Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Bài thứ chín: Bất định Tâm sở - III. Sắc pháp

02/05/201314:21(Xem: 21066)
Bài thứ chín: Bất định Tâm sở - III. Sắc pháp

Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


KHOÁ IX

DUY THỨC HỌC VÀ NHƠN MINH LUẬN

--- o0o ---

TẬP NHỨT
LUẬN ĐẠI THỪA TRĂM PHÁP VÀ
BÁT THỨC QUI CỦ TỤNG
***

BÀI THỨ CHÍN
G. BẤT ĐỊNH TÂM SỞ
(Có 4 món)

--- o0o ---

Bốn món Tâm sở này không nhất định thiện hay ác, nên gọi là "Bất định".

1. Hối:ăn năn. Chỗ khác gọi là "Ố tác": ghét việc làm đã qua; cũng là dị danh của "Hối". Tánh của Tâm sở này, ăn năn việc làm đã qua. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại Định.

Aên năn có khi thiện mà cũng có lúc lại ác. Như ăn năn: Vừa rồi mình sân si đánh đập người thật bậy quá, như thế là thiện. Aên năn: Vừa rồi sao mình không trộm lấy đồ vật của người, như thế là ác.

2. Miên:Ngủ. Tánh của Tâm sở nàylàm cho tâm mờ mịt, thân không tự tại. Nghiệp dụng của nó làm chướng ngại quán tưởng. Ngủ cũng có khi thiệm mà cũng có khi ác: Ngủ phải thời là thiện, còn ngủ trong khi nghe kinh hay niệm Phật là ác.

3. Tầm:Tìm cầu. Tâm sở này thiện ác không nhứt định, chỉ tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức (ý ngôn cảnh) sanh khởi thô động. Nghiệp dụng của nó là làm cho thân tâm chẳng yên.

4. Tư:Chính chắn xét Tâm sở này cũng có thiện và ác, tuỳ theo trường hợp. Tánh của nó làm cho tâm đối với cảnh danh ngôn của ý thức, sanh khởi tế nhị. Nghiệp dụng của nó làm cho thân tâm được yên.

Tóm lại, tất cả chúng sanh hằng ngày tạo nghiệp lành hay dữ, chịu quả báo khổ hay vui, không vượt ra ngoài phạm vi của 8 món Tam Vương và 51 món Tâm sở này.

***

III. SẮC PHÁP

(Có 11 món)

sắc pháp là thuộc về sắc (những cái thuộc về sắc). Sắc có hai loại: 1. Hình sắc, như dài, ngắn, vuông,tròn, ...2. Màu sắc, như xanh, đỏ, trắng, vàng, ...

sắc có 11 món là 5 căn: Nhãn căn, Nhỉ căn, Tỹ căn, Thiệt căn, Thân căn và 6 trần: Sắc trần, Thinh trần, Hương trần, Vị trần, Xúc trần, và pháp trần.

Sắc pháp là tướng phần ảnh tượng của Tâm Vương và Tâm sở (nhị sở hiện ảnh cố).

1. Nhãn căn:Con mắt. Chữ "Căn" có nghĩa là làm chỗ nương cho thức và phát sanh ra thức. Năm căn, căn nào cũng có hai thứ: 1. Tinh tế và ở bên trong, gọi là "Thắng nghĩa căn", 2. Thô phù, ở bên ngoài, gọi là "Phù trần căn".

Hình tướng của con mắt như trái nho. Nghiệp dụng của nó chiếu soi các sắc.

2. Nhĩ căn:Lỗ tai. Hình tướng của tai như lá sen non. Nghiệp dụng của nó hay nghe các tiếng.

3. Ty căn:Lỗ mũi. Hình tướng của lỗ mũi như hai ngón tay xuổi xuống. Nghiệp dụng của nó hay ngửi các mùi thơm và hôi.

4. Thiệt căn:Cái lưỡi. Hình tướng của lưỡi như trăng lưỡi liềm. Nghiệp dụng của nó nếm các vị và nói năng kêu gọi.

5. Thân căn:Thân thể. Chữ "thân" có hai nghĩa: Tích tụ các bộ phận và làm chỗ nương cho các căn. Nghiệp dụng của nó là duyên xúc trần. Như nặng, nhẹ, trơn, nhám, ...

6. Sắc trần:cảnh bị thấy của con mắt. Chữ "trần" có nghĩa nhiễm ô và bụi bặm. Sắc trần có 25 món: 1. Xanh, 2. Vàng, 3. Đỏ, 4. Trắng, 5. Dài, 6. Ngắn, 7. Vuông, 8. Tròn, 9. To, 10. Nhỏ, 11. Cao, 12. Thấp, 13. Ngay, 14. Xiên, 15. Ánh sáng, 16. Bóng, 17. Sáng, 18. Tối, 19. Khói, 20. Bụi, 21. Mây, 22. Mù, 23. Cực lược sắc (sắc rất nhỏ) và cực hánh sắc (sắc rất xa), 24. Biểu sắc (sắc, có nêu ra được), 25. Sắc hư không.

7. Thinh trần:Tiếng, cảnh bị nghe của tai. Có 12 loại tiếng: 1. Tiếng: cái tướng bị nghe của tai (nói chung các tiếng), 2. Tiếng vừa ý, 3. Tiếng không vừa ý, 4. Tiếng bình thường (không ưa ghét), 5. Tiếng loài hữu tình (tiếng nói), 6. Tiếng loài vô tình (tiếng cây, ...), 7. Tiếng thuộc cả hữu tình và vô tình (như tiếng trống do tay người ta đánh), 8. Tiếng thuộc về thế tục nói, 9. Tiếng thuộc về của Thánh giả, 10. Tiếng của ngoại đạo nói (do Biến kế sở chấp), 11. Tiếng nói chánh (Thánh ngôn)(như thật có thấy, nghe, hay, biết thì nói có thấy nghe, hay và biết; không thấy nghe, hay, biết thì nói không thấy, nghe, hay, biết, như thế gọi là 8 lời nói chánh), 12. Tiếng vang.

8. Hương trần:Mùi, cảnh bị ngửi của mũi. Có 6 thứ mùi: 1. Mùi thơm, 2. Mùi hôi, 3. Mùi không thơm hơi, 4. Mùi từ bản chất sanh (cu sanh hương), 5. Mùi do chế tạo mà có (hoà hiệp hương), 6. Mùi do sự biến đổi mà sanh.

9. Vị trần:Vị, cảnh bị nếm của lưỡi. Có 12 thứ vị: 1. Vị đắng, 2. Vị chua, 3. Vị ngọt, 4. Vị cay, 5. Vị mặn, 6. Vịlạt, 7. Vị vừa ý, 8. Vị không vừa ý, 9. Vị bình thường, 10. Vị từ bản chất sanh, 11. Vị do hoà hiệp chế tạo mà có, 12. Vị do biến đổi ma sanh.

10. Xúc trần:Xúc, cảnh bị biết của thân. Xúc trần có 24 món: 1. Đất, 2. Nước, 3. Gió, 4. Lữa, 5. Nhẹ, 6. Nặng, 7. Nhám, 8. Trơn, 9. Hưởn, 10. Gấp, 11. Lạnh, 12. Nóng, 13. Cứng, 14. Mềm, 15. Đói, 16. Khát, 17. No, 18. Sức lực, 19. Yếu, 20. Buồn, 21. Ngứa, 22. Dính, 23. Già, 24. Bịnh, 25. Chết, 26. Ốm.

11. Pháp trần:Cái bóng dáng của năm trần còn lưu lai trong ý thứic. Nghĩa là khi mắt không còn thấy sắc, tai không còn nghe tiếng, cho đến thân không còn biết xúc, mà trong ý thức vẫn nhớ lại bóng dáng của 5 trần; cái bóng dáng đó lsà pháp trần. Trong Duy thức gọi là "lạc tạ ảnh tử" (cái bóng rớt lại). Đây là cảnh bị biết của ý thức. Pháp trần có 5 loại:

1. Cực lược sắc: Sắc rất nhỏ như vi trần.

2. Cực hánh sắc: Sắc rất xa, như thấy tăm tăm mù mù.

3. Định quả sắc: Những sắc tướng do tu định hiện ra. Như các vị Bồ Tát, khi nhập định hiện ra nước, lửa, thế giới, ...

4. Vô biểu sắc: Sắc không nêu bày ra được; như khi thọ giới, ý thức lãnh thọ mà có, nên cũng gọi là "thọ sở dẫn sắc" (sắc do thọ giới dẫn sanh).

5. Biến kế sở chấp sắc: Sắc do ý thức vọng tưởng phân biệt sanh, chẳng thật.

--- o0o ---

---*^*---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6816)
Quy mệnh Thiên Quang Nhãn. Đại Bi Quán Tự Tại. Đầy đủ trăm ngàn tay. Muôn mắt cũng như vậy. Làm cha mẹ Thế gian. Hay cho chúng sinh nguyện. Vì thế Bạc Già Phạm. Mật nói Thắng Pháp này. Trước tiên phát nguyện lớn.
08/04/2013(Xem: 10315)
Một thời Đức Phật ngự trong Tịnh Xá tại nước Xá Vệ Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo Tôn Giả A Nan Đà (Ananda) rằng:”Nay ông hãy lắng nghe. Có Kinh Tiêu Trừ Nhất Thiết Thiểm Điện Chướng Nạn Tùy Cầu Như Ý Đà La Ni mà đấng Như Lai Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác...
08/04/2013(Xem: 6127)
Tại miền Trung Thiên Trúc, nước Ma-già-đà (Ma-kiệt-đà: Magadha), thành Vương Xá (Rajagraha), chùa Na-lan-đà Trúc Lâm (Nalanda), có vị Tam tạng Sa-môn húy là Du-ba-ca-la, Trung Hoa gọi là Thiện Vô Uùy (Subhakarasimha).
08/04/2013(Xem: 8424)
Đức Như Lai ở trăm ngàn Câu chi A tăng kỳ kiếp gom chứa chất liệu Bồ Đề, gia trì văn tự Chân Ngôn của Đà La Ni khiến cho Bậc Bồ Tát đến ngộ tương ứng với điều này mà đốn tập chất liệu của Phước Đức và Trí Tuệ. Ở nơi Đại Thừa, cần tu hành hai lối của Bồ Tát Đạo để chứng đạo Vô Thượng Bồ Đề.
08/04/2013(Xem: 14281)
Trì Thế Bồ Tát có tên Phạn là Àrya Sutàre (Thánh Thiện Cứu Độ) hay Sudhàre (Thiện Trì), Dhàralokajvala (Trì Thế Quang Minh), nhưng trong các Kinh bản thì thường dùng tên gọi là Vasudhàra hoặc Vasudhàri (Danh xưng này tương đương với các vị Thần Đất hay bảo vệ mùa màng thuộc truyền thống An Độ)
08/04/2013(Xem: 7711)
Nếu muốn cầu Tức Tai, cần diệt hết 7 loại tai nạn là : Mặt trời mặt trăng che nuốt, 5 vì sao sai trái mất độ bình thường, binh giặc nổi dậy, nước cạn chẳng đúng thời, gió mưa mất độ, bầy tôi phản nghịch gây tổn hại cho quốc dân, cọp sói thú ác ăn nuốt chúng sinh, lúa gạo (Ngũ cốc ) chẳng được mùa.
08/04/2013(Xem: 10339)
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Phật ngự tại giảng đường Trùng Các của Tinh Xá Đại Lâm trong vườn cây Am La thuộc nước Tỳ Xá Ly cùng với 1250 vị Tỳ Kheo đều là các bậc A La Hán đã dứt các Lậu, chẳng thọ thân sau nữa như là vàng ròng đã tinh luyện, thân tâm lặng trong, 6 Thông không ngại.
08/04/2013(Xem: 10930)
Bấy giờ Đức Phật bảo A Nan rằng:”Quán Thế Am Bồ Tát này đã nói Quảng Đại Viên Mãn Vô Ngại Đại Bi Tâm Thần Chú chân thật không hư dối. Nếu có nhóm người đã cầu nguyện mà muốn thỉnh cầu Quán Thế Am Tự Tại Bồ Tát Ma Ha Tát...
08/04/2013(Xem: 4731)
Cúi đầu lễ Đại Mật Từ Trì Kim Cương sinh Mở diễn Nghi vi diệu Khế chân thật giản yếu Người tu tập Du Già Nguyện hưng tâm lợi lạc Hết mười phương không sót Tất cả Giới Chúng Sinh Thành tựu Tính Chân Ngôn Tùy theo ý xưng tụng
08/04/2013(Xem: 5358)
桮輆 屹楠 伋? 才?¦觜X摓叨 亦? OM SARVA YOGA CITTAM UTPÀDA MI (? YÀMI) 向?ư 介?雽 VAJRAM JALIM (? JALI) 向?z 向?_ VAJRA BANDHA 向?z 向?_ 氛?誆 VAJRA BANDHA TRAT 向?z吒在珆 VAJRA VE’SA (? AVI’SA) AH... 鉏先?氛? 觠 SURATRA (? SURATA) STVAM _
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]