Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

BÀI THỨ SÁU

26/04/201320:25(Xem: 22040)
BÀI THỨ SÁU


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


PHẬT HỌC PHỒ THÔNG KHÓA VI

TRIẾT LÝ ĐẠO PHẬT
hay là
ĐẠI CƯƠNG KINH LĂNG NGHIÊM

--- o0o ---

BÀI THỨ SÁU

I. -A-nan không hiểu hỏi Phật

II. - Phật chỉ hai món vọng thấy 

III .- Dụ về nghệp chung của cá nhơn.

IV. - Dụ về nghiệp chung của đồng loại

V. - Lấy nghiệp riêng để chỉ rõ nghiệp chung

VI. -Phật kết thúc lại

VII. - Phật chỉ các pháp đều về chơn tâm 

VIII-A-nan ngi cái nghĩa bốn đại hòa hiệp sanh

IX. - Phật quở A-nan học nhiều mà nhiều mà không hiểu

X. - Phật nói cái tánh của bốn đại phi hòa-hiệp

XI. - Đất từ chơn tâm biến hiện

XII.- Lửa từ chơn tâm biến hiện

XIII- Nước từ chơn tâm biến hiện

XIV- Gió từ chơn tâm biến hiện

--- o0o ---

I.-A-NAN KHÔNG HIỂU HỎI PHẬT[^]

A-Nan thưa Phật:- Bạch Thế Tôn,vừa rồi Phật nói cái nghĩa "nhơn duyên, tự nhiên hòa hiệp và bất hòa hiệp ",chúng con còn chưa hiểu, nay lại nghe Phật nó đến nghĩa " tâm sanh ra cái thấy, cái thấy không phải tâm ..." chúng con lại còn thêm mù mịt nữa. Cúi xn đức Như lai duỗi lòng từ bi, chỉ dạy cho chúng con ngộ được nhơn tâm thanh tâm thanh tịnh, sáng suót này.

II.- PHẬT CHÆ HAI MÓN VỌNG THẤY [^]

Phật dạy: -A-Nan ông phải chín chắn nghe, ta sẽ vì các ông phân biệt chỉ dạy,cũng khiến cho chúng sanh đờ i sau ngộ được đạo quả Bồ đề.

Này A-Nan , tất cả chúng sanh bị sanh tử luân hồi trong thế gian, đều do ha món điên đảo phân biệt vọng thấy, tức nơi đó phát sanh ra sự nghiệp, rồi theo nghiệp mà chịu khổ luân hồi.

LƯỢC GIẢI

Từ nơ tâm động vọng sanh ra các nghiệp, rồi theo nghiệp mà chịu khổ hay vui. Cũng như người từ mê mà sanh ra ngủ, từ nơi đó mà hiện ra các cảnh vật vui, buồn rồi chịu lấy buồn vui.

*

-Thế nào là hai món? -1- Cái điên đảo thấy thuộc về nghiệp riêng của cá nhơn. 20 Cái điên đảo vọng thấy thuộc về nghiêïp chung của nhơn loại.

III.- DỤ VỀ NGHỆP CHUNG CỦA CÁ NHƠN .[^]

A-Nan, sao gọi là cái điên đảo vọng thấy thuộc về nghẹp riêng của cá nhơn? Dụ như người nhặm con mắt, ban đem dòm đèn thấy có vòng tròn òa đỏ năm màu (ngủ uẩn).

Ý ông ghĩ sao? Cái vầng đỏ năm màu ấy, của đèn hay cái thấy?

A-Nan, nếu ông nói "của đèn" thì sao những người không nhặm mắt, họ chẳng thấy vầng đỏ, mà duy có người nhặm, mắt mới thấy thôi?

Nếu nói "cái vầng đỏ đó của cái thấy, thì cái thẫyđa thành vầng đỏ; vậy người nhặm con mắt thấy vầng đỏ, thì bảo là thấy cái gì? (vì cái thấy đã thành vầng đỏ rồi, thì hông thể nói thấy vầng đỏ nữa được" 

Lại nữa nếu ông chấp "cái vầng đỏ rời đèn riêng có ", thời đáng lẽ ông xem bàn ghế chung quanh đều có vầng đỏ cả. Còn nói "vầng đỏ rời cái thấy riêng có", thì không cần con mắt thấy. Vậy thì tại sao người nhặm mắt thấy có vầng đỏ?

Thế nen phải biết: cái mà sáng là ở nơi đèn, cái thấy vì bệnh mắt mà có bóng lòa. Cái "bóng lòa " và cái "thấy lòa"đều do nơi mắt nhặm. Còn cái thấy được lòa nhặm, thì "cái thấy" đó không phải nhặm hiện.

LƯỢC GIẢI

Đại ý đoạn này Phật nói: Vì vô minh vọng động ( nhặm) mà thấy có cái cảnh vật hiện ra như vậy (lòa đỏ). Chớ không phải do chơn lý (du đèn) hay chơn trí (dụ cái thấy) và cũng không thể nói nó ngòai chơn lý hay chơn trí.

*

IV.-DỤ VỀ NGHIỆP CHUNG CỦA ĐỔNG LOẠI [^]

-A-Nan, sao gọi là nghiệp chung vọng thấy của đồng loại?- Dụ như trong thế giới này có nhièu nước. Nhưng chỉ có một nước vì dân chúng đồng tạo ác nghiệp,nên điều cảm thấy có điềm không tốt, như sao chổi, sao phướn, hoặc hai mặt trời, hai mặt trăng v.v...Còn dân chúng ở các nướckhac thời đều không thấy và cũng không nghe. 

V.- LẤT NGHIỆP RIÊNG ĐỂ CHỈ RÕ NGHIỆP CHUNG[^]

Này A-Nan , như người nhặm con mắt, vì nghiệp riêng của họ, nên "vọng thấy"cáiđèn có vầng đỏ hiện ra. Tại con mắt nhặm mới thành ra lòa, chớ"cái thấy" đó không lòa.

So sánh như các ông ngày hôm nay, thấy có núi, sông, thế giới và chúng sanh đó, đều do ái" nhặm lòa từ vô thỉ"( vô minh vọng động từ vô thỉ) cho nên mới thấy cảnh vật hiện ranhư vậy.

Các ông nên biết:"mắt thấy" (kiến) với cảnh vật bị thấy ( kiến duyên) hiện tiền đây, dều do cái "vọng thấy" (giác minh) hiện ra. Cái "vọng thấy" đó ( giác kiến)nó lòa nhặm, chớ cái chơn tâm không nhòa nhặm.

Cái chơn tâm biết được cái lòa nhặm đó ( giác sở giác sảnh) nó không phải ở trong lòa nhặm (gíac phi sảnh trung).

Như thế thời làm sao bảo cái chơn tâm đó là các cảm giác thấy, nghe, hay biết được ư? đây chính là cái nghĩa:"tâm sanh ra cái thấy, cái thấy không phải tâm v.v...ông mới vừa hỏi trước".

Thế nên, nay ông thấy "tôi", thấy "ông" cùng thấy "thế giới" và "chúng sanh ", đều do ông lòa nhặm (vô minh vọng động) mà thấy như vậy, chớ không phải cái thấy (tâm) đó nó lòa nhặm, cho nên không thể bảo nó ( chơn tâm) là "cái thấy".

LƯỢC GIẢI

Đại ý đọan này nói: từ nơi chơn tâm, vì vô minh vọng động, nên khởi ra có căn và cảnh (cái thấy và cái bị thấy).vì các cảm giác: thấy, nghe, hay, biết cùng với các cảnh vật bị thấy, đều do vô minh vọng động hiện ra cả. Còn "chơn tâm" vì không phải là vô minh , nên không thể gọi nó ( chơn tâm) là cái cảm giác: nghe, thấy, hay, biết được .

Đây là giải lại cái nghĩa ở đọan trước nó: "chơn tâm sanh ra cái thấy v.v. ( kiến kiến chi thời) cái thấy v.v...không phải là chơn tâm ( kiến phi thị kiến). Cái thấy nó còn xa cách chơn tâm v.v.v.."

Nên nhớ lỗi tại "vô minh vọng động", chớ không phải lỗi tại cái "thấy" và "cảnh bị thấy". Củng như tại nhặm chớ không phải lỗi tại " cái thấy" của con mắt và" bóng lòa ".

VI.-PHẬT KẾT THÚC LẠI[^]

A-Nan , một người nhặm mắt, vì nghiệp riêng của họ, nên họ thấy có cái vầng đỏ; cũng như dân chúng trong mộtnước, do ác nghiệp chung tạo của họ, nên đồng thấy những điềm không lành hiện ra.

Lên một tâng nữa, là tòan cả chúng sanh trong mười phương thế giới ngày nay đây, đều do "vô minh vọng động từ vô thỉ" nên đồng vọng thấy có thế giới chúng sanh hiện ra vậy.

Từ nơi chơn tâm, vì hư vọng nên hiện ra các cảm giác thấy, nghe, hay, biết. Do hòa hiệp vọng sanh ra, rồi cũng do hòa hiệp vọng diệt đi.

Nếu các ông xa lìa được các duyên hòa hiệp cùng bất hòa hiệp, và trừ hết các nhơn sanh tử rồi, thì cái chơn tâm thường trụ thanh tịnh, bất sanh bất diệt hiện ra, và các ông được viễn mãn đạo Bồ Đề.

LƯỢC GIẢI

Phật lấy một người nhặm đế dụ một nước thấy niềm ác; lấy một nước để dụ chúng sanh trong mười phương. Vì vô minh vọng động từ vô thỉ, nên thấy có chúng sanh và thế giới. Cũng như người nhặm mắt thấy có vầng đỏ. Nếu hết nhặm thì vầng đỏ không còn, lúc ấy con mắt lành mạnh tự hiện.

Cũng như vô minh vọng tưởng hết, thì thế giới chúng sanh chẳng còn. Lúc bấy giờ chơn tâm sáng suốt hện ra, được viên mãn đạo Bồ đề, thế gọi là bực Đại Giác.

VII.-PHẬT CHỈ CÁC PHÁP ĐỀU TRỞ VỀ CHƠN TÂM[^]

A-Nan, ông còn chưa hiểu: các trần tướng huyễn hóa đó là nơi tâm sanh ra, rồi cũng tùy tâm diệt mất (đương xứ xuất sanh, tùy xứ diệt tận).

Cái "tướng" (hiện tượng) của nó thì huyễn vọng, còn "tánh" (bản thể) của nó lại chơn thường.

Nào là: 5 ấm, 6 nhập, 12 xứ, 18 giới đều do nhơn duyên hư vọng hòa hiệp tạm có sanh; nhơn duyên biệt ly, hư vọng tạm gọi là diêt.

Các ông không biết: nào sanh, diệt, khứ, lai đều gốc ở nơi chơn tâm thường trụ . trong thể tánh chơn như thường trụ này, tìm kiếm cái khứ, lai, mê, ngộ, sanh tử v.v...quyết không thể được.

LƯỢC GIẢI

Hiện tượng các pháp thì vọng, mà bản thể của các pháp lại chơn . đứng về phần hình tướng( hiện tượng) các pháp thì thấy có sanh, diệt, khứ, lai. Còn đứng về phần bản tánh (bản thể) thời tìm cái khứ, lai, sanh, diệt, mê, ngộ không thể được .

VIII.-A-NAN NGI CÁI NGHĨA BỐN ĐẠI HÒA HIỆP SANH[^]

A-Nan thưa Phật rằng:-- Bạch Thế Tôn, trước kia ngài thường nói" tất cả csc vật trong thế gian đều do bốn đại hòa hiệp sanh". Tại sao ngày hôm nay, Như Lai bác bỏ cả thuyết "nhơn duyên " và "tự nhiên". Chúng con không biết nghĩa này thế nào? cúi xin đức Từ tôn chỉ dạy nghĩa trung đạo rốt ráo cho chúng con.

LƯỢC GIẢI

Phật đã nhiều lần bác cả nhơn duyên và tự nhiên, mf ông A-Nan vẫn còn chấp mãi. Cũng vì lưới nghi nhiều lớp, không thể một lần lột hết được !

IX.- PHẬT QUỞ A-NAN HỌC NHIỀU MÀ KHÔNG HIỂU[^]

Phật dạy rằng: -Ông trước kia nhàm chán quả Thinh văn, Duyên giác là thuộc về Tiểu-thừa, phát tâm cầu đạo vô thượng Bồ đề, cho nên ta mới vì ông chỉ bày nghĩa lý cao thượng thứ nhứt (đệ nhứt nghĩa đế).

Tại sao ông còn đem lời nói tầm thường trong thế gian, là thuyết "nhơn duyên" để tự ràng buộc lấy mình?

Ông tuy học nhiều mà không hiểu chi cả; cũng như người trong thế gian nói đến tên món thuốc này, món thuốc kia, đến khi thuốc thật đem ra trước mắt, thì họ không thể phân biệt được , t6hật đáng thương xót !

Ông nên chăm chú nghe, nay ta sẽ vì các ông, cùng với những người tu về Đại -thừa đời sau, mà phân biệt chỉ dạy, để cho các ông thông hiểu được thật tướng (chơn tâm).

A-Nan yên lặng, lóng nghe lời Phật dạy.

X.- PHẬT NÓI CÁI TÁNH CỦA TỨ-ĐẠI PHI HÒA HIỆP[^]

A-Nan, ông nói rằng: "Do bốn đại hòa hiệp sanh ra tất cả vật". Này A-Nan, nếu cái thể tánh (bản tánh) của bốn đại kia không có hòa hiệp, thời nó không có hòa hiệp, thời nó không thể hòa với gì được; cũng nư hư không, không hòa hiệp với các vật. Còn nó có hòa hiệp, thời đồng với vật biến hóa (hiện tượng sanh diệt) nghĩa là, trước sau thành nhau, như nước thành băng, băng trở lại thành nước. Sanh diệt nói nhau, sanh tử, tử sanh, sanh sanh tử tử, xoay tròn như vòng lửa, không dứt đoạn.

LƯỢC GIẢI

Ông A-Nan lấy "hình tướng" (hiện tượng) của tứ đại có hư vọng hòa hiệp mà hỏi. Còn Phật chỉ cái "thể tánh" (bản thể) của tứ đại rất hòa hiệp, cũng như hư không, để giải thích. Nếu nó (tánh) có hòa hiệp thì cũng đồng như các tướng (tứ đại) có sanh diệt.

*

XI.- ĐẤT TỪ CHƠN TÂM BIẾN HIỆN[^]

- A-Nan, ông xem đất kia, lưón là quả địa cầu, còn nhỏ là hạt bụi (vi trần). Chẻ hạt bụi rất nhỏ (cực vi) ra làm bảy phần, thì thành hạt bụi lân hư (gần với hư không). Cái giáp ranh của sắc tướng tột đến chừng đó. Nếu chẻ hạt bụi nhỏ nhứt này (lân hư) ra làm một lần nữa, thì thành hư không. Thế thì rõ ràng hư không do chẻ bụi mà có, không phải do hòa hiệp sanh.

Này A-Nan, như lời ông nói: "Do hòa hiệp sanh ra các vật trong thế gian". Vậy ông thử xem một hạt bụi nhỏ nhứt này (lân hư) , phải dùng bao nhiêu hư không hòa hiệp lại mới thành ra nó? không lẽ hạt bụi nhỏ nhứt này hòa hiệp lại thành ra hạt bụi nhỏ nhứt ( lân hư trần). 

LƯỢC GIẢI

Nếu nói"các vật do hòa hiệp thành" thì hạt bụi nhỏ nhất này cũng phả do hòa hiệp mà thành.

Vậy thì lấy cái gì hòa hiệp thành hạt bụi này. Nếu nói "lấy hư không hòa hiệp lại thành" thì phi lý. Còn không lấy hư không thì lấy cái gì hòa hiệp thành ra nó? (vì ông A-Nan chấp các pháp do hòa hiệp mà sanh). Nếu nói lấy sắc tướng hòa hiệp, thì thành ra một vật lớn, chớ không phải là thành hạt bụi nhỏ nhứt (lân hư trần) nữa.

Lại nữa, nếu chẻ hạt bụi nhỏ nhứt (lân hư) ra thành hư không, thì rõ ràng hư không không phải do hòa hiệp thành. Nếu nói do hòa hiệp thành, thì phải dùng bao nhiêu sắc tướng hòa hiệp lại mới thành hư không? không thể hư không tự nó hòa hiệp thành hư không?

LƯỢC GIẢI

Vì chấp "các pháp do hòa hiệp mà có". Vậy hư không lấy cái gì mà thành? Không lẽ lấy hư không hòa hiệp thành hư không . đoạn trên Phật chỉ hạt bụi, đoạn này Phật chỉ hư không, đều phi hòa hiệp cả.

*

Vậy nên biết: khi sắc hòa hiệp thì không phải hư không, khi hư không hòa hiệp thì không phải sắc. Cái sắc còn có thể cia chẻ ra được, chớ hư không làm sao mà hòa hiệp cho được?

LƯỢC GIẢI

Đại ý đoạn này, Phật nói các pháp hư vọng hư huyễn, như hóa, phi hòa, phi hiệp, do chúng sanh mê vọng mà thấy in tuồng như thật.

*

Các ông không biết: trong chơn tâm, tánh (bản thể) của sắc là chơn không (tâm); tánh (bản thể) của không là chơn sắc (tâm). Nó vốn saün thanh tịnh, khắp giáp cả pháp giới; tùy theo tâm của chúng sanh tạo nghiệp và phân biệt như thế nào, thì có ứng hiện ra như thế nấy. Chúng anh không biết, chấp là nhơn duyên sanh, hay tự nhiên cóv.v...những cái chấp đó, đều do thức tâm phân biệt so đo cả. Phàm có nói năng, phân biệt, thì đều không đúng.

LƯỢC GIẢI

Thật ra các vật ở giữa này, không có nhứt định vật gì, thật là vật gì cả. Tùy theo tâm của chúng sanh tạo nghiệp như thế nào, thì nó hiện ra như thế ấy. Đối vôứi chúng sanh đó, nó thật hay đúng với loài đó thôi.

Như chén nước đây, nếu đồng nghiệp loài người thì đều thấy thật là nước; còn đối với con vi trùng trong chén nước, thì không phải là nước nữa rồi, mà chính là nhà cửa của nó.

Hay như cái bàn gổ này, đối với loài người thì thấy nó là cái bàn thật, chớ đối với con mọt, thì lại không thành cái bàn nữa, mà thật là món ăn của chúng.

Thêm một tỷ dụ nữa, như thân này đối với loài người, thì thấy thật là thân người, chớ đối với con vi trùng trong thân, thì không thành cái thân nữa, mà thật là một thế giới bao la vô tận của nó.

Vậy thì thấy thật nước hay thật chỗ ở, thật cái bàn gỗ hạythât món ăn, thấy thật thân người hay thật thế giới, đều tùy theo tâm niệm phân biệt nhận định riêng của mỗi loài như thế nào, thì nó thành ra thế nấy. Nên trong kinh nói: "tùy tâm biến hiện".

Chúng ta thường thấy: Khi nào tâm ta vui vẽ, thì thấy cảnh vật chung quanh đều vui, cho đến ngủ chiêm bao củng thấy cảnh vui hiện ra. Trái lại, khi nào tâm ta buồn phiền thì thấy cảnh vật chung quanh cũng buồn bực; mỗi mỗi đều do tâm mình biến hiện ra cả, nên có câu:

"Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu

Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ!"

XII.-LỬA TỪ CHƠN TÂM BIẾN HIỆN[^]

-A-Nan , lửa không có tự thể, nó chỉ gá các duyên mà sanh. ông hãy xem những nhà trong thành này, khi họ muốn nấu ăn, thì họ cần cái kiến (dương tọai) đưa ra trước mặt trời lấy lửa. Này A-Nan , lửa ấy nếu nhơn hòa hiệp mà có, thì nó từ trong cái kiến sanh, từ bùi nhùi ra, hay từ nơi mặt nhựt đến?

Nếu lửa từ mặt nhựt đến, cháy được bùi nhùi trong tay của ông, thì những cây rừng và các cảnh vật nóvừa trãi qua đó đáng lẽ đều phải bị cháy cả.

Còn nói"lửa từ trong kiến sanh ra cháy cái bùi nhùi",sao cái kiến người cầm đó không cháy? Và cái bàn tay của người cầm củng không cháy?

Còn nói"lửa trong bùi nhùi ssanh" thì cần gì phải có bàn tàycâm cái kiến hứngánh sáng mặt trời, mới có lữa?

Ông nên chín chắn xem xét: cái kiến ở nơi tay người cầm, mặt nhựt thời ở trên trời, bùi nhùi thì nằm tại đất. Cái kiến và mặt trời vẫn xa nhau, không phải hòa, không phải hiệp. Vậy thì lưả này từ đâu mà đến cháy đây? Không lẽ lửa không từ đâu cả mà tự có?

Các ông không biết trong chơn tâm,tánh( bản thể) của lửa ( tâm ) là thật không; tánh ( bản thể ) của không ( tâm ) mới là lửa thật. Nó vẫn thanh tịnhkhắp giáp cả pháp giới, tùỳ theo tâm của chúng sanh phân biệt như thế nào, thì nó hiện ra như thế nấy.

Nếu một người cầm kiến lấy lửa, thì một chỗ đó có lửa hiện ra. Nếu tất cả người trong thế gian đều cầm kiến lấy lửa, thì khắp tất cả trong thế gian đều có lửa hiện ra; chỉ tùy theo vọng nghiệp của chúng sanh mà hiện đó thôi, chớ không có xứ sở gì. Người thế gian không biết, dùng thức tâm hư vọng phân biệt mê lầm chấp cho nhơ3nhưng duyên sanh, hoặc tự nhiên có v.v...phàm có nói năng, phân biệt đều không đúng sự thật.

LƯỢC GIẢI

Đại ý như đoạn trên ( đất)

*

XIII.-NƯỚC TỪ CHƠN TÂM BIẾN HIỆN[^]

A-Nan , tánh nước không tịnh, đứng chảy chẳng thường. Như trong thành Thất La, các vị đại huyễn sư, như ông Ca-tỳ-la-tiên, Chiết-ca-la-tiên, Bác-đầu-ma và Ha-tát-đa v.v...Các vị này thường lấy nước mặt trăng hòa với thuốc. Họ choờ đêm nào trăng sáng trong, cầm hột châu phương chư hứng mặt trăng, thì có nước chảy ra ở thau.

Vậy nước ấy từ hột châu sanh?hay từ hư không ra? Hay từ mặt trăng đến?

A-Nan , nếu từ mặt trăng đến, nó làm cho hột châu ra nước;vậy thời từ phương xa đến đây, trong khi trãi qua cây cối các cảnh vật, nó phải đều làm cho ngập ướt cả; nếu thế thìcần gìphải có hột châu phương chư ( hột châu lấy nước)? song sự thật các cảnh vật không ngập ướt, thì rõ ràng nước ấy không phảitừ mặt trăng đến.

Còn nói"nước từ hạt châu ra", thì hột châu nếu đã chảy ra được nước, đáng lẽ lúc nào nó cũng tự chảy ra được nước, cần gì phải chờ nữa đêm hứng mặt trăng sáng mới có nước?

Còn nói"nước từ hư không sanh" thì hư không vô biên,nước cũng phải vô biên; vậy thì từ nhơn gian cho đến thiên thượng, tất cả cỏ cây, đất đai đều bị ngập lụt cả.

Oâng nên chín chắn xem xét: Mặt trăng ở trên trời, hột châu ở tay người cầm, cái thau hứng nước lại để dưới đất. Mặt trăng với hột châu để cách xa nhau, không phải hòa cũng không phải hiệp, vậy nước đó từ đâu mà đến? Không lẽ không nhơn đâu mà nó tự có.

Oâng không biết trong chơn tâm, tánh ( bán thể) của nước ( tâm ) thật không; tánh ( bản thể ) của không (tâm ) thật nước, vốn saün thanh tịnh khắp giáp cả pháp giới, tùy tâm của chúng sanh phân biệt như thế nào, thì nó hiện ưng như thế nấy. Một người cầm hột châu lấy nước, thì một chỗ đó có nước. Nếu tất cả người trong thế gìanđêu cầm hột châu lấy nước, thì khắp cả trong thế gian đều có nước. Nước tùy theo nghiệp chướng trong chúng sanh màphát hiện ra; nó không có phương hướng sứ sở gì. Người trong thế gian không biết, lầm chấp nhơn duyên sanh, hoặc tự nhiên có, đều do thức tâm vọng chấp, phân biệt cả. Phàm có nói năng, luận bàn thế nào, cũng đều không đúng cả.

XIV.-GIÓ TỪ CHƠN TÂM BIẾN HIỆN[^]

A-Nan, tánh gió không tịnh, động và tịnh chẳng thường. Như ông thường đắp y đi vào đại chúng, cái chéo y của ông phất qua người gần bên, thì có một chút gió quạt đến mặt người. Vậy gió này từ chéo y bay ra, hay từ hư không bay đến, hay từ nơi mặt người sanh?

A-Nan, nếu gió này từ cái y bay ra, thì cái y đã thành gió, vậy nó phải bay bổng rời khỏi thân ông, và ông đắp y thành ra đắp gió hay sao? Ta hay xổ cái y ra, ông hãy thử xem coi gió ở chổ nào? chẳng lẽ trong y có chổ cất (để) gió.

Nếu gió từ hư không sanh, vậy thời khi ông không động cái y, sao chẳng có gió? Và hư không thường còn, thì gió cũng phải thường sanh, nếu khi nào không có gió, thì hư không phải diệt. Song thật ra gió có thể diệt (hết) chớ không làm sao diệt được.

Nếu hư không có sanh diệt, thời không gọi là hư không; còn gọi là hư không thời làm sao lại sanh ra gió được. 

Còn ông nói "gió từ nơi mặt người bị phất sanh"; nếu thật thế, thì gió phải phất đến mặt ông mới phải, tại sao nó lại phất ngược trở lại mặt người bị phất.

Ông nên chính chắn xem xét: Cái ly là ở nơi ông, cái mặt la fthuộc về người kia (bị phất), còn hư không thì tự yên lặng; gió (động) với hư không (lặng) tánh khác nhau, không hòa không hiệp, vậy gió từ nơi đâu mà phát động đến đây? Không lẽ không từ nơi đâu mà tự có.

Các ông không biết trong chơn tâm, tánh (bản thể) của gió (tâm) là thật gió, vốn sẳn thanh tịnh, khắp giáp cả pháp giới, tùy tâm chúng sanh phân biệt như thế nào, thời nó hiện ra như thế nấy. Một người phất y, thời có một chút gió sanh ra. Nếu tất cả mọi người trong thế giới đều phất y, thì cả thế giới đều có gió, theo nghiệp của chúng sanh mà phát hiện, không có phương hướng, xứ sở gì. Thế gian không biết, khởi thức tâm phân biệt so đo, lầm chấp là nhơn duyên sanh, hoặc tự nhiên có v.v...đều không đúng cả.

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
08/04/2013(Xem: 6442)
Kính lễ Thánh Đại Bi Tạng Quán Tự Tại Bồ Tát. - Thắng cảnh Ba Đáp Lạp (Potalaka) Chữ ĐÁP (鄔 _ TÀM) màu lục sinh. Tam Thế Phật Nghiệp Mẫu Vô Lượng Quang (Amitàbha) nghiêm đỉnh. Cầu Ngài, quyến thuộc đến.
08/04/2013(Xem: 6948)
Nhất tâm quy mệnh lễ! Núi Bổ Đa La Ca (Potalaka) Tốt lành đáng yêu mến. Cõi đó dùng mọi thứ Châu báu để nghiêm sức Mọi loại rừng cây báu Rũ cành lá rậm kín Có mọi thứ thành tựu...
08/04/2013(Xem: 6799)
Như vậy tôi nghe. Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự tại núi Bố Đát Lạc Ca (Potalaka) vì các Người, Trời, tất cả Đại Chúng diễn nói Pháp Yếu, quán khắp mười phương dùng âm thanh màu nhiệm bảo Quán Tự Tại với Diệu Cát Tường Bồ Tát rằng: “Thiện Nam Tử ! có Kinh tên là Nhất Thiết Như Lai Sở Hộ Quán Sát Chúng Sinh Thị Hiện Phật Sát Trang Nghiêm Vương Đà La Ni.
08/04/2013(Xem: 6174)
Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo A Nan rằng:” Có Đà La Ni tên là Bảo Kế hay cho chúng sinh làm lợi ích lớn, hay diệt nghiệp tội cực nặng của chúng sinh. Này A Nan ! Xưa kia Đế Thích đánh nhau với Tu La thời Đế Thích bị thua, bỏ chạy, sợ hãi vô lượng.
08/04/2013(Xem: 13094)
Một thời Đức Bạc Già Phạm ngự dưới cây Bồ Đề thành Chính Giác, ở trong Đại Chế Đa (mahà caitye : Đại Tháp) cùng với Chúng Đại Bật Sô gồm hai trăm năm mươi người đến dự.
08/04/2013(Xem: 5038)
Một thời Đức Phật ngự tại đạo trường Nguyên Cát dưới cây Bồ Đề bảo các vị Tỳ Khưu, Đại Đức Xá Lợi Phất, Đại Đức A Nan , các chúng Thanh Văn của nhóm như vậy với Đại Bồ Tát tên là: Kim Cương Tràng Bồ Tát, Kim Cương Tạng Bồ Tát, Di Lặc Bồ Tát đều là bậc thượng thủ của các Bồ Tát Ma Ha Tát trong đời Hiền Kiếp.
08/04/2013(Xem: 6095)
Bấy giờ Kim Cương Tỳ Lô Giá Na Phật ngự tại Cung Trời A Ca Nị Tra thuộc đỉnh của cõi Sắc Giới. Mới đầu, Thân Thọ Dụng thành Đẳnh Chính Giác, chứng đắc Trí Bình Đẳng của tất cả Như Lai, liền vào Tam Ma Địa Nhất Thiết Như Lai Kim Cương Bình Đẳng Tính Trí, . . .
08/04/2013(Xem: 5510)
NAMO RATNATRAYÀYA 巧休 玅搜向?f丁?包鄎?þ伏?袎?^囚屹玆伏?袎?扣屹班伏?袎?扣乙冰仗乙伏? NAMAH ÀRYA AVALOKITE’SVARÀYA BODHISATVÀYA _ MAHÀ SATVÀYA_ MAHÀ KÀRUNIKÀYA 珫芍 巧亙閜班袎?ị?y 玅搜向?f丁?包鄎?ý EBHYO NAMASKRTVÀ IDAM ÀRYA AVALOKITE’SVARA 觜X几 珈扐? 成伏?奔向 岝叨?š 亙向伾 件沃?亦? _
08/04/2013(Xem: 11729)
MẬT TẠNG PHẬT GIÁO VIỆT NAM TẬP I Ban phiên dịch: Thích Viên Đức, Thích Thiền Tâm Thích Quảng Trí, Thích Thông Đức Cư sĩ Huyền Thanh, Như Pháp Quân VIỆN TRIẾT LÝ VIỆT NAM & TRIẾT HỌC THẾ GIỚI XUẤT BẢN Gia Đình Cư sĩ Liên Hoa Nguyễn Hà Minh ( Nhật Minh ) - Nguyễn Báu Thanh ( Diệu Tịnh ) Nguyễn Hà Bảo Vương ( Diệu Ngọc ) - Nguyễn Hà Bảo Lân ( Chánh Niệm ) Phát tâm ấn tống cúng dường PHẬT GIÁO VIỆT NAM In lần thứ nhất tại California, Hoa Kỳ Phật lịch 2543 - 1999
08/04/2013(Xem: 15172)
Nam mô Thập phương Thường Trụ Tam Bảo. Nam mô Ma ha Tỳ-lô-giá-na Phật. Nam mô Nhất thiết Tôn Pháp Bí mật Đà-la-ni tác đại chứng minh. Hơn hai ngàn năm trăm trước, . . . .
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]