal (Ithaca, New York) kiến tạo một đàn tràng thiêng liêng bằng cát màu tuyệt đẹp trong hai tuần (từ ngày 12/8 đến ngày 24/8/2019). Đó là Kalachakra Mandala Thời Luân (Bánh Xe Thời Gian), biểu tượng cho vũ trụ để cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Thời Luân là cung trời an lành, nơi trú xứ của các vị Thánh Hộ Phật, mang lại nguồn an lạc, có năng lực gia trì mạnh mẽ của chư Phật, và thanh tịnh hóa tại địa điểm khởi tâm cung thỉnh. Trong Thời Luân có 28 con thú trên lưng nở hoa sen là: 7 con heo, 7 con ngựa, 7 con voi và 7 con sư tử kéo xe chở các vị Thánh Hộ Phật.
07/08/2019(Xem: 4429)
Tỉnh Thức Rực Rỡ: Đọc Sách “Vivid Awareness”, Bài này sẽ giới thiệu và tóm lược tác phẩm “Vivid Awareness: The Mind Instructions of Khenpo Gangshar” (sẽ viết tắt là: VA) của đại sư Khenchen Thrangu, dựa vào bản Anh dịch của David Karma Choephel, ấn bản 2011, nhà xuất bản Shambhala. Sách này nói về một Thiền pháp của Kim Cang Thừa. Lý do chọn sách này vì qua đây có thể hiểu được và thâm nhập được Thiền Tông – tức là Thiền Trúc Lâm của Việt Nam.
24/05/2019(Xem: 5457)
Sau 12 năm học tập và làm việc tại nước Nga, năm 1995 tôi về Việt Nam và vào làm việc tại công ty FPT. Chân ướt chân ráo chưa hiểu nhiều về công việc và cuộc sống trong nước, may thay tôi được anh Phan Ngô Tống Hưng, lúc đó là phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc dẫn đi đảnh lễ Thượng tọa Thích Viên Thành. Và thế là Thượng tọa trở thành người thầy sơ tâm đầu tiên của tôi cho đến ngày Thầy viên tịch năm Nhâm Ngọ -2002. Thượng tọa Thích Viên Thành là Tổ thứ 11 của Tùng Lâm Hương Sơn và luôn là người thầy tôn kính của tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567