Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6B-Trì Giới Ba La Mật

26/04/201319:52(Xem: 17083)
6B-Trì Giới Ba La Mật


Phật Học Phổ Thông

HT. Thích Thiện Hoa


Khóa Thứ Tư

Duyên Giác và Bồ Tát Thừa Phật Giáo

Bài Thứ 6 (tt)

Ðộ thứ hai: Trì Giới Ba La Mật 

A. Mở Ðề

Bất luận một đoàn thể, một tổ chức nào trong xã hội, muốn có qui củ, có đường lối để tiến triển, đều phải có ky ủluật hay giới điều. Kỷ luật càng chặt chẽ thì đời sống chung của tổ chức, cũng như của mỗi cá nhân trong tổ chức ấy lại càng mau tiến phát. Trái lại, một đoàn thể không kỷ luật là một toán người ô hợp, dù ban đầu có đông đảo, hùng mạnh bao nhiêu, rồi chẳng bao lâu cũng sẽ tan.

Kỷ luật bao giờ cũng do những người lãnh đạo đặt ra. Một người lãnh đạo càng sáng suốt bao nhiêu, có kinh nghiệm bao nhiêu, thì qui luật, giới điều mà họ chế ra, lại càng có giá trị thực tiễn, có công dụng quí báu bấy nhiêu.

Ðạo Phật là một cái đạo có mục đích đưa người đến chỗ giác ngộ, và sáng lập là đức Thích Ca, một đấng giác ngộ hàon toàn. Vậy những giới luật, những giáo điều của đạo Phật tất nhiên là phải có một giá trị, một công dụng quí báu, bổ ích vô cùng cho những ai muốn theo dấu chân của đức Phật.

Chính vì sự quan trọng và lợi ích lớn lao của giới luật như thế, nên đức Phật đã nhiều lần nhắn nhủ với các hàng Ðệ tử của Ngài ,phải nghiêm trì giới luật. Ngài thường dạy: "Gặp thời không có Phật ,hãy lấy giới luật làm thầy". Kinh Phạm võng cũng có chép: "Giới sáng như mặt nhật, quí báu như ngọc châu anh lạc, các vị Bồ Tát đều do trì giới thanh tịnh mà thành Chánh giác".

B. Chánh Ðề

I. Ðịnh Nghĩa

"Trì" là giữ giới chặt chẽ; "Giới" là những điều răn dạy, ngăn cấm, những qui luật mà đức Phật đã chế ra để hướng dẫn các Ðệ tử của Ngài đi vào con đường chánh, và tránh cho họ những hầm sâu hố hiểm mà họ có thể rơi vào, trên con đường đi đến quả vị Phật.

Vật trì giới ba la mật là một môn tu để đi đến bờ giác ngộ bằng cách giữ gìn nghiêm chỉnh, trọn vẹn giới luật mà đức Phật đã răn dạy.

II. Thành Phần Của Giới Luật 

Căn cơ của chúng sanh không đồng nhau, và sự tu hành của Ðệ tử Phật cũng có nhiều cách; vì thế, đức Phật phải chế ra rất nhiều giới luật và phân ra nhiều loại để áp dụng cho sát vào căn cơ và lối tu của mỗi hạng người. Tuy thế, chúng ta có thể phân chia giới luật của Phật ra làm ba phần và hai cấp bậc:

Giới tại gia cho hàng Tiểu Thừa.

Giới xuất gia

Giới Ðạo và Tục thông hành (Bồ Tát giới) cho hàng Ðại Thừa.

1. Giới tại gia. Giới tại gia là những giới dành cho những người chưa xuất gia trong hàng Tiểu Thừa, tức là những cận sự nam và cận sựĩ nữ (cư sĩ tại gia). Những người này có thể thọ trì từ một đến năm giới (Ngũ Giới) hay tám trai giới (bát quan trai).

2. Giới xuất gia. Xuất gia gồm có năm chúng: Sa di, Sa di ni, Thức xoa ma na ni, Tỳ kheo và Tỳ kheo ni. Các chũng này tùy theo sự tu hành thấp hay cao, nam hay nữ mà giữ giới nhiều hay ít:

Sa di và Sa di ni phải giữ 10 giới.

Thức xoa ma na ni phải giữ 6 điều giới và tập 296 hạnh giới.

Tỳ kheo phải giữ 250 giới

Tỳ kheo ni phải giữ 348 giới.

3. Giới đạo tục thông hành. Giới đạo tục thông hành chính là giới Bồ Tát. Ấy là giới mà Phật tử tại gia và xuất gia trong hàng Ðại Thừa phải thọ trì, sau khi đã phát tâm Bồ đề tu Bồ Tát hạnh để mở rộng bề làm Phật sự và hóa độ thế chúng sinh.

Phạm vi bài này chỉ nói về Ðại Thừa Bồ Tát giới và đây những giới mà người tu hạnh trì giới ba la mật cần phải biết và giữ cho đúng.

Bồ Tát giới gồm có:

Nhiếp luật nghi giới. Người thọ trì "Nhiếp luật nghi giới" là người quyết giữ đúng mười hai giới trọng và bốn mươi tám giới khinh, nghìa là quyết không làm một việc ác nào cả.

Nhiếp thiện pháp giới. Người thọ trì "nhiếp thiện pháp giới" là người quyết tâm làm tất cả các việc lành.

Nhiêu ích hữu tình giới. Người thọ trì giới này là người quyết tâm tu hạnh từ bi ,hỷ xả, làm tất cả những điều lợi ích cho tất cả chúng sinh, không một loài nào mà chẳng hóa độ.

III. Phải Trì Giới Như Thế Nào Mới Ðúng Chánh Pháp 

Cũng như pháp tu bố thí nói ở bài trước; trì giới ba la mật cũng có hai cách: Trì giới sai chánh pháp và trì giới đúng chánh pháp, hay nói theo danh từ nhà Phật là: Trì giới chấp tướng và trì giới không chấp tướng.

1. Trì giới chấp tướng. Trì giới chấp tướng là trì giới mà chỉ có hình thức bên ngoài, chứ bên trong thì rất nhiễm ô. Chẳng hạn trì giới vì háo thắng để được người đời khen ngợi; trì giới với một tâm lý tự cao tự đại, cho mình hơn người, và khinh dễ người phàm giới; trì giới vì bị ép buộc, nên thiếu hoan hỷ mà sanh tâm buồn phiền, miễn cưỡng...Trì giới như thế là thiếu thành tâm, là giả dối, đánh lừa mình và người. Trì giới như thế chẳng ích lợi gì, chỉ thêm mất thời giờ và không phải là trì giới Ba la mật.

2. Trì giới không chấp tướng. Trì giới không chấp tướng là làm theo đúng vẹn toàn các điều răn cấm mà đức Phật đã chỉ dạy, không vì danh lợi, không vì háo thắng, không vì bị hoàn cảnh ép buộc mà làm.

Trong khi trì giới, hành giả không hề nghĩ mình giỏi hơn người, cũng không chấp nê theo giới luật, khinh dễ người phạm giới. Hành giả chỉ vì thuận theo đức tánh vốn không nhiễm trước mà làm điều lợi ích cho tất cả chúng sinh và nhìn nhận "trì giới" là bổn phận của mình không thể bỏ qua được. Trì giới như thế mới đúng là trì giới Ba la mật, công đức sẽ vô lượng vô biên.

IV. Công Ðức Trì Giới Ba La Mật 

Như trên đã nói, trì giới Ba la mật có một hiệu lực rất lớn lao cho việc tu hành của người Phật tử. Phật tử thọ trì giới luật nghiêm trang thanh tịnh thì lúc hiện tiền tâm được thơ thới an vui, không có gì phải ân hận. Ðối với làng nước, hành giả được niềm nở kính nhường, nhất là đối với các tín đồ, lúc nào cũng được hoan hỷ, quý trọng. Trong kiếp vị lai, hành giat chắc chắn được chứng quả Bồ đề, thoát khỏi vòng sanh tử luân hồi.

Nếu chúng ta đem so sánh pháp môn bố thí với trì giới Ba la mật, thì sẽ thấy phép trì giới hơn hẳn bố thí một bậc.

Người Phật tử có tài thí, pháp thí mà không có trì giới, thì không thể thành Phật được, vì người ấy vừa tạo phước và cũng vừa gây tội, do chỗ không trì giới, thành thử gây nghiệp thiện ác xen tạp, đâu được trọn lành mà mong chứng đến quả Thánh?

Trái lại, người Phật tử, nếu chỉ chăm chú nghiêm trì giới luật, thì chắc chắn sẽ thành Phật. Vì sao vậy? Vì trong lúc chuyên tâm trì giới là đã có tài thí và pháp thí hàm súc rồi:

Khi hành giả trì giới được thanh tịnh, thì tâm từ bi ,hỷ xả bủa khắp. Hễ họ thấy kẻ nào làm hạnh tài thí, pháp thí cho ai, thì liền sanh tâm hoan hỷ tán thành công đức, như thế tức là người ấy được một phần công đức "tùy hỷ bố thí".

Hơn nữa, khi hành giả thành thật chuyên trì giới luật, thực hành theo đúng lời Phật dạy, làm gương mẫu cho quần sinh bắt chước, tức là đã thí pháp bằng thân gáio. Cònd khi hành giả trì tụng giới luật cho nhập tâm thuần thục, cũng tức là thí pháp bằng khẩu giáo.

Xem như thế thì trì giới Ba la mật là một pháp môn rát thần diệu, có thể bao gồm cả bố thí lẫn trì giứoi, chắc chắn sẽ đưa hành giả đến bờ giải thoát.

C. Kết Luận

Giá trị và công năng của trì giới Ba la mật đã được chứng minh một cách rõ ràng, chúng ta không còn nghi ngờ điều gì nữa. Giờ đây chúng ta còn một quyết định dứt khoát là phát tâm dõng mãnh trì giới Ba la mật.

Sự tu chỉ cốt ở thực hành. Dù thông minh tài trí đén đâu, du thâm hiểu giáo lý đến đau, mà không thực hành, thì cũng vô ích. Chúng ta đừng nên quên rằng chữ "hành" thường đi theo chữ "học" và chữ "tu" (học hành, tu hành). Ðạo Nho cũng có câu: "học nhi thời tập chi". Ðạo Phật lại dạy một cách mạnh mẽ hơn: "tu mà không học là tu mù; học mà không tu là cái đảy sách". Nhất là khi đã mang danh Phật tử, đã thọ giới mà không giữ giới, thì chẳng khác gì đem giới luật của Phật ra mà phỉ báng và làm trò cười cho thế nhân.

Vậy chúng tôi xin khuyên quí Phật tử, sau khi đã nhận chân giá trị cao quí và lợi ích lớn lao của pháp môn trì giới Ba la mật, hãy mau mau phát tâm rộng lớn tu hành trì giới này, để chóng thoát vòng sinh tử khổ đau.

---*^*---


Chân thành cảm ơn Đạo hữu Tâm Diệu đã gởi tặng phiên bản điện tử tập sách này
( Trang nhà Quảng Đức, 02/2002)

--- o0o ---

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/04/2024(Xem: 255)
Cư sĩ Huyền Thanh, thế danh là Nguyễn Vũ Tài, sinh ngày 01/04/1958 tại Thị xã Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng. Thân phụ tên là Nguyễn Vũ Nhan, nguyên quán tại làng Xối Đông, tổng Thần Lộ, huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định. Thân mẫu tên là Vũ Thị Ni, nguyên quán tại làng Lịch Diệp, tỉnh Nam Định. Thuở nhỏ Nguyễn Vũ Tài đã Quy Y với Hòa Thượng Thích Thanh Chiên, Trụ trì chùa Hải Vân ở khu Ấp Chợ, xã Tân Sơn Hòa, tỉnh Gia Định và được Thầy ban cho Pháp Danh là Huyền Thanh. Năm 1978, tốt nghiệp Cao Đẳng Sư Phạm khoa Toán Lý và đi dạy môn Toán cấp II từ năm 1979 cho đến năm 2003 thì chuyển qua làm công tác Giám Thị ở các trường Trung học Cơ sở Ngô Quyền quận Tân Bình, trường Trung học Cơ Sở Hoàng Hoa Thám quận Tân Bình, và trường Trung học Cơ Sở Nguyễn Gia Thiều quận Tân Bình cho đến khi chấm dứt công tác vào năm 2010.
25/03/2022(Xem: 5039)
Đừng quên vị bổn sư; Hãy cầu nguyện với người trong mọi lúc. Đừng tán tâm; Hãy nhìn vào tinh túy của tâm. Đừng quên cái chết; Hãy để nó thúc giục con tu tập Pháp. Đừng quên chúng sanh; Với lòng bi mẫn, hãy hồi hướng công đức cho chúng sanh, và cầu nguyện với lòng khát vọng.
02/12/2021(Xem: 16622)
Nam Mô A Di Đà Phật. Kính bạch Chư Tôn Thiền Đức, Kính thưa quý đồng hương Phật tử thân mến, Kể từ ngày 12/04/2020, nước Úc của chúng ta cũng như các nước khác trên toàn thế giới đã bắt đầu bị đại dịch Covid hoành hành và lây lan một cách nhanh chóng. Hai năm qua toàn thế giới đã phải chịu ảnh hưởng về mặt kinh tế, chính trị, xã hội, thương trường. Ngay cả đời sống tinh thần của mọi người dân cũng bị ảnh hưởng không ít, nhất là đối với những gia đình đã phải nhìn thấy người thân ra đi trong sự cô đơn lạnh lẽo, không người đưa tiễn. Biết bao hoàn cảnh đau thương... Tính đến hôm nay nước Úc của chúng ta đã được ổn định phần nào, trên 80% người dân đã được tiêm ngừa theo quy định của chính phủ, cũng như việc không còn phải lockdown, người dân được đi lại tự do giữa các tiểu bang cũng như được hội họp, sinh hoạt hội đoàn và tôn giáo. Trong đại dịch, 2 năm qua nước Úc số người bị nhiễm Covid lên đến 113,411 người và số người không may mắn đã ra đi vĩnh viễn là 1,346 người.
03/09/2021(Xem: 31507)
(Thắp đèn đốt hương trầm xong, đứng ngay ngắn chắp tay để ngang ngực mật niệm) 1. TỊNH PHÁP GIỚI CHƠN NGÔN: Án, lam xóa ha. (3 lần) 2. TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN: Tu rị, Tu rị, Ma ha tu rị, Tu tu rị, Ta bà ha. (3 lần) 3. TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN Án, Ta phạ bà phạ thuật đà ta phạ, đạt ma ta phạ, bà phạ thuật độ hám. (3 lần) 4. PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN: Án, Nga nga nẵng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng (3 lần) 5. AN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN: Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, Án, độ rô độ rô, địa vỷ ta bà ha (3 lần) Hộ pháp, Vĩ Đà thị chứng minh Thân trụ Phật tiền Tâm Tư nguyện Tưởng bằng bí chú đắc oan linh Hà chơn bất thức trì niệm Luật Thiên kinh vạn quyển vô nhất tự Nẳng mô tô tất đế, đa rị, đa rị, mạn đà, mạn đà, ta bà ha (3 lần)
01/11/2020(Xem: 16945)
1/Đệ nhất đại nguyện: quốc vô ác đạo. Đại nguyện thứ nhất: Cõi Cực-lạc không có các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy) 2/Đệ nhị đại nguyện: bất đọa ác đạo. Đại nguyện thứ hai: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc không đọa vào các đường ác. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 3/ Đệ tam đại nguyện: thân chơn kim sắc. Đại nguyện thứ ba: Thân của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có sắc vàng. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 4/ Đệ tứ đại nguyện: hình sắc tương đồng. Đại nguyện thứ tư: Hình sắc của chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều bình đẳng, không đẹp xấu khác nhau. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy 5/Đệ ngũ đại nguyện: túc mạng trí thông. Đại nguyện thứ năm: Chúng sinh ở cõi Cực-lạc đều có túc mạng thông, biết rõ các kiếp quá khứ. Nhất tâm đảnh lễ Nam Mô Đại từ đại bi A Di Đà Phật. (1 lạy)
04/03/2020(Xem: 38701)
Lễ Dâng Y Kathina & Cúng Dường Phẩm Vật chư Tăng tại Bồ Đề Đạo Tràng India, Nhân Lễ tưởng niệm ngày đức Phật (thái tử Siddartha Gautam) xuất gia, được sự trợ duyên của chư Phật tử và quí thiện hữu hảo tâm, chúng tôi đã thực hiện một buổi Dâng Y Kathina và cúng dường phẩm vật đến chư Tăng thuộc 3 truyền thống Mật tông Kim cương thừa (金剛乘, vajrayāna), truyền thống chư Tăng Nguyên Thủy các nước Theravada và chư Tăng Ni truyền thống Đại Thừa (Mahayana) tại Bồ Đề Đạo Tràng.
26/11/2019(Xem: 8198)
Giáo dục, phạm vi rộng, có nghĩa truyền thừa kinh nghiệm, hiểu biết, kiến thức chuyên môn, kiến thức tổng quát… Mỗi chuyên ngành có những đặc tính cần truyền thụ cho lớp kế thừa, đó là giáo dục chuyên môn. Trong nhà Phật, việc giáo dục chú hướng vào nhận thức bản thể, hiểu biết về thân tâm, nắm rõ luật nhân quả, cải tạo nhân cách và làm chủ cảm xúc,làm chủ tâm hành, có nghĩa hành giả cần làm chủ sanh tử trong cõi tử sanh.
28/08/2019(Xem: 6475)
Lần đầu tiên chùa Đức Viên (2440 McLaughlin Avenue, San Jose, California) hội đủ duyên lành cung thỉnh chư Tăng tu viện Namgyal (Ithaca, New York) kiến tạo một đàn tràng thiêng liêng bằng cát màu tuyệt đẹp trong hai tuần (từ ngày 12/8 đến ngày 24/8/2019). Đó là Kalachakra Mandala Thời Luân (Bánh Xe Thời Gian), biểu tượng cho vũ trụ để cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sanh an lạc. Thời Luân là cung trời an lành, nơi trú xứ của các vị Thánh Hộ Phật, mang lại nguồn an lạc, có năng lực gia trì mạnh mẽ của chư Phật, và thanh tịnh hóa tại địa điểm khởi tâm cung thỉnh. Trong Thời Luân có 28 con thú trên lưng nở hoa sen là: 7 con heo, 7 con ngựa, 7 con voi và 7 con sư tử kéo xe chở các vị Thánh Hộ Phật.
07/08/2019(Xem: 4438)
Tỉnh Thức Rực Rỡ: Đọc Sách “Vivid Awareness”, Bài này sẽ giới thiệu và tóm lược tác phẩm “Vivid Awareness: The Mind Instructions of Khenpo Gangshar” (sẽ viết tắt là: VA) của đại sư Khenchen Thrangu, dựa vào bản Anh dịch của David Karma Choephel, ấn bản 2011, nhà xuất bản Shambhala. Sách này nói về một Thiền pháp của Kim Cang Thừa. Lý do chọn sách này vì qua đây có thể hiểu được và thâm nhập được Thiền Tông – tức là Thiền Trúc Lâm của Việt Nam.
24/05/2019(Xem: 5473)
Sau 12 năm học tập và làm việc tại nước Nga, năm 1995 tôi về Việt Nam và vào làm việc tại công ty FPT. Chân ướt chân ráo chưa hiểu nhiều về công việc và cuộc sống trong nước, may thay tôi được anh Phan Ngô Tống Hưng, lúc đó là phó Chủ tịch HĐQT kiêm phó Tổng giám đốc dẫn đi đảnh lễ Thượng tọa Thích Viên Thành. Và thế là Thượng tọa trở thành người thầy sơ tâm đầu tiên của tôi cho đến ngày Thầy viên tịch năm Nhâm Ngọ -2002. Thượng tọa Thích Viên Thành là Tổ thứ 11 của Tùng Lâm Hương Sơn và luôn là người thầy tôn kính của tôi.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567