Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Lục Tự Minh Chú

03/05/201312:58(Xem: 14552)
Lục Tự Minh Chú

Quan Âm Ngũ Bộ Chú
Huyền Thanh Nguyễn Vũ Tài dịch

---o0o---

LỤC TỰ MINH CHÚ

(VIDYÀ SÏADÏA KSÏARÌ )

ngubochu-1

TRUYỀN THỐNG TÍN NGƯỠNG VỀ

LỤC TỰ MINH CHÚ

Lục Tự Minh Chú ( Vidyà sïadïa ksïarì ) nguyên là Tâm Chú của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát mà giáo đồ Lạt Ma giáo thường xưng tán và sau này được lưu truyền thành câu trì tụng của tín đồ Phật giáo Đại Thừa.

Theo truyền thuyết của Tây Tạng, khoảng năm 371 tương đương với thời Đông Tấn của Trung Hoa, vào đời vua Cáp Đóa Lật Tư Tán ( Tho Thori Gnõan Btsan) đột nhiên có 04 chiếc rương từ trên trời rơi xuống nóc cung điện. Đúng lúc ấy, có 05 nhà sư từ Ấn Độ đến mở 04 chiếc rương đó ra xem thì thấy các bộ Kinh: Bảo Khiếp Trang Nghiêm Kinh, Bách Sám Hối Kinh, Lục Tự Đại Minh Bảo Ngọc Khắc ( tức 06 chữ OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ ) cùng với Tháp vàng và hương Khẩn Đà Ma Ni … đồng thời còn nghe văng vẳng trên hư không có tiếng nói là: “Từ đây đợi đến 05 đời nữa sẽ hiểu được việc này”. Tuy không biết việc này có ý nghĩa gì nhưng nhà vua vẫn cung kính trọng thờ. Do công Đức của phước nghiệp ấy, nhà vua thọ được 120 tuổi và nước mạnh dân giàu.

Trải qua 05 đời, khoảng năm 615, vào đời vua Khí Tông Lộng Tán (Srong tsan Gampo) thì tín ngưỡng Quán Thế Âm được phát triển mạnh mẽ. Vì thế, truyền thuyết này cho rằng Lục Tự Minh Chú là một món quà quý báu do Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ban cho thế gian đầy dẫy đau khổ này nhằm giúp đỡ cho tất cả chúng sinh xa lìa mọi ách nạn phiền não, đạt đến sự an vui phỉ lạc.

_ Truyền thuyết khác cho rằng Lục Tự Đại Minh chú là câu Chân ngôn mà Đức Quán Thế Âm Bồ Tát dùng để tán thán Đức Phật A Di Đà và nói là : “Chân ngôn này là tất cả Phước Đức, Trí Tuệ và là căn bản của các Hạnh”.

_ Tây Tạng còn lưu truyền một truyền thống khác nữa là: ở vô lượng kiếp trước, với tâm Đại Bi vô hạn, Quán Thế Âm Bồ Tát muốn cứu thoát tất cả chúng sinh ra khỏi biển khổ sinh tử luân hồi, nên đối trước chư Phật mười phương, Ngài phát nguyện rằng: “Nguyện cho con cứu được tất cả chúng Hữu tình. Nếu có khi nào, con mệt mỏi trong công việc lớn lao này, thì nguyện cho thân con tan thành ngàn mảnh”.

Thoạt tiên, Ngài xuống cõi Địa ngục, sau đó đến cõi Ngạ quỷ và tiến dần lên cho đến cõi Trời. Tại đấy, Ngài nhìn xuống thế giới đau khổ với cái nhìn thấu hiểu của Thánh Trí thì tâm Ngài bị xúc động sâu sắc. Vì mặc dù Ngài đã cứu nhiều chúng sinh thoát khỏi Địa ngục nhưng vẫn còn có vô số chúng sinh khác đang sa vào. Điều này làm cho Ngài buồn rầu vô hạn. Trong một lúc, gần như Ngài đã mất tất cả niềm tin vào lời nguyền vĩ đại mà Ngài đã tuyên thệ và thân thể Ngài liền nổ tung thành ngàn mảnh. Giữa cơn tuyệt vọng, Ngài cầu cứu tất cả chư Phật. Ngay lập tức, hằng hà sa số chư Phật từ mười phương đều hiện thân đến cứu giúp. Với thần lực nhiệm màu, chư Phật làm cho Ngài hiện trở lại toàn thân và từ đấy Ngài có 11 cái đầu, 1.000 cánh tay, trên mỗi bàn tay có một con mắt. Sự kiện này biểu thị cho sự phối hợp giữa trí tuệ và phương tiện thiện xảo, là dấu hiệu của Tâm Đại Bi chân thật.

Trong hình thức này, Ngài đã sáng chói rực rỡ và có nhiều năng lực hơn trước để cứu giúp chúng sinh. Khi ấy, tâm Đại Bi của Ngài còn mãnh liệt hơn trước nữa. Và đối với chư Phật, Ngài lại phát nguyện rằng: “Khi tất cả chúng sinh chưa thành Chính Giác, thì con nguyện không thành Chính Giác”. Từ đây, Ngài càng nhận rõ được sự khổ đau và thấy rõ từng loại chúng sinh. Do đó, đối với kẻ mong cầu và kêu gọi đến sự giúp đỡ của Ngài thì Ngài hiện ra trước mặt và giúp cho người ấy thỏa mãn sự mong ước tùy theo mỗi hoàn cảnh bằng một hình thức thích ứng. Theo cách này, Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với vật cầm tay tiêu biểu cho công tác hóa độ chúng sinh tương ứng với Bản Tính của sự sống tùy theo cõi giới của họ.

Cõi Trời (Sura hay Deva) là một cõi thụ hưởng. Trong cõi đó, chư Thiên thường khởi tâm tự mãn và bám chặt vào các ảo tưởng về những niềm vui tạm thời. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với cây đàn Tỳ Bà để tạo ra Pháp Âm (Dharma Svara) đánh thức chư Thiên thoát khỏi những ảo tưởng của phước báo mà họ đang thụ hưởng, đồng thời đưa họ đến một thực tại cao siêu hơn, một sự hòa hợp sâu sắc hơn và vĩnh cửu hơn.

Cõi Tu La (Asura) hay cõi Thần (Devatà) là cõi chiến đấu. Trong cõi đó, chư Thần thường khởi tâm ganh tỵ, chỉ thích tranh đấu để chiếm đoạt các quả của cây Kalpa Taru (cây Thỏa mãn mọi ước nguyện) đứng giữa cõi Trời và cõi Thần. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với cây kiếm sáng chói, biểu thị cho trí tuệ hoạt động phân biệt, đâm thủng bóng tối ganh tỵ và chém đứt các mối dây ràng buộc bởi sự thèm khát, đồng thời dậy cho chư Thần sự chiến đấu cao thượng để đạt thành quả của sự thấy biết mà thoát khỏi mọi tham dục.

Cõi Người (Manusïyana hay Nàra) là cõi hành động. Đây là thế giới của sự cố gắng, của hoạt động có ý thức về mục đích của mình, trong đó sự tự do quyết định giữ một vai trò thiết yếu. Trong cõi này, con người có khả năng biết rõ các đặc tính của các cõi và tất cả hiện tượng đều do “Nhân duyên mà sinh khởi” như nhau, đồng thời con người có thể tìm ra được bản tính chân thật của vũ trụ và nhận thức được con đường vĩnh viễn ra khỏi vòng sinh tử luân hồi. Tuy vậy, đại đa số con người thường mang tâm: tự kiêu, ích kỷ, hoài nghi mà bị trói buộc trong các hoạt động nhằm tìm cầu chiếm hữu và thỏa mãn dục tình cho riêng mình. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện ra hình tướng Đức Phật Thích Ca Mâu Ni với cái bình bát và cây gậy ẩn sĩ để chỉ con đường giải thoát cho những ai có khả năng xóa bỏ mọi dục vọng tư kỷ, dứt trừ tâm kiêu mạn hoài nghi, thực hiện công hạnh cứu độ tối hậu.

Cõi Súc Sinh (Tiryanõc hay pa’su) là cõi sợ hãi. Trong cõi đó, các loài vật thường mang tâm thức thờ ơ gắn chặt với bản năng, không đủ năng khiếu phát triển tư tưởng. Vì thế, chúng luôn luôn sống trong sự sợ hãi qua sự đuổi bắt, vây hãm, ăn nuốt lẫn nhau và bị đẩy vào số phận mù quáng của những nhu cầu tự nhiên, những bản năng không thể kiểm soát được. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với một quyển sách cầm tay nhằm nâng cao Tâm thức trì độn mù quáng của loài súc sinh để hướng chúng tới một tinh thần phát triển, vượt thoát bản năng tăm tối.

Cõi Ngạ Quỷ (Preta) là cõi ước mong không được thỏa mãn. Là thế giới đầy dẫy sự thèm khát mong muốn tham dục mà không bao giờ thực hiện được. Chúng sinh trong cõi này thường mang những hình tướng quái dị như: thân thể cao lớn, đầu to như núi, cuống họng nhỏ như cây kim, đầu tóc lởm chởm, miệng như ngọn đuốc lửa, bụng to lớn …. dù gặp vật thực cũng chẳng ăn nuốt được. Hoặc có loài da đen như than, đầu tóc lởm chởm, miệng khô đắng, ưa le lưỡi tự liếm miệng, thường chịu đói khát. Hoặc có loài tên là Mãnh Diễm Mang, mỗi khi ăn uống đều bị hóa lửa đốt làm cho đói khát khổ đau.

Tất cả loài Ngạ Quỷ này đều bị đói khát dày vò không bao giờ được thỏa thích no đủ. Vì thế, tâm thức của chúng gắn chặt với sự tham dục đam mê không biết nhàm chán và luôn bị sự thất vọng dày xéo bủa vây. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát liền hiện thân với một cái bình đựng đầy những báu vật của Trời nhằm xoa dịu những nỗi khổ đau vì thèm khát của loài Ngạ Quỷ, khơi động tâm thức nhàm chán những đối tượng nhiễm ô và khởi tâm ưa thích những đối tượng thanh khiết (nghĩa là thay Dục Lạc bằng Pháp Lạc, tìm hiểu Chính Tri Kiến và Chân lý) để cho chúng mau chóng hồi tâm sám hối, vượt thoát cảnh khổ đau.

Cõi Địa ngục (NàraKa hay Niraya) là cõi hành hạ đền tội. Đó là thế giới đầy dẫy những cảnh khổ đau qua những cuộc hành hạ tra tấn. Chúng sinh của cõi này luôn luôn chịu đựng những nỗi thống khổ, là những phản ảnh không thể tránh được do chính các hành động của họ gây ra. Vì thế, tâm thức của họ luôn bị sự giận dữ oán ghét bủa vây. Do đó, Đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện thân với ngọn lửa trên tay nhằm thanh lọc tâm thức bị ô nhiễm bởi sự giận ghét và biến đổi các cuộc hành hình tội nhân thành ngọn lửa thanh lọc để giúp họ vươn tới những hình thức sinh sống tốt đẹp hơn.

Do công hạnh ứng hóa trong sáu cõi (Sïadïa gatayahï hay sïadïa Kula) để hóa độ chúng sinh nên trong Lục Tự Tâm chú của Đức Quán Thế Âm thì mỗi một âm đều có một hiệu quả đặc biệt nhằm tịnh hóa 06 phiền não gốc (ảo tưởng kiêu mạn, ganh tỵ tranh đấu, hoài nghi tự kiêu, trì độn mù quáng, tham dục thèm khát, giận dữ oán hận) để ngăn ngừa sự tái sinh vào 06 cõi và xua tan các nỗi khổ đau ẩn tàng trong mỗi cõi.

Như Mật Tông Tây Tạng Bảo Điển có ghi: “Y theo Lục Tự Đại Minh chú này thì có thể ngăn chặn được các cửa sinh tử trong lục đạo”

_ Trong Tây Tạng Quán Âm Kinh, Ngài Ma Ni Già Bộ Bà (Manïi bkahï hïbumï) đã dùng thi ca xưng tán công đức của Lục Tự Minh chú và nói chú này là cội nguồn của Trí Tuệ giải thoát với mọi sự cứu tế khoái lạc. Trong Lục Tự Minh chú:

Nếu có người xướng lên chữ OMÏ thì công đức ấy sẽ giúp cho người này sau khi chết sẽ cắt đứt được sự lưu chuyển vào Thiên Giới.

Nếu xướng lên chữ MA thì có thể miễn trừ được sự luân hồi trong nẻo Tu La, là nơi cư ngụ của loài quỷ Thần ác.

Nếu xướng lên chữ NÏI thì sẽ xa lìa sự tái sinh vào chỗ ách nạn của cõi Nhân gian.

Nếu xướng lên chữ PAD thì sẽ xa lìa được sự luân hồi vào chỗ tai nạn của nẻo súc sinh.

Nếu xướng lên chữ ME thì sẽ tránh khỏi sự trầm luân vào cảnh khổ đau của nẻo Ngạ Quỷ.

Nếu xướng lên chữ HÙMÏ thì sẽ giúp cho kẻ ấy sau khi chết miễn trừ được sự khổ đau của nẻo Địa ngục.

_ Kinh Quán Âm của Tây Tạng lai miêu tả:image002

Chữ OMÏ ( image004) có màu trắng, biểu thị cho Thiên Giới.

Chữ MA ( ) có màu xanh, biểu thị cho Tu La đạo.

Chữ NÏI ( image006) có màu vàng, biểu thị cho Nh��n Gian giới.

Chữ PAD ( image008) có màu xanh lục, biểu thị cho Súc Sinh đạo.

Chữ ME ( image010) có màu hồng, biểu thị cho Ngạ Quỷ đạo.

Chữ HÙMÏ ( ) có màu đen huyền, biểu thị cho Địa Ngục đạo.

Kinh này lại cho rằng: “Chẳng phải dùng miệng xướng lên Minh Chú này thì mới có công đức. Nếu kẻ nào đeo chú này trên thân, hoặc cột vào tay, hoặc chôn trong da thịt thì cũng tạo được nhân chủng giải thoát khỏi sinh tử”.

Do kết hợp ý tưởng này với giáo lý Tịnh Độ, nhân dân Tây Tạng thường hướng về Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát (Padma Pànïi Bodhisatva) xưng tụng câu chú “OMÏ – MA NI – PÊ MÊ – HUNG” (tức OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ) để cầu nguyện ngày sau được vãng sinh về thế giới Cực Lạc (‘Sukha vàti) ở phương Tây do Đức Phật A Di Đà (Amitàbha buddha) làm giáo chủ.

Ngoài ra, để tăng cường cho năng lực gia hộ cứu độ của Lục Tự Đại Minh chú, một số vị Đạo sư đã khuyên dạy đệ tử nên phụng thờ Tôn Tượng “Tứ Thủ Quán Âm” và cố gắng tu hành theo ý nghĩa của Tôn Tượng này.

­Thân thể đẹp đẽ của Ngài: biểu thị cho Báo thân Phật.

­Một cái đầu: biểu thị cho sự BẤT NHỊ của Bản tính quyệt đối.

­Bốn tay: biểu thị cho 04 tâm vô lượng: Từ, Bi, Hỷ, Xả.

­Hai chân xếp bằng trong tư thế Kim Cương Tọa: biểu thị cho tính NHẤT NHƯ của Sinh tử và Niết Bàn.

­Ngồi trên hoa sen ngàn cánh: biểu thị cho tâm Đại Bi.

­Vành trăng dung chứa Tôn Tượng: biểu thị cho TÍNH KHÔNG (‘Sùnyatà).

­Hai tay chắp ở tim và cầm viên ngọc: biểu thị cho tâm Bồ Đề, viên ngọc như ý ban cho những thành tựu tối cao và thông thường.

­Hai tay còn lại: Tay phải cầm một xâu chuỗi pha lê biểu thị cho lòng Từ Bi không ngưng nghỉ của Ngài trải dài như một dòng không dứt qua trái tim của mỗi một chúng sinh. Tay trái cầm một hoa sen trắng biểu thị cho sự thanh tịnh không biến đổi của Trí Tuệ của Ngài, nở trọn vẹn trên bùn lầy sinh tử.

­Viên ngọc: biểu thị cho Trí Tuệ đại lạc như phương tiện.

­Hoa sen: biểu thị cho trí Tuệ Tính Không như sự chứng ngộ.

_ Từ các truyền thống này, các vị Đạo sư Mật giáoTây Tạng đều nhận định rằng: “OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ là tinh túy Trí Tuệ của chư Phật, là tinh hoa của 05 cõi Phật và các vị Thượng sư. Văn tự Thần chú của 06 âm vận thể hiện là nguồn gốc của tất cả sự thiện mỹ, căn nguyên của mọi sự lợi lạc tốt lành, hoàn toàn viên mãn con đường thẳng tắt vượt qua Thế gian, thành tựu sự giải thoát Xuất Thế gian”.

Để cho nhận định trên được rõ ràng hơn, các vị Đạo sư Tây Tạng đã minh họa Lục Tự Đại Minh Chú như sau:

OMÏ ( ) màu trắng, âm vận thể hiện Thánh Đức của Quán Thế Âm Bồ Tát được phát ra từ Thần lực du hý tự tại. OMÏ là tướng thể của Thiền định viên mãn, hằng diệt trừ tính kiêu ngạo, nhất là tính tự cao của cõi Trời, vì đó là cội nguồn phát sinh phiền não sa đọa (rơi xuống các cõi thấp hơn). OMÏ tiêu trừ kiêu ngạo và nghiệp phiền não. OMÏ đồng với hình tướng và công năng uy lực của vua trời Đế Thích (Indra), vị Thánh của hàng Trời. OMÏ thể hiện cho Bình Đẳng Tính Trí (Samanta jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Nam vào thế giới Chúng Bảo Trang Nghiêm của Đức Phật Bảo Sinh (Ratna Sambhava).

MA ( ) màu xanh lục, âm vận tiêu biểu cho công hạnh, phát sinh từ năng lực Thần thông Từ Bi vô ngại của Quán Thế Âm Bồ Tát, thị hiện trước tất cả chúng sinh. MA là tính thể của Nhẫn Nhục Ba La Mật, có công năng tiêu trừ tính ganh ghét đố kỵ đặc biệt đang ngự trị cõi A Tu La (Asura). MA đồng hóa với Tướng và Dụng của Ngài Dũng Hiền (Vìra Bhadra hay Vemacitra ), vị Thánh trong hàng A Tu La. MA thể hiện cho ánh sáng của Thành Sở Tác Trí (Krïtya musïtïhàna jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Bắc vào thế giới Thanh Tịnh Diệu Hạnh Thành Tựu của Đức Phật Bất Không Thành Tựu (Amogha siddhi).

NÏI ( ) màu vàng, âm vận biểu hiện cho Trí Tuệ bao hàm Thân, Khẩu, Ý, Đức và Hạnh. NÏI hoán chuyển bản tính vượt qua Thế gian luân hồi khổ não. NÏI biểu hiện cho năng lực Thần thông Du Hý rộng lớn bao trùm tất cả, tùy duyên thị hiện của Đức Đại Bi Quán Thế Âm. NÏI là tính thể của Trì Giới Ba La Mật, hay diệt trừ sự si mê, là nguyên nhân đưa đến sự sinh già bệnh chết của loài người. NÏI đồng với hình tướng và công hạnh của Đức Thích Ca Mâu Ni (‘Sàkya Munïi) hóa thân của những vị Thánh trong loài người. NÏI thể hiện ánh sáng Trí Tuệ Thần thông diệu dụng, dẫn dắt chúng sinh vào thế giới Thanh Tịnh Viên Mãn của Đức Phật Thứ Sáu là Ngài Chấp Kim Cương (Vajra dhàra – Trì Kim Cương).

PAD ( ) màu xanh da trời, âm vận tiêu biểu cho bản thân (THÂN) , thể hiện Thần thông du hý bình đẳng vô tận của Đức Đại Bi Quán Thế Âm. PAD là tính thể của Tinh Tiến Ba La Mật có công năng diệt trừ sự vô minh, là nguyên nhân đưa đến các sự khổ đau của cõi Súc sinh. PAD đồng với hình tướng và công hạnh của Ngài Sư Tử Dũng Mãnh (Simïha Ugra hay Dhruva simïha ), vị Thánh trong cõi Súc sinh. PAD là ánh sáng Pháp giới Thể Tính Trí (Dharma dhàtu parakrïti jnõàna) hướng dẫn 06 loài chúng sinh đi vào Thế Giới Trung Ương Mật Nghiêm của Đức Phật Tỳ Lô Giá Na (Vairocana).

ME ( ) màu đỏ, âm vận của ngôn ngữ (KHẨU) biểu hiện cho năng lực Thần thông an lạc vô tận của Đức Đại Bi Quán Thế Âm ban bố cho tất cả chúng sinh. ME là tính thể của Bố Thí Ba La Mật có công năng tẩy trừ tính tham lam, tham dục, keo kiệt là nguồn gốc sinh ra sự khổ não đói khát của loài Ngạ Quỷ. ME đồng hóa với sắc thân và công hạnh của Tiêu Diện Đại Sĩ (Diệm Khẩu – Jvala Mukha ) vị Thánh trong cõi Ngạ Quỷ. ME là ứng hiện của ánh sáng Diệu Quán Sát Trí (Pratyave Ksïana jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Tây đi vào Thế giới Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà (Amitàbha).

HÙMÏ ( ) màu đen, âm vận của ý, biểu hiện cho năng lực Thần thông du hý của Tâm Từ vô tận mà Đức Quán Thế Âm đã nhìn tất cả chúng sinh như con một của Ngài. HÙMÏ là tính thể của Trí Tuệ Ba La Mật, có công năng tiêu trừ tính giận dữ và thù hận là nguyên nhân đưa đến quả báo phải chịu cực hình khổ não ở cõi Địa ngục. HÙMÏ đồng với sắc tướng và công hạnh của Đức Diêm La Pháp Vương (Yama dharma Ràjà hay Dharmaràja ), vị Thánh cứu tinh cho chúng sinh trong cõi Địa ngục. HÙMÏ là ứng hiện của ánh sáng Đại Viên Kính Trí (Adar’sa jnõàna) hướng dẫn chúng sinh vượt qua phương Đông đi vào Thế giới Diệu Lạc của Đức Phật Bất Động (Aksïobhya).

Ngoài ra, các danh sư Tây Tạng còn cho biết rằng 06 chữ này có rất nhiều nghĩa lý nhiệm màu bí mật, không ai có thể hiểu biết hết được. Tuy nhiên, do câu chú này quá thông dụng lại có công năng vô cùng màu nhiệm nên được nhiều nhà Luận giải giải thích theo sự hiểu biết của riêng mình. Tựu trung đối với giáo đồ Phật giáoTây Tạng thì Lục Tự Đại Minh Chú đã trở thành câu chú tiêu biểu cho Tâm Đại Bi và sự ân sủng của tất cả chư Phật Bồ tát, nhất là ân sũng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát nhằm cứu độ muôn loài thoát khỏi mọi ách nạn khổ đau, đồng thời nhân dân Tây Tạng rất tin tưởng rằng Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Phật của lòng Bi mẫn, là vị Thần hộ mệnh bậc nhất của dân tộc (Chenresi – Thần Hộ mệnh của Núi Tuyết).

Ngày nay, khắp mọi nơi ở Tây Tạng: trong những điệp khúc cầu nguyện, trên những hòn đá ở những đỉnh núi cao, trên những bia đá, trên những lá cờ, trên vật khí chuyển pháp luân, trên đôi môi của dân chúng … đều có thể nhận thấy sự hiện hữu của Minh Chú này.

_ Theo truyền thống Hoa văn thì Lục Tự Đại Minh Chú chỉ xuất hiện trong bài Quán Âm Linh Cảm Chân Ngôn, Nghi thức Ngũ Bộ Chú, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương … nhưng bài chú này lại được truyền bá rất rộng rãi trong nhân gian đến nỗi hầu nhưng người ta chỉ xem đó là câu chú bình thường chuyên trừ tà ma, giải nạn chướng, trị liệu bệnh tật … mà không hề hay biết đến tính chất vi diệu rất bí mật của Lục Tự Đại Minh Chú.

Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương (Karanïdïe Vyuha Sùtra) ghi rằng: “Thiện nam tử ! Sáu chữ Đại Minh Đà La Ni đó là Bản Tâm vi diệu của Ngài Quán Tự Tại Bồ Tát. Nếu biết Bản Tâm vi diệu ấy, tức biết giải thoát”.

Đức Phật nói: “ Nếu có người thường thọ trì 06 chữ Đại Minh Đà La Ni thì khi trì tụng có 99 căng già sa số Như Lai nhóm hội, có vô số Bồ Tát nhiều như vi trần nhóm hội, cũng có chúng Thiên tử ở 32 cõi Trời cũng đều nhóm hội. Lại có 04 vị Đại Thiên Vương ở 04 phương làm hộ vệ. Có Ta Nga La Long Vương (Sàgara Nàgaràjà), Vô Nhiệt Não Long Vương (Anavatapta Nàgaràja), Đắc Xoa Ca Long Vương (Taksïaka Nàgaràja), Phạ Tô Chỉ Long Vương (Vàsuki Nàgaràja). Như vậy, vô số trăm ngàn câu chi na khế đa Long Vương đều đến hộ vệ người thọ trì ấy. Lại ở khắp trong cõi đất, hết thảy các Dược Xoa (Yaksïa), Hư Không Thần (Àka’sa Devatà) đến hộ vệ.

Thiện nam Tử ! Trong lỗ chân lông Ngài Quán Tự Tại có trăm ức Như Lai an trụ và khen ngợi người trì tụng ấy: “Lành thay ! Lành thay Thiện nam tử ! Ngươi hay được Như Ý Ma Ni Bảo, 07 đời giòng họ của ngươi sẽ được giải thoát”.

Thiện nam tử ! Người Trì Minh kia, ở trong bụng có các loài trùng thì chúng sẽ được địa vị Bất Thoái Chuyển của Bồ Tát. Nếu có người lấy 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này mà đeo giữ nơi thân, trên đỉnh. Thiện nam tử ! Nếu thấy được người đeo giữ ấy thì cũng như thấy Thân Kim Cương, như thấy Tháp Xá Lợi, như thấy Đức Như Lai, như thấy một trăm ức Trí tuệ.

Nếu có Thiện nam Tín nữ nào hay y Pháp, niệm 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì người đó sẽ được biện tài vô ngại, được Trí Tuệ Thanh Tịnh, được Đại Từ Bi. Như vậy, người đó ngày ngày được viên mãn công Đức của 06 Pháp Ba La mật Đa. Người đó được Trời Chuyển Luân Thánh Vương quán đỉnh. Khi người ấy nói, hơi từ trong miệng phát ra chạm đến thân người nào thì người được chạm ấy phát khởi Tâm Lành xa lìa Tâm Sân độc, sẽ được địa vị Bất Thoái Chuyển của Bồ Tát và mau chóng chứng đắc Vô Thượng Bồ Đề Chính Đẳng Chính Giác.

Nếu người đeo giữ và thọ trì, lấy tay chạm đến thân người khác thì người được rờ chạm ấy mau được Bồ tát vị. Nếu kẻ nam, người nữ, con trai, con gái cho đến dị loại Hữu Tình khác thấy được người đeo và thọ trì ấy thì tất cả mau được Bồ Tát vị. Người như thế vĩnh viễn không còn chịu khổ: sinh, già, bệnh, chết, khổ thương nhau xa lìa … mà được sự niệm tụng tương ương không thể nghĩ bàn. Nay như thật mà nói lên 06 chữ Đại Minh Đà La Ni vậy!”.

Đức Phật lại bảo rằng: “Nếu có người biên chép 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì đồng với chép 84.000 Pháp Tạng. Nếu có người lấy vàng báu cõi Trời tạo hình tượng Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác, số như vi trần, làm như vậy rồi, nói một ngày khánh lễ tán dương cúng dường, chỗ thu hoạch quả báo không bằng đã được quả Công Đức biên chép một chữ trong 06 chữ Đại Minh Đà La Ni ấy, đã khéo an trụ nơi Đạo Giải Thoát không thể nghĩ bàn.

Nếu Thiện nam và Thiện nữ, y Pháp niệm 06 chữ Đại Minh Đà La Ni này thì người đó sẽ đắc Tam Ma Địa gọi là: Trì Ma Ni Bảo Tam Ma Địa, Quảng Bác Tam Ma Địa, Thanh Tịnh Địa Ngục Bàng Sinh Tam Ma Địa, Kim Cương Giáp Trụ Tam Ma Địa, Diệu Túc Bình Mãn Tam Ma Địa, Nhập Chư Phương Tiện Tam Ma Địa, Nhập Chư Pháp Tam Ma Địa, Quán Trang Nghiêm Tam Ma Địa, Pháp Xa Thanh Tam Ma Địa, Viễn Ly Tham Sân Ô Tam Ma Địa, Vô Biên Tế Tam Ma Địa, Lục Ba La Mật Môn Tam Ma Địa, Trì Đại Diệu Cao Tam Ma Địa, Cứu Chư Bố Úy Tam Ma Địa, Hiện Chư Phật Sát Tam Ma Địa, Quán Sát Chư Phật Tam Ma Địa … được 108 món Tam Ma Địa như vậy”.

Kinh này lại ghi rằng: Trừ Cái Chương ! Tất cả Như Lai Mẫu Bát Nhã Ba La Mật Đa tuyên nói 06 chữ Đại Minh Vương như thế. Tất cả Như Lai Ứng Chính Đẳng Giác và các Bồ Tát, tất cả đều cung kính chắp tay làm lễ. Thiện nam tử ! Ở trong Pháp Đại Thừa thì đây là tối thượng tinh thuần vi diệu”.

Lại nữa, Kinh Đại Thừa Trang Nghiêm Bảo Vương còn ghi nhận quá trình hóa độ các chúng sinh trong 06 nẻo luân hồi của Đức Đại Bi Quán Tự tại và minh họa công đức uy thần, năng lực cứu độ vi diệu của Ngài đồng thời khẳng định rằng mọi công đức uy thần mà Ngài có được đều là thành quả của sự chứng đắc Lục Tự Đại Minh Chú.

Dựa trên công đức uy thần, năng lực hóa độ các chúng sinh trong 06 nẻo luân hồi của Đức Đại Bi Quán Tự Tại, hệ Đông Mật của Nhật Bản đã ghi nhận 06 vị Quán Âm là 06 Hóa Tôn của 06 Đạo.

1.Hóa Tôn Địa Ngục Đạo là: Thánh Quán Âm (Àryà Avalokite’Svara)

2.Hóa Tôn Ngạ Quỷ Đạo là: Thiên Thủ Quán Âm (Sahasra Bhùja Avalokite’Svara)

3.Hóa Tôn Súc Sinh Đạo là: Mã Đầu Quán Âm (Hàyagriva Avalokite’Svara)

4.Hóa Tôn Tu La Đạo là: Thập Nhất Diện Quán Âm (Eka Da’sa Mukha Avalokite’Svara)

5.Hóa Tôn Nhân gian Đạo là: Chuẩn Đề Quán Âm (Cuimage012dhe Avalokite’Svara)

6.Hóa Tôn Thiên Đạo là: Như Ý Luân Quán Âm (Cinta Manïi Cakra Avalokite’Svara)

Hệ Thai Mật của Nhật Bản thì thay Chuẩn Đề Quán Âm bằng Bất Không Quyến Sách Quán Âm (Amogha pà’sa Avalokite’svara).

_ Ma Ha Chỉ Quán (quyển 2, phần Thượng) cũng ghi nhận 06 vị Quán Âm là:

1.Đại Bi Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Địa Ngục.

2.Đại Từ Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Ngạ Quỷ.

3.Sư Tử Vô Úy Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Súc Sinh.

4.Đại Quang Phổ Chiếu Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Tu La.

5.Thiên Nhân Trượng Phu Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Nhân Gian.

6.Đại Phạm Tấn Tật Quán Thế Âm: phá 03 chướng của nẻo Thiên Giới.

Tóm lại, qua mọi truyền thống về Lục Tự Đại Minh Chú, các bậc Đạo sư Mật Giáo đều công nhận Minh Chú này chính là biểu tượng của Bản Tâm Đại Từ Đại Bi của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát và cũng là Trí tuệ tinh túy của tất cả chư Phật 10 phương, hàm chứa mọi phước báo của Thế Gian và Xuất Thế Gian, nên phải dốc sức tin kính trì niệm, y Pháp phụng hành để mau chóng cùng nhau vượt thoát mọi sự khổ đau, chấm dứt vòng sinh tử luân hồi.

VÀI Ý NGHĨA CƠ BẢN CỦA

LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÚ

I. Quan điểm của Mật giáo Ấn Độ:

Theo truyền thuyết của Ấn Độ, khi trời đất mới hình thành, từ trong lỗ rốn của Tỳ Lữu Noa (Visïnïu) sinh ra một hoa sen, bên trong hoa sen có một vị Phạm Thiên ngồi Kiết già và sáng tạo ra vạn vật. Một trong các sự bí mật của sự sáng tạo là âm thanh (svara) hay sự rung động. Do sự rung động này mới phát sinh ra bản tính của các sự vật và hiện tượng sinh hoạt. Tỳ Lữu Noa và vị Thần phối ngẫu đều dùng hoa sen làm biểu tượng.

Kinh Vệ đà có ghi: “Vũ trụ tạo lập do sự phối hợp các âm thanh”.

Chân dogya Upanisïad ghi rằng:

Bản thể của vạn vật là đất

Bản thể của đất là nước

Bản thể của nước là cây cối

Bản thể của cây cối là người

Bản thể của người là lời nói

Bản thể của lời nói là thi ca Vệ đà.

Bản thể của thi ca Vệ Đà là âm nhạc Vệ Đà

Bản thể của âm nhạc Vệ Đà là Udgìtha (Tên gồm 3 chủng âm của Thượng đế).

Udgìtha (OMÏ) là bản thể tối hảo, tối cao trong các bản thể và xứng đáng với vị thế cao nhất: vị thế thứ tám.

Như vậy, OMÏ là phần tinh tuý, là chủng tử âm của vũ trụ, là tiếng thần diệu, là vũ trụ lực, là tâm thức thâm nhập tất cả.

Dựa vào năng lực sáng tạo này, hệ thống Mật giáo Ấn Độ đã dùng Lục Tự Đại Minh chú là phương tiện để chế ngự và chỉ huy luồng sinh lực trong bản thân nhằm hòa nhập vào nguồn sinh lực tối cao tối thượng của vũ trụ, thọ nhận niềm hạnh phúc hoàn hảo nhất và đạt được sự sáng tạo tối thượng.

image016image030image028image026Theo hệ thống này thì OMÏ ( ) được kết hợp bởi 3 âm A, U, MA. Trong đó, A ( ) là Visïnïu tức là Đấng Phòng hộ bảo toàn. U ( ) là ‘Siva tức là Đấng Tồi phá hủy diệt. MA ( image020) là Bràhma tức là Đấng sáng tạo. Do đó, âm OMÏ là tên gồm 3 chủng tử âm của Thượng Đế (Udgìtha) biểu thượng cho Tam Thần nhất thể (Trimurti) là nguồn sinh lực tối cao tối thượng của vũ trụ.

MANÏI () là viên ngọc báu có khả năng dứt trừ mọi tai nạn bệnh tật và hay sinh ra mọi báu làm thỏa mãn tất cả nhu cầu. Vì thế, MANÏI còn được gọi là Đá Vua hay MANÏI còn biểu thị cho quyền lực tối thượng.

image022image024PADME ( image018) là bên trong hoa sen.image014Hoa sen tượng trưng cho image016các Luân xa (Cakra) là trung khu tích tụ năng lực. Do đó, PADME là năng lực tiền ẩn trong các Luân xa.

image026image028image030HÙMÏ ( ) được kết hợp bởi 3 âm H , Ù, MÏ .Trong đó, H ( ) là âm của hơi thở, là hợp khí của Bản ngã image030kết hợp với sự sống động.Ù ( ) là âm của chiều sâu, là ngưỡng cửa của im lặng. MÏ ( ) là âm kéo dài hướng nội tâm, là âm đứng giữa nguyên âm và phụ âm, là sự hòa hợp không tiêu tán giữa phụ âm và nguyên âm. Chính vì lý do đó mà nó được trình bày bằng một âm tiêu dưới hình thức một dấu chấm, hay một giọt hoặc một vòng trai nhỏ, tức là biểu tượng image024của nhất thể, của tuyệt đối, của cái bất di bất dịch, của cái vượt bên trên đối đãi. Do đó, HÙMÏ là sự sống động, sự thành tựu trong đời sống cao thượng.

Như vậy, OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ được diễn dịch là: “Khi một cá nhân nắm vững được sự sống động (tức là nguồn sinh image022lực tiềm ẩn trong thân) thì sẽ khai mở được năng lực tiềm ẩn trong các Luân xa và đạt được quyền năng sáng tạo tối thượng để hòa nhập vào luồng sinh khí tối cao của vũ trụ, thọ hưởng niềm an lạc vĩnh cửu.”

Theo hệ thống này thì Thần Visïnïu tức là Trí tuệ cư ngụ nơi Cực Dương ở đỉnh sọ não. Thiên nữ Kunïdïalini biểu thị cho năng lực sáng tạo ra vũ trụ cư ngụ nơi Cực Âm ở đốt xương sống cuối cùng. Nếu người hành Thiền Định sau khi điều hòa hơi thở, chế ngự được các quan năng, tập trung ý chí trì niệm Thần chú đánh thức Thiên nữ Kunïdïalini rồi dẫn nàng vượt qua các Luân xa đến phối ngẫu với Visïnïu. Khi ấy, Hành Giả sẽ đạt được trạng thái xuất thần nhập hóa, hòa tan làm một với Đại ngã (Bràhman – Phạm Thể).

Như Munïdïara Upanisïad có ghi:

“Đã dùng vũ khí lớn là Thánh Học Bí Mật để làm cung

Người ta đặt vào đó cái mũi tên nhọn là sự Thiền Định liên tục không dứt

Người ta giương cung với tinh thần tràn đầy cái ấy (Tâm thức phổ quát hay Bràhman)

Này chàng trai cao quý ! Nó sẽ xuyên qua mục đích của nó là sự bất diệt.

Âm Thiêng là Cung, Mũi tên là Ngã, Bràhman là đích

Nhờ sự chú ý, nó sẽ xuyên qua

Phải hiệp với nó như mũi tên đến đích”

Một khi Hành giả đạt đến trạng thái hợp nhất với Đại Ngã (Hợp nhất chứ không đồng hóa với Đại Ngã) thì Hành giả vượt thoát khỏi mọi sự trói buộc của Thế Gian Huyễn ảo (Màyà) và trở thành Bràhman, có cái Đại Giác và năng lực của Bràhman.

II. Quan điểm của Mật giáo Tây Tạng:

1. Theo ý nghĩa phổ truyền thì: OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ được dịch là “Quy y viên ngọc báu trong hoa sen” và được người Tây Tạng diễn tả là: Khi lòng Đại Bi (Màhà Karunïi) hoàn toàn khai mở như một hoa sen (Padme) vươn lên khỏi vũng bùn và bắt đầu nở hoa thì hương Từ (Maitriya) của Trí Tuệ (Manïi) bắt đầu tỏa ra khắp nơi và mọi hành động của Thân, Khẩu, Ý (OMÏ) mới thực sự phản ánh trọn vẹn đúng như cái ý nghĩa cao đẹp nhất của sự sống (HÙMÏ).

Theo truyền thống này thì:

OMÏ ( ) có nghĩa Quy mệnh hay là 3 nghiệp Thân Khẩu, Ý.

image032MANÏI ( ) là viên ngọc Như Ý trong Trí tuệ sáng chói.

image034PADME ( ) là bên trong hoa sen, hay lòng Đại Bi nảy nở như hoa sen ló khỏi vũng bùn.

image036HÙMÏ ( ) là ý nghĩa cao đẹp của sự sống.

Ngoài cách diễn dịch trên, nhân dân Tây Tạng còn nhận định ý nghĩa của câu chú 6 chữ này là: “Khi lòng Từ Bi phát triển trọn vẹn như một bông sen vươn cao khỏi vũng bùn Vô Minh thì ánh sáng trí tuệ mới chiếu sáng rực rỡ được”.

2. Theo ý nghĩa phổ truyền khác thì:

OMÏ : trượng trưng cho sự hòa hợp của Trí Tuệ và Thân, Khẩu, Ý đã giác ngộ.

MANÏI : Ngọc Như ý, là viên ngọc quý được cầm nơi tay của Đại Bồ Tát, tượng trưng cho sự thanh tịnh.

PADME : Là hoa sen, tượng trưng cho người đã giải thoát tự tại ngoài sinh tử luân hồi. Vì hoa sen mọc từ bùn nhơ nhưng không bị nhiễm bùn, ám chỉ Đại Bồ Tát không còn bị ràng buộc bởi Nghiệp Báo và Sinh tử. Ngài đã hoàn toàn tự tại ngoài vòng khổ đau và luân hồi nhưng Ngài không an trụ cho riêng Ngài.

HÙMÏ : Tượng trưng cho Trí Tuệ thành tựu siêu việt của chư Phật, có tác động mãnh liệt xóa tan sự khổ não của Thế Gian.

Truyền thống này còn phối hợp 06 chữ của Lục Tự Đại Minh Chú với 06 Ba La Mật là:

OMÏ : Biểu tượng cho sự viên mãn Thiền Định Ba La Mật (Dhyàna pàramita), dứt bỏ Nhân luân hồi ở Thiên Giới.

MA: Biểu tượng cho sự viên mãn Nhẫn Nhục Ba La Mật (Ksïànti pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Tu La Giới.

NÏI : Biểu tượng cho sự viên mãn Trì Giới Ba La Mật (‘Sìla pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Nhân Gian Giới.

PAD: Biểu tượng cho sự viên mãn Tinh Tiến Ba La Mật (Vìrya pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Súc Sinh Giới.

ME : Biểu tượng cho sự viên mãn Bố Thí Ba La Mật (Dàna pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Ngạ Quỷ Giới.

HÙMÏ : Biểu tượng cho sự viên mãn Trí Tuệ Ba La Mật (Prajnõà pàramita) dứt bỏ Nhân luân hồi ở Địa Ngục Giới.

Như vậy, truyền thống này dùng Công Đức uy thần và năng lực Thần Thông hóa độ vi diệu của Đức Đại Bi Quán Thế Âm mà diễn tả ý nghĩa của Lục Tự Đại Minh Chú .

3. Theo quan điểm khác thì:

OMÏ : là huyền âm sáng tạo nên không thể giải thích hay nghĩ bàn.

MANÏI : Tượng trưng cho cõi Niết Bàn (Nirvànïa)

PADME : Tượng trưng cho Thế giới Vô Minh hay Địa Ngục (Sïamsara: vòng luân hồi)

HÙMÏ : là huyền âm thể nhập.

Do đó, Lục Tự Đại Minh Chú minh họa cho tư tưởng: “ Khi Vô Minh thì Thế Gian là sự đau khổ, khi Giác ngộ thì Thế Gian chính là cõi Niết Bàn. Cũng như viên ngọc quý nằm trong hoa sen thì Niết Bàn thật ra không ở đâu xa mà chính là Thế giới Vô Minh này”.

4. Lại có quan điểm cho rằng:

OMÏ : là tiếng kêu cứu của chúng sinh đang đau khổ.

MANÏI : là ngọc quý hay Trí tuệ.

PADME : là hoa sen hay Từ Bi.

HÙMÏ : là phát tâm cao thượng, cương quyết phát triển hai đức tính Từ Bi và Trí Tuệ để thoát khỏi sinh tử luân hồi.

Do đó, Lục Tự Đại Minh Chú được diễn giải là: “Khi nghe thấy tiếng kêu cứu của chúng sinh thì chư Phật Bồ tát thương xót, nên đem giáo pháp ra truyền dạy để cứu vớt họ. Muốn thoát khỏi vòng luân hồi khổ đau thì phải biết phát triển Trí Tuệ và chỉ có Trí Tuệ mới đem lại sự hiểu biết một cách chính xác như thật, có nhìn rõ ràng mọi vật thì mới biết đâu là thật, đâu là giả để tìm đường giải thoát. Nhưng có Trí Tuệ vẫn chưa đủ mà phải biết phát triển cả lòng Từ Bi nữa. Vì thiếu Từ Bi, người tu hành sẽ trở nên khô khan khắc khổ, chán ngán Thế gian rồi khởi Tâm phân biệt mà bị vướng mắc. Như viên ngọc sáng cần có hoa sen đỡ lấy che chở thì mới vươn lên khỏi vũng bùn và chiếu sáng được. Vì thế, Từ Bi và Trí Tuệ là hai đức tính cần có”.

Do vậy, khi thấy sự đau khổ của Thế gian, Hành giả phải biết tu tập phát triển Trí Tuệ và Từ Bi để giải thoát cho mình và người khác.

5. Trong quyển “Kindness Clarity and in sight” (Thiện Tri Thức xuất bản ) Đức DaLai LaMa thứ 14 (Tezin Gyatso) giải thích 06 chữ của Lục Tự Đại Minh Chú là:

- OMÏ : tạo bằng 03 chữ A , U , M tượng trưng cho Thân, Ngữ và Tâm thức bất tịnh của Thiền giả (Người hành Thiền), chúng cũng tượng trưng cho Thân, Ngữ và Tâm Thức thanh tịnh tuyệt vời của một vị Phật.

- MANÏI : viên ngọc, tượng trưng những yếu tố của phương tiện; ý định vị tha đạt đến giác ngộ, Đại Bi, Đại Từ như một viên ngọc chấm dứt sự nghèo khổ. Ý định vị tha được giác ngộ và có quyền lực loại bỏ sự thống khổ và những khó khăn trắc trở của vòng sinh tử và sự giải thoát riêng cho cá nhân mình. Như một viên ngọc lấp đầy những nguyện vọng của những chúng sinh, ý định vị tha được giác ngộ thành tựu những mong mỏi của họ.

- PADME : là hoa sen, tượng trưng cho Trí Tuệ. Bởi vì cũng như hoa sen mọc lên trong bùn mà không dơ nhiễm bởi sự bất tịnh của bùn. Trí Tuệ có quyền lực làm cho chúng ta trọn vẹn. Còn khi không có nó, chúng ta rơi vào mâu thuẫn.

- HÙMÏ : dấu hiệu hợp nhất của phương tiện và Trí Tuệ để cho sự tịnh hóa hoàn toàn.

Sự không phân biệt là sự kiện một Tâm thức mà trong đó phương tiện và Trí Tuệ trong hình thức hoàn mãn của chúng, kết hợp với nhau thành một thực thể không phân biệt. HÙMÏ là âm chủng tự của A Súc Bệ Phật (Aksïobhya – Bất Động ) bất động bất loạn vì không có gì có thể tác động.

Tóm lại, qua con đường thực hành, trong sự phối hợp không thể phân chia của phương tiện và Trí Tuệ, chúng ta có khả năng làm cho Thân, ngữ, Tâm bất tịnh của mình thành Thân, Ngữ, Tâm siêu việt của một vị Phật. Phật Tính (Buddhatà) không thể tìm được ở đâu khác ngoài tự nơi mình vì những yếu tố cần thiết cho sự thành tựu của nó thì ở nơi chúng ta.

6. Theo Đạo sư Tang Tong Gyalbo (Thang stongr Gayalbo) thì Lục Tự Đại Minh Chân ngôn được coi là sự chứa đựng, sự tập trung của tất cả năng lực thiêng liêng phát ra từ lòng Đại Bi và sự đại diệu dụng của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát. Trong đó:

OMÏ : bao gồm 05 loại hình tượng và Trí Tuệ của Phật.

MANÏI : có nghĩa là viên ngọc báu (Bảo châu)

PADME : có nghĩa là hoa sen ( Liên Hoa)

Hợp hai nghĩa này với nhau thì MANÏI PADME có nghĩa là: “Ngài là Bậc Thủ Trì Liên Hoa và Bảo Châu” và đây cũng chính là Biệt hiệu khác của Quán Âm.

HÙMÏ : có công năng bảo hộ chúng sinh trong 06 nẻo.

Như vậy, ý nghĩa của Lục Tự Chân ngôn là: “Hỡi Bậc Đạo sư của 05 Phật Thân và 05 Trí Như Lai, Bậc Thủ Trì Liên Hoa và Bảo Châu! Xin Ngài hoan hỷ gia hộ cho chúng sinh trong 06 nẻo vượt qua các thống khổ”.

Đạo sư Tang Tong Gyalbo nhấn mạnh rằng Chân ngôn này có nhiều sự giải thích khác nhau. Tuy nhiên khi Trì Tụng không cần thiết phải nghĩ tới tất cả ý nghĩa ấy, chỉ một âm thanh của Lục Tự này vốn hàm chứa sức mạnh đơn thuần cố hữu sẽ tự nhiên truyền đạt Trí Tuệ và Từ Bi của Quán Thế Âm Bồ Tát cho Hành giả và từ đó, qua Hành giả, nó sẽ truyền đạt đến tất cả chúng sinh.

III. Quan điểm của Mật giáo Trung Hoa và Nhật Bản:

Theo truyền thống của Mật Giáo Trung Hoa và Nhật Bản, hầu như các bậc Đạo Sư chỉ chú ý vào phương pháp Tu Trì, thực hành Lục Tự Đại Minh Chú chứ không giải thích ý nghĩa của nó. Thế nhưng, qua quá trình tham khảo, chúng tôi nhận thấy các bậc Đạo Sư Mật Giáo lại rải rác giải thích ý nghĩa của từng câu chữ trong Lục Tự Đại Minh Chú, nên mạnh dạn kết hợp thành nghĩa thú như sau:

_ OMÏ () được kết hợp bởi 03 chữ A , U , MA . Trong đó:

­A () là “Tất cả Pháp vốn chẳng sinh” nên A mang nghĩa của Pháp Thân (Dharma Kàya) hay Thân phổ biến, là thực trạng giống nhau đối với tất cả các Đấng Giác Ngộ. Tức là kinh nghiệm về tổng thể, về thực tại siêu nhân vị và sâu nhất của Pháp, của cơ sở nguyên sơ. Từ đó, lưu xuất mọi trật tự: vật lý, luân lý, tinh thần và siêu việt.

­U () là “Tất cả Pháp Thí Dụ chẳng thể đắc” nên U mang nghĩa của Báo Thân (Samïbhoga Kàya) hay Thân an lạc, là thực trạng lý tưởng hay đặc tính Trí Tuệ của một vị Phật. Tức là trạng huống sáng tạo của nguyên lý trong lĩnh vực của thực tại lý tưởng và gây cảm hứng. Từ đó, xuất phát mọi cảm kích sâu sắc.

­MA () là “Tất cả Pháp Vô Ngã chẳng thể đắc” nên Ma mang nghĩa của Hóa Thân (Nirmana kàya) hay Thân biến hóa, là thực trạng cá vị trong đó sự cảm kích biến thành hiện tướng và hành động trông thấy được. Tức là sự Thể nhập thành nhân vị hay cá vị của một Bậc Giác Ngộ.

Do đó, OMÏ nhiếp nghĩa vô biên, là đầu mối c��a các chữ. Tức là nơi phát sinh của tât cả các Pháp. Từ đây, OMÏ là MẪU của các Đà La Ni nên thường đặt ở đầu câu. Ngoài ra, tùy theo ý nghĩa của câu chú theo sau mà OMÏ biểu thị cho các nghĩa: Tam Thân ( 03 thân), Quy Mệnh, Cúng Dường, Cảnh giác, Nhiếp phục.

Đối với cá nhân Hành giả, thì OMÏ được xem là sự hợp nhất của 03 Mật (Thân mật, Khẩu mật, Ý mật) và tiền đề của 3 Mật là cần phải trau dồi Thân, Khẩu, Ý cho thật trong sạch. Chỉ khi nào giữ vững được Thân, Khẩu, Ý thì mới có thể bước chân vào con được tu trì. Vì thế OMÏ được xem là biểu tượng cho sức cố gắng phổ quát của sự giải thoát, tức biểu tượng này không phải là mục đích cuối cùng (như quan điểm của Ấn Độ Giáo) mà chính là điều kiện đầu tiên của chân giải thoát và của sự chứng ngộ hoàn toàn (Quan điểm của Phật giáo).

Lại nữa, trong Ngũ Trí Như Lai Man Đa La của Mật giáo Tây Tạng thì OMÏ là chủng tử của Đức Tỳ Lô Giá Na Như Lai (Vairocana Tathàgata) biểu tượng cho yếu tố trong sáng của Tâm thức đang rạng tỏa khắp Pháp giới (Dharma Dhàtu) mang sức mạnh sáng tác và tràn đầy tính khoan dung, hỷ xả, thông cảm mọi tư tưởng, chấp nhận sự tự do cá nhân, định đoạt giáo nghĩa theo tinh thần sống động không giáo điều. Cho nên, OMÏ đại diện cho sự hiểu biết chân chính và cũng là nền tảng của các Pháp trong Phật giáo.

Như vậy, trong Lục Tự Đại Minh Chú thì OMÏ biểu tượng cho nền tảng căn bản của sự giải thoát, là “Sự hiểu biết chân chính”.

_ MANÏI (亙仗) là viên ngọc Như ý, biểu thị cho giá trị vô thượng, nhờ nó mà mọi ước nguyện được thỏa mãn. Nên thông thường MANÏI tượng trưng cho Đức Pháp Tài của chư Phật Bồ tát, thường hay tuôn mưa tài bảo của Thế gian và Xuất Thế gian để làm thỏa mãn các mong cầu của chúng sinh.

Tuy nhiên, ngay từ hình thức ban đầu, Phật giáo đã xác nhận viên ngọc quý là một biểu tượng của 3 nơi chứa đựng sự giác ngộ, đó là:

Phật (Buddha) tức các Đấng Giác Ngộ.

Pháp (Dharma) tức Chân lý đưa đến giác ngộ.

Tăng (Sanõgha) tức là cộng đồng tu sĩ hay những người đang tiến bước trên con đường Giác ngộ.

Như vậy, theo Phật giáo thì giá trị vô thượng là sự giác ngộ viên mãn. Nhờ vào ánh sáng tỏa rạng từ sự giác ngộ mà mọi tối tăm mê mờ của Tâm Thức không còn khả năng trói buộc con người chìm đắm trong dòng sinh tử khổ đau nữa. Chính vì thế cho nên người nào có được viên ngọc quý tỏa rạng ấy thì người đó thoát khỏi vòng luân hồi, đồng thời viên ngọc quý không thể tìm thấy ở bất cứ nơi nào khác ngoài đóa sen (Padma) trong Tâm Ta.

Giáo thuyết của Kim Cương Thừa (Vajra Yàna) xác nhận là: “Những kẻ nào tìm thấy trong tâm có viên ngọc Như ý thì nó sẽ tỏa rạng Trí Tuệ giác ngộ, lúc đó kẻ ấy sẽ biến cái Thức sinh diệt thành cái Trí vĩnh cửu, nhận ra vô biên trong hữu hạn và chuyển sự phiền não luân hồi thành Niết Bàn tự tại”.

Như vậy, trong Lục Tự Đại Minh Chú, MANÏI không mang ý nghĩa về phước báu mà được biểu tượng cho Trí Tuệ sáng chói hay Phật tính bất sinh bất diệt vốn có sẵn trong Tâm của mỗi một chúng sinh.

_ PADME (扔榰) là bên trong hoa sen.

Theo Phật giáo, hoa sen (Padma) là một hình ảnh biểu tượng cho sự thuần khiết trong trắng không hề bị ô nhiễm. Ý nghĩa căn nguyên của hoa sen đều được diễn tả là: “Hoa sen mọc từ bùn đen, vươn lên khỏi mặt nước, ra khỏi mặt nước mới nở hoa và tỏa hương thơm tinh khiết. Mặc dù sinh trưởng từ bùn đen và nước bẩn nhưng nó không hề bị nhiễm sự dơ bẩn của những thứ này”.

Dựa vào hình ảnh ấy, giáo đồ Phật giáo nhận định rằng:

.) Hạt sen: Biểu thị cho hạt giống của Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) cực tĩnh vốn có của tất cả chúng sinh, dù bị trôi lăn trong bùn lầy sinh tử nhưng không hề mất đi bản tính thanh thịnh vốn có.

.) Nảy nở trong bùn đen nước bẩn: Biểu thị cho sự tinh tiến tu tập phạm hạnh (Bràhma càrya) phát huy bản tính thanh tĩnh vốn có trong bùn lầy chuớng ngại phiền não và nước bẩn sinh tử.

.) Vươn lên khỏi mặt nước: biểu thị cho trạng thái dứt trừ được Kiến Hoặc phiền não.

.) Nở hoa: Biểu thị cho sự tu tập viên mãn các Đức Hạnh cần làm, là mọi hành động tự lợi lợi tha dựa trên tính cách vô ngã, vô sở chấp. Đây là trạng thái dứt trừ Tư Hoặc phiền não và Lậu Hoặc phiền não.

.) Tỏa hương thơm tinh khiết: Biểu thị cho mùi thơm lan tỏa của Tâm Từ Bi Hỷ Xả bao trùm mọi hoạt động Thân, Khẩu, Ý và là trạng thái dứt trừ Trần Sa Hoặc phiền não.

.) Hoa nở bày gương sen và hạt sen: Biểu thị cho Tâm thanh tĩnh (tức gương sen) là vùng đất nâng đỡ hạt giống Bồ Đề quý báu bất diệt (tức hạt sen) vốn có trong tâm. Đây là trạng thái dứt trừ Vô Minh hoặc phiền não, tức là chuyển biến sự phiền não luân hồi thành Niết Bàn Tự tại.

Các trạng thái trên đều minh họa cho hiện tượng là khi Đức Hạnh và Trí Tuệ nảy nở thì nghiệp phiền não yếu dần và mất hẳn, tức là “Cái này sinh thì cái kia diệt, cái này diệt thì cái kia sinh”. Như thế, hoa sen có thể biểu tượng cho Tâm Thức sinh diệt của mỗi một chúng sinh.

Bí Tạng Ký ghi rằng: “Tâm phàm phu như hoa sen khép kín, Tâm Thánh Nhân như hoa sen nở rộ”.

Hoặc ghi là: “Trái tim thịt (Hrïdaya) của chúng sinh có 8 múi vốn là hoa sen tám cánh nhiếp trì mạn đà là (Manïdïala : Đạo tràng) của các Tôn”.

Theo ý nghĩa này thì hoa sen (Padma) biểu tượng cho Bản Tâm của chúng sinh và Padme tượng trưng cho ý nghĩa “Bên trong Bản Tâm”.

Như vậy MANÏI PADME được diễn dịch là: ‘Trí Tuệ sáng chói trong tâm của chính mình” hay “Phật Tính bất diệt trong Tâm Thức sinh diệt”.

_ HÙMÏ () được hợp thành bở 4 chữ A , HA , Ù , MA. Trong đó:

­A ()là “Tất cả Pháp vốn chẳng sinh” biểu thị cho nghĩa Pháp Thân, dùng nhiếâp Lý thực tế của tất cả Chân Như Pháp giới Tính.

­HA () là “Tất cả NHÂN (hạt giống) chẳng thể đắc” biểu thị cho nghĩa Báo Thân, dùng nhiếp Giáo tất cả: Trong ngoài, lớn nhỏ, quyền thực, hiển mật.

­Ù () là “ Tất cả Pháp Tổn Giảm chẳng thể đắc” biểu thị cho nghĩa Ứng Thân, dùng nhiếp Hạnh của tất cả: 3 Thừa, 5 Thừa.

­MA () được biểu diễn bằng một điểm tròn trên đầu chữ ( ) là “Tất cả Pháp Ngô Ngã chẳng thể đắc” hay MA là Nhân Ngã (Atma) tức là vọng tình sở chấp. Nếu lìa được Tổn giảm và Tăng ích liền hợp với Trung đạo. Do đó, MA biểu thị cho Hóa thân, dùng Pháp vô sở bất nhiếp nhất thiết quả (không có gì không nhiếp được tất cả Quả).

Do vậy, HÙMÏ biểu thị cho Tâm Bồ Đề (Bodhicitta) của tất cả Như Lai, là nguyên lý tình thương phổ biến của Tâm Giác ngộ. Hay HÙMÏ là cửa ngõ của sự thành tựu trong đời qua sự buông bỏ Bản Ngã và nguyện dâng hiến trọn đời cho công việc cứu độ chúng sinh. Vì thế, HÙMÏ còn biểu tượng cho cuộc sống cao đẹp.

Lại nữa, do Tâm Bồ Đề là biểu tượng cho sự phá tan mọi nghiệp ác nên HÙMÏ còn mang nghĩa “Tồi phá”, tức là đập tan mọi nhân Vô Minh để hiển nghĩa Đại Không cực thiện.

Vì người phát Tâm Bồ Đề là người nguyện hy sinh Bản Ngã của mình và tận lực thực hiện công hạnh hóa độ chúng sinh. Chính sự hy sinh này đã tạo thành cái sức mạnh làm cho Ma Vương (Màra Ràja) và quyến thuộc của nó phải sợ hãi lánh xa. Do đó, HÙMÏ còn mang ý nghĩa “Khủng bố”, tức là xua đuổi các loài ma ác, quỷ dữ.

Lại nữa, người phát Tâm Bồ Đề đã hy sinh Bản Ngã nguyện đem lại sự an lạc tốt lành cho tất cả chúng sinh nên tạo thành năng lực ủng hộ bảo vệ cho họ vượt thoát mọi chướng nạn. Do đó, HÙMÏ còn mang ý nghĩa là “Hộ vệ khắp cả”.

Từ các ý nghĩa này , nên HÙMÏ là chủng tự của các vị Trì Kim Cương (Vajra Dhàra), Phẫn Nộ Minh Vương ( Krodha Vidya Ràja ) Phẫn Nộ Thần Vương (Krodha Devatà Ràja), hay HÙMÏ là chủng tử chung của chư Thiên trong 3 Bộ và HÙMÏ được biểu tượng cho đời sống cao đẹp của Thánh Nhân.

Tóm lại, OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ có thể được diễn dịch là : “ Khi chân chính thức ngộ được Phật Tính bất diệt vốn có trong Tâm của mình thì cuộc sống cá nhân mới thực sự có ý nghĩa cao đẹp nhất”.

Ý tưởng này đã được Kinh Pháp Hoa (Saddharma Punïdïarika Sùtra) minh họa qua hình ảnh một kẻ nghèo khổ mang viên ngọc quý trong người mà chẳng biết, lại cứ mải mê chìm đắm trong cuộc sống đói khát lang thang. Đến lúc gặp một người tốt chỉ cho biết là mình vốn mang viên ngọc quý thì kẻ kia chợt bừng tỉnh và từ đó người cùng tử ấy bắt đầu thực hiện một cuộc sống đầy ấm êm và khoái lạc.

VÀI BÀI CHÚ TƯƠNG ĐƯƠNG VỚI

LỤC TỰ ĐẠI MINH CHÚ

I. Tỳ lô Giá Na Phật Quán Đỉnh Quang Chân ngôn:

Chân ngôn này thường được gọi là “Quang Minh Chân ngôn: hoặc xưng là “Tỳ Lô Giá Na Đỉnh Quang Diệt Ác Thú Chân ngôn” hay “Bất Không Quyến Sách Tỳ Lô Giá Na Phật Đại Quán Đỉnh Quang Chân ngôn”.

_ Kinh Bất Không Quyến Sách, quyển 28 do Ngài Tam Tạng BẤT KHÔNG dịch riêng, có ghi là:

(Án) (A)(Mô)(già) (vĩ)(lô)(Tả)(Nẵng) (Ma)(ha (mẫu)(Nại-ra) (Ma)(Ni) (Bát)(Nạp-mạ) (Nhập-phạ)(la) (Bát-la)(mạt)(đa)(giã) (hồng) (phát)(Tra) (Ta-bà) (Ha).

( OMÏ Amogha vairocana mahà mudra manïi padme jvala pravarttaya Hùmï phatï Svàhà.

Kinh này ghi nhận rằng: “Tất cả chư Phật trong 03 đời kiếp đều do sức trì Chân ngôn này mà mau được thành Chính Giác. Thần chú này là MẪU của vô số Bồ Tát Thánh chúng. Đấy là Đại Thần chú, Đại Minh chú, Vô Thượng chú, Vô Đẳng Đẳng chú. Do đấy mà có tên là Quang Minh Chân ngôn. Chân ngôn này thường được Đức Thích Ca Mâu Ni Như Lai cung kính lễ bái. Khi xưa, trong lúc tu hành hạnh Nhẫn nhục, Tiên nhân Thích Ca Mâu Ni thường tụng Chân ngôn chú này nên từ đỉnh đầu hiện ra trăm ngàn sáng chiếu diệu Tam Thiên Đại Thiên Thế giới mà thành Chính Giác. Vì thế chú này gọi là Quang Minh Chân ngôn”.

“Lại nữa, y vào lửa quang minh, hàng Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, A Tu La đều được giải thoát khỏi nẻo ác và mau được thành Chính Giác. Chính vì thế nên gọi là Quang Minh Chân ngôn”.

Do vậy, tất cả Hành nhân, Trí giả thường có thể trì Chân ngôn này. Tất cả Thiên Thần, Địa Kỳ (Thần Đất), tất cả Linh Quỷ …. Đều do đại nhân duyên này mà thành Phật”.

- Về Mật nghĩa của Chân ngôn này thì các vị Đạo sư chú giải là:

­ÁN (OMÏ) là Mật ngôn quy mệnh Kim Cương Giới.

­A mô già (Amogha) là Mật ngôn trong tâm của Như Lai, biểu thị cho vạn đức của 03 Thân: Pháp, Báo, Hóa.

­Vĩ lô tả năng ( Vairocana) là lời Minh chú chân thật của Như Lai.

­Ma ha mẫu nại-la ma ni bát nạp-mạ (Mahà mudrà manïi padme) là Mật Ngôn trong Tâm của 04 Bồ Tát Nhiếp Trí.

­Nhập-phạ là bát-la mạt đa giã (Jvala pravartaya) là Mật ngôn trong Tâm của các vị Bồ Tát, tất cả chư Phật Như Lai trong 03 đời 03 kiếp.

­Hồng phát-tra (Hùmï Phatï) là Mật ngôn đại thần lực uy mãnh, đại thế lực của Tỳ Lô Giá Na Như Lai và Vô Lượng Thọ Như Lai, là ngôn cú phá tan Địa Ngục sinh ra Tịnh Thổ.

­Ta-bà ha (Svàhà) là ngôn cú chứng đắc Đại Bồ Đề.

- Về năng lực thì Chân ngôn này có khả năng trừ mọi bệnh tật khổ não do nghiệp báo đời trước gây ra hay do Quỷ Thần Vọng Lượng gây bệnh … Ngoài ra, nếu gia trì 108 biến vào đất cát rồi đem rải lên mồ mả, thi hài người chết thì do sức gia trì của Đức Bất Không Tỳ Lô Giá Na Như Lai kèm với uy lực thần thông của bài “Bản Nguyện Quán Đỉnh Quang Chân Ngôn” nên chúng sinh ấy đều mau chóng xả bỏ thân khổ sở tội báo ở trong các nẻo Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, A Tu La và được vãng sinh về quốc độ Cực Lạc ở phương Tây, được thân hoa sen hóa sinh, được đắc Bồ Đề, không còn bị đọa lạc.

- Một bản khác (dị bản) của bài Quang Minh Chân ngôn là:

OMÏ : Quy mệnh

Amogha vairocana : Phật bộ

Mahà vajra : Kim Cương bộ

Manïi : Bảo bộ

Padme : Liên hoa bộ

Jvala pravarttaya : Yết Ma bộ

Hùmï : Khủng bố

Phatï : Phá bại

Svàhà : Quyết định thành tựu

- Theo Mật Giáo Nhật Bản, để tăng cường cho uy lực của bài Quang Minh Chân Ngôn, các vị Đạo sư còn gia trì thêm một số câu chữ vào phần đầu và phần cuối của bài Chú, kèm theo lời giải thích là:

OMÏ : Tổng quy mệnh Kim Cương Giới.

Bhuhï : Gia cú

Khamï : Riêng quy mệnh Thai Tạng Giới, sự rất sâu kín của Thai Tạng Giới.

(Ba chữ Chân ngôn này thường được trì tụng để quán Thế Gian này thành Tĩnh Thổ Cực Lạc).

Amogha vairocana : Bất Không Đại Nhật

Mahà mudra manïi padme : Báu trên hoa sen

Jvala pravarttaya : ánh sáng chiếu diệu

Hùmï phatï Svàhà : Nghĩa của Kim Cương Giới

Vamï Hùmï Tràhï Hrìhï Àhï – svàhà : 05 vị Phật được thêm vào. Là bí mật trong bí, bí mật trong mật.

_ Theo ý nghĩa khác thì bài “Quang Minh Chân ngôn” được giải thích như sau:

( OMÏ : là tổng quy mệnh Kim Cương Giới

( Amogha vairocana : là Bất Không Biến Chiếu (hay Bất Không Đại Nhật) biểu thị cho ý nghĩa: Từ Pháp Thân vô hình vô sắc, do Tâm Đại Bi, Đức Đại Nhật Như ai đã dùng sức Đại Bi hiển hiện thành 5 vị Phật của Kim Cương Giới là: Trung ương Tỳ Lô Giá Na Phật (Vairocana Buddha), Đông phương Bất Động Phật (Aksïobhya Buddha), Nam phương Bảo Sinh Phật (Ratna Samïbhava Buddha), Tây phương A Di Đà Phật (Amitàbha Buddha), Bắc phương Bất Không Thành Tựu Phật (Amogha siddhi Buddha). Và mỗi một vị Phật biểu thị cho một Trí của Như Lai là: Pháp giới Thế Tính Trí (Dharma dhàtu prakrïti jnõàna), Đại Viên Kính Trí (Adar’sa jnõàna), Bình Đẳng Tính Trí (Samanta Jnõàna ) , Diệu Quán Sát Trí (Pratyave ksïana jnõàna), Thành Sở Tác Trí (Krïtya musïtïhàna jnõàna). Sự hiển hiện này nhằm tạo phương tiện gia trì để cứu độ tất cả chúng sinh trong Thế giới.

Như vậy, Bất Không Đại Nhật có thể được xem là Bậc Đạo sư của 5 Phật Thân và 05 Trí Như Lai.

( Mahà mudra manïi : là Đại Ấn Như Ý Bảo Châu, biểu thị cho sự viên mãn của Trí Đức (Đại Ấn) và Phước Đức (Như ý bảo châu).

( Padme : là bên trong hoa sen, biểu thị cho Tâm Từ Bi trắng tinh không có nhiễm dính (vô nhiễm trước).

( Jvala pravarttaya : là ánh sáng chiếu diệu, tức là ánh sáng phóng tỏa từ mặt trời Trí Tuệ, gồm có 03 loại:

a.Tuệ Nhật Nhất Thiết Trí Quang: phóng tỏa ánh sáng Chân không (Chân không Quang minh) soi khắp cõi Lục Phàm Đồng Cư Thế Gian, nhằm phá tan sự tối tăm của Kiến Tư Phiền Não cho chúng sinh.

b.Tuệ Nhật Đạo Chủng Trí Quang: phóng tỏa ánh sáng Diệu Hữu (Diệu Hữu Quang Minh) soi khắp cõi Nhị Thừa phương tiện Thế Gian, nhằm phá tan sự tối tăm của Trần sa phiền não cho chúng sinh.

c.Tuệ Nhật Nhất Thiết Chủng Trí Quang: phóng tỏa ánh sáng Trung Đạo (Trung Đạo Quang minh) soi khắp cõi Thật Báo Thế gian, nhằm phá tan sự tối tăm của Vô Minh phiền não cho chúng sinh.

Do ý nghĩa này hồng danh Đại Nhật (vairocana) còn biểu thị cho nghĩa “Trừ ám biến Minh”

( HÙMÏ : được hợp thành bởi 3 chữ H , Ù , MÏ , trong đó:

H : là Hetu, là nguyên nhân hay nhân nghiệp

Ù : là Ùtpada là Sinh hay Hữu (sự có)

MÏ : là Àtma là Bản ngã.

Do đó, HÙMÏ là nguyên nhân sinh ra Bản ngã bao gồm 03 thứ phiền não là: Kiến Tư phiền não, Trần Sa phiền não, Vô Minh phiền não.

( PHATÏ : là sự phá bại hay đẩy xa nội chướng.

( SVÀHÀ : là biểu thức của một tình trạng tâm linh có lòng tốt “Muốn ban phước, muốn chúc sự an vui”. Nó thường đi đối với phẩm vật dâng hiến hay các lời khen tặng.

Theo nghĩa khác thì SVÀHÀ được kết hợp bởi SVÀ tức Svàbhava là Tự tính và HÀ gồm có A là biểu tượng của Pháp Thân, HA là biểu tượng của Báo Thân. Do đó, SVÀHÀ còn có ý nghĩa là : “Thành tựu mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn”.

Như vậy, toàn bộ câu Chân ngôn: “OMÏ Amogha vairocana, mahà mudra manïi padme, Jvala pravarttaya Hùmï phatï, Svàhà” có thể diễn dịch là:

“Hỡi Đức Bất Không Đại Nhật ! Bậc viên mãn Trí Đức và Phước Đức đang ngồi trên tòa sen thanh tịnh vô nhiễm trước. Hãy phóng tỏa ánh sáng chiếu diệu phá bại mọi phiền não đang ngủ ngầm trong tâm của con, để con mau chóng thành tựu mùi vị an lạc của Đại Niết Bàn”.

Do uy lực và ý nghĩa của Chân ngôn này, các dòng phái Mật giáo đã tùy căn cơ mà minh định Bản Tôn của Chân ngôn này là : A Di Đà Như Lai, Đại Nhật Như Lai, hay Bất Không Quyến Sách Quán Thế Âm Bồ Tát (Amogha pà’sa Avalokite‘svara) và xếp bài chú này vào phần Tán Niệm Tụng trong các nghi thức (Sàdhana) tu tập Pháp Quán Âm.

Qua sự tham cứu trên thì bài “Quang Minh Chân ngôn” có thể được xem là tương đương với ý nghĩa diễn dịch Lục Tự Đại Minh Chú của Đạo sư Tang Tong Gyalbo.

II. Thần chú HRÌHÏ ()

Trong Kim Cương Giới (Vajradhàtu) chữ HRÌHÏ được dùng là chủng tự (Bìja) cho Đức Phật A Di Đà. Chữ này xuất hiện ở phần cuối của bài tán tiếng Phạn khi lễ bái về phương Tây và được ghi chép trong “Liên Hoa Bộ Tâm Niệm Tụng Nghi Quỹ” là:

“OMÏ – Sarva Tathàgata pùjamï pravartanàya Aøtmannamï Niryàtayami – Sarva Tathàgata vajra dharma pravarttaya mayhamï – Hrìhï”.

Giáo sư Lê Mạnh Thát diễn dịch là: “OMÏ ! Con xin hiến thân dâng lên cúng dường hết thảy Như Lai. Nguyện hết thảy Như Lai vì con chuyển Kim Cương Pháp. HRÌHÏ”

_ Kim Cương Đỉnh Du Già Trung Lược Xuất Niệm Tụng Kinh có ghi:

( OMÏ (Quy mệnh) Loke’svara (Thế Tự Tại) HRÌHÏ

(Nghĩa bóng là: Quy mệnh Đức Quán Thế Âm Tự Tại – Hrìhï)

_ Kim Cương Đỉnh Nhất Thiết Như Lai Chân Thật Nhiếp Đại Thừa Hiện Chứng Đại Giáo Vương Kinh có ghi:

( OMÏ (Quy mệnh) Loke’svara (Thế Tự Tại) Ràja (Vương) HRÌHÏ.

_ Kim Cương Phong Lâu Các Nhất Thiết Du Kỳ Kinh có ghi:

( OMÏ (Quy mệnh) Vajra (Kim Cương) Loke’svara (Thế Tự Tại) Ràja (Vương) Agni (Hỏa, ngọn lửa) HRÌHÏ.

_ Kim Cương Đỉnh Kinh Du Già Quán Tự Tại Vương Như Lai Tu Hành Pháp có ghi:

( OMÏ (Quy mệnh) Samaye (Bản Thệ Nguyện) Padme (trong hoa sen) HRÌHÏ.

_Tâm chú của Kim Cương Pháp (tức Quán Thế Âm Bồ Tát) trong Kim Cương Giới Man Đà La (Vajra dhàtu manïdïala) là:

( OMÏ (Quy mệnh) Vajra dharma (Kim Cương Pháp) HRÌHÏ.

_ Về ý nghĩa của chữ HRÌHÏ thì Đại Lạc Kim Cương Bất Không Chân Thật Tam Muội Gia Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Lý Thú Thích, có ghi là:

Chữ HRÌHÏ () gồm đủ 4 chữ H , R , Ì , HÏ mà thành một câu Chân Ngôn, trong đó:

­H tức HA () chỉ hết thảy NHÂN chẳng thể đắc.

­R tức RA () chỉ hết thảy Pháp chẳng lìa bụi dơ.

­Ì () tức Tự Tại chẳng thể đắc.

­HÏ (:) với ý nghĩa 2 chấm bên cạnh là chữ AHÏ () biểu thị cho Niết Bàn.

Như vậy, HRÌHÏ có nghĩa là: “Do Giác ngộ được các Pháp xưa nay không sinh (bản lai bất sinh) nên 02 loại chấp trước (Năng thủ và Sở Thủ) được loại trừ, chứng được Pháp giới thanh tịnh”.

_ Lý Thú Thích lại nói rằng: “Chữ HRÌHÏ cũng có nghĩa là xấu hổ. Nếu có đủ hổ thẹn thì không làm việc Bất Thiện, tức là đầy đủ hết thảy các Pháp Vô Lậu. Cho nên Liên Hoa Bộ (Padma Kulàya) cũng gọi là Pháp Bộ (Dharma Kulàya). Do sự gia trì này nên ở Thế giới CựcLạc (Sukha vàti) nước, chim, cây, rừng … đều diễn Pháp âm (Dharma Svara). Nếu ai trì một chữ Chân ngôn này, có thể trừ hết thảy tai họa bệnh tật. Sau khi mệnh chung sẽ vãng sinh quốc độ An Lạc, Thượng Phẩm Thượng Sinh.

Theo Kim Cương Giới Hiện Đồ Sao Tư thì:

Chữ HRÌHÏ này do 04 chữ HA, Ra, Ì, AHÏ tạo thành, chỉ cho 04 đức ở 04 phương Đông, Tây, Nam, Bắc, trong đó:

­HA là Nhân nghiệp

­RA là Trần cấu (bụi dơ)

­Ì là tai họa

­AHÏ là đương thể phàm phu làm rõ viễn ly.

Như vậy, HRÌHÏ là: “Toàn thể phàm phu có nghĩa là viễn ly, thanh tịch, không có bụi dơ (vô trần cấu)”

_ Theo một quan điểm khác thì chữ HRÌHÏ được hợp thành bỡi 04 chữ HA, RA, Ì, AHÏ , trong đó:

­HA biểu thị cho sự si mê (Moha)

­RA biểu thị cho sự tham lam (Ràga)

­Ì biểu thị cho sự sân hận (Dvesïa)

­AHÏ biểu thị cho sự chuyển nhập Niết bàn (Nirvànïa)

Do đó, HRÌHÏ biểu thị cho sự mau chóng lìa các bụi dơ tham, sân, si chứng được 04 đức thanh tịnh là: Ái Nhiễm thanh tịnh (Ràga vi’suddha), Sân thanh tịnh (Dvesïa vi’suddha), Uế thanh tịnh (Mala vi’suddha), Tội thanh tịnh (Pàpa vi’suddha). Quan điểm này đã minh họa được mật hiệu của Đức Phật A Di Đà là Thanh Tĩnh Kim Cương (Vi’suddha Vajra).

_ Trong Man Đa La Ngũ Trí Như Lai của Mật giáo Tây Tạng thì HRÌHÏ biểu thị cho Hỏa Đại (Tejahï) và Tưởng Uẩn (Samïjnõa) nhằm minh họa cho sự quán tưởng phân biệt với đỉnh cao là thấy biết nội tâm một cách rõ ràng không ngăn ngại. Năng khiếu nội quán trực giác với trí phân tích cùng tột này chính là Diệu Quán Sát Trí và dạng Thần cách hóa của chữ HRÌHÏ này chính là Đức Phật A Di Đà ngồi trên lưng con công tỏa ánh sáng chói màu hồng đỏ với câu chú xưng tán Ngài là : “OMÏ – Amitàbha – Hrìhï” nghĩa là “Quy mệnh Đức Vô Lượng Quang - Hrìhï”.

_ Lại nữa, theo “Lý Thú Thích” thì Đức Phật A Di Đà có Bi Nguyện tiếp dẫn chúng sinh, nên ở Thế giới Cực Lạc thì Ngài hiện thân Phật (Buddha Kàya) tên là Vô Lượng Thọ (Amitàyuhï) còn ở Thế giới Uế trược thì Ngài hiện thành Bồ Tát Đại Bi (Mahà karunïi Bodhisatva) tên là Quán Tự Tại (Avalokite’svara). Như thế nếu xét từ Nhân (Hetu) đến Quả (Phala) thì Quán Tự Tại Bồ Tát là một Tôn vị thân cận của Đức Phật A Di Đà. Còn xét từ nhân vị Tu hành đến Quả Đức thành tựu thì vị Bồ Tát ấy trở thành Bộ chủ của Liên Hoa Bộ, thể hiện Trí phương tiện Phổ Môn của Đức Phật A Di Đà.

Chí vì lý do này mà chủng tử HRÌHÏ thường được đặt sau Lục Tự Đại Minh Chú , tức là “OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – HRÌHÏ”.

_ Trong quyển “The healing power of mind”, phần ghi chú Thuật ngữ của Đạo sư Tulku Thondup (do Tuệ Pháp dịch) có ghi là:

“Trong những kinh văn Phật giáo, Chân ngôn chỉ có 06 chữ, nhưng phần lớn những kinh văn được phát hiện (Terma) lại có 07 chữ, thêm HRI (HRÌHÏ) là Chủng tự Tâm của Đức Quán Thế Âm. Trong chân ngôn này, HRI là chủng tự Tâm của Phật, được cầu khẩn và 06 chủng tự khác là phương tiện để cầu khẩn nó.

­OMÏ : A + O + M = OMÏ biểu tượng cho Thân, Ngữ và Tâm của chư Phật, do Đức Quán Thế Âm hiện thân.

­MANÏI : Ngọc quý, biểu tượng cho sự thỏa mãn những ước nguyện, những phương tiện thiện xảo.

­PADME: Hoa sen, biểu tượng cho sự thanh tịnh không nhiễm ô, cho Trí Tuệ tu tập những phương tiện thiện xảo và Trí Tuệ là con đường Tâm Linh của Đạo Phật và sự hoàn thiện của chúng là phương tiện thiện xảo và Trí Tuệ của Phật Tính.

­HUNG (HÙMÏ ): sự hợp nhất, sự cầu khẩn hay việc hợp nhất. Nó tượng trưng cho sự hợp nhất giữa Trí Tuệ và phương tiện thiện xảo. Nó cầu khẩn chư Phật ban cho Trí Tuệ, phương tiện thiện xảo và tất cả sự gia hộ ban phước. Lần lượt HUNG (HÙMÏ) hợp nhất Thân, Ngữ và Tâm của người ta làm một, không thể tách rời với (Thân, Ngữ, Tâm) Phật.

­HRI (HRÌHÏ): chủng tử Tâm, đại diện cho Tinh Túy Tâm của Đức Phật Đại Bi để cầu khẩn và được hợp nhất.

Nghĩa đơn giản: “Ôi! Đức Phật ! Ngài nắm giữ ngọc báu và hoa sen (Đại Bi và Trí Tuệ), mong Ngài ban phước gia hộ cho con”.

_ Theo quan điểm khác, trong Chân ngôn “OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – HRÌHÏ” thì chữ HRÌHÏ biểu thị cho sự sống động tỏa nở tinh thần dâng hiến vị tha của Bồ Tát Đạo trong Lục Tự Minh Chú .

Để biểu thị ý nghĩa Tam Mật của Thân, Khẩu, Ý trong câu chú này, Ngài Lạt Ma Govinda đã diễn tả như sau:

Trong OMÏ chúng ta cảm nhận Pháp Thân và Bí mật của Thân phổ biến.

Trong MANÏI là Báo Thân là bí mật của âm thanh thần chú, khơi dậy Tâm thức chiêm ngưỡng và cảm hứng.

Trong PADME là Hóa Thân và bí mật của tâm ý biến đổi tất cả.

Trong HÙMÏ, chúng ta cảm nhận thân Kim Cương là thân siêu việt tổng hợp Tam Mật.

Trong HRÌHÏ, chúng ta dâng hiến tập hợp nhân vị của chúng ta trở thành thân Kim Cương để phục vụ Đức Phật A Di Đà. Điều này trong khi ấy có nghĩa là “Lý tưởng Bồ Tát được thể hiện như nó đã được thể hiện trong hình tướng Đức Quán Thế Âm”.

Tóm lại: Nếu dựa vào biểu tượng “Mau chóng lìa các Trần cấu” để tịnh hóa bản thân của thần chú HRÌHÏ thì có thể được dùng thay cho cả câu chú Lục Tự Đại Minh.

Như Ngài Kalu Rinpoche có nói:

OMÏ là tinh chất của Thân Giác ngộ

MANÏI PADME biểu tượng cho Ngữ Giác ngộ

HÙMÏ tiêu biểu cho Ý giác ngộ

Thân, Ngữ, Ý của tất cả chư Phật ẩn tàng trong âm thanh của Thần chú này. Thần chú này tịnh hóa những chướng ngại của Thân, Ngữ, Ý và đưa tất cả Hữu tình đến trạng thái chứng ngộ. Khi tụng Thần chú này mà phối hợp với Đức Tin và tinh tiến Thiền Định, thì năng lực chuyển hóa của Thần chú sẽ phát sinh và tăng trưởng. Quả vậy, chúng ta có thể Tịnh hóa bản thân bằng phương pháp ấy”.

III. Thần chú Đạo sư ( Guru Mantra)

Theo truyền thống Mật Giáo Trung Hoa, Quán Thế Âm Bồ Tát đã chứng ngộ được cảnh giới cực thanh tĩnh của chư Phật. Cảnh giới ấy chỉ có chư Phật tự chứng nên khó có thể dùng ngôn ngữ văn tự mà diễn nói cho người khác biết được. Chính vì thế, Quán Thế Âm Bồ Tát liền trụ vào Tam Muội Phổ Quán, vận dụng trí Tuệ Phổ Môn phương tiện của tất cả Như Lai, biểu hiện thân tướng tốt đẹp rạng tỏa ánh quang minh, ngồi trên tòa sen, tay trái cầm hoa sen, tay phải kết Khai Hoa Diệp Thế (tư thế bóc cánh sen). Dùng phương tiện gia trì khiến cho tất cả chúng sinh tự nhận biết rằng mình vốn có hoa sen giác ngộ, pháp giới thanh tĩnh, chẳng nhiễm phiền não, chỉ do một niệm vô minh nên bụi trần dấy động che lấp Bản Tâm thanh tịnh vô nhiễm trước và dựa vào đấy mà muôn vàn khổ não được dịp bủa vây, tạo tác nghiệp ác lôi kéo trong biển khổ sinh tử. Nay nhờ ánh quang minh Diệu trí soi tỏ thì cần phải lắng tâm nhiếp niệm, điều phục 06 Căn không cho nhiễm dính 06 Trần cho đến khi các Căn Trần đều dần dần trong lặng (Tịch tĩnh). Do 06 Căn thình lình thanh tịnh không vướng bụi dơ thì Chân tính của tâm sẽ hiển bày sự cực tĩnh vốn có xưa nay, tức là chứng ngộ được Tâm Bồ Đề Trắng tịnh mà vượt thoát luân hồi khổ não.

Từ ý nghĩa này, chúng ta nhận thấy rằng: Nếu biết kết hợp lực gia trì của chư Phật Bồ Tát thông qua lựa gia trì của Pháp Giới với ý chí tự lực của bản thân để giữ gìn Thân, Khẩu, Ý cho thật trong sạch thì chúng ta sẽ mau chóng Tịnh hóa được 06 phiền não căn bản (Kiêu mạn ảo tưởng, ganh tỵ tranh đấu, hoài nghi tự kiêu, trì độn mù quáng, tham dục thèm khát, giận dữ oán hận) và dễ dàng lặng yên quán sát thật tướng của 06 Trần cho đến khi thật biết được bản tính của chúng đều không vướng bụi dơ. Ngay lúc ấy, chúng ta sẽ tự hiển hiện được con mắt vô nhiễm và mọi sự thấy biết đều như thật như thị. Tức là chúng ta tự đánh thức được Chân tính “Diệu Giác diệu minh cực Thanh Tĩnh không nhiễm ô” vốn có trong Tâm mình. Từ đó, chúng ta sẽ xa lìa mọi khổ não và đi vào cuộc sống cao đẹp của Thánh Nhân. Do cảm thông thật sự với BI NGUYỆN của chư Phật Bồ Tát, chúng ta dũng mãnh phát khởi Đại Nguyện đi vào muôn loài, thi hành vạn hạnh Đại Bi để hoằng hóa Chính Pháp, cứu bạt khổ não cho chúng sinh. Điều này còn có nghĩa là: Khi còn mê muội, chúng ta chân thành cầu xin chư Phật Bồ tát gia trì cứu hộ mình. Nhưng khi Giác Ngộ thì chư Phật Bồ Tát lại ở trong lòng chúng ta, là chính ngay chúng ta.

Lục Tổ Huệ Năng có dạy: “Khi mê Thầy độ, Ngộ rồi con tự độ” hay “Niệm trước mê mờ là chúng sinh, niệm sau giác ngộ là Phật”.

_ Để có thể thực hiện được sự liên hợp của lực gia trì với ý chí tự lực của ta, các bậc Đạo sư Hiển giáo đã dạy rằng:

“Đấng Toàn Giác (Samyaksamïbuddha) là Bậc tự tu tự ngộ và mở rộng lòng Từ Bi để hóa độ chúng sinh, nên hình tượng và hồng danh của Đấng Toàn Giác, thực chất là những biểu tượng nhằm kết tinh và dẫn dắt những lời cầu nguyện của hàng Phật tử, những người đang mong mỏi vượt thoát sự trói buộc của vòng sinh tử phiền não. Do vậy”Khi Quy y Phật thì ta lễ lạy Phật với tâm nguyện đạt đến sự sáng suốt hoàn toàn, thông hiểu như thật lý sự của vạn vật để rốt ráo xa lìa phiền não khổ đau, chấm dứt sinh tử luân hồi”.

Lời dạy này hoàn toàn chứa ý nghĩa là: “Hình tượng và công hạnh của chư Phật Bồ Tát chính là phương tiện thiện xảo nhằm kêu gọi, đánh thức Phật tính vốn có ngay trong Bản Tâm của mỗi một chúng sinh để cho họ mau chóng thoát khỏi sự phiền não khổ đau”.

_ Ý nghĩa này đã được các Đạo sư Mật Giáo cô kết thành Thần chú Đạo sư “OMÏ ÀHÏ HÙMÏ – VARA GURU PADME – SIDDHI HÙMÏ” . Trong đó:

( OMÏ () biểu thị cho Thân Giác ngộ, là nguyên lý bao quát tất cả thân phổ biến.

( ÀHÏ () biểu thị cho Ngữ Giác ngộ, là nguyên lý bao quát tất cả chú thuật hay của âm thanh sáng tạo.

( HÙMÏ () biểu thị cho Ý Giác ngộ, là nguyên lý tình thương phổ biến của Tâm Giác ngộ (Boddhicitta) của tất cả chư Phật.

( VARA (向先) là y theo,tuân theo, thực hành theo.

( GURU (么冰) là danh từ chỉ một Bậc Đạo sư.

( PADME (扔榰) là bên trong hoa sen hay bên trong Bản Tâm.

Kết hợp hai nghĩa này lại thì GURU PADME là vị Đạo sư ngồi trên hoa sen, hay GURU PADME được dùng để chỉ MINH SƯ TRÍ vốn có trong Tâm của mỗi một chúng sinh.

( SIDDHI (帆盎) là thành tựu, đạt đến, chứng ngộ.

( HÙMÏ () là cuộc sống cao đẹp của Thánh Nhân.

Như thế, toàn bộ câu chú Đạo sư (Guru Mantra) có thể được diễn dịch là: “Nương vào Thân, Ngữ, Ý của các Đấng giác ngộ. Con nguyện giữ gìn Thân, Ngữ, Ý để đánh thức được Vị Thầy đang ngự trị trong Tâm của con và con nguyện noi theo sự chỉ dẫn sáng suốt của Vị Thầy này để đạt được cuộc sống cao đẹp của Thánh Nhân”.

Trong quyển “Đường Mây Qua Xứ Tuyết” do Lạt Ma Govinda biên soạn và Nguyên Phong phỏng dịch thì Hòa thượng Tomo Geshe Rinpoche đã dạy cho Lạt Ma Govinda trong buổi lễ Nhập Môn tại Yi Ga Cho-Lin là:

“Nếu con muốn làm Thầy của con thì con đừng nhìn cái thân thể vô thường nay còn mai mất này như vị Thầy của con. Chúng ta đều là những kẻ bất toàn, thay vì nhìn vào những điểm bất toàn này, con hãy nhìn thẳng vào Phật tính vốn hoàn hảo và hiện diện trong tất cả chúng sinh. Thay vì chấp nhận những điều Ta chỉ dạy cho con như điều đó đến từ Ta thì con phải coi đó là những chân lý vẫn hằng có trong vũ trụ, mà Đức Phật Thích Ca đã chứng ngộ và giảng giải trong Giáo Pháp của Ngài. Ta chỉ là một kẻ tuân theo những Giáo Pháp đó mà đi, theo ngọn đuốc mà Đức Phật Thích Ca đã soi đường. Khi con quỳ lạy trước mặt ta, con hãy nghĩ đến Đức Phật Thích Ca, Người đã khai ngộ cho tất cả chúng sinh và chỉ có Ngài là NGƯỜI DUY NHẤT được hưởng tất cả mọi sự tôn kính đó. Đừng nhìn vào ngón tay chỉ mặt trăng. Đừng trông cậy vào ta như người sẽ đưa con đến chân lý mà hãy trông cậy vào chính con, trông cậy vào cái Phật tính luôn tiềm tàng sẵn nơi con để hướng dẫn con trên đường về bến Giác. Đừng nhìn vào thân thể này, bộ áo này hay những điều Ta nói như là một sự thật Tuyệt đối mà hãy chứng nghiệm nó, nghi ngờ nó, xét đoán nó cho đến khi không còn nghi ngờ hay thắc mắc nào. Đừng vì quá cung kính hay lễ phép mà không dám đặt câu hỏi, vì như vậy là con đã mất đi một cơ hội tiến gần hơn đến sự thật.

Điều quan trọng nhất mà con phải biết là tất cả mọi chúng sinh đều có khả năng thành Phật, đều có sẵn Phật tính trong mình, chỉ vì mê lầm không nhận ra tính chất cao quý thiêng liêng nơi mình mà chúng sinh mới bị mê đắm vào vòng đau khổ.

Vì tất cả chúng sinh đều có Phật tính nên tất cả chúng sinh đều tuyệt đối bình đẳng, không có sai khác. Nếu con tự cho rằng mình cao cả hơn kẻ khác và có thái độ khinh bỉ với họ thì con không thể nào tiến xa hơn trên con đường giải thoát. Con phải biết rằng lý do chúng ta sống trong Thế Giới bất toàn và tất cả mọi sự xảy ra đều chịu sự chi phối của Luật Nhân Quả. Bằng thái độ sống chân chính, con có thể vượt qua các trở ngại khó khăn, thay thế những sự kiện bất toàn bằng những sự kiện toàn vẹn và nhờ thế không những con trở nên v���n toàn hơn mà còn biến Thế Giới này thành tốt đẹp hơn nữa”.

Hòa thượng Tomo lại dặn Govinda rằng:

“Một ngày nào đó, con sẽ thấy được những Hóa thân của chư Phật và chư Bồ Tát, vốn là những điểm linh quang hiện hữu trong Tâm con. Dĩ nhiên hiện nay đó chỉ là một quan niệm trừu tượng vì nghiệp chướng con còn dầy, con chưa thể ý thức rõ rệt được. Nhờ trì tụng bài Thần chú khẩu truyền, con sẽ tiêu trừ được những nghiệp chướng này và đến khi đó con sẽ quán chiếu mọi sự vật một cách rõ ràng hơn. Nhờ suy gẫm về tính Không của sự vật cũng như phát triển Tâm Bồ Đề rộng lớn mà con sẽ nhận được Pháp giới, thấy được những hải hội chư Phật, chư Bồ tát … hiện ra rõ ràng như thật trước mắt con thì con sẽ ý thức rằng cái Thế giới bên trong cũng như bên ngoài có thể chuyển biến được. Lúc đó, tùy con lựa chọn muốn sống trong Thế giới nào, hướng ra bên ngoài hay quay lại bên trong, muốn trở thành nô lệ của xác thân chìm đắm trong sinh tử luân hồi hay biết tận dụng khả năng vốn sẵn có trong người để chuyển mê khai ngộ, vượt qua khỏi xiềng xích kiềm tỏa của vòng luân hồi”.

_ Như chúng ta đã biết các hành động của Thân, Khẩu, Ý trong đời quá khứ đều được lưu trữ trong Tâm thức và tạo nên khuynh hướng tư tưởng cá nhân trong đời hiện tại. Vì thế Bản ngã của một người bao gồm toàn thể khuynh hướng đó và chỉ có những khuynh hướng mới chỉ rõ tính tình, tinh thần, ý niệm tốt xấu của một người. Nếu một người có khuynh hướng vững mạnh thì khó lòng bị xoay chuyển bởi ngoại cảnh trừ phi người ấy gặp một biến cố lớn lao làm cho họ tự rời bỏ khuynh hướng của mình.

Chúng ta phải nhớ rằng: “ Người ấy tự rời bỏ chứ không phải biến cố kia phá vỡ khuynh hướng của họ”. Do đó, chư Phật Bồ Tát hóa hiện trên đời thi hành vạn hạnh Đại Bi, cứu độ chúng sinh bằng cách sử dụng mọi phương tiện thiện xảo, hình thành những tấm gương cho chúng sinh nhìn thấy để từ đó họ quay trở lại nhìn vào Tâm Tính mình mà tự sửa đổi dần dần cho đến khi tự họ vượt thoát được nẻo sinh tử luân hồi.

Như Đức Phật thường nói rằng: “Ta chỉ là người dẫn đường vạch rõ phương cách cho chúng sinh đi đến nẻo giải thoát. Nhưng đi hay không là tự chúng”.

Do ý nghĩa này, nếu chúng ta mau chóng tự nhận thấy những lỗi lầm cần phải sửa chữa của mình đồng thời ý thức được việc cần làm của chính mình thì chúng ta sẽ mau chóng vượt thoát mọi sự khổ đau, đạt được sự tự tại an lạc.

Tổ Huệ Năng có dạy rằng: “Hằng thấy lỗi mình là phương pháp Kiến tánh”.

Các vị đệ tử của Đức Phật Thích Ca, hầu như sau khi chứng đạo, Vị nào cũng nói rằng: “Những việc cần làm, Ta đã làm xong”.

Để minh định việc cần làm của một cá nhân, Hòa thượng Tomo đã tiết lộ cho Lạt Ma Govinda rằng: “ Tu sĩ U Khanti chính là Hoàng đế Mindon Min (Trị vì nước Miến Điện từ năm 1851 đến năm 1878) đầu thai để hoàn tất tâm nguyện xây dựng Quốc tự Kuthaw Daw ở Mandala để chứa toàn bộ kinh điển, mà Ngài chưa kịp làm trong kiếp làm vua”.

Theo truyền thống Mật giáo Tây Tạng, để tiếp tục giữ gìn và bảo vệ Chính Pháp của Mật giáo Hoàng Mạo phái, Sư trưởng Gedun Truppa liên tục tái sinh (Tulku – Hóa thân) thành các Sư Trưởng Gedun Gyatso, Sonam Gyatso, yonsten Gyatso, Lobsang Gyatso …, Thupten Gyatso (Dalai Lama đời thứ 13) Tenzin Gyatso (Dalai Lama đời thứ 14)

_ Tuy nhiên, để ý thức được việc cần làm của chính mình thì quả là điều khó khăn. Vì thế, các vị Đạo sư Hiển Giáo thường dạy rằng: “Khi ta quy y Pháp hay Đỉnh lễ Pháp thì ta phải phát khởi Tâm nguyện thường gặp Chính Pháp giải thoát và thường tu tập được Chính pháp giải thoát, đồng thời ta quy y Pháp với Tâm Nguyện là đạt được sự: Định tĩnh, tự tri, tự giác, tự chủ, điều dụng và vị tha ngay trong cuộc sống hiện tại này”.

Ngoài ra, ta nên cầu khẩn chư Phật Bồ Tát rũ lòng Từ Bi chỉ bảo Pháp tu tập thích hợp với căn cơ của chính mình như: rút thăm để chọn lựa Pháp tu (Kinh Viên Giác), gieo quẻ thẻ để thẩm định Nghiệp báo và tìm cách sửa chữa (Kinh Địa Tạng Chiêm Sát), vào Đàn Tràng ném hoa để tìm Bản Tôn hoặc lắng Tâm nhập vào Thiền quán để cầu xin hành xứ tu hành (Nghi Thức Mật Giáo).

Kinh Kim Cương Đỉnh Du Già Quán Tự Tại Vương Như Lai Tu Hành Pháp có ghi: “ Kết A Di Đ�� Định Ấn, đặt lên trên Bán Già, ngưng thở, quán sát một cách tường tận rằng các Pháp đều do Tự tâm, hết thảy phiền não như quáng nắng, như hoa đốm giữa hư không. Sau khi quán như vậy xong, khẩn nguyện chư Phật chỉ thị hành xứ cho mình và tụng Chân ngôn: “OMÏ SAMAYE PADME HRÌHÏ – Nghĩa là: Quy y Bản thệ nguyện trong Tâm – Hrìhï”

Riêng các bậc Đạo sư Tây Tạng thì việc thành kính thỉnh triệu vị Thầy trong Tâm Ta là điều tốt nhất. Một khi vị Đạo sư của Bản Tâm đã thức dậy thì ánh sáng trí tuệ dần dần tỏa rạng, thanh lọc những nhận thức mê lầm che lấp Bản Tâm. Từ đó, qua những tấm gương hóa độ của chư Phật, Bồ Tát, Hiền Thánh, Đạo sư, Kinh điển, giáo lý, môi trường sinh hoạt … sẽ dần dần giúp ta khám phá được chân lý ẩn tàng trong Tâm mình và lúc ấy các lực gia trì của chư Phật Bồ Tát, lực gia trì của Pháp giới sẽ hòa nhập với lực cố gắng của tự ngã giúp ta an nhiên sinh hoạt trong Thế giới đầy uế trược khổ đau này. Vì thế, các Ngài thường truyền dạy bài cầu nguyện là:

Từ đóa sen lòng sùng kính trong tim con

Hỡi Đức Thầy Từ Bi ! Chỗ mong cậy duy nhất của con

Hãy xuất hiện che chở con trong cơn nguy khốn

Bởi các nghiệp quá khứ và cảm xúc hỗn loạn

Như viên ngọc an trú trên đầu con, Manïdïala của Đại Lạc.

Khơi dậy tỉnh giác và sáng suốt trong con

Xin Thầy !”

Đối với các vị Đạo sư Tây Tạng thì một vị Thầy được xem là tốt hơn những vị Phật. Vì mặc dù lòng Từ Bi và năng lực của chư Phật luôn luôn hiện hữu, song những mê mờ đã ngăn che không cho chúng ta gặp chư Phật một cách trực tiếp, còn vị Thầy thì chúng ta có thể gặp và bằng mọi cách vị Thầy có thể chỉ cho ta thực hiện được con đường giải thoát của chư Phật. Nói cách khác, với Tâm hồn Đại Bi bình đẳng kèm với Trí Tuệ siêu việt ẩn tàng trong hình vóc con người, vị Thầy dễ gần gũi với Môn Đệ và dần dần chỉ cho họ ngày càng tự hiểu rõ mình hơn cho đến lúc họ thấy rõ Tự Tính của Tâm mình.

Theo truyền thống Huyền Linh, Bậc Đạo sư thể hiện sự kết tinh của những ân sũng của tất cả chư Phật, tất cả Bậc Thầy và các bậc Giác Ngộ. Nhờ sự hiện diện của vị Thầy đầy lòng Bi Mẫn mà môn đệ mau chóng được thọ hưởng sự an lành của TâmThức và trực tiếp thụ nhận được năng lực của chư Phật, Bồ Tát, các Đấng Giác Ngộ vốn hiện diện chung quanh chúng sinh để chờ dịp giúp đỡ họ. Từ đó, một niềm tin tưởng, tri ân, hỷ lạc và sùng kính Pháp phát sinh trong Tâm người đệ tử. Qua đó, tâm hồn của môn đồ và tâm giác Ngộ của Bậc Thầy hòa nhập cùng nhau để cùng trực kiến bản tính chân thật của Tâm. Thật ra, vị Thầy bên ngoài chỉ thẳng cho chúng ta thấy được chân lý của vị Thầy bên trong chúng ta. Chân lý ấy càng được khải thị qua lời dạy của Vị Thầy thì chúng ta càng nhận ra rằng vị Thầy bên ngoài và Bậc Thầy bên trong là bất khả phân, và nhờ sự hợp nhất này, chúng ta sẽ nhận chân được Trí Giác ngay thẳng.

Đạo sư Sahara của Ấn Độ có nói:

“Kẻ nào mà lời Thầy đã thâm nhập vào Tâm

Sẽ thấy được chân lý như viên ngọc trong lòng bàn tay”

Do lòng tri ân sùng kính với niềm tin tuyệt đối, các vị Đạo Sư Tây Tạng đều công nhận rằng Liên Hoa Sinh Đại Sĩ (Padma Samïbhava) là Bậc Đạo sư cao cả nhất trong các bậc Đạo Sư (Padma Samïbhava là người thành lập Đạo Phật ở Tây Tạng vào Thế kỷ thứ 8. Ngài thành lập Đạo viện Samye và khởi xướng lên dòng tu Nying Mapa. Ngày nay, Ngài được thờ phụng như một vị Tổ đầu tiên đã truyền bá Mật Tông ở Tây Tạng).

Theo truyền thống Tây Tạng, Liên Hoa Sinh Đại Sĩ được một Không Tiến Nữ (Dïàkinïi: Không Hành Mẫu) truyền Pháp. Sau khi được ban phước cho Thân Khẩu Ý thì Ngài thành thân của tất cả chư Phật, lời nói của Ngài là lời nói thiêng liêng của tất cả chư Phật, và Tâm ý của Ngài trở thành Tâm Bồ Đề (Bodhicitta). Từ đấy, Ngài là hiện thân của một nguyên lý không có thời gian. Ngài là Bậc Thầy của tất cả và giáo lý của Ngài là hiển thị bởi nhiều bậc Thầy vĩ đại, hậu thân của ngài. Một trong những giáo lý của Ngài để lại là Tử Thư Tây Tạng (Bardo Thodol) và câu Chú biểu tượng cho ân sũng của Ngài là : “OMÏ ÀHÏ HÙMÏ – VAJRA GURU PADMA SIDDHI HÙMÏ” và được tôn xưng là Kim Cương Thượng Sư Thần Chú (Vajra Guru Mantra). Đây là một dị bản của Thần Chú Đạo Sư.

_ Trong quyển “The Healing power of Mind”, phần ghi chú của Ngài Tulku Thundup do Tuệ Pháp dịch có ghi chú Chân ngôn của Liên hoa Sinh Đại Sĩ là:

­OMÏ : chủng tự của Thân Phật

­ÀHÏ : chủng tự của Khẩu Phật

­HÙMÏ : chủng tự của Tâm Phật

­VAJRA : Kim cương (cứng chắc) Pháp Thân (bản tính tuyệt đối của Phật)

­GURU : đạo sư (sự phong phú) Báo Thân (Tướng thanh tịnh của Phật)

­PADMA : Hoa sen (sự thanh tịnh) Hóa Thân (Thân Phật, Tịnh của Phật)

­SIDDHI : Thành tựu, đạt được những kết quả chung và không chung

­HÙMÏ: xin ban cho, mong rằng.

_ Trong quyển “Việc lớn sinh tử” do Ngài Sogyal Rinpoche biên soạn và sư cô Thích Nữ Trí Hải dịch thì hai Ngài Dudjon Rinpoche và Dilgo Khyentse Rinpoche giải thích ý nghĩa của bài Kim Cương Thượng Sư Thần Chú như sau:

( OMÏ ÀHÏ HÙMÏ : Những âm OMÏ ÀHÏ HÙMÏ có nghĩa ngoài, nghĩa trong và nghĩa mật. Nhưng ở mỗi tầng như vậy, OMÏ đều tiêu biểu cho Thân, ÀHÏ : Lời và HÙMÏ : Ý. Cả ba câu tiêu biểu cho năng lực ân sủng của chư Phật để chuyển hóa Thân, Lời, Ý.

a)Theo nghĩa ngoài: OMÏ tịnh hóa mọi ác nghiệp của Th��n, ÀHÏ của Lời, HÙMÏ của Ý. OMÏ ÀHÏ HÙMÏ đem lại Thân, Lời, Ý chư Phật. OMÏ là tinh túy của hình sắc, ÀHÏ của âm thanh, HÙMÏ của ý. Khi đọc Thần chú này là ta tịnh hóa hoàn cảnh cũng như bạn thân và những người ở trong đó. OMÏ tịnh hóa tất cả nhận thức, ÀHÏ tất cả âm thanh và HÙMÏ tất cả Tâm, ý nghĩ với cảm xúc.

b)Theo nghĩa trong: OMÏ tịnh hóa những huyệt đạo vi tế, ÀHÏ tịnh hóa nội phong hay khí lực và HÙMÏ tịnh hóa tinh chất sáng tạo.

Ở tầng mức sâu hơn: OMÏ ÀHÏ HÙMÏ biểu trưng cho 03 Thân của Liên Hoa Bộ. OMÏ là Pháp Thân Phật, Phật A Di Đà, Đức Phật của ánh sáng vô lượng. ÀHÏ là Báo Thân, Quán Thế Âm, vị Phật của Tâm Từ Bi. Và HÙMÏ là Ứng Hóa Thân, Liên Hoa Sinh. Điều này có nghĩa, trong trường hợp Thần chú này cả 03 Thân đều thể hiện trong một vị là Padma Samïbhava (Liên Hoa Sinh).

c)Ở tầng ý nghĩa sâu kín nhất : OMÏ ÀHÏ HÙMÏ đem lại sự thực chứng 03 khía cạnh của Bản thân. OMÏ đem lại sự thực chứng, dụng của Tâm hay năng lực Bi Mẫn vô biên. ÀHÏ đem lại sự thực chứng Tướng hay bản chất sáng chói của Tâm. Và HÙMÏ đem lại sự thực chứng Thể Tính như bầu trời của Tâm.

( VAJRA GURU PADMA

( VAJRA được ví như Kim Cương, đá quý nhất và cứng nhất. Cũng như Kim Cương có thể cắt bất cứ thứ gì mà chính nó thì không có gì phá hủy được, cũng thế Trí Tuệ bất nhị bất biến của chư Phật không bao giờ bị hại hay bị phá hủy bởi vô minh, và có thể cắt đứt mọi vọng tưởng chướng ngại, nhưng Đức Tính và hoạt động của Thân Lời Ý của chư Phật có thể làm lợi lạc Hữu Tình với năng lực sắc bén vô ngại như Kim Cương và cũng như Kim Cương không bị tỳ vết, năng lực sáng chói của nó luôn phát từ sự chứng ngộ bản chất Pháp Thân của thực tại, bản chất của Phật A Di Đà.

( GURU: có nghĩa là “sức nặng” chỉ một người tràn đầy đức tính kỳ diệu, thể hiện Trí Tuệ, hiểu biết, Từ Bi và phương tiện thiện xảo. Cũng như vàng ròng là kim loại nặng nhất, quý nhất. Cũng thế, những Đức Không Lỗi, không thể nghĩ bàn của Bậc Thầy làm cho vị ấy không ai vượt qua được, thù thắng hơn tất cả.

GURU tương đương với Báo Thân, và với Quán Thế Âm, vị Phật của Tâm Đại Bi. Lại nữa, vì Padma Samïbhava (Liên Hoa Sinh) giảng dạy con đường Mật Tông, biểu tượng là Kim Cương và nhờ thực hành Mật Tông mà Ngài đạt giác ngộ tối thượng, cho nên Ngài được biết đến dưới Danh hiệu là Kim Cương Thượng Sư (Vajra Guru).

( PADMA là hoa sen, có nghĩa là Liên Hoa Bộ trong 05 Bộ và nhất là khía cạnh ngôn ngữ giác ngộ của chư Phật ấy. Liên Hoa Bộ là dòng hộ Phật mà con người thuộc vào. Vì Padma Samïbhava là Ứng Thân trực tiếp của Phật A Di Đà (vị Phật nguyên ủy của Liên Hoa Bộ) nên Ngài được gọi là Padma (Hoa sen). Danh hiệu Liên Hoa Sinh của Ngài, kỳ thật ám chỉ câu chuyện Ngài sinh ra trên một đóa sen nở.

Khi những âm VAJRA GURU PADMA đi liền nhau thì cũng có nghĩa là tinh túy và ân sủng của Kiến, Thiền và Hành. Vajra nghĩa là tinh chất của chân lý bất khả hoại, bất biến, cứng chắc như kim cương mà chúng ta cầu mong thực hiện được trong Kiến (cái Thấy) của chúng ta. Guru tiêu biểu tính chất ánh sáng và sự cao quý của giác ngộ mà ta cầu cho kiện toàn trong Thiền định của mình. Padma tiêu biểu cho Bi Mẫn mà chúng ta cần thể hiện trong hành động của chúng ta. Và nhờ đọc tụng Thần Chú này mà ta nhận được ân sũng của Tâm Giác Ngộ, những đức tính cao quý và lòng Bi Mẫn của Padma Samïbhava và tất cả chư Phật.

( SIDDHI HÙMÏ

SIDDHI là thành tựu, đạt đến, ân sủng và chứng ngộ. Có 02 thứ thành tựu : Tương Đối và Tuyệt Đối. Nhờ nhận được ân sũng tương đối, tất cả chướng ngại trong đời như: bệnh tật được tiêu trừ, mọi ước nguyện đều thành tựu, những lợi lạc như sống lâu, tiền của tăng và mọi hoàn cảnh đều tốt lành, giúp cho ta tiến đến giác ngộ.

Thành tựu hay ân sũng tuyệt đối đem lại giác ngộ, trạng thái thực chứng hoàn toàn Đấng Liên Hoa Sinh, để tự lợi và lợi tha. Bởi thế nhờ nhớ đến và cầu nguyện với những năng lực Thân, Lời, �� của Ngài mà chúng ta sẽ được những ân sủng tương đối và tuyệt đối.

SIDDHI HÙMÏ: được xem là thâu tóm vào tất cả ân sũng như nam châm hút sắt. HÙMÏ tiêu biểu Tâm Giác Ngộ của chư Phật và là xúc tác thiêng liêng của Thần chú, giống như tuyên bố lên quyền năng và chân lý của Thần chú “Hãy là như vậy !”.

Ý nghĩa cốt yếu của bài chú là “Con thỉnh triệu Ngài, Đấng Kim Cương Thượng Sư, với ân sũng của Ngài, xin hãy ban cho con những thành tựu Thế Gian và Xuất Thế Gian”.

Ngài Dilgo Khyentse Rinpoche giải thích:

“12 âm OMÏ ÀHÏ HÙMÏ – VAJRA GURU PADMA SIDDHI HÙMÏ mang tất cả ân sũng của 12 bộ Kinh Giáo của Phật, tinh túy của 84.000 Pháp môn. Bởi thế tụng một lần Thần Chú Kim Cương Thượng Sư cũng có phước như là 12 bộ loại Kinh Điển và thực hành các Pháp môn khác. 12 bộ loại Kinh Điển là phương thuốc giải cứu chúng sinh khỏi 12 Nhân Duyên giam giữ chúng ta trong vòng sinh tử: Vô minh, Hành, Thức, Danh sắc, Lục Nhập, Xúc, Thọ, Ái, Thủ, Hữu, Sinh, Già, Chết. 12 móc xích này là guồng máy luân hồi sinh tử, làm cho luân hồi tiếp nối. Nhờ đọc tụng 12 âm của Thần Chú Kim Cương Thượng Sư, 12 Nhân duyên được tịnh hóa, tẩy sạch cấu uế của nghiệp cảm và giải thoát sinh tử.

Mặc dù chúng ta không thể trông thấy được Đức Liên Hoa Sinh, nhưng Tâm Giác Ngộ của Ngài đã thể hiện dưới hình thức Thần Chú này. Thần Chú này có được toàn thể ân sũng của Ngài. Bởi thế, khi bạn kêu cầu Ngài bằng cách tụng 12 âm thanh Thần Chú này, thì bạn được ân sũng và công đức vô lượng. Trong thời đại khó khăn này, không có chỗ nương tựa nào bảo đảm hơn Thần Chú Kim Cương Thượng Sư của Ngài”.

_ Trong thực tế, để có được sự gần gũi với Bậc Đạo sư chân chính thì quả là quá khó khăn nhất là trong thời đại hỗn loạn về Tâm linh và Giáo pháp này.

Trong quyển “Trong động Tuyết sơn, Tenzin Palmo và cuộc sống chân lý” của tác giả Vicki Mackenzie do Thích Nữ Minh Tâm dịch có ghi là:

“Những lũng đoạn trong Tăng đoàn Phật giáo ở Âu Mỹ bắt nguồn từ những tật xấu lợi dưỡng cá nhân của các vị Tăng sĩ. Theo Phật giáo Tây Tạng, vai trò và cương vị của vị Đạo sư rất quan trọng. Các tín đồ kính ngưỡng vị Đạo sư của mình như một vị Phật. “Đạo sư (Guru) là Phật. Đạo sư là Pháp. Đạo sư là Tăng”. Từ sự suy tôn đó, người ta thần thánh hóa vị Đạo sư và cho tất cả những gì vị Đạo sư đó nói đều là đúng, đều thật và họ đã vô tình tôn vinh bản ngã của ông Đạo sư để rồi đưa đến những hậu quả thảm hại, ê chề. Ông Đạo sư cũng vẫn còn bằng xương bằng thịt, đã chứng Thánh quả gì đâu, nên những sự tôn sùng cúng dường quá mức đã làm nảy sinh tâm tham đắm mê muội. Ví dụ như trường hợp của Chogyam Trungpa, nguời Thầy hướng dẫn Tâm linh và cũng là người bạn đầu tiên của Tenzin Palmo (Nhân vật nữ chính của sách này) đã để lại bao nhiêu là tai tiếng bê bối sau khi ông ta qua đời năm 1987. Trungpa không những chìm đắm trong men rượu mà còn liên hệ tình dục với các nữ tín đồ hay đệ tử của ông ta. Nhiều người đã than phiền và tố cáo các hành vi sai trái xúc phạm danh tiết phụ nữ của Trungpa; họ còn cho biết là cuộc đời họ thực sự đã bị phá hủy bời ông này. Kinh khủng hơn nữa là người đệ tử kế thừa của Trungpa, Thomas Rich, Pháp danh là Osel Tanzin, sanh tại Mỹ, không những đã nhiễm căn bệnh nguy hiểm AIDS mà ông ta đã hết sức dấu kín mà còn lây luôn cho một nữ đệ tử trong số hàng loạt các Nữ Tín Đồ dấu tên của ông ta. Đó là một vài trường hợp điển hình trong số rất nhiều vụ tai tiếng bê bối của các vị Đạo sư ở Âu Mỹ.

Các nữ tín đồ thật vô cùng ngây thơ khi bị các ông Thầy lừa bịp nói là các cô đã được tuyển chọn để làm vợ các ông trong sự liên hệ “Thần Bí” theo phái Mật Tông Tây Tạng. Vì thế, các cô rất ư là hãnh diện và sung sướng là mình đã trúng tuyển đặc biệt. Niềm tin mù quáng vào ông Thầy đã khiến các cô bị lừa bịp thảm thương và đồng thời cũng gây tiếng xấu ảnh hưởng đến Tăng đoàn Phật giáo. Tenzin Palmo nhận xét rằng người phụ nữ Tây phương còn kém kinh nghiệm và không hiểu biết phải làm thế nào để tìm cho được một vị Minh sư, và ngay cả đến ý nghĩa thế nào là một vị Đạo sư chân chính, đúng đắn, họ cũng không rõ nữa. Sự khao khát học hỏi giáo lý và nương tựa vào một vị lãnh đạo tinh thần đã khiến các phụ nữ Tây phương dễ bị mắc lừa và trở thành con mồi ngon cho sự lợi dụng thỏa mãn tính dục.

Nhiều người Tây phương đã hiểu sai về thiên chức vị Đạo sư. Họ cho rằng vị Đạo sư là người dìu dắùt họ từng bước một trên con đường tìm cầu chân lý như đứa con cần sự dìu dắt của người mẹ. Nhưng thực ra không phải vậy. Vị Đạo sư là người có bổn phận giúp đỡ mọi người nhận thức rõ ràng hơn, trưởng thành hơn, tỉnh thức hơn. Chức năng của vị Đạo sư là giới thiệu cho chúng ta con đường trở về bản nguyên và sợi dây liên kết giữa Thầy trò là một sự cam kết tôn trọng lẫn nhau. Về phần người học trò thì phải có Trí Tuệ suy xét những gì Thầy mình làm có đúng Chánh Pháp hay không, nghe lời Thầy dạy và thực hành theo những gì Thầy hướng dẫn. Về phần người Thầy cũng phải dậy dỗ hướng dẫn học trò mình đạt đuợc chân lý, dù phải trải qua vô lượng kiếp.

Đức Đạt La Lạt Ma cũng có lời khuyên chân thật rằng: “Quý vị phải tìm hiểu dò xét về người Thầy mình ít nhất là 10 năm. Quý vị phải nghe, phải quan sát, phải nhìn cho thật kỹ, cho đến khi quý vị nhận xét ông Thầy đó chắc chắn là trong sạch. Ngay trong lúc tìm hiểu đó, quý vị cư xử với vị Thầy đó như một người bình thường và nhận những lời dạy của ông ta như là “một thông báo, một lời giới thiệu”. Một người Thầy chân chính, đúng đắn không bao giờ đi tìm cầu học trò hay tín đồ gì cả. Chính Đức Hạnh và đời sống thanh cao của vị Thầy sẽ hướng dẫn các Tín đồ tìm đến vị Thầy xin nương tựa” (Tr. 143 – Tr.144)

Ngoài ra, Đức Đạt La Lạt Ma cũng công khai thừa nhận rằng “Trong 100 Tu sĩ thì chỉ có 10 ông là hoàn toàn đức hạnh, đầy đủ phẩm chất” (Tr.147)

Chính vì thế cho nên dựa vào lời dạy của Đức Phật là: “Tác ý tác nghiệp”, các vị Đạo sư Hiển giáo thường khuyên dạy các giáo đồ hãy cẩn thận trong việc tìm cầu một người Thầy dẫn đạo và cách tốt nhất là tự mình cố gắng làm lành lánh dữ, cố gắng thường thấy lỗi của mình, cố gắng rèn luyện thân tâm dần dần xa lìa các tâm ý: ảo tưởng kiêu mạn, ganh tỵ tranh đấu, hoài nghi tự kiêu, trì độn mù quáng, tham dục thèm khát, giận dữ oán hận đồng thời gieo duyên với các Bậc Đạo sư chânh chính qua pháp Quy y Tăng. Các Ngài dạy rằng:

Tăng là người đào tận phiền não. Bởi vì các vị ấy luôn cố gắng tu tập giáo pháp giải thoát nhằm đào bới tận gốc rễ phiền não, điều phục thân tâm vượt thoát tham dục, dứt trừ ngu si”.

Do vậy “Khi Quy y Tăng. Ta đỉnh lễ chư Tăng với tâm nguyện cầu cho mình thường gặp các Đạo sư chân chính và nguyện tự xây dựng cho mình một cuộc sống: Hiền thiện, ngay thẳng, mực thước, chân chính, vị tha ngay trong đời hiện tại này”.

Như thế, do NHÂN chân thật thì chắc chắn ta sẽ đạt được Quả chân thật nghĩa là ta sẽ gặp được vị Đạo sư chân chính và trực kiến được vị Đạo sư Vô Thượng trong Tâm của mình.

Qua các vấn đề trên, nếu nhấn mạnh vào khía cạnh đánh thức và tuân theo Minh Sư Trí vốn có trong Tâm mình để có được cuộc sống cao đẹp có ý nghĩa thì bài Thần Chú Đạo Sư “OMÏ ÀHÏ HÙMÏ VARA GURU PADME SIDDHI HÙMÏ” chính là phương pháp căn bản để trực kiến được viên ngọc Trí Tuệ trong Tâm hoa sen của Lục Tự Đại Minh Chú.

IV. Thần chú Tức Thân Thành Phật:

Như Ý Bảo Châu Chuyển Luân Bí Mật hiện thân thành Phật, Kim Cương Chú Vương Kinh, phẩm thứ 6 “A Xà Lê Thành Phật” có ghi là:

“Bấy giờ Đức Thích Ca Mâu Ni nhập Nhất Thế Phật phát tâm giác ngộ Pháp giới Bình Đẳng Tính Giả tu hành Bồ Đề Đại Niết Bàn thuờng trụ Kim Cương Tam Muội, nói Hữu Tình quyết định thành Phật chân ngôn là:

OMÏ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ MANÏI PADME HÙMÏ.

Nếu có Hữu tình tụng một biến tức được giải thoát khỏi biển sinh tử đến cõi Niết Bàn. Tất cả Hữu Tình đều thành 03 loại Tất Địa, tất cả ý nguyện, Thiện nguyện trong một thời thành tựu. Cho nên, các ông phải một lòng tu hành Pháp này, khiến mở được kho báu Bí Mật Vô Thượng cho người tu hành Chân ngôn, tức là Vô Thượng thậm thâm Bí Pháp, rất là Bí Mật trong các Pháp Bí mật.

Phật nói Chân Ngôn xong, tức thời hiện Biến Chiếu Như Lai, đầu đội mão Ngũ Phật, nói Tức Thân Thành Phật Đại Hải Ấn, còn có tên là Tam Muội Gia Ấn. Nếu có Phật tử muốn được Tức Thành Phật nên tu Pháp Quán này, hay khiến Thân cha mẹ sinh ra thành Thân Phật. Liền hướng Bản Tôn Như Ý Bảo Châu Vương nói Pháp Giới Tháp Bà Ấn. Chắp tay trống lòng (Hư tâm hợp chưởng) 8 ngón như Bảo bình (bình Báu) tức thành Bí Ấn.

Quán chữ A () hết thảy Trí Tuệ rộng lớn thanh tịnh Pháp môn, chữ này rộng lớn biến khắc hư không trong ngoài không phân biệt, có 02 màu vàng trắng chiếu khắp Địa Luân Diệu Thế, lìa các cảnh giới, khởi ý nhiếp các Hữu Tình an trụ tại tâm, đồng với Hư không, thành tựu tất cả Thượng phẩm Tất Địa.

Chữ VAMÏ () nhập vào trung tâm là Man Đà La gia trì tự thân, sắc như màu trắng tuyết, là Thủy Luân rửa thân không còn tội lỗi, lìa các Cấu Quả (Quả dơ bẩn).

Chữ RAMÏ () tự thể thanh tịnh Vô cấu Môn.

Chữ HAMÏ () Nhân nghiệp lìa khỏi tất cả Pháp, rời các Cấu, ra khỏi sinh tử.

Chữ KHAMÏ () là Đại Không, không sinh, an trụ Pháp giới, không nói năng, không có hai tướng.

Ở nơi thanh tịnh rộng 03 khuỷu tay, “Trừ Địa” như trong Nghi thức Hộ Ma. Giữa cửa để đài sen 32 cánh, trên để Như Ý Bảo Châu Vương Bồ Tát phóng quang chiếu khắp. Sáu đạo Hữu Tình gặp ánh quang liền bỏ thân được Bất Hoại Kim Cương Tam Muội, trụ Giáo Vương Phổ Hiền Thánh vị. Tất cả các Như Lai và 16 vị Bồ Tát xoa đầu thọ ký ban cho mão Phật, thọ mệnh 01 kiếp, không bỏ Thân này thấy được Phật Di Lặc, mạng chung liền được vãng sanh Vô Lượng Thọ Phật quốc”.

Như chúng ta đã biết, Đức Phật có dạy rằng: Ta là Phật đã thành, các ngươi là Phật sẽ thành”. Từ câu nói này, các hệ phái Đại Thừa đã mở rộng thành các quan điểm tư tưởng: “Tất cả chúng sinh đều có Phật tính”, “Bản chất con người sẵn có Phật tâm”, “Chúng Hữu Tình có năng thành Phật” … và toàn bộ Giáo Pháp của Phật giáo đều tập trung vào sự hóa độ chúng Hữu Tình.

Dựa vào những căn tính khác nhau của chúng sinh, Đức Phật đã giảng dạy các Pháp môn: Danh sắc (Nàma Rùpa- Tâm và Sắc) , 5 Uẩn (Pamïca Skandha), 6 Xứ (Sïadïàyatana), 12 Xứ (Dvàda’sàyatana), 18 Giới (Asïtïàda’sa dhàtavahï), 6 Đại giới (Sïadïa dhàtu) … nhằm giúp cho chúng Hữu Tình nhanh chóng trực ngộ được thực chất của mình và nương vào đó để vượt thoát cảnh khổ não của vòng luân hồi sinh tử.

Sự khảo sát thực chất của chúng Hữu Tình không ra ngoài dạng Sắc (Rùpa) và Tâm (Citta) nên hệ thống Mật giáo đã dùng 6 đại: Địa đại (Prïthivi – dhàtu), Thủy đại (Ab-dhàtu), Hỏa đại (Tejo-dhàtu), Phong đại ( Vàyu-dhàtu), Không đại (Àkà’sa-dhàtu), Thức đại (Vijnõàna-dhàtu) làm đối tượng Thiền định, trong đó 05 đại đầu là Sắc và đại thứ sáu là Tâm. Sắc là nguyên tắc vận chuyển của muôn vật và Tâm là nguyên lý phản chiếu trên sắc. Cho nên 05 đại đầu là LÝ cái được biết, là sự thật và đại thứ 06 là TRÍ tức là cái biết hay người biết (Giác giả), là Trí Tuệ nhận biết sự thật. Cả hai dạng Sắc, Tâm (hay Lý, Trí) đều kh��ng thể tác rời nhau mà tồn tại được. Như vậy, khi đối vật, nếu chúng Hữu Tình đem Tâm tham ái (Ràga) Sân hận (Dvesïa) Si mê (Moha) phản chiếu lên chúng thì vạn pháp trở thành vòng dây phiền não cột chặt chúng sinh vào vòng sinh tử luân hồi. Ngược lại, nếu chúng Hữu Tình dùng Tâm ý sáng suốt (Buddhi), Định tĩnh (Samàdhi), Trong lành (vi’sudhha) phản chiếu lên vật thì vạn Pháp trở thành diệu dụng nhiệm màu thúc đẩy bậc Giác Giả an nhiên tự tại, vượt thoạt mọi phiền não khổ đau.

Do ý nghĩa này, khởi điểm của Mật tông Du Già Phật giáo không phụ thuộc vào Vũ trụ học hay Thần học siêu hình mà chính là thuộc Tâm lý học.

OMÏ () là Thực đại (Vijnõàna-dhàtu) biểu tượng cho Tâm Trí, là nguyên lý nhận biết vạn vật.

A () là Địa Đại (Prïthivi-dhàtu) biểu tượng cho nguyên lý rắn chắc sinh ra đất đai, núi, lòng biển … Ngoài ra A còn biểu tượng cho nguyên lý Bất động, hình tướng và đọa tính (tức quán tính của vật chất).

VAMÏ () là Thủy đại (Ab-dhàtu) biểu tượng cho nguyên ý ngưng tụ, dính ướt sinh ra sông, suối, vạn nguồn nước … Ngoài ta VAMÏ còn biểu tượng cho sự tiêu tan, sự hòa hợp nhất trí, thuốc trường sinh, sự phản chiếu, chiều sâu của Tâm thức.

RAMÏ () là Hỏa đại (Tejo-dhàtu) biểu tượng cho nguyên lý nấu chín, nung nóng sinh ra vàng, ngọc, châu báu, mặt trời, mặt trăng, tinh thần, hỏa châu, ánh sáng … Ngoài ra RAMÏ còn biểu tượng cho sự trông thấy, sự phá hoại, sự nóng chảy, sự thu nhiếp, nhiệt tâm, sự phấn khởi, sự hy sinh, năng khiếu nội quán, trực giác.

HAMÏ () là Phong đại (Vàyu-dhàtu) biểu tượng cho nguyên lý rung động, bốc hơi, lay chuyển sinh ra ngũ cốc, quả trái, hoa lá … Ngoài ra, HAMÏ còn biểu tượng cho dòng nghiệp báo, hoạt động phổ biến của Tâm linh.

KHAMÏ () là Không đại (Àkà’sa-dhàtu) biểu tượng cho nguyên lý rỗng không, vô hạn, vô ngại, dung chứa tất cả hiện tượng sinh ra hương thơm, nhan sắc xinh đẹp, phú quý, phước Đức, tướng mạo trang nghiêm, 3 cõi 6 nẻo… Ngoài ra KHAMÏ còn biểu tượng cho nguyên lý sáng tạo tự do của Tâm thức.

Khi tiếp xúc với nguyên tố rắc chắc (Địa đại) do Tâm ý chấp trước vào hình tướng giả hợp của vạn vật nên chúng sinh đã khởi tâm tham lam muốn chiếm hữu vạn vật làm của riêng cho mình. Trong khi chiếm hữu, có lúc được có lúc không nên Tâm Thức đã tạo ra sự giận dữ hòa hợp với nguyên tố ngưng tụ, dính ướt (Thủy đại) là cho Tâm Trí bị mờ ám không nhận biết được thực tướng của vạn hữu là Vô thường (Anitya), phiền não bất toàn (Duhïkha) Vô ngã (Anàtman). Từ đây, sự mê mờ của Tâm Thức đã phố hợp với nguyên lý nung nấu (Hỏa đại) tạo thành nhiệt tâm đam mê ích kỷ, chỉ muốn làm thỏa mãn mọi cảm giác có được. Đồng thời nhiệt tâm ích kỷ này đã phối hợp với nguyên lý rung động, lay chuyển (Phong đại) tạo nên những hành vị vị kỷ vọng tha (vì mình quên người khác) ghen ghét những gì không phù hợp với mình. Chính hành vi vị kỷ vong tha này đã phối hợp cùng nguyên lý rỗng không, vô hạn, vô ngại (Không đại) tạo nên dòng sinh mệnh Hữu Tình trong 3 cõi 6 đường. Khi dòng sinh mệnh được tạo lập, do mê lầm đắm chấp vào tư tưởng “Thật có ta, thật có vật” nên chúng sinh lại buông thả, tùy theo sự đam mê ích kỷ mà mãi mãi chịu trôi nổi trong dòng sinh tử khổ đau.

Ngược lại, khi tiếp xúc với vạn vật, nếu tâm ý không lệ thuộc vào hình tướng của vật chất, luôn luôn thấy như thật với chính Trí Tuệ là “Cái này không phải của tôi, cái này không phải là tôi, cái này không phải là tự ngã của tôi” thì Địa đại sẽ trở thành nguyên lý Bất động, nâng đỡ và chở che vạn vật một cách vô tư. Lúc ấy, Thủy đại trở thành nguyên lý phản chiếu rõ ràng mọi chân tướng của vật chất. Hỏa đại trở thành nguyên lý nhận biết phân biệt rõ ràng. Phong đại trở thành nguyên lý hoạt động vô tư vô kỷ (không có cái của ta, không có cái ta) nhằm thúc đẩy Không đại hiện bày nguyên lý tự do tối thượng, là đỉnh cao của Tâm thức giải thoát. Khi đó, chúng sinh đã tự mình phá vỡ cái Bản ngã hẹp hòi, bỏ qua sự giới hạn và trở thành một với cái vô hạn, nghĩa là trực kiến được chân thể của Chân Như.

_ Theo Ngũ Luân Tam Muội thì:

A () có nghĩa là “Tất cả Pháp vốn chẳng sinh”. Trong quá trình Thiền định, đột nhiên hành giả tự giác được tướng của thân tâm đều trống rỗng (‘Sùnya – Không) phá hủy chủ thể và quan niệm chủ quan về Thế giới, chỉ chú ý đến Thể NHƯ (Tàthata) Khách quan. Nhận rõ được các vật cũng như cái rỗng không, cái rỗng không cũng là các vật. Tức nhận biết được các tổng thể trong mỗi hình tướng hiện tượng. Cái biết về cái vô hạn trong cái hữu hạn, cái vô thời hạn trong cái có thời hạn, nghĩa là cái biết bao quát về tất cả sự vật hữu tướng và vô tướng. Nhờ vậy, Tâm hành giả an nhiên bất động giống như ĐẤT có đủ 02 nghĩa Trụ Trì bất động và sinh ra vạn vật. Vì thế, Tam Muội này được gọi là ĐỊA LUÂN TAM MUỘI.

VAMÏ () là thanh chuyển của chữ VA () với VA là chủng tử của ngôn ngữ, nó đưa đến sự giận dữ chướng ngại. Nhưng trong chữ VA lại có chữ A. Khi nhập vào chữ A thì lìa được sự giận dữ và chướng ngại. Do vậy, A Tự Môn có nghĩa là “Vượt quá đường ngôn ngữ”. Khi chữ VA được chấm thêm điểm đại không trên đầu thì trở thành VAMÏ (). Vì điểm Đại Không biểu thị cho nghĩa Tam Muội đại không nên VAMÏ chính là Đại Bi Trí Thủy (Nước Trí Đại Bi) hay dập tắt lửa sân nộ và nuôi lớn căn lành vượt qua chướng ngại. Trong quá trình Thiền Định, Hành giả ở trong Địa Luân Tam Muội, nếu an nhiên với mọi cảm giác dẫn đến sự an lạc tràn khắp thân thể, nước Định thấm ướt Tâm và phát ra mọi công đức của Thiền định. Nghĩa là Hành giả tự giác trong Tâm, tăng trưởng căn lành, thân tâm nhu nhuyễn, phá nát Tâm cao ngạo sân nộ và tùy thuộc Thiện pháp giống như Nước có 02 nghĩa là thấm ướt sinh trưởng và tự tính nhu nhuyễn. Vì thế, Tam Muội này được gọi là THỦY LUÂN TAM MUỘI.

RAMÏ () là thanh chuyển của chữ Ra (), trong đó Ra Tự Môn có nghĩa là “Giải thoát được các tội lỗi”. Do có điểm Đại Không trên đầu nên RAMÏ chính là Trí Hỏa Tam muội hay thiêu đốt tất cả bụi dơ vô thủy vô minh của chúng sinh và giúp cho mầm giống của Tâm Bồ Đề được sinh trưởng giống như lửa có 02 nghĩa là thiêu cháy và làm chín. Trong Thiền Định, hành giả trực kiến được sự tiếp hợp của các trạng thái trái ngược nhau. Bằng nhiệt tâm buông xả, hành giả thu nhiếp được tất cả Đức Tính, nối liền các điều cao siêu nhất với sự sâu kín nhất. Nghĩa là hành giả phát khởi Kiến Tư Chân Tuệ, phá vỡ tất cả trần sa phiền não, bước vào địa vị Tam Hiền Thập Địa. Vì thế, Tam Muội này được gọi là Hỏa Luân Tam Muội.

HẠM () là thanh chuyển của chữ HA () trong đó Ha Tự Môn có nghĩa là : “Mau lìa các nhân duyên”. Do có điểm Đại Không trên đầu nên HẠM chính là Tự Tại Lực Tam Muội hay đuổi trừ ma ác, đập nát các phiền não, được đạo phương tiện, hay phát sinh các loại căn lành xuất thế, sinh trưởng công đức. Trong Thiền Định, hành giả trực nhận được sự biến đổi luân hồi của cơ thể và tăng dần sự giác ngộ trong tâm trí giống như gió hay phá hoại và lay động vạn vật. Vì thế HAMÏ được gọi là PHONG LUÂN TAM MUỘI

KHAMÏ () là thanh chuyển của chữ KHA () trong đó Kha Tự Môn có nghĩa là: “Trí ngang bằng với Hư Không”. Do có điểm Đại Không trên đầu nên KHAMÏ chính là Đại Không Tam Muội, hay cắt đứt tất cả Kiết sử, thành tựu A La Hán (Arhat). Nếu tại Tâm Bồ Tát tức là Kim Cương Bát Nhã (Vajra Prajnõa – Kim Cương Tuệ) hay phá trừ Tổng Hoặc của Vô minh (Avidya) chứng đắc Nhất Thiết chủng Trí. Bồ Tát y vào đó có thể đắc quả Đại Bồ Đề. Trong Thiền Định, các cảm giác có ngã của hành giả được phóng thích, được tự do, vượt qua cái muốn của nhân vị. Lúc đó, các quyền năng Tâm thức được thức tỉnh và thực hiện được sự hoàn mãn cao cả nhất của tinh thần trong thực trạng giác ngộ. Nghĩa là tâm Thức Cá Nhân trở thành Tâm thức Tổng thể, là đỉnh cao của sự giải thoát, là Đẳng ngang bằng của Tự Thân và Pháp giới, giống như Hư Không ngang bằng tất cả. Vì thế, KHAMÏ được gọi là KHÔNG LUÂN TAM MUỘI.

_ Nếu hành giả tu trì Chân ngôn dùng 05 chữ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ bố trí trên 05 bộ vị của thân thể để trang nghiêm gia trì thân mình thì gọi là: Ngũ Tự Nghiêm Thân Quán, Ngũ Luân Thành Thân Quán, Ngũ Tướng Thành Thân Quán.

Chữ A () là hình vuông, màu vàng (Pìta) quán làm Kim Cương Luân, gia trì ở thân dưới và gọi là Du Già Tọa, trụ ở Kim Cương kiên cố là đất của Tâm Bồ Đề.

Chữ VAMÏ () là hình tròn, màu trắng (Avadàta) quán làm Thủy Luân, gia trì trên rốn, gọi là Đại Bi Thủy, hay đắc được Đại Bi Tam Muội.

Chữ RAMÏ () là hình tam giác, màu đỏ (Lohita) quán làm Hỏa Luân, gia trì ở trái tim, gọi là Trí Hỏa Quang, hay trừ Cấu Uế.

Chữ HAMÏ () là hình bán nguyệt, màu đen (Krïsïnïa), quán làm Phong Luân, gia trì ở Tam Tinh, gọi là Tự Tại Lực, hay đuổi trừ ma ác.

Chữ KHAMÏ () là hình chấm, hình giọt, màu tạp sắc (Vicitra varnïa) quán làm Không luân, gia trì ở đỉnh đầu, gọi là Đại Không, hay ngang bằng giữa Tự thân và Pháp giới.

_ Theo ý nghĩa “Phát sinh chư Phật” thì 05 đại được diễn tả là:

A là gieo hạt giống Tâm Bồ Đề xuống giữa Đất Tâm Nhất Thiết Trí

VAMÏ là dùng nước Đại Bi làm cho thấm ướt hạt giống.

RAMÏ là dùng mặt trời Đại Tuệ soi vào để thúc chín hạt giống

HAMÏ là dùng gió phương tiện hô hào khuyến thích thúc đẩy hạt giống tăng trưởng

KHAMÏ là dùng cai trống rỗng của Đại Không làm cho hạt giống tăng trưởng không ngăn ngại. Nhờ thế hạt giống bất tư nghị kia cứ thứ lớp lớn dần cho đến khi tràn đầy Pháp giới, hiện thành cây Pháp Vương.

_ Trong “Tam Chủng Tất Địa Phá Địa Ngục Chuyển Nghiệp Chướng Xuất Tam Giới Bí Mật Đà La Ni” do Tam Tạng Thiện Vô Úy dịch thì:

“A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ được gọi là Ngũ Tự Pháp Thân Chân ngôn. Nếu từ chữ A quán xét rõ ràng như mặt trời chiếu trên hư không tức là Liễu Quán Phật Tính và sẽ gặt được phuớc báo không có gì sánh được”.

Ngoài ra Kinh này còn ghi nhận là:

Chữ A là Kim Cương Bộ (Vajra Kulàya) là Lý Pháp Thân của Đại Nhật Như Lai, vốn có tính thanh tĩnh nên chẳng thể đắc được Lý cùng cực cứu cánh. Theo quy ước thì Địa là Sắc uẩn (Rùpa Skandha) được phối trí với Đức A Súc Như Lai ở phương Đông.

VAMÏ là Liên Hoa Bộ (Padma Kulàya) là Báo Thân của Đại Nhật Như Lai, tức là Pháp Thần thông tự tại thuộc biển Trí của Đại Nhật Như Lai. Theo quy ước thì Thủy là Tưởng Uẩn (Samïjnõa Skandha) được phối trí với Đức A Di Đà Như Lai ở phương Tây.

RAMÏ là Bảo Bộ (Ratna Kulàya) là Hóa Thân của Đại Nhật Như Lai, tức là Lý Hỏa trong đất Tâm của Đại Nhật Như Lai, hay thiêu đốt tất cả bụi dơ vô thủy vô minh của chúng sinh và sinh mầm giống của Tâm Bồ Đề. Theo quy ước thì Hỏa là Thọ Uẩn (Vedanà Skandha) được phối trí với Đức Bảo Sinh Như Lai ở phương Nam.

HAMÏ là Yết Ma Bộ (Karma Kulàya) là Pháp Thân Đại Lực của Đại Nhật Như Lai, tức là nghĩa của 03 môn giải thoát, 03 Tế chẳng thể đắc thuộc Phong đại trong sự thường trụ vô lượng của Đại Nhật Như Lai. Theo quy ước thì Phong là Hành Uẩn (Samïskàra Skandha) được phối trí với Đức Bất Không Thành Tựu Như Lai ở phương Bắc.

KHAMÏ là Hư Không Bộ (Àkà'sa Kulàya) l�� Tướng Vô Kiến đỉnh của Đại Nhật Như Lai, là xứ đại Không Trí, tức sở chứng của 05 vị Phật, là Lý Trí của Chân Như tịch diệt Theo quy ước thì Không là Thức uẩn (Vijnõàna Skandha) được phối trí với Đức Tỳ Lô Giá Na ở phương chính giữa.

_ Theo hệ thống Mật giáo Tây Tạng thì A Súc Như Lai là dạng Thần cách hóa của Trí Đại Viên Kính (Adar’sa Jnõàna) là kinh nghiệm Tâm thức bất động, trực tiếp trông thấy mọi hiện tượng đang hiện hành trong Pháp Giới một cách rõ ràng không vướng mắc. Tức là trí thanh lọc làm tiêu tan và thu nhiếp tất cả yếu tố nhân vị của cá nhân.

Bảo Sinh Như Lai là dạng Thần cách hóa của Trí Bình Đẳng Tính (Samanta Jnõàna) là Trí thấy biết sự nhất thể sâu kín, căn bản của các thực thể. Do Trí này mà mọi tình cảm ích kỷ riêng tư được chuyển hóa thành tình thương bao quát tất cả.

A Di Đà Như Lai là dạng Thần cách hóa của trí Diệu Quán Sát (Pratyaveksïana Jnõàna) là Trí thấy biết nội tâm một cách rõ ràng, là Trí khéo quán tướng chung tướng riêng của các Pháp mà không hề bị ngăn chuyển, lạiy theo từng loại căn cơ của chúng Hữu Tình mà thuyết Pháp giáo hóa họ một cách tự tại.

Bất Không Thành Tựu Như Lai là dạng Thần cách hóa của Trí Thành Sở Tác (Krïtya Musïtïhàna Jnõàna) là Trí phân biệt rõ ràng các hậu quả của mọi hành động và thành tựu được tất cả công Đức. Đây là Trí giải thoát các nghiệp.

Tỳ Lô Giá Na Như Lai là dạng Thần cách hóa của Trí Pháp Giới Thể Tính (Dharma dhàtu parakrïti Jnõàna) là Trí thâm nhập khắp nơi trong Pháp giới, chuyển hóa Tâm thức cá vị thành Tâm Thức tổng quát.

Do Trí Vô ngại vô tư nhận biết mọi sự vật đúng theo bản chất chân thật của chúng mà Đại Viên Kính Trí đã đẩy xa sự giận ghét oán hận và trì độn mù quáng, chấm dứt những hình thức hiện sinh quỷ quái ở cõi Địa Ngục và cõi Súc Sinh.

Do Trí Bình Đẳng không chấp trước, vô tư vô kỷ mà Bình Đẳng Tính Trí đã làm mất Bản ngã tự phụ hoài nghi, chấm dứt hình thức hiện sinh ở cõi Người.

Do Trí phân biệt cao diệu nên Diệu Quán Sát Trí đã loại bỏ sự tham dục đam mê thèm khát, chấm dứt hình thức hiện sinh ở cõi Ngạ Quỷ.

Do Trí biểu thị lòng Từ Bi và hảo tâm mà Thành Sở Tác Trí đã làm chấm dứt sự ganh tỵ tranh đấu, chấm dứt hình thức hiện sinh ở cõi A Tu La.

Do Trí thấy biết thực tại cao siêu nhất mà Pháp Giới Thế Tính Trí đã đẩy xa những ảo tưởng kiêu mạn của chư Thiên và tham vọng có một hình thức hiện sinh như thế.

Như vậy, 05 Trí chính là phương tiện loại bỏ mọi hình thức tái sinh trong 03 cõi 06 đường, nghĩa là chấm dứt dòng sinh tử phiền não khổ đau. Nói cách khác, khi nhận biết được thực tính của 05 đại thì 05 Uẩn tan rã (Ngũ uẩn giai không) và 05 Trí hiện bày, tức là Phật Trí hiển hiện trong Tâm. Từ đấy, chúng Hữu Tình từ bỏ mọi hình thức phiền não trói buộc mà đi vào cuộc sống cao đẹp của Thánh nhân.

Theo hệ thống Đông Mật của Nhật Bản thì 05 đại: địa, thủy, hỏa, phong, không là 05 phần của Tháp Suất Đỗ ba (Stùpa) tượng trưng cho Chân như là một Thân viên mãn biểu thị cho cái bị biết (tức Thai tạng Giới – Garbha dhàtu) còn Thức đại là cái (tức Kim Cương Giới – Vajra dhàtu) phản chiếu trên cái sự biết và Pháp Thân Đại Nhật Như Lai đại diện cho sự dung hợp của 02 bên được diễn tả như sau:

ngubochu-3

Pháp Thân của Đại Nhật Như Lai là dạng nhân cách hóa của Pháp (Chân Như) với mục đích nhấn mạnh rằng “Bản chất của con người là Pháp Thân Đại Nhật”.

Vì vậy, Đại sư Hoằng Pháp (Kobo) tức Không Hải (KuKai) đã nói “Kinh và Luận che dấu sự bí mật của Chân ngôn thừa. Nếu không dùng hình vẽ, người ta không thể hiểu được”

_ Qua sự khảo sát trên, chúng ta nhận thấy:

OMÏ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ nghĩa là nhận biết được thực tính của 05 đại: địa thủy hỏa phong không, và được Thần cách hóa thành Biến Chiếu Như Lai (Vairocana Tathàgata).

MANÏI là viên ngọc báu hay Trí Tuệ, được Thần cách hóa thành Như Ý Bảo Châu Vương Bồ Tát (Cinta manïi ràja Bodhisatva) hay ban Phước báu và Trí tuệ cho chúng Hữu Tình nhằm giúp cho họ thọ nhận được Tam Muội Kim Cương Bất Hoại và Thánh vị của Phổ Hiền Bồ tát (Samanta Bhadra Bodhisatva). Do Phổ Hiền Bồ Tát đại diện cho Tâm Bồ Đề , nên rốt ráo Như Ý Bảo Châu Vương Bồ Tát lại chính là Phật Trí vốn có của chúng hữu Tình.

PADME là bên trong hoa sen, hay bên trong bản Tâm thanh tịnh không cấu nhiễm.

HÙMÏ là cuộc sống cao đẹp của Thánh nhân.

Do vậy, “OMÏ A VAMÏ RAMÏ HAMÏ KHAMÏ – MANÏI PADME HÙMÏ” có thể được diễn dịch là: “Khi nhận biết được thực tính của của 05 đại thì Phật Trí hiển hiện trong Tâm Thanh Tịnh vô nhiễm cấu để đi vào cuộc sống cao đẹp của Thánh nhân”

Dựa vào ý nghĩa này thì Thần chú “Tức Thân Thành Phật” là phương tiện trực kiến Phật Trí của Lục Tự Đại Minh Chú Tự Minh chú.

V. Thần chú Bát Nhã (Prajnõa Pàramita Mantra)

Lược bản “Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm Kinh” được kết thúc bằng câu chú nguyện 丫包丫包扒先丫包扒先戌丫包回囚送扣

“ GATE GATE PÀRAGATE PÀRASAMÏGATE BODHI SVÀHÀ”

Câu Chú này hàm chứa đường lối thực hành Giáo Pháp giải thoát của Phật Giáo và nhấn mạnh vào sự lợi ích thật sự của Trí Tuệ Bát Nhã là dứt trừ tận gốc rễ sự trói buộc của phiền não khổ đau,đem lại sự an lành cho tất cả chúng sinh.

_ Trong quyển “Kindness Clarity and insight” do Thiện Tri Thức xuất bản thì Đức Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 có dạy rằng:

“Trong Tâm Kinh, sự tiến bộ biểu lộ trong câu Thần Chú GATE GATE PÀRAGATE PÀRASAMÏGATE BODHI SVÀHÀ (vượt qua, vượt qua, vượt qua bên kia, hoàn toàn vượt qua bên kia, hãy ở như thế trong sự giác ngộ)

Chữ GATE đầu tiên liên hệ đến con đường tích tập (gom chứa)

Chữ GATE thứ hai là con đường sửa soạn.

Trong 02 giai đoạn này, sự tiếp cận Tính Không còn mang dấu vết Nhị Nguyên, có Trí Tuệ, cái soi thấu Tánh Không và có Tánh Không được soi chiếu.

PÀRAGATE : vượt qua bên kia, chỉ ra sự băng qua từ mức độ Thế Gian của con đường Thấy (Kiến đạo vị) khi vượt qua giai đoạn này, tri giác Nhị Nguyên tan biến

PÀRASAMẠGATE : hoàn toàn vượt qua bên kia, chỉ ra con đường Thiền Định suốt trong đó các bạn thực hành đã làm quen ngày càng nhiều với Tánh Không mà các bạn đã có tiếp cận trực tiếp đầu tiên tên con đường Thầy.

Để có thể kết thúc, cái nhìn chánh đáng (Chánh kiến) cho phép các bạn siêu vượt vòng sinh tử luân hồi và thực hiện giác ngộ (BODHI) cái trạng thái biến bạn thành một người an lạc và giải thoát cho tất cả (SVÀHÀ).

_ Theo cách giải thích khác thì:

GATE (丫包) là vượt qua, có nghĩa là hãy vượt qua những sai lầm về lý trí đã do ý thức phát khởi lên nhiều thức che mờ thực tại mà sinh ra sự kiêu mạn, sự nghi ngờ, sự thấy biết sai lệch của xác thân, sự hiểu biết sai chân lý, sự hiểu biết bởi: thành kiến, tập quán, dục vọng hình thành. Sự tu tập sai đường như: tuyệt thực, hành hạ xác thân, cầu trường sinh bất tử … do giáo lý ngoại đạo xây dựng. Nếu những ai đã có cố gắng và thật sự vượt qua những mê lầm này (Diệt trừ Kiến Hoặc) thì sẽ thấu hiểu chân lý VÔ NGÃ đồng thời nhận biết được lối đi chân chính. Giai đoạn này gọi là KIẾN ĐẠO.

GATE (丫包) là vượt qua. Khi đã thấy được lối đi chân chính thì thế lực của Tham ái chấp thủ đã được giảm bớt. Tuy nhiên, thế lực này đã được củng cố từ bao đời kiếp khó có thể phá vỡ ngay nên hành giả cần phải cố gắng chuyên chú vượt qua những sai lầm về tình cảm. Tức là, hãy vượt qua các Tâm niệm: Tham ái, Sân hận, Si mê, được 05 Thức Thân hỗ trợ khi đối đãi với 05 Trần cảnh. Do đó, những ai nắm vững tinh thần “Vô sở Trụ, vô sở Chấp” và đã học tập rèn luyện các Pháp Môn thích ứng với mình để thấm ướt năng lực giải thoát thì sẽ mau chóng vượt qua những phiền não chướng ngại này. Khi Tham ái, Sân hận, Si mê đã bị tiêu diệt tận gốc rễ (Dứt trừ Tư Hoặc) thì trạng thái an lạc giải thoát hiển hiện.

PÀRAGATE (扒先丫包) là vượt qua bờ bên kia. Khi trạng thái an lạc giải thoát hiển hiện, tức là các bậc Tu hành đã thật sự xả kỷ diệt Ngã chấp hoàn toàn để siêu hóa lý trí, chứng ngộ Không Tính (‘Sùnyata) của vạn hữu hay là đã biết chuyển y để biến diệu hữu thành Chân Không. Lúc này các bậc tu hành đã hoàn thiện công Đức vô vi, mọi nợ nần của Tâm Thức đã được hoàn tất và chấm dứt sinh tử luân hồi (Dứt trừ Lậu Hoặc). Đây là trạng thái TỰ GIÁC VIÊN MÃN hay hoàn thiện trí tuệ Bát Nhã bờkia, tức là chứng ngộ Niết Bàn và là mục đích cuối cùng của hàng Nhị Thừa.

PÀRASAMÏGATE (扒先戌丫包) là v��ợt qua bờ bên kia hoàn toàn. Đối với các Bậc Bồ Tát thì mục đích rốt ráo là chứng đắc quả vị Vô Thượng chính đẳng chính Giác cho nên khi Thiện căn chưa đầy đủ thì các Ngài không chứng nhập quả vị Niết Bàn mà vận dụng Trí Tuệ Bát Nhã bờ cao thượng chuyển Chân Không thành Diệu Hữu, hay là rời Chân Đế (Pàramartha) hòa nhập cùng Thế Tục Đế (Samvrïti) thi hành hạnh nguyện cao cả qua việc hóa độ chúng sinh để hoàn thiện phước báu Hữu vi. Khi công hạnh GIÁC THA viên mãn thì vị Bồ Tát Nhất sinh Bổ xứ sẽ lâm phàm kiếp chót để hoàn chỉnh GIÁC HẠNH viên mãn, tức là hoàn thiện Phật Trí và chứng nhận quả vị Vô Thượng chính Đẳng Chính Giác (dứt trừ Vô Minh Hoặc).

BODHI (回囚) là giác ngộ, giác tuệ, Phật Trí.

SVÀHÀ (送扣) là đem lại sự an lành phứơc tuệ cho tất cả chúng sinh. Ý nghĩa này cũng tương đương với nguyên lý tình thương phổ biến của Tâm Giác Ngộ của tất cả chư Phật là chữ HÙMÏ ()

Như vậy, Thần chú Bát Nhã có thể được diễn dịch là :

“Vượt qua kiến Hoặc, vượt qua Tư Hoặc, dứt trừ Lậu Hoặc, dứt trừ Vô Minh Hoặc, chứng đắc Phật Trí, đem lại sự an lành cho tất cả chúng sinh”.

Dựa vào ý nghĩa này thì Thần chú Bát Nhã chính là chi tiết tu tập để chứng đắc PHẬT TRÍ trong Lục Tự Đại Minh.

VI. Các Tay Ấn của Lục Tự Đại Minh Chú:

Theo phương thức phổ truyền thì Ấn quyết (Mudra) là một phương tiện khéo léo để giao tiếp với các năng lực siêu hình. Trong đó, bàn tay trái là tay biểu thị cho Định (Samàdhi), tay phải biểu thị cho TUỆ (Prajnõa), 05 ngón tay biểu thị cho 05 đại: Ngón út là Địa, ngón vô danh là Thủy, ngón giữa là Hỏa, ngón trỏ là Phong, ngón cái là Không.

Có truyền thống cho rằng: ngón út phải là Bố Thí, ngón vô danh phải là Trì Giới, ngón giữa phải là Nhẫn Nhục, ngón trỏ phải là Tinh Tiến, ngón cái phải là Thiền Định, ngón út trái là Tuệ, ngón vô danh trái là phương tiện, ngón giữa trái là Nguyện, ngón trỏ trái là Lực, ngón cái trái là Trí.

Hoặc có truyền thống thì tính ngược lại: 10 độ được phối trí từ tay trái qua tay phải, từ ngón út đến ngón cái.

Thật ra, Mật Giáo chỉ là một trong các phương cách tu hành của Phật giáo nên đường lối hành trì dù có mang hình thức nào chăng nữa thì nó vẫn không thể rời xa khỏi Pháp nền tảng của Phật Đà. Do vậy, các Đàngiới (Manïdïala) Ấn quyết (Mudra) Linh phù (Yantra) Thần chú (Mantra) Đà La Ni (Dhàranïì – Tổng Trì) đều hàm chứa lý thú giải thoát hoặc bản nguyện Từ Bi phổ độ của chư Hiền Thánh trong Phật Đạo.

Nay chúng tôi xin trình bày một và tay ấn thông dụng của Lục Tự Minh Chú.

1) Liên Hoa Hợp Chưởng Ấn: (Padma Jàli Mudra)

Chắp hai tay lại sao cho mười đầu ngón tay dính vào nhau. Xong đặt trướng lông ngực biểu thị cho tư thế kính lễ (Namaskara) rồi tụng Lục Tự Minh Chú.

- Ý nghĩa: 05 ngón tay trái biểu thị cho 05 đại của chúng sinh, 05 ngón tay phải biểu thị cho 05 đại của Giác Ngộ giới. Chắp hai tay dính nhau biểu thị cho năng lực chẳng thể phân chia hai giới. Nếu năng lực này bị Tham Sân Si chi phối thì nó đưa chúng Hữu Tình đi vào cõi luân hồi, ngược lại năng lực này được Giới Định Tuệ điều khiển thì nó đưa người tu hành đến cõi giải thoát sinh tử.

Đây cũng là ý nghĩa là các Đạo sư Mật giáo thường nói : “Dâm, Nộ,Si chính là Giới, Định, Tuệ”

Nay chắp tay để trước ngực theo tư thế kính lễ, nghĩa là tôi xin một lòng từ bỏ cõi luân hồi, nguyện xin mau vào cõi giải thoát.

2) Bát Diệp Liên Hoa Ấn:

Chắp hai tay lại sao cho ở giữa hai lòng bàn tay có khoảng trống không (Hư Tâm hợp chưởng) rồi trì tụng hồng danh Quán Thế Âm. Từ từ mở các ngón vô danh, giữa, trỏ, ra giống như hoa sen nở thành 8 cánh, rồi trì tụng Lục Tự Minh Chú.

- Ý nghĩa: 02 tay chắp lại giữa trống không biểu thị cho ý nghĩa mỗi một chúng sinh vốn có Tâm Bồ Đề cực thanh tịnh. Trì tụng Hồng danh Quán Thế Âm Bồ Tát để cầu xin lực gia trì của ngài giúp cho ta phá vỡ màn Vô minh che lấp Bản Tâm.

- Mở các ngón tay thành hoa sen 08 cánh, biểu thị cho sự chuyển đổi Tâm phàm phu thành Tâm Thánh Nhân. Trì tụng Lục Tự Minh Chú để cầu xin mau chóng trực ngộ được Phật Trí vốn có trong Tâm của mình.

3) Ngũ Trí Quang Minh Ấn:

Ngửa 02 lòng bàn tay, cài chéo 08 ngón út, vô danh, giữa, trỏ sao cho nên phải đè bên trái. Lấy ngón cái phải đè lên mặt ngón út trái, ngón cái trái đè lên mặt ngón út phải, ngón trỏ phải móc đè lên mặt ngón giữa trái, ngón trỏ trái móc đè lên mặt ngón giữa phải, dựng đứng hai ngón vô danh. Trì tụng Lục Tự Minh Chú .

- Ý nghĩa: Dùng 05 Trí của Đức Phật, tịnh hóa 06 Tâm Thức phiền não căn bản để xa lìa sự kiện sinh trong 06 cõi.

4) Năng Sinh Phật Đỉnh Ấn:

Cài chéo 10 ngón tay với nhau trong lòng bàn tay, bên phải đè bên trái, rồi nắm lại thành Quyền (Kim Cương Phật Ấn). Dựng đứng 02 ngón giữa cùng dính mặt nhau, co 02 ngón trỏ gác phía sau lưng 02 ngón giữa, dựng song song 02 ngón cái đặt ở lằn thứ hai của 02 ngón giữa. Trì tụng Lục Tự Minh Chú.

- Ý nghĩa: Kết Kim Cương Phật Ấn biểu thị cho sự quyết tam cầu xin cõi giác ngộ hóa độ chuyển đổi Tâm chúng sinh. 02 ngón út biểu thị cho Nghiệp đức bên trong, 02 ngón vô danh biểu thị cho Đức Thuyết Pháp đoạn nghi, 02 ngón giữa biểu thị cho Pháp thể của Pháp Nhĩ căn bản, 02 ngón trỏ biểu thị cho Giới Tuệ thường hay khai mở Tâm Bồ Đề cho chúng sinh, 02 ngón cái biểu thị cho một Đức Thành Tựu của Pháp Giới Thể Tính Trí.

Trì tụng Lục Tự Minh Chú để cầu xin mau được khai mở Tâm Giác Ngộ.

5) Ngoại Phộc Thanh Liên Gia Trì Ấn:

Cài chéo 10 ngón tay bên ngoài, các mặt ngón bám trên lưng bàn tay rồi nắm lại thành quyền (Ngoại phộc ấn) dựng 02 ngón trỏ rồi hơi co lại sao cho đầu ngón chạm nhau giống như hình cánh sen, duỗi thẳng hai ngón cái song song nhau.

Dùng ấn này gia trì 04 nơi trên thân của mình là: Tim, Trán. Cổ họng, đỉnh đầu. Mỗi nơi vừa kết ấn vừa tụng chú ‘OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – ADHISÏTÏHA SVAMÀMẠ” (Omï Manïi Padme Hùmï - Hãy gia trì cho con)

- Ý nghĩa: Hoa sen xanh (Nìla Padma) là loài hoa không có lá nên rất nhẹ, nếu bị ném xuống thì có thể bay mau.

Nay dùng Ấn này gia trì trên thân biểu thị cho sự cầu xin lực gia hộ để mau chóng vượt biển khổ mà sinh vào cõi Giác Ngộ.

VÀI THẦN CHÚ TRIỂN KHAI TỪ

MẪU LỤC TỰ MINH CHÚ

Thông thường thì Thần chú (Mantra) chỉ được tu trì để thực hiện những thỉnh cầu. Do đó, bài Thần chú căn bản phải được lập đi lập lại thường xuyên cho đến khi nhận được lực gia trì của Bản Tôn. Muốn mau chóng được Bản Tôn gia trì thì hành giả phải nắm vững phương pháp Tịnh hóa Tâm thức và tự hình thành cho mình một niềm tin trong sáng chân thành.

a) Phương pháp Tịnh hóa Tâm thức: có 04 năng lực

-Năng lực nương dựa: Nương tựa vào Trí tuệ đã được biểu lộ của Bản Tôn Quán Thế Âm .

-Năng lực hối tiếc: Luôn sám hối những hành động xấu xa đã phạm phải.

-Năng lực đối trị: Cương quyết chống lại và dũng mãnh từ bỏ những hành động xấu xa đó.

-Năng lực quyết định: Cương quyết không bao giờ lập lại những hành động xấu xa đó và luôn tìm cách thực hiện những hành động tốt lành.

Nhờ phát triển được 04 năng lực này thì Thân, Khẩu, Ý của hành giả sẽ mau chóng được thanh tịnh.

b) Phương pháp phát triển đức tin: có 04 giai đoạn

-Niềm tin trong sáng: Tin vào phẩm tính kỳ diệu của Bản Tôn Quán Thế Âm.

-Niềm tin mong mỏi: luôn luôn mong ước đạt được những phẩm tính hoàn hảo đó để hóa độ chúng sinh.

-Niềm tin xác tín: Luôn nghiên cứu tìm tòi cho đến khi biết chắc những phẩm tính của Quán Thế Âm Bồ Tát là có thật.

-Niềm tin không thể đảo ngược: biến đức tin trở thành một phần của bản thân mình, nghĩa là tin vững chắc rằng mình có thể đạt được những phẩm tính hoàn hảo ấy mà không có gì có thể làm cho mình mất đi niềm tin đó được.

Ngoài ra, khi trì tụng, hành giả cần phải có tâm chí thành thì mới có thể nhận được lực gia trì của Bản Tôn. Một khi đã tương ứng được phần nào lực gia trì của Bản Tôn thì mới có thể sử dụng các mẫu Thần chú sau để hoàn thành những hoạt động khác nhau.

1. Quán Âm Linh Cảm Chân ngôn:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Mahà jnõàna Ketu savàda – Ketu ‘sana , vidhàriya , sarvàtha parisàdhaya , Nàpurnïa Nàpari , uttàpanà – Namahï Loke’svaràya svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ – là tinh chất màu nhiệm của cây phướng Đại Trí. Hãy ngồi dưới cây phướng ấy, xa lìa mọi sự chấp giữ mà tác thành tựu trong khắp các cõi. Hãy tinh luyện các căn cho tinh sạch sao cho không có gì không làm đầy đủ và không có gì có thể vượt hơn được.

Con xin quy mệnh công đức nội chứng của Đức Thế Tự Tại. Nguyện cho con được thành tựu như Ngài)

2. Tăng phước trí Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva loka Jnõàna vidya , dhàra dhàra, dhiri dhiri , Hrìmï Hrìmï , Jahï , punïya Jnõàna pusïtïimï Kuru – OMÏ

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ – Hỡi Đấng Gia trì và Gìn giữ Trí Tuệ Minh của tất cả Thế gian . Hãy câu triệu âm thanh của đại huyễn hóa khiến cho con được tăng trưởng phước trí, chứng đạt 03 thân giải thoát của chư Phật).

3. Như Ý Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva Artha siddhi , siddhi Kuru – Svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ. Hỡi Đấng thành tựu tất cả của cải. Hãy giúp cho con làm được sự thành tựu như Ngài).

4. Bảo nguyên (Nguồn báu) Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Mohe, daridra, duhïkha Jambhe – Dhàna medhi – Hrìhï Svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy đập nát nỗi đau khổ của sự nghèo hèn ngu si, khiến cho con được thành tựu mọi công đức của chủng tử HRÌHÏ)

5. Trừ Tội chướng Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva pàpamï Àvaranïa vi’suddhe Svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ – Hãy khiến cho tất cả tội lỗi chướng ngại của con đều được thanh tịnh)

6. Trừ Bố Úy (Sợ hãi) Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva bhaya vimocana – Ràja, cora, Agni, udaka, vịsïa Bhàyani pra’samaya – Svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy dập tắt tất cả sự sợ hãi. Hãy tiêu trừ mọi sự sợ hãi do vua chúa, trộm cướp, lửa, nước, thuốc độc … gây ra để cho được an lành.)

7. Trừ chướng nạn Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva vighnàmï ‘sàntïimï kuru svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả sự chướng nạn được vắng lặng, để cho con được an lành).

8. Trừ cuồng tâm (Tâm điên loạn) Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva vikule bhyahï ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ. Hãy làm cho tất cả sự điện cuồng được vắng lặng, để cho con được an lành)

9. Trừ Nhiệt bệnh Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva Jvaràn ‘sàntïimï kuru svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ. Hãy làm cho tất cả bệnh nóng sốt được vắng lặng, để cho con được an lành).

10. Trừ Bệnh tật Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva Vyàdhin ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả bệnh tật được vắng lặng, để cho con được an lành).

11. Trừ Phi thời yểu tử Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva Akàla mrïtyùn ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả sự chết yểu không đúng thời được vắng lặng, để cho con được an lành).

12. Trừ Ác mộng Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva duhïsvapnàn ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả giấc mộng xấu ác được vắng lặng, để cho con được an lành).

13. Trừ Oan gia Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva ‘satrùn ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả oan gia được vắng lặng, để cho con được an lành).

14. Trừ Bất tường Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva Durni mittàni ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả điều chẳng lành được vắng lặng, để cho con được an lành).

15. Trừ chú trớ yểm đảo Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva krïtyà - kàkordhàn ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả ma thuật của sự trù yếm nguyền rủa được vắng lặng, để cho con được an lành).

16. Trừ Binh đao Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva yuddhàni ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả các cuộc chiến tranh được vắng lặng, để cho con được an lành).

17. Trừ Phiền não Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva upadravàn ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả sự phiền não được vắng lặng, để cho con được an lành).

18. Trừ Quỷ Thần Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva grahàn ‘sàntïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy làm cho tất cả quỷ thần xấu ác được vắng lặng, để cho con được an lành).

19. Tăng trưởng thọ mệnh Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – mama Àyuhï pusïtïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy khiến cho tuổi thọ của con được tăng trưởng như ý nguyện).

20. Tăng trưởng Công đức Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – punïya pusïtïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy khiến cho phước đức của con được tăng trưởng như ý nguyện).

21. Tăng trưởng Trí tuệ Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – prajnõà pusïtïimï kuru – svàhà.

(OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ . Hãy khiến cho Trí tuệ của con được tăng trưởng như ý nguyện).

Ngoài vài mẫu Thần chú trên, các vị Đạo sư Mật giáo còn giảng dạy những định thức khác để tu Pháp Tức Tai là:

·Trừ Chú trớ yểm đảo Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva krïtyà kakordebhyahï raksïamï kuru – svàhà.

(OMÏ MANI PADME HÙMÏ . Hãy tác ủng hộ giúp cho con thoạt khỏi tất cả ma thuật của sự trù yếm nguyền rủa, để cho con được an lành).

·Trừ Ác quỷ thần Thần chú:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – Sarva grahebhyahï raksïamï kuru – svàhà.

(OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ . Hãy tác ủng hộ giúp cho con thoát khỏi tay của hàng Quỷ Thần xấu ác, để cho con được an lành).

Các mẫu Thần Chú khai triển này được các bậc Đạo sư Mật Giáo sử dụng rất nhiều tùy theo Pháp môn Tu như : pháp Tàra, pháp Chuẩn Đề, Pháp Thiên Quang Nhãn …

_ Bạch Độ Mẫu chú:

OMÏ TÀRE TUTTÀRE TURE – MAMA ÀYUHÏ PUNÏYE JNÕÀNA PUSÏTÏIMÏ KURU – SVÀHÀ.

( OMÏ TÀRE TUTTÀRE TURE – Hãy khiến cho Thọ mệnh, Phước đức, Trí tuệ của con được tăng trưởng như ý nguyện).

_ Chuẩn Đề Tăng Ích chú:

OMÏ CALE CULE CUimage038DHE – MAMA ÀYUHÏ PUNÏYE JNÕÀNA PUSÏTÏIMÏ KURU – SVÀHÀ.Ï

( OMÏ CALE CULE CUimage038DHE . Hãy khiến cho Thọ mệnh, Phước đức, Trí tuệ của con được tăng trưởng như ý nguyện).

_ Trừ Tặc Nạn chú:

OMÏ VAJRA DHARMA – AVI’SA CORA BHAYA – HÙMÏ PHATÏ SVÀHÀ.

(Quy mệnh Kim Cương Pháp. Hãy cột trói nạn giặc cướp. Hãy khủng bố phá bại nạn này để cho con được an lành).

_ Cầu Đa Văn chú:

OMÏ VAJRA DHARMA – PRAJNÕA SUTRAMÏ MAHÀ NÀYA – SVÀHÀ

(Quy mệnh Kim Cương Pháp. Quyết định Thành tựu Đại Lý Thú của Kinh Bát Nhã).

_ Sinh Phạm Thiên chú:

OMÏ VAJRA DHARMA – SVABHÀVA BRAHMA UDBHAVA – SVÀHÀ

(Quy mệnh Kim Cương Pháp. Hãy khiến cho Tự tính của con phát sinh ra Phạm Thiên, thành tựu như nguyện).

Trong quá trình tu trì Thần Chú, do quyền năng của Tâm Trí tác động lên các âm tiết của Thần Chú nên người tu trì chân ngôn cũng có thể phát sinh được một số công năng nhất định. Tuy nhiên, các hiện tượng cảm ứng này chỉ là sự tác động do tha lực của các vị Hiền Thánh, chư Thiên và Quỷ Thần nhằm tăng thêm niềm tin cho Hành giả có thể mạnh dạn bước trên đường tu hành, nên năng lực đó chẳng thể trụ lâu dài trừ khi hành giả luôn luôn rèn luyện tâm trí xa lánh điều ác, nuôi lớn điều lành cho đến khi luôn luôn hành điều lành. Nếu không chẳng bao lâu, hành giả sẽ gặp nhiều tai họa thậm chí điên cuồng và có thể mất mạng.

Do vậy, các bậc Đạo sư Mật Giáo luôn luôn khuyên dạy môn đồ phải nắm vững mọi đường lối tu tập của Hiển Giáo và Mật Giáo (Hiển Mật Viên Thông) để có thể xây dựng một nền tảng vững chắc cho pháp tu giải thoát của Phật Đà.

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP TU TRÌ LỤC TỰ MINH CHÚ

Do sự lưu truyền rộng rãi nên tùy theo Tín ngưỡng và căn tính của từng địa phương mà cách thức tu trì “Lục Tự Minh chú” có nhiều sự sai khác. Đại đa số giáo đồ Phật giáo thường trì niệm Lục Tự Minh chú để cầu xin Đức Quán Thế Âm Bồ Tát ban rải thần lực cứu khổ trừ mê, diệt trừ sợ hãi hoặc cầu nguyện thác sinh về cõi Cực Lạc theo phương pháp phổ thông là Lần chuỗi trì chú, Chuyển pháp luân trì chú, Quán tưởng trì chú.

( Hệ Mật giáo Ấn Độ thường dùng âm thanh trì chú phối hợp với sự điều hòa hơi thở để thanh lọc thân tâm hoặc quán tưởng chữ PHẠN an bố trên thân thể nhằm khai mở luồng sinh lực tiềm ẩn trong các luân xa để hòa nhập cùng năng lực vũ trụ.

( Hệ Mật giáo Nhật Bản cho rằng: Vì Đại nguyện Từ Bi muốn cứu bạt khổ não cho tất cả chúng sinh trong 06 nẻo luân hồi nên 06 chữ trong Tâm chú của Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã hóa thành 06 vị Quán Âm là 06 Tôn của 06 nẻo.

a) OMÏ hóa hiện thành Như Ý Luân Quán Âm là Hóa Tôn của Thiên Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Namo Ratnatrayàya.

Namahï Àrya avalokite ‘svaràya Bodhisatvàyà , mahà satvàya , mahà karunïikàya.

Tadyathà: Omï cakra vartti Cintamanïi mahà padme ruru tisïtïa jvala akarsïaya hùmï phatï svàhà.

+ Như Ý Luân Tâm chú là:

Omï Padma cintamanïi jvala hùmï

+ Như Ý Luân Tùy tâm chú là:

Omï Varada padme hùmï

b) MA hóa hiện thành Thập Nhất Diện Quán Âm, là Hóa Tôn của A Tu La Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Ruhe ‘svara – hrìhï

c) NÏI hóa hiện thành Chuẩn Đề Quán Âm, là Hóa Tôn của Nhân Gian Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Cale Cule Cuimage039dhe - svàhà

d) PAD hóa hiện thành Mã Đầu Quán Âm, là Hóa Tôn của Súc Sinh Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Amrïta udbhava hùmï phatï

e) ME hóa hiện thành Thiên Thủ Quán Âm, là Hóa Tôn của Ngạ Quỷ Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Vajra dharma – hrìhï

f) HÙMÏ hóa hiện thành Thánh Quán Âm, là Hóa Tôn của Địa Ngục Giới. Chân ngôn của Ngài là:

Omï – Arolik – svàhà

Vì mỗi Tôn Hình là một biểu tượng của sự giải phóng tùy theo tâm trạng và trình độ của mỗi người, đồng thời âm thanh phát ra đúng cách có thể tạo ra các quyền năng siêu hình ảnh hưởng đến cõi giới xa xăm nào đó, nên ngoài việc trì tụng Lục Tự Minh chú, giáo đồ Mật giáo Nhật Bản còn quán tưởng 06 chữ Chân ngôn biến thành 06 vị Quán Âm để tu pháp Tức Tai, Tăng Ích, hoặc Giáng Phục.

( Tại Trung Hoa, các vị Đạo sư Mật giáo thường truyền dạy phương pháp “Định tâm niệm chú” nghĩa là tập trung tâm ý chuyên chú vào một đối tượng để loại trừ Tâm Tán loạn. Theo cách này, hành giả cần phải giữ gìn thân tâm cho trong sạch, cữ ăn Ngũ Tân (hành, hẹ, tỏi, nén , hưng cừ) và các vị tanh hôi. Lại phải phát tâm Bồ Đề, khởi lòng Đại Bi, chí thành quy y Đức Quán Thế Âm. Tu tập như vậy lâu dần thì tai họa tiêu tan, cầu gì được nấy. Ngoài ra các vị Đạo sư còn khuyên dạy phương pháp “Tán Tâm niệm chú” nghĩa là có thể trì niệm lục Tự Minh chú bất cứ lúc nào (đi, đứng, nằm, ngồi), bất cứ chỗ nào, bất cứ đang làm việc gì … nhằm gieo duyên với Đức Quán Thế Âm và loại trừ dần dần tâm ý tà bậy.

_ Nhiều hệ phái vô vi Trung Hoa đã sử dụng câu chú “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG, HỒNG RỊ BÁT MA NI ÁN” hoặc “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG, HỒNG DI BÁT NI MA ÁN” kèm với sự quán tưởng linh phù để liên hệ với mẹ Sinh mẹ Độ và tương ứng với các vị Thần Thánh để cầu xin Bí pháp tu tập.

_ Hoặc có hệ phái an bố Lục Tự Minh chú để luyện pháp TỊNH THÂN như sau:

Đứng ngay thẳng, tay trái: ngón cái vịn đầu ngón trỏ thành hình cái vòng, duỗi thẳng các ngón còn lại và buông xuôi theo thân mình. Tay phải kết Ấn Cam Lộ án theo từng bộ vị từ lỗ rốn, bên trái rốn, bên trên rốn, bên phải rốn, bên dưới rốn, cổ họng. Mỗi nơi mỗi đọc Chân Ngôn.

(1)ÁN Ngô Thân Tỳ lô Giá Na Phật.

(2)Ma Ngô Thân Bất Động Phật

(3)NI Ngô Thân Bảo Sinh Phật

(4)BÁT Ngô Thân Vô Lượng Thọ Phật

(5)DI Ngô Thân BẤt Không Thành Tựu Phật

(6)HỒNG Ngô Thân Đại Thế Chí Kim Cương.

_ Hoặc có hệ phái dùng Lục Tự Minh chú để bồi dưỡng khí lực, trị liệu bệnh tật.

+ Theo giáo sư Lâm Vân (Trung Hoa) để cứu chữa cơ thể đang bị suy nhược bệnh hoạn thì có thể sự dụng 06 âm của Lục Tự Minh chú kèm với 06 màu chính, thành phương pháp bồi dưỡng khí lực, gọi là LỤC ĐOẠN THIỀN.

Phải theo đúng Pháp: Bắt quyết tĩnh tâm (Tay trái đặt trên tay phải, hai bàn tay đều để ngửa, hai ngón cái chụm lại xấp thẳng đứng một góc vuông vắn với lòng bàn tay). Niệm thần chú Tĩnh tâm (GATE , GATE , PÀRAGATE , PÀRASAMÏGATE , BODHI , SVÀHÀ). Sau đó ngồi yên lặng, điều hòa hơi thở, hít vào thở ra thật sâu, đủ 8 hơi ngắn 01 hơi dài (cả thảy là 9 lần).

Quán tưởng hai bàn chân có hai mặt trời nhỏ đang tỏa ánh sáng và hơi nóng khiến gót chân nhận biết được. Từ đó hai tia nắng trắng tinh mang âm ÚM (OMÏ) từ dưới gan bàn chân nhập vào thân xác.

Tia nắng trắng tinh xuyên qua hai đầu gối, biến thành hai tia nắng màu hồng mang âm MA (MA).

Tia nắng hồng xuyên qua hai đùi đến vùng xương chậu. Đến nơi rồi hóa thành tia nắng màu vàng, mang theo âm NI (NÏI).

Tia nắng vàng đi đến vùng dưới rốn 3 phân (Huyệt Đan Điền ) biến thành tia nắng màu xanh lục, mang theo âm BÁT (PAD).

Tia nắng xanh lục chầm chậm lan đến bụng dưới, tim, phổi, vùng trước ngực, rồi dừng lại ở vùng cổ họng, biến thành màu xanh da trời mang theo âm MÊ (ME).

Tia nắng xanh da trời phóng tới vùng đỉnh đầu, tràn ngập não bộ, đi đến giữa trán (Tam tinh). Đến đây tia nắng xanh da trời biếnt hành màu đen, khắp cả vùng đầu đều nghe được âm HỒNG (HÙMÏ).

Lập lại 06 âm của Thần chú, đủ 9 lần.

+ Trong quyển “Tạng Mật Tinh Yếu” do học giả KHƯU LĂNG (Trung Hoa) biên soạn. Để điều trị bệnh tật thì có thể sử dụng Lục Tự Chân ngôn chính âm, Lục Tự Chân ngôn biến âm, Lục Tự Chân ngôn Quyền pháp.

a) Lục Tự Chân Ngôn chính âm:

ÁN, MA, NI, BÁT, DI, HỒNG, SẮC

(OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – SA)

Chữ ÁN (OMÏ) thuộc A Tự Môn của Phạn văn, là đầu của tất cả TưÏ mẫu, chiếm sự khởi đầu của cách phát âm, tức là cái bắt đầu của Lục Tự, là cội nguồn của Trí Tuệ khoái lạc. Tiếng ấy được phát ra từ huyệt Khí Hải (dưới rốn 5cm) men theo mạch NHÂM đi thẳng lên đến vùng cổ họng (Hầu bộ). Há miệng hơi chúm lại, đi ra ở khoang mũi (Tỵ xoang) có âm thanh Úm Úm. Tiếng đó trên đầu, ngay trong miệng chuyển vòng lại tràn đầy 7 khiếu. Nếu có bệnh về mắt (Mục tật) thì trợn mắt cho khí đi ra. Nếu bị viêm tai (Nhĩ viêm) ắt rung lắc tai để khử bỏ bệnh điếc. Nếu bị viêm mũi (Tỵ viêm) có thể ấn một lỗ mũi cho khí đi ra. Nếu bị choáng váng đầu, căng thẳng não đau đầu, thiên đầu thống thì dẫn khí lên đầu, liền hướng xuống dưới cho khí đi ra.

Chữ MA (MA) là mở âm của miệng họng (Khẩu hầu âm). Lúc khởi âm trước tiên mím môi sau đó mở môi ra, âm thanh rung ở cổ họng, huyệt Thiên Đột phát tê, lan dần đến hai cánh tay cho đến hai lòng bàn tay phát tê thì có thể trịliệu bênh: viêm họng, ho khạc, viêm khớp vai, đau ê ẩm hai cánh tay.

Chữ NI (NÏI) là âm của đầu lưỡi, chảy rót vào trái tim, khiến đất tâm sáng tỏ (Tâm địa quang minh). Lúc phát âm này, hai cánh tay ôm vùng trước ngực, âm thanh chấn động lồng ngực bắn ngược vào lòng bàn tay khiến cho hai huyệt Lao Cung phát tê. Trị liệu bệnh: động tim, nóng ngực, bệnh phổi, cao huyết áp, và hoành cách mạc ( lớp da mỏng nằm khoảng giữa ngực và bụng). Dùng cách trên để trị bệnh về nội tạng.

Chữ BÁT (PAD) là âm môi. Trước tiên ngậm miệng, sau đó mở miệng. Hai lòng bàn tay đối trước bụng, Nội khí từ phía trước Đan Điền nhập vào, sau đó từ Đan Điền đi ra, Mệnh Môn và xương sống lưng đều có cảm giác ấm áp. Trị bệnh : đau eo, viêm thận, viêm xương sống …

Chữ Di (Me) lúc phát âm thì hơi mở miệng, âm ở dưới lưỡi, tiếng hướng xuống dưới. Nội khí men theo Mạch ĐÁI chuyển động, Tiểu phúc (Bụng dưới) hơi có cảm giác chấn động. Chủ trị bệnh: Hạ tiêu (Miệng trôn của Bàng Quang), viêm gan, viêm ruột, đầy bụng …

HỒNG SẮC (HÙMÏ – SA) liên kết hai tiếng để tiện dùng. HỒNG (HÙMÏ) đồng với phương pháp phát thanh của Tinh Khí, chủ yếu là dẫn khí đi lên, đến cổ họng liền chuyển xuống dưới, phát ra âm thanh SẮC (SA) là âm lưỡi cuốn lại, hơi mở miệng. Khi men theo hai đùi đi xuống dưới, thẳng đến huyện Dũng Tuyền, hai đầu gối hơi cong. Chủ trị bệnh : đau bắp đùi, viêm khớp. Ngoài ra còn có tác dụng Thu âm và hạ tả (bệnh tiêu chảy).

b) Lục Tự Chân ngôn biến âm:

Âm có thuận có nghịch, thuận là chính âm, Lục Tự Chân ngôn đều là chính âm. Do chính, nghịch chuyển là Biến âm, phần lớn là Thổ âm (âm địa phương). Chính âm so ra ôn hòa, bổ tả đều thích hợp. Phàm bệnh khí phần nhiều đều thuộc Lương khí (khí mát mẻ). Lúc chuyển ôn hòa thì cũng là lúc bệnh tình chuyển biến tốt.

Cái phát của Biến âm, phần lớn là Lương khí. Phàm bệnh tật có lúc chống lại nhiệt, viêm mà sinh ra nóng sốt liền dùng khí mát khử bỏ lửa ấy. Thực tiễn chứng minh có hiệu quả nhất định.

Biến âm có: Ô, Mẫu, Lỗ, Bổ, Phổ, Sắc.

Ô (Wu, đọc là Gu) tức là biến của âm ÁN (OMÏ). Từ khẩu hình (hình dạng của các miệng) vốn có lại làm cho như hình cáimiệng mím sâu, tựa như ngậm mà chẳng phải ngậm, miệng chỉ để một lối nhỏ phát ra tiếng. Ngay lúc viêm gan đang thịnh vượng, mắt đỏ hồng là lúc hỏa khí kết uất ở bên trong, có thể dùng chữ này để tiêu trừ. Đối với chứng miệng lưỡi sinh ung nhọt cũng có hiệu quả.

Chữ MẪU (Mu, đọc là Mù) là biến của âm MA (MA). Do ban đầu mở miệng phát ra tiếng, lại chuyển thành âm của miệng mím môi lại. Nếu bị phiền nhiệt, ho khạc không dứt, phát âm này một lần, tức thời có thể khỏi bệnh.

Chữ LỖ (Lu, đọc là Lù) là biến của âm NI (NÏI). Hai chữ LỖ, NI đều có thể trị bệnh tim, phổi. Chữ NI là âm đầu lưỡi, chữ LỖ là âm chụm miệng. Chữ NI có thể hướng xuống bên dưới (Hạ giáng) mà chữ LỖ có thể hướng đi lên trên (Thượng thăng). Tức chữ NI dùng để giáng Tâm hỏa, chữ LỖ dùng để làm trong mát sức sống của phổi (Thanh phế nhiệt).

Chữ BỔ (Bu, đọc là Bù) là biến của âm BÁT (PAD), khẩu hình là âm của môi miệng ngậm, hay giải sức nóng của Tỳ vị.

Chữ PHỔ (Pu, đọc là Phù) là biến của âm DI (ME) khẩu hình là âm của môi miệng ngậm, cóhiệu quả trị liệu bệnh Tiện tích (Táo báo).

Chữ SẮC (Chì, đọc là Chứ) đồng với chính âm trước kia (SA) chẳng vượt qua điều lúc trước, là âm của lưỡi cong lại rồi sau đó là âm của đầu lưỡi. Công dụng là giáng cái Du tà của Tam Tiêu, Thông Thiện triệt địa, bài trừ tất cả bệnh Tà.

Lục Tự Chân ngôn,một âm một chữ đều có sở thuộc. Đối với thân con người tương ứng từng vùng bị bệnh, từ cái đầu cho đến bàn chân, thứ lớp rõ ràng. Nếu bệnh có phản ứng ở 2 vùng bệnh liền lấy 2 chữ tương đương mà phát ra tiếng. Nếu như có 3 vùng bệnh thì chạm 3 chữ phát thanh. Nếu bị nhiều loại bệnh tật hì có thể trị liệu toàn diện. Nếu bị nhức đầu, tiêu chảy, đau chân chì dùng 3 chữ ÁN, Di, Sắc (OMÏ, ME, SA) mà phát thanh.

Phát ra tiếng lớn nhỏ cũng có chỗ không giống nhau. Như tiếng của Tinh, Khí, Thần có thể phát to một chút.

Sáu chữ Chân ngôn, có lúc cần nhu hòa, có thể chọn cách phát âm vừa phải, có lúc có thể mặc niệm (niệm thầm) hoặc niệm nhỏ tiếng, một lần phát thanh với thời gian dài thì hiệu quả tốt nhất.

Cách phát thanh của Tạng ngữ có tính hồi chuyển, tính hòa chiến (rung ngân). Đây là đặc điểm của nó, so với ngôn ngữ khác thì có ưu điểm lớn.

c) Lục Tự Chân ngôn Quyền pháp:

.) Chính âm Quyền pháp:

Chữ ÁN: Đứng thẳng, 2 ống chân để ngang nhau, thân ngay ngắn, hai tay nắm quyền, úp lại để 2 bên háng (chỗ 2 đùi liền với mông) đứng yên lặng khoảng nửa khắc (7 phút rưỡi) buông mở bàn tay, hướng lòng bàn tay lên trên, 2 ngón giữa đối nhau, thong thả chậm rãi nâng lên theo trước ngực. Nội khí mên theo Mạch Nhâm đi lên đến huyệt Thiên Đột. Từ cổ họng phát ra tiếng ÁN (OMÏ). Ngay trong miệng có âm thanh chuyển vòng rung động. Liên tiếp phát 3 lần, mỗi lần buông tay xuống sau đó liền nâng tay lên.

Chữ MA: Hướng 2 lòng bàn tay vào bên trong đối ngay bằng với Hầu đầu (cục xương gồ lên ở cổ họng) phát ra tiếng MA (MA) kèm theo sự rung động của thân thể. Hai tay theo nhau dần dần hướng ra bên ngoài bung mở, 2 lòng bàn tay có sự chấn động, lòng bàn tay phát tê. Cứ như thế, khai hợp 3 lần.

Chữ NI: Hai tay hướng trước ngực ôm vòng, phát ra tiếng Ni (NÏI), lồng ngực có sự chấn động. Liên tiếp phát 3 lần, cánh tay tùy theo mà khia hợp 3 lần.

Chữ BÁT: Hai lòng bàn tay đối ở bên dưới huyệt Đan Điền, ý niệm trụ ở Huyệt Mệnh Môn, phát ra tiếng BÁT (PAD), Mệnh Môn và cột sống lưng có cảm giác ấm áp. Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ DI: Hai lòng bàn tay đối ở bên dưới huyệt Đan Điền, phát ra tiếng DI (ME) men theo Mạch Đái mà chuyển động. Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ HỒNG, chữ SẮC: Hai tay hướng 2 lòng bàn tay lên trên rồi nâng lên, dẫn động Nội khí đến cổ họng rồi phát ra tiếng HỒNG (HÙMÏ). Lật ngược lòng bàn tay hướng vào bên trong, đầu ngón tay hướng xuống dưới, theo liền đó phát ra tiếng SẮC (SA) đồng thời 2 đùi hơi co lại, ngón tay hướng xuống dưới, ngón hướng về ngón chân, ý hệ thủ huyệt Dũng Tuyền. Liên tiếp phát 3 lần.

.) Biến âm Quyền pháp:

Chữ Ô đồng với thế tay của âm ÁN, phát ra tiếng Ô (GU). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ MẪU đồng với thế tay của âm MA, phát ra tiến MẪU (MÙ). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ LỖ đồng với thế tay của âm NI, phát ra tiếng LỖ (LÙ). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ BỔ đồng với thề tay của âm BÁT, phát ra tiếng BỔ (BÙ). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ PHỔ đồng với thế tay của âm DI, phát ra tiếng PHỔ (PHÙ). Liên tiếp phát 3 lần.

Chữ SẮC (CHỨ): Thế tay là hướng 10 ngón xuống dưới, đối chuẩn với 10 ngón chân. Liên tiếp phát ra tiếng 3 lần.

Thu công: 1 phóng ra, 2 thu vào, 3 dừng lại.

1 phóng ra, 2 thu vào, 3 dừng lại.

1 phóng ra, 2 thu vào, 3 dừng lại.

Ngoài ra, trong quyển “Tạng Mật Tinh Yếu” học giả KHƯU LĂNG còn biên soạn cách tu “Quán Thế Âm Bồ Tát pháp” là:

Quán Thế Âm Bồ Tát được lưu truyền rộng rãi trong nhân gian, người ta cho rằng Quán Thế Âm có đủ Tâm tính Đại Từ Bi, Ngài cứu độ chúng sinh không hề có hạn lượng. Nhân đó, lưu truyền hình tượng của Ngài trong dân gian rất nhiều, danh xưng cũng rất nhiều, nên gốc rễ pháp tu này là dùng sự hoạt dụng làm chủ. Pháp tu như sau:

a)KẾT ẤN:

-Liên Hoa Hợp chưởng Ấn: 2 tay hợp 10 ngón, sau đó giương mở như hoa sen hé nở, chỉ có 2 ngón cái và 2 ngón út cùng chạm dính nhau (Theo người dịch thì Ấn này có tên là BÁT DIỆP LIÊN HOA ẤN).

-Quán Âm Ấn: Hai tay nội phộc, rồi dựng thẳng ngón cái phải. (Theo người dịch, đây là LIÊN HOA BỘ TÂM ẤN).

-Bạch Y Quán Âm Ấn: 2 tay Nội phộc, hướng 2 ngón trỏ lên hư không dựng thẳng, chẳng để chạm dính nhau.

Vì Quán Âm Bồ Tát phân thân rất nhiều nên Tay Ấn cũng nhiều. Với các Ấn trên có thể chọn lấy một loại như Liên Hoa Hợp chưởng có thể dùng làm Ấn thông dụng của Quán Thế Âm. Tay Ấn đặt trước ngực.

b)QUÁN TƯỞNG:

Tốt nhất là tưởng niệm hình tượng Quán Âm mà tự mình đã nhìn thấy. Quán tưởng tráitim của mình hoá thành vành trăng bắn ra một đường ánh sáng trắng bay lên hư không, biến hóa thành một TÔN Tự Tính Quán Âm, thân màu trắng khoác áo dài (Thiên y) trang sức bằng vật báu và anh lạc, ngồi trên đài sen, trang nghiêm hiền từ, có vô lượng ánh sáng trong suốt màu trắng bắn chiếu ra, có thể quán tưởng Lục Tự Đại Minh chú vây quanh Đức Quán Âm phóng tỏa ánh sáng.

c) Y THEO PHÁP KHÍ QUÁN ĐỈNH:

Nếu Đức Quán Âm có tay cầm viên Minh châu thì viên Minh châu hóa thành một tia sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.

Nếu Đức Quán Âm có tay cầm Quyển Kinh thì Quyển Kinh hóa thành một tia sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.

Nếu Đức Quán Âm có tay cầm Hoa sen thì Hoa sen hóa thành một sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.

Nếu Đức Quán Âm có tay cầm Tịnh Bình thì Tịnh Bình cam lộ hóa thành một tia sáng trắng, thành một độ cong chiếu rưới vào hành giả.

d) TỤNG TÂM CHÚ:

.) Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm chú:

“Úm Ma Ni Bái Mê Hồng” (108 lần)

( OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ )

.) Quán Thế Âm Bồ Tát Tâm chú:

“Úm Ma Ni Bái Mê Hồng Xá” (108 lần)

( OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ – SA)

Hai chú này đều thông dụng, nên chọn lựa một câu.

Quán tưởng Quán Thế Âm Bồ Tát hóa thành một điểm nhỏ màu trắng nhập vào đỉnh khiếu (huyệt Bách Hội) thuận theo mạch chính giữa (Trung Mạch) đến ngồi ở đài sen trong trái tim của Hành giả, liền phóng lớn tương đương với màu giống của Thân Hành giả. Hành giả tức là Quán Thế Âm, Quán Thế Âm tức là Hành giả, không hai không khác.

e) NHẬP ĐỊNH:

Vô tư vô niệm địa, nhập vào Tam ma địa của Quán Thế Âm Bồ Tát (Tay kết Định ấn).

Trọng điểm của Pháp này vẫn là quán tưởng mặt trên, có thể dùng Pháp khí cầm tay của Quán Âm rồi quán tưởng hóa thành ánh sáng. Nếu không có Pháp khí thì có thề dùng tay Ấn hóa thành ánh sáng.

_ Một số vị Đạo Sư lại vận dụng màu sắc kèm theo hình thức vị trí của 6 chữ của Minh Chú để hình thành Pháp tu

.) Tức Tai (‘Sàntika) là Pháp làm tiêu trừ các loại bệnh nạn, việc ác của thân mình hoặc người khác. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu trắng

.) Tăng Ích (Pusïtïika) là Pháp tu tăng ích về Trí Tuệ, Phước Đức, thọ mệnh cho mình và người khác. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu vàng.

.) Kính Aùi (Va’sikakaranïa) là Pháp tu cho mình và người khác được chư Phật, Bồ Tát gia hộ ; hoặc muốn được Quân Vương và mọi người yêu thương giúp đỡ. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu đỏ.

.) Giáng Phục (Abhicàruka) là Pháp tu chiết phục các nhóm ác, hoặc điều phục các người ác và Quỷ Thần. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú thuần màu đen.

.) Câu Triệu (Akarsïanïi) là Pháp triệu thỉnh Bản Tôn hay chư Quỷ Thần. Khi thực hiện Pháp này thì các chữ của Minh Chú là màu tạp sắc.

Khi tu nhằm lợi ích cho tự thân mình thì thờ phượng và quán đồ hình là:

ngubochu-4

Khi tu nhằm lợi ích cho người khác thì phụng thờ và quán đồ hình là:

ngubochu-5

Khi tu nhằm lợi ích cho mình và người khác thì phụng thờ và quán đồ hình là:

ngubochu-6

_ Mật Giáo Nepal đã vận dụng 12 hình thức ứng hóa cùa Bồ Tát Quán Thế Aâm theo 12 tháng Aâm Lịch trong năm để thực hiện Pháp Tu mang lại lợi ích cho nhiều người hơn.

Tháng Giêng (Dần): Simïhanàda Loke’svara

Tháng Hai (Mão): Padmanrita Loke’svara

Tháng Ba (Thìn): Hariharihari Vahana Loke’svara

Tháng Tư (Tỵ): Trailokya Vasankari Loke’svara

Tháng Năm (Ngọ): Rakta Loke’svara

Tháng Sáu (Mùi): Nìlakanïtïha Loke’svara

Tháng Bảy (Thân): Màyàjàla Loke’svara

Tháng Tám (Dậu): Karanïdïavyùha Loke’svara

Tháng Chín (Tuất): SïadïaKsïarì Loke’svara

Tháng Mười (Hợi): ‘Srìmat Loke’svara

Tháng Mười Một (Tý): Halahalahala Loke’svara

Tháng Mười Hai (Sửu): Khasàrpanïa Loke’svara

Trọng yếu của Pháp tu này chính là Pháp Tứ Vô Lượng Tâm của Bồ Tát Quán Thế Aâm và được phân làm hai giai đoạn:

_ Giai đoạn tự giác (Xả, Hỷ, Bi, Từ):

.) Xả :Hành Giả cần phải biết buông bỏ những điều bất thiện và luôn luôn thực hành điều thiện nhằm lập công bồi đức. Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự làm giảm bớt thế lực chi phối của tâm Tham và tâm Nghi đồng thời phát khởi tâm buông bỏ vòng sinh tử khổ đau

.) Hỷ: Hành Giả cần phải biết vui với sự thành công của người khác nhằm diệt trừ tâm đố kỵ , nuôi dưỡng tâm bình đẳng và phát tâm xấu hổ để tiến tu. Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự làm giảm thế lực chi phối của Tâm Sân và Tâm Mạn (Kiêu ngạo, khinh thường người khác)

.) Bi: Hành Giả biết khởi lòng thương xót khi gặp những nỗi khổ đau của người khác. Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự làm giảm thế lực chi phối các tâm Aùc Kiến

.) Từ: Hành Giả biết khởi tâm mong muốn đem lại niềm an vui hạnh phúc cho người khác.Trong giai đoạn tu tập này, Hành Giả tự giảm bớt thế lực chi phối của tâm Si

Do thường xuyên tu tập các Pháp trên, Hành Giả tự biết rằng muôn cứu giúp người khác thì tự bản thân phải có đủ khả năng. Nhờ vậy Hành Giả luôn tinh tiến tu tập tịnh hóa thân tâm của mình cho đến khi thực sự mong muốn thành Phật để hóa độ chúng hữu tình ( Đây mới đúngï là Chân thật phát Tâm Bồ Đề )

Để có thể nhanh chóng Tịnh Hóa Thân Tâm của mình, Hành Giả cần phải nương vào sự tiếp độ hộ trì của Bồ Tát Quán Thế Aâm

.) Vào tháng Giêng ( Dần) : Hành Giả nên niệm trì như sau:

Nam mô Quán Thế Aâm Bồ Tát

Bi Nguyện thật thâm sâu

Như mẹ hiền hộ giúp con

Vượt khổ đau nguy nàn

Niệm niệm Quán Thế Aâm

Niệm trừ Tham, Sân, Si

Niệm niệm từ tâm khởi

Niệm niệm thành Giác Tuệ

Đại Bi Đại Nguyện Cứu Khổ Cứu Nạn Quan Thế Aâm

Nam mô Quán Thế Aâm Bồ Tát

OMÏ NAMO SIMÏHANÀDA LOKE’SVARÀYA

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

.) Tương tự vào tháng Hai (Mão) thì trì niệm như trên nhưng chỉ cần thay câu Chú Nguyện là:

OMÏ NAMO PADMANRITA LOKE’SVARÀYA

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

Các tháng còn lại đều dựa theo cách thay đổi trên

_ Ngoài cách niệm trì trên, các vị Đạo Sư Aán Độ còn truyền dạy phương cách niệm trì dựa vào năm, tháng, ngày, giờ nhằm tăng trưởng uy lực hộ niệm của Bồ Tát Quán Thế Aâm.

Ví dụ : Hành Giả bắt đầu niệm tụng vào năm Bính Tuất, Tháng 6, ngày Dần, giờ Dậu thì trì niệm như sau:

NAMO RATNATRAYÀYA

NAMAHÏ ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATTVÀYA MAHÀ SATTVÀYA MAHÀ KARUNÏIKÀYA

OMÏ SÏADÏAKSÏARÌ LOKE’SVARA NAMAHÏ

OMÏ NÌLAKANÏTÏHA LOKE’SVARA NAMAHÏ

OMÏ SIMÏHANÀDA LOKE’SVARA NAMAHÏ

OMÏ KARANÏDÏAVYÙHA LOKE’SVARA NAMAHÏ

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

( Phương cách này còn có thể được trì niệm dựa theo năm , tháng, ngày, giờ sinh của Hành Giả nhằm tăng cường uy lực tự hộ thân mình )

_ Giai đoạn Giác Tha (Đại Từ, Đại Bi, Đại Hỷ, Đại Xả):

.) Đại Từ : Hành Giả trải rộng tâm mong muốn đem lại sự an vui cho tất cả chúng hữu tình (Dứt trừ Tham)

.) Đại Bi: Hành Giả trải rộng tâm muốn cứu giúp tất cả chúng Hữu Tình thoát khỏi mọi sự khổ đau (Dứt trừ Sân)

.) Đại Hỷ : Hành Giả trải rộng tâm vui vẻ tán thán tất cả chúng Hữu Tình biết thực hiện Chính Pháp Giải Thoát (Dứt trừ Mạn và Aùc Kiến)

.) Đại Xả : Hành giả trải rộng Tâm như hư không không dính mắc vào bất cứ hình thức nào ( Dứt trừ Nghi và Si )

Các Pháp này được thực hiện theo Thiền Quán và thi hành qua các hành động cụ thể cho đến khi Hành Giả thực sự chứng đắc được trạng thái an lạc tịch tĩnh ( Thực chứng Vô Ngã)

_ Thông thường giáo đồ Phật giáo Trung Hoa hay trì tụng Lục Tự Minh chú kèm với 04 câu chú khác và gọi là NGŨ BỘ CHÚ.

a) Tịnh Pháp Giới Chân ngôn:

OMÏ RAMÏ biểu thị cho lực gia trì của Kim Cương Bộ, giúp cho hành giả tu tập viên mãn 02 Pháp: Bố thí Ba La Mật (Dàna Pàramita) và Trì Giới Ba La Mật (‘Sìla Pàramita) để dọn sạch dất Tâm và gieo hạt giống Bồ Đề.

b) Văn Thù Sư Lợi Nhất Tự Hộ Thân Chân ngôn:

OMÏ ‘SRHYIMÏ biểu thị cho lực gia trì của Bảo Bộ giúp cho hành giả tu tập viên mãn 02 Pháp: Nhẫn Nhục Ba La Mật (Ksïànti Pàramita) và Tinh Tiến Ba La Mật (Vìrya Pàramita) để nuôi lớn Tâm Bồ đề.

c) Lục Tự Đại Minh Chân ngôn:

OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ biểu thị cho lực gia trì của Liên Hoa Bộ, giúp cho hành giả tu tập viên mãn Thiền Định Ba La Mật (Dhyàna Pàramita) để chứng ngộ Tâm Bồ đề.

d) Chuẩn Đề Cửu Thánh Tự Chân ngôn:

OMÏ CALE CULE CUimage038DHE SVÀHÀ biểu thị cho lực gia trì của Yết Ma Bộ, giúp cho hành giả tu tập viên mãn Tuệ Ba La Mật (Prajnõa Pàramita) để chứng nhập Tâm Bồ đề.

e) Nhất Tự Kim Luân Phật Đỉnh Chân ngôn:

BHRÙMÏ biểu thị cho lực gia trì của Như Lai Bộ, giúp cho hành giả tu tập viên mãn 04 Pháp: Phương tiện Ba La Mật (Upàya Pàramita), Nguyện Ba La Mật (Pranidhàna Pàramita), Lực Ba La Mật (Bala Pàramita), Trí Ba La Mật (Jnõàna Pàramita) để thành tựu Tâm Bồ đề.

Cách thức trì tụng Ngũ Bộ Chú là trì lần lượt mỗi chú 108 lần hoặc trì một lúc cả 05 chú, cứ như vậy cho đủ 108 lần. Thời gian trì tụng là 04 giờ: Tý (23h ( 01h), Ngọ (11h ( 13h), Mão (5h ( 7h), Dậu (17h ( 19h).

_ Theo hệ phái khác thì Lục Tự Đại Minh Chú được trì tụng chung với 07 câu chú khác và cũng gọi đó là Ngũ Bộ Chú.

a)OMÏ RAMÏ

b)OMÏ ‘SRHYIMÏ

c)OMÏ BHRÙMÏ PHATÏ

d)OMÏ MAHÀ SITATÀPATRA

e)OMÏ ÀHÏ HÙMÏ HRÌHÏ

f)OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

g)OMÏ CALE CULE CUimage038DHE SVÀHÀ

h)BHRÙMÏ

Cách thức trì tụng giống như trên và nhấn mạnh rằng chỉ 21 ngày thì hành giả sẽ nhận được lực gia trì qua những điềm báo tốt lành.

_ Khi Mật Giáo Tây Tạng du nhập vào Trung Hoa thì một số vị Đạo sư đã dạy cách tu TAM MẬT trong “Mật Tông Vô Thượng Du Già Song Thân Dục Lạc Đại Định", là:

a)Thân Mật: Kết Ấn (Đại Thủ ấn)

b)Khẩu Mật: Trì chú.

c)Ý Mật: Quán tưởng

d)Án Linh: miệng tụng “OMÏ ÀHÏ HÙMÏ” đỉnh lễ 03 lần.

.) Quán tưởng Mã Đầu Minh Vương Hộ Pháp và trì tụng câu chú: “OMÏ – MOKSÏA PADMA RÀJA – MÀN’SCATU HÀYAGRIVA – HURU HURU – HÙMÏ PHATÏ”

.) Người Nam, chủ yếu là quán tưởng Đức Quán Thế Âm Bồ Tát màu hồng từ Phạn huyệt (cái đầu, đỉnh đầu, trái tim) tiến vào trong thân của mình. Quán tưởng mình hóa thành Kim Thân Thánh tượng của Bồ Tát và trị tụng câu chú là: “OMÏ – ÀHÏ HÙMÏ SA – OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ”.

.) Người Nữ, chủ yếu là quán tưởng Kim Cương Hợi Mẫu (Vajra Varàhi) là Phạn huyệt tiến vào trong thân của mình. Quán tưởng mình là Thành Tượng của Kim Cương Hợi Mẫu và trì tụng câu chú là: “OMÏ OMÏ OMÏ – SARVA BUDDHA DÏÀKINÏIYE – VAJRA VARNÏANÏIYE – VAJRA VAIROCANIYE – HÙMÏ HÙMÏ HÙMÏ – PHATÏ PHATÏ PHATÏ – SVÀHÀ”

( Tại Việt Nam, một số vị Đạo sư ẩn tu trên Thất sơn đã truyền dạy cho môn đệ trì tụng một lượt các bài chú sau, lần lượt trì ít nhất 108 lần.

-OMÏ ÀHÏ HÙMÏ VAJRA GURU PADMA SIDDHI HÙMÏ

-OMÏ PADMA VAJRA HÙMÏ

-OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ

-OMÏ VAJRA PÀNÏI HÙMÏ

-OMÏ MAHÀ SITATÀPATRE HÙMÏ BHRÙMÏ

-OMÏ AMRÏTA TEJE HARA HÙMÏ

-OMÏ BHRÙMÏ HÙMÏ

-OMÏ ÀHÏ VIRA HÙMÏ KHACARAHÏ - BHRÙMÏ

( Tại Tây Tạng, theo sự khởi truyền “Bộ Pháp của Gambhava Sange” về chú Lục Tự dùng phép xuyên Tam Điền để trợ giúp khai mở Thần Thức, tác các Pháp khác cho mau thành tựu. Cách tập như sau:

Trước khi tu tập, xưng niệm hồng danh của Đức Phật Thích Ca, Đức Phật A Di Đà, Quán Thế Âm Bồ Tát và Di Lặc Bồ Tát. Xong ngồi tập, đặt gót chân trái lót huyệt Hội Âm, gác chân phải lên chân trái, ngồi Bán Già, tay kết Định Ấn, hít thở và quán tưởng.

image040Hít thở từ mũi vào, dẫn hơi từ ẤN ĐƯỜNG xuống KHÍ HẢI, đưa vào trong HOÀNG ĐÌNH THẦN, thầm niệm “ OMÏ”, tại chỗ đó thấy một hạt châu. Tiếp theo, trầm vai đưa hạt châu chạy vào trong ống giữa thân lên tới TRUNG HUỲNH ĐÌNH, thấy hạt châu sáng lên trong ống màu đỏ, bọc bên ngoài hạt châu và bên ngoài ống đỏ còn một ống trắng sáng (02 ống đồng tâm, ống trắng ngoài, ống đỏ trong, hạt châu ở chính giữa ( ) thầm đọc “MANÏI”. Thấy hạt châu sáng rực rồi từ từ ngay ống giữa thân đi theo đường xuyên Tam Điền qua cổ họng đi thẳng qua Bách Hội thành búp sen màu đỏ. Hạt châu lên đến Bách Hội thì búp sen nở thành hoa sen 7 cánh, trên có một vị Phật phóng tỏa hào quang (Đức Phật nào cũng được, tùy ý thích), thầm niệm “ PADME”, xong thở ra ẤN ĐƯỜNG, thầm niệm “HÙMÏ”.

Xong làm lại như trên 12 lần ( 01 chu kỳ là 12 lần). Tùy theo sức, thực hiện mấy chu kỳ cũng được.

_ Theo Đạo sư Tang Tong Gyabo, vị Thánh Tăng của Phật giáo Tây Tạng ở vào thế kỷ 15 thì Pháp tu trì Lục Tự Minh Chú được ghi nhận trong pháp tu “Quán tưởng Đức Quán Thế Âm” như sau: (Bản dịch của Thượng Tọa Thích Minh Lễ)

(1) QUY Y

Quy y Phật, Pháp và Thánh Tăng

Cho đến khi con thành Chánh giác

Nguyện các công đức con tạo nên (như tu Từ Bi, Bố Thí …)

Giúp con thành Phật độ chúng sinh

(Đọc 3 lần)

(2) Con cùng chúng sinh đầy hư không

Đảnh có sen trắng và ánh sáng

Trên có chữ HRÌHÏ hiện rõ ràng

Chí tôn Đại Thánh Quán Thế Âm

Trắng sạch, quang minh, sáng năm sắc (trắng, lam, đỏ, vàng, xanh)

Mỉm cười thương xót nhìn chúng sinh

Bốn tay: hai tay chắp trước ngực

Taycầm chuỗi ngọc, tay sen trắng

Y lụa, ngọc báu, trang nghiêm thân

Vai choàng da lộc (hươu), đảnh mão báu

Trên đảnh hóa Phật A Di Đà

Hai chân chéo lại thế Toàn Già

Lưng dựa một vành trăng trong sáng

Ngài là Chơn tánh mọi Quy y

(3) (Cầu nguyện với Đức Quán Thế Âm. Quán tưởng tất cả chúng sinh cùng với hành giả đồng thanh cầu nguyện)

Chúng con đảnh lễ Quán Thế Âm

Chí Thánh hoàn toàn không lỗi lầm

Bảo Thân (Thân báu) trong trắng không tỳ vết

Đảnh đầu trang sức Phật Toàn Giác

Đôi mắt Từ bi nhìn chúng sinh

(Tụng 3 hay 7 lần, càng nhiều càng tốt)

(4) Dốc lòng cầu nguyện như thế xong

Chí Thánh Bảo Thân phóng hào quang

Tịnh trừ vọng tưởng, tướng nghiệp ác

Ngoại cảnh hóa thành nước Cực Lạc

Chúng sanh ba nghiệp Thân, Khẩu, Ý

Sắc, Tiếng, Pháp Trần đều thành Không

Tất cả đều là không phân biệt.

(5) Tự Tâm đồng thời quán tưởng, miệng tụng Lục Tự Minh Chú “ÁN MA NI BÁT DI HỒNG” – OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ. Phản quán Tự Tánh, chiếu Tam luân không tịch: Không người tạo tác, không người lãnh thọ, không sự tạo tác.

(6) (Sau khi xả Thiền Quán đứng dậy hồi hướng)

Tướng con, chúng sanh là tướng Ngài

Âm thanh, âm ba Chú Lục Tự

Bao nhiêu Tâm Vương, Tâm sở niệm

Tổng thành trung khu của Đại Trí

(7) Nguyện nhờ công đức tu tập này

Con sẽ mau thành Quán Thế Âm

Khắp độ tất cả chúng sanh

Cùng qua bờ Giác chẳng chừa ai

(Nguyện đem công đức này

Hướng về khắp tất cả

Đệ tử và chúng sanh

Đều trọn thành Phật Đạo)

_Như chúng ta đã biết, Lục Tự Đại Minh Chân ngôn chính là món quà quý báu mà Đức Quán Thế Âm Bồ Tát đã ban phát cho chúng sinh trong cõi TA BÀ (Saha Loka Dhàtu) nhằm ngăn ngừa và dứt trừ “Khổ, Chướng, Hoặc” ở 03 cõi 06 đường.

Do quyền năng tâm trí tác động lên âm thanh và hình sắc của Chân ngôn mà mỗi chữ của Chân ngôn sẽ biểu hiện thành một uy lực rất lớn, cực vi diệu và linh nghiệm. Cho nên các hành giả Mật Tông Tây Tạng thường dùng “Lục Tự Đại Minh Chân ngôn” trong phương pháp Thiền Định và Quán tưởng để thanh lọc thân xác thoát khỏi 06 phiền não chính cùng với 06 cõi do nhóm phiền não ấy tạo nên. Nhờ thường xuyên tu tập Pháp “Tịnh Hóa Lục Đạo”, hành giả sẽ tự thanh lọc nghiệp căn bản của mình, từ đó mau chóng cắt đứt được gốc rễ tương quan của mình với sinh tử.

Theo Mật Tông Tây Tạng, nếu các cảm xúc phiền não không đựơc tịnh hóa thì chúng sẽ điều động Thần Thức tái sinh vào cõi nào đó trong Lục đạo. Các cảm xúc phiền não thường tích tụ trong hệ Tâm vật lý là những huyệt đạo vi tế hàm chứa nhữngn ăng lực đặc biệt trong cơ thể.

Mật Điển Dzogchen nhận định rằng:

Hạt giống Địa Ngục và nhân của nó là giận dữ, được định vị ở dưới hai gót chân.

Cõi Ngạ Quỷ và nhân của nó là Dục Tham, có gốc ở Bàn tọa.

Cõi Súc Sinh và nhân của nó là Ngu Si thì có vị trí ở lỗ rốn.

Cõi Người và nhân của nó là Hoài nghi, có vị trí ở trái tim.

Cõi Tu La và nhân của nó là ganh tỵ, nằm ở Yết hầu (cổ họng)

Cõi Trời và nhân của nó là Kiêu mạn, thì có vị trí ở Đỉnh đầu.”

Trong khi tu tập Pháp “Tịnh hóa Lục đạo” hành giả trì tụng âm thanh và quán tưởng hình sắc mỗi chữ của Chân ngôn được an bố trên mỗi vị trí tương ứng, đồng thời khởi tâm cầu nguyện và quán tưởng tất cả nghiệp do cảm xúc đặc biệt ấy tạo nên đều khô kiệt, mỗi phần thân thể liên hệ đến nghiệp của cảm xúc ấy đều hoàn toàn tan thành ánh sáng hòa nhập với Pháp giới thanh tịnh.

image042Như vậy, chữ OMÏ () màu trắng được an bố ở đầu, chữ MA () màu xanh lục được an bố ở cổ họng, chữ NÏI () màu vàng được an bố ở trái tim, chữ PAD () màu xanh lục được an bố ở lỗ rốn, chữ ME () màu hồng được an bố ở bàn tọa, chữ HÙMÏ () màu đen huyền được an bố ở hai gót chân.

Các ý tưởng cầu nguyện đi kèm theo âm thanh của mỗi chữ theo Chân ngôn là:

OMÏ : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý ảo tưởng kiêu mạn và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Thiên Giới.

MA : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý ganh tỵ tranh đấu và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong A Tu La Giới.

NÏI : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý hoài nghi tự kiêu và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Nhân Gian Giới.

PAD : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý trì độn mù quáng và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Súc Sinh Giới.

ME : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý tham dục thèm khát và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Ngạ Quỷ Giới.

HÙMÏ : Nguyện cho con dứt trừ được Tâm ý giận dữ oán hận và xa lìa được các Khổ, Chướng, Hoặc trong Địa Ngục Giới.

Điều cần nhớ là trong khi trì niệm Lục Tự Minh Chú, hành giả phải luôn luôn nghĩ đến Đức Quán Thế Âm Bồ Tát như là Ngài đang hiện diện trong nội tâm mình chứ không phải bên ngoài. Bất cứ sự mong cầu quyền lực nào bên ngoài đều là những vọng niệm cần phải loại trừ vì không có uy lực nào bên ngoài có thể giúp chúng ta thành Phật được, ngay chính sự mong cầu điều gì dù là sự bình yên, niềm phước lạc cũng là vọng niệm rồi. Thực tế, Bồ Tát là đặc tính Từ Bi thanh tịnh của Tâm và chúng sinh là đặc tính Tham trước uế trược của Tâm. Cho nên, chính năng lực đưa chúng sinh vào 03 nẻo 06 đường cũng chính là năng lực giúp chúng sinh vượt thoát vòng sinh tử luân hồi. Do ý nghĩa này, Mật Tông Phật Giáo nhấn mạnh rằng “ Dâm, Nộ, Si chính là GIỚI, ĐỊNH, TUỆ và Phiền Não cũng chính là Bồ Đề”.

Ngoài ra, một công phu tu tập siêng năng vẫn chưa đủ mà còn phải chú trọng việc mở mang Trí Tuệ qua việc tham cứu học hỏi mọi Giáo lý và Mật Điển, nắm vững đạo lý Nhân Quả, thường xuyên gieo trồng phước báo công đức, luôn làm lành lánh dữ, rèn luyện Tâm ý cho trong sạch để hỗ trợ cho Pháp tu và cần nhất là luôn thực hiện 03 điều nòng cốt của con đường giải thoát sinh tử là : sự từ bỏ, chính kiến về Tính Không và phát tâm Bồ Đề.

Khi Pháp “Tịnh Hóa Lục đạo” được thành tựu thì Tâm ý của hành giả đã vượt khỏi các Tâm phàm phu, dứt trừ được mọi ô nhiễm che lấp thân tâm và thực nhận được Giác Tính cực thanh tĩnh vốn có xưa nay, tức là chứng ngộ được Tâm Bồ đề. Trong thực tế, thì thành quả này chỉ có ở cuối quá trình tinh cần tu tập Thiền Định Ba La Mật (Dhyàna Pàramita) còn bình thường thì phương pháp này chỉ giúp cho hành giả được vãng sinh về cõi Cực Lạc của Đức Phật A Di Đà. Vì thế, các Đạo sư Mật Tông Tây Tạng thường làm pháp tu luyện này cho người chết đồng thời nhất tâm quán tưởng rằng sau khi tác Pháp xong, tất cả nghiệp của họ đều thanh tịnh và thân xác họ, bản thể họ tan thành ánh sáng rực rỡ hòa nhập vào ánh sáng đỏ rực của Đức Phật Vô Lượng Quang (Amitàbha) đang tỏa rộng ở phương Tây. Dựa vào ý nghĩa này, các giáo đồ Phật giáo Tây Tạng thường hướng về Đức Liên Hoa Thủ Bồ Tát, xưng tụng “Lục Tự Minh Chú” để cầu nguyện cho mình (hay cho người chết) được vãng sinh về Thế giới Cực Lạc.

Tóm lại, khi trì niệm “OMÏ MANÏI PADME HÙMÏ” hành giả tự an trụ Tâm Trí trong Pháp Thiền Định quán tưởng nhằm chặn đứng sự lao xao cuồng động của Tâm Trí cho đến khi cuồng tâm ngưng lại thì lúc ấy hành giả tự chứng ngộ được bản tâm thanh tịnh vô nhiễm trước vốn có nơi mình, nghĩa là chứng ngộ được Phật Tính bất sinh bất diệt đang tiềm ẩn trong Tâm Thức sinh diệt vậy.

10/07/2006

---o0o---

Trình bày: Phổ Trí

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
09/04/2013(Xem: 6186)
Thuở xưa, trú xứ của những người xuất gia từ bỏ gia đình, sống không gia đình thường là khu rừng, vách núi, hang động, đồng hoang… Ngay cả Đức Thế Tôn, khi đã có những tu viện do các cư sĩ xây dựng cúng dường như Trúc Lâm, Kỳ Viên… thì Ngài cũng chỉ cư trú trong ba tháng an cư mùa mưa, còn phần lớn thời gian Ngài đi hoằng pháp và nghỉ lại trong những khu rừng trên lộ trình du hóa.
08/04/2013(Xem: 5840)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 5748)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 5414)
Vì nội dung và hình thức của bộ sách rất sâu sắc, chi tiết và thâm diệu nên chúng tôi chỉ xin có ít lời mô tả sơ lược. Người đọc chỉ có thể đánh giá được hay tự mình định giá của nó qua các nghiên cứu cụ thể, chi tiết và thật sự vận dụng các giảng dạy trong sách.
08/04/2013(Xem: 10805)
Na Mồ Hát Ra, Đa Na Đa Ra, Da Dạ Na, Ma A Rị Da, Bá Lô Chỉ Đê, Thước Bá Ra Dạ Bồ Đề, Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ta Đa Bà Dạ, Ma Ha Ca Rô Nễ Ca Dạ, Đa Điệt Tha, Đổ Rô Đổ Rô A, Tây Ma Tây Ma Tây Ma Ha, Ma Lỵ Ni Đổ Ba, Ma Lỵ Ni Đổ Tỳ Đổ Tỳ, Na Mồ Na Ma, Ta Bà Ha (niệm 3 biến).
08/04/2013(Xem: 11860)
Thần Chú 100 âm Chủng tử Kim Cang Tát Tỏa thần chú (Tibet) 100 Syllable Mantra One Hundred Syllable Mantra of Vajrasattva Om Benza Sato Samaya, Manu Palaya
08/04/2013(Xem: 11810)
Xưa đức Như Lai là bậc tôn quý xuất thế trong đời, đem đạo pháp giáo hóa mọi người, xiển dương pháp Ðại Thừa, dắt dẫn quần mê, mở bày ra muôn pháp. Phương pháp tuy nhiều, tùy lúc mà nói, nhưng mục đích vẫn chỉ làm thế nào để vào được biển viên mãn, . . .
08/04/2013(Xem: 10207)
Với quyết tâm thành tựu / lợi lạc lớn lao nhất / nhờ tất cả chúng sinh / tôi nguyện luôn giữ gìn / chúng sing trong đáy tim / vì chúng sinh quý hơn / cả bảo châu như ý...
08/04/2013(Xem: 9579)
Bộ Đại Thủ Ấn là bộ Kinh tối quan trọng của những hành giả tu Mật giáo, nhất là ở Tây tạng. Sau khi kinh qua lộ trình của Hiển giáo, miên mật hương thơm trong giới-định-huệ và khi đã qua giai đoạn rốt ráo để rời bỏ chính ngay những phương tiện mà mang theo, người hành giả được vị Thượng sư Du già truyền trao Đại Thủ Ấn cùng Mật pháp tu tập.
08/04/2013(Xem: 9250)
Nay thầy xin tận sức giải thích Ý nghĩa tinh túy của khế kinh Phật dạy; Con đường tất cả Bồ tát đều tán dương; Cánh cửa mở ra cho kẻ thiện duyên khát khao giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]