Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Phụ Thêm

26/04/201314:11(Xem: 5439)
Phụ Thêm


BỘMẬT TÔNG
(BỐN TẬP)

Dịch Giả : Thích Viên Đức

THIÊN I

LỜI TỰA CỦA ÔNG TƯỞNG DUY KIỀU

Nói về đời tuổi trẻ của tôi mà tôi đã từng kinh nghiệm (theo lời thuật của ông Tưởng Duy Kiều)

Tôi thuở nhỏ thân thể ốm yếu, nhiều bệnh hoạn, như chứng: Mộng tinh, di tinh, chóng mặt, đau lưng, mắt lòa, tai ù, mỗi đêm ngủ đổ mồ hôi trộm .v.v…Nhiều chứng không phải một.

Sức tôi quá yếu không thể dở bước đi được năm trăm thước. Ðến năm mười sáu tuổicác bệnh trạng lại càng thêm; như chứng hồi hộp sợ sệt và hàn nhiệt vãng lai (nóng rồi lạnh).

Năm tôi mười bảy tuổi, vào tiết xuân, mỗi ngày từ một giờ phát nóng cho đến sáng mai mới hết. Liên miên như vậy đến năm mười tám tuổi tôi trị thuốc luôn nhưng không thấy thuyên giảm.

Thuở ấy trong nhà tôi có bộ sách thuốc tên là : “Y phương tập giải”. Tôi lấy quyển chót hết ra xem, thấy trong ấy có chép: “Những bệnh (như bệnh tôi) không thể trị thuốc lành, cần phải tự mình tu tịnh tọa mới có thể lành bệnh”. Trong sách ấy cũng có dẫn giải về phương pháp tu tịnh dưỡng theo đạo gia Tiểu Chu Thiên.

Tôi liền y theo đó học tập tịnh tọa, quả nhiên có công hiệu, bệnh tôi được lành. Khi bệnh tôi lành từ năm mười chín tuổi, tôi bỏ qua sự tu tịnh tọa công phu. Ðến năm hai mươi hai tuổi tôi cưới vợ, tự cho là thân thể tráng kiện (nên bỏ hẳn công phu tịnh tọa). Lại không tiết dục nên bệnh cũ phát sanh, chứng bụng to và ống thực quản sưng, các bệnh kéo dài mãi.

Ðến năm tôi hai mươi bảy tuổi, anh lớn tôi bị bệnh phổi chết, tôi cũng vì yếu nên bị truyền nhiễm. Năm hai mươi chín tuổi tôi bị bệnh ho chẳng bao lâu bị thổ huyết, trải qua ba tháng, bệnh tôi lại càng nguy kịch hơn.

Thuở ấy, tôi quyết tâm dứt trừ vợ con và không uống các thứ thuốc, ở riêng một tịnh thất, dứt hẳn các công việc đời để tiếp tục tu hành tịnh tọa công phu. Tôi quy định ngày giờ tịnh tọa. Giờ tý, giờ ngọ, giờ mẹo, giờ dậu, mỗi ngày bốn thời như thế. Mỗi khi vô ngồi đủ hai giờ đồng hồ mới ra.

Như thế gần ba tháng, khi tôi ngồi xong dưới bụng tôi lần lần phát nóng, sức nóng mỗi ngày tăng gia nhiều. Nơi bụng tôi rung động nóng trào tợ hồ như nước sôi, mãi đến tháng năm đêm 29, dưới bụng tôi đột nhiên chấn động đến lưng và xương sống nóng xuống xương hông, dọc lên xương sống giao cảm với thần kinh (thoe sách thuốc gọi là thúc mạch) thông lên mé sau bộ não. Trong đêm ấy nó chấn động liên tiếp sáu lượt, lần lần mới hết.

Kể ra, tôi bắt đầu ngồi vào ngày mùng 5 tháng 3 năm hai mươi tám tuổi, tiếp tục tịnh tọa cho đến 29 tháng 5, chỉ có tám mươi lăm ngày thôi. Từ ngày ấy trở về sau mỗi khi tôi vào ngồi thì sức nóng ấy y như trước, đi thẳng đường lên đỉnh đầu. Nhưng trải qua thời kỳ nóng và sức chấn động như thế thì thân thể tôi trở thành người mạnh khỏe và hoàn toàn lành hết các bệnh tật Giờ đây tôi cất bước đi mạnh dạn, mỗi khi đi chân, hơn mười cây số mà chẳng thấy mệt nhọc.

Từ đây về sau tôi công phu tịnh tọa không gián đoạn.

Ðến năm tôi hai mươi chín tuổi, vì vấn đề sinh kế nên nhận lời mời làm giáo sư dạy học, vì thế mà sự ngồi tịnh tọa mỗi ngày chỉ còn sớm và tối.

Cũng trong năm ấy (năm 29 tuổi), tháng 3 ngày 28 vào buổi sáng mai, dưới bụng tôi sức nóng lại chấn động, đi dọc theo xương sống đi lên rung động lên mé sau não, luôn như vậy ba ngày đêm, xương mé sau não tôi thoạt nhiên thấy nở rộng ra, rồi nhiệt lực từ bắp vế tôi nó xoay vần lên đầu. Từ đây trở về sau, mỗi khi vào ngồi đều chuyển động như vậy. Kế một thời gian nữa hết chuyển động.

Cho đến ngày mùng 5 tháng 10 cũng năm ấy (năm 29 tuổi), vào lúc nửa đêm, dưới bụng tôi lại chấn động rồi chuyển dần lên đầu tôi, những nhiệt lực như trước kia. Nhưng lần này nó tương phản phương hướng. Sức nóng ấy đi từ bụng lên đầu, rồi đi thẳng xuống mặt rồi xuống miệng và lỗ mũi xuống yết hầu, lại hiệp một đường, chạy dọc theo thần kinh đi dọc theo ngực rồi xuống bụng dưới (theo y học gọi là nhâm mạch).

Từ đây về sau mỗi khi vào ngồi thì sức nóng ấy bắt đầu từ dưới xương mông theo xương sống đi lên tới đỉnh đầu tôi rồi lại từ mặt đi xuống đến bụng.

Từ đó trọn năm chẳng thấy còn bệnh gì có thể phát sanh nữa. Nên biết phương pháp tu tịnh tọa này:

1)Làm cho tâm thần an tịnh sáng suốt phát huệ nhớ dai hơn mọi người.

2)Làm cho thân thể tráng kiện và trừ hết tất cả các chứng bệnh. Mà chính tôi đã thực hành, kết quả tốt đẹp, không phương thuốc nào bằng.

Tôi cũng từng chỉ dạy nhiều người được kết quả mỹ mãn như tôi, nếu ai chưa tin xin thực hành rồi sẽ thấy hiệu quả chẳng sai. Trong sách có dạy rằng: “Tâm an, mâu ốc ổn, tính định thể căn hương”. Nghĩa là: Chúng ta luyện tập tâm tánh mình được an tịnh rồi, dù ở hoàn cảnh nào cũng thấy an vui. Và tính ta có nhiều định lực (hay là định

THIÊN II

TỊNH TỌA CÔNG PHU THEO THỨ LỚP TẬP LUYỆN

A.ÐIỀU HÒA ĂN UỐNG:

Dạy rõ: Trước khi muốn thực hành tịnh tọa cần phải điều hòa sự ăn uống cho hợp với tịnh tọa.

Luận về nhơn thân của người tựa hồ như cái máy, nên khi máy động tác, tất phải nhờ có dầu v.v… Thân người còn sống mỗi ngày phải nhờ sự ăn uống. Nên biết sự ăn uống để nuôi sống sanh mạng ta, nó là một vấn đề quan hệ trọng đại. Nhưng nếu sự ăn uống không tiết độ dễ hại bộ máy tiêu hóa ta, như ăn uống quá nhiều thì bộ máy tiêu hóa phải tăng gia công tác sẽ bị tổn thương đến sức khỏe của ta. Kết quả sự ăn uống quá no, làm cho hơi thở chướng đầy, khi ta tịnh tọa không an ổn được. Trái lại sự ăn uống quá ít không đủ dinh dưỡng thân thể làm cho thân thể bạc nhược, tư tưởng bàng hoàng.

Tóm lại, sự ăn uống phải đủ bổ dưỡng thân ta, như ăn vừa no. Cổ nhân có nói: “Thân thể nhiều dục thì lao, sự thực, dục phải thường ít, quá nhiều thì sanh bệnh”. Câu ấy thật có ý nhị thay! Lại sự ăn đừng dùng những vị quá nồng hậu (cao lương) nên dùng rau trái, chất nhẹ dễ tiêu mà đủ chất bổ (rau đậu) thì tốt hơn hết.

Nên nhớ, khi ăn no không nên tịnh tọa, thông thường sau khi ăn rồi hai tiếng đồng hồ mới có thể vào ngồi. Tảng sáng thức dậy súc miệng, chỉ uống nước, khi bụng trống ngồi tịnh tọa rất hợp vậy.

B.ÐIỀU HÒA NGỦ NGHỈ:

Chúng ta mệt nhọc tâm và lực, sau khi làm việc gì tất nhiên phải có thì giờ để nghỉ cho lại sức khỏe. Ngủ, đây là thời giờ nghỉ trong một ngày đêm (24 giờ). Thường nhơn nghỉ trong ngày đêm phải đủ tám giờ làm chừng. Nếu quá nhiều thì tinh thần bị hôn muội, tập tu tịnh tọa không hợp nghi. Trái lại, nếu thiếu tám giờ, tâm thần, thân thể không khỏe. Sự tu tập tịnh tọa không thành. Sở dĩ nên ngủ nghỉ phải có giờ và tiết độ, cốt để cho tinh thần sáng suốt mới có thể tu tập tịnh tọa được.

Mỗi đêm trước khi đi ngủ ta nên tịnh tọa, hoặc nửa đêm sau khi tỉnh giấc, dậy tịnh tọa. Tịnh tọa xong, nếu ta cảm thấy chưa thẳng giấc ta nên ngủ lại. Tóm lại, ngủ nghỉ không nên quá nhiều và quá ít như trên đã chỉ.

C.ÐIỀU HÒA THÂN THỂ:

Sửa thân thể cho đoan chánh gọi là điều thân, có ba cách:

1)Trước khi chưa ngồi.

2)Khi đương tịnh tọa.gi

3)Và sau khi đã ngồi thiền đều phải chú ý luôn, thân thể ta động tác như: đi, đứng, nằm, ngồi, trong bốn oai nghi ấy. Những người tu tịnh tọa trong lúc bình thường đi, đứng, tới lui, phải an tịnh không nên cử động thô lỗ. Nếu cử động thô thì hơi thở ta cũng theo đó mà thành thô. Tâm lý ta bị xáo động khó tu tịnh tọa. Vì vậy nên trước khi chưa vào ngồi (tịnh tọa) cần phải giữ gìn thân thể cho điều hòa. Như vậy gọi là phương pháp điều hòa thân thể trước khi chưa vô tịnh tọa.

Giờ đây nói về khi vào tịnh tọa: Hoặc tại giường ta ngủ, hoặc là ta đặc biệt chế riêng một cái giường tọa thiền do tiện nghi nếu có thể.

Trước khi vô ngồi, ta nên vén sửa khăn áo, nới rộng dây lưng, dây nịt cho ngay thẳng, thung dung vào ngồi. Trước hết sắp đặt hai chân nếu ta muốn ngồi kiết già (tréo cả hai chân, cũng gọi song tọa) thì lấy bàn chân trái gát lên đùi bên phải. Kế đó kéo chân bên phải gát lên đùi bên trái, trong cho bàn chân lật trở lên. Lúc bấy giờ, hai đùi ta giao lại thành hình tam giác, hai bắt đùi bề dưới thẳng và sát dưới giường nệm, toàn thân ta căng thẳng tựa hồ cây cung giương, không nên nghiêng ngã bên tả bên hữu, phía trước hay phía sau, thực hành giống như vậy là đúng phương pháp.

Song cũng có hạng người tuổi tác, e rằng họ khó làm y như vậy nên cũng có thể cải dùng các ngồi. Ngồi bán già thì lấy chân bên trái co lại gát lên trên vế bên phải (không cần lấy chân bên phải gát lên chân bên trái nữa). Lại cũng có cách ngồi y như ta thường ngồi xếp bằng, để hai bàn chân xuống dưới (cách này ít công hiệu).

Kế đó ta đặt để hai bàn tay, lấy lưng bàn tay bên phải để chồng lên lòng bàn tay bên trái, kéo lại để gần bụng (dưới rún) đển trên cườm chân tả.

Nhiên hậu ta mới lúc lắc thân qua bên tả, bên hữu tám lần, rồi mới ngồi lại ngay thẳng. Xương sống đừng cong quẹo. Ðầu và cổ phải thật ngay thẳng. Sửa cho lỗ mũi ngay rún thẳng như chỉ giăng, đừng cúi xuống cũng đừng ngước lên.

Xong rồi ta há miệng thổi hơi trong bụng ra. Thổi rồi ta co lưỡi sát lên trên ổ gà, do từ miệng mũi từ từ hít thân khí vào ba lần đến bảy lần. Xong rồi ta ngậm miệng lại, môi răng sát nhau, lưỡi vẫn co sát trên ổ gà y như cũ. Kế đó, nhắm hai mắt lại, thân ta ngồi cho ngay thẳng, y nguyên không động. Khi ta ngồi tịnh tọa lâu cảm thấy thân thể hay đầu cổ hơi cúi, ngước hoặc nghiêng vẹo, phải sửa chữa cho ngay thẳng lại. Như thế ấy là phương pháp điều hòa thân thể đương khi ta tịnh tọa.

Sau khi ngồi xong muốn dậy, ta phải há miệng thổi hơi trong miệng ra mười lần và để hơi nóng trong người ta tan ra ngoài hết ta mới từ từ cử động thân thể. Kế đó động hai vai, cổ, đầu và từ từ thả hai tay, ngay hai chân ra rồi kế lấy ngón tay cái xoa lại thật nóng, chà xát trên hai mí mắt của ta, nhiên hậu mới mở ra. Kế xoa vô hai đầu lỗ mũi. Lại lấy hai tay xoa cho thật nóng, xoa hai bên vành lỗ tai. Xong xoa lên đầu, bộ ngực, bụng, lưng, hai cánh tay, bắp đùi, cho đến lòng bàn chân.

Khi ta đương ngồi, huyết mạch lưu thông, thân thể nóng ra mồ hôi, ta nên chờ mồ hôi khô rồi mới cử động (đi ra). Ðây là phương pháp điều hòa sau khi đã tịnh tọa xong.

D.ÐIỀU HÒA HƠI THỞ:

Hơi thở trong mũi ra vào gọi là hô hấp, thở ra gọi hô. Trong một hô hấp gọi là “nhất tức” Trong khi nhúng tay vào công việc tịnh tọa, trọng yếu là điều hòa hơi thở.

Trong việc hô hấp có bốn cách khác nhau:

1-Thở ở từ cuống họng: Thông thường những người không biết vệ sinh họ thở rất ngắn, chỉ từ đầu cuống phổi ra vào thôi. Họ không thể thở hết dung lượng của lá phổi. Bởi thế, không thở hết khí uế trong phổi ra ngoài nên huyết dịch tuần hoàn không thể tốt được.

2-Thở từ ngực ra vào: Ðây so với cách thở trước có khá hơn, là khí thở ra vào thông đến bộ ngực, căng thẳng hai lá phổi. Những người tập thể thao hay vận động thì hơi thở ra vào chính ở trường hợp này. Nhưng trong hai cách thở này chưa phải là cách điều hòa hơi thở.

3-Thở ra vào đến bụng: Một hô, một hấp, khí thở thông đến bụng dưới, khi hít không khí vào phổi đẩy thẳng tới đáy phổi, thông đến xuống bụng phình ra. Lại khi thở không khí bụng thẳng hết, thông lên bộ phế, đẩy hết khí trong phổi ra ngoài. Cách thở này mới gọi là điều hòa hơi thở của người tu tịnh tọa.

Kẻ hành giả phải chú ý hô hấp cần thở nhẹ nhàng không nên dụng lực. Cốt yết hơi thở ra vào rất nhẹ và rất nhỏ, lần hồi sầu và dài, tự nhiên thông đến bụng dưới, mà chính tai mình cũng không nghe thấy tiếng hơi thở ra vào từ mũi. Như vậy mới gọi là cách điều hòa hơi thở.

4-Hô hấp: Là do công phu tịnh tọa lâu năm chầy tháng thì hô hấp rất sâu và nhỏ nhít. Một hơi thở ra vào mà chính mình cũng không hay biết. Chừng ấy trạng thái tốt đã chứng đến không còn thấy hô hấp nữa. Tuy là ta còn có khí quản hô hấp nhưng không dụng công nữa mà khí thể “hô hấp” phưởng phất ra vào khắp các lỗ lông ở toàn thân ta. Ðến đây mới đạt đến chỗ kết quả điều hòa hơi thở.

Kẻ học giả khi bình nhật phải luôn chú ý: Hơi thở ra vào không nên thô cạn (thô tháo nông cạn) phải thở từ ngực, thông xuống bụng. Ðây là phương pháp điều hòa hơi thở, dù trước khi chưa vào tịnh tọa cũng phải luôn luôn như thế.

Khi vào tịnh tọa, hơi thở không điều hòa, tâm không thể an định được. Sở dĩ như thế, nên luôn thở rất hưởn đãi và rất nhỏ nhẹ, dài ngắn cho đồng đều. Khi chưa thuần thục cũng phải đếm hơi thở trong lúc tịnh tọa.

Hoặc giả đếm hơi hít vào từ một đến mười rồi lại cũng từ một đến mười mà nếu khi đếm chưa đủ số mười, tâm ta nghĩ đến việc khác hoặc giữa chừng gián đoạn, ta phải bắt đầu từ một đếm lại cho đến mười, thay đổi tập luyện lâu ngày sẽ thuần thục (quen) tự nhiên mỗi mỗi hơi thở đều được điều hòa. Ðấy là phương pháp dạy điều hòa hơi thở đương khi ngồi tịnh tọa.

Do điều hòa hơi thở nên huyết dịch lưu thông, châu thân ta ôn nhiệt, nên khi ngồi rồi phải há miệng thổi hơi trong miệng ra chờ thân thể ta sức nóng giảm hết, bình phục lại như thường khi ấy mới đi ra. Ðây là phương pháp điều hòa hơi thở khi tịnh tọa xong.

E.ÐIỀU HÒA TÂM: chúng ta từ khi sanh ra đến giờ luôn sống theo vọng niệm, mỗi niệm sanh diệt không ngừng nên gọi là “tâm viên ý mã” (tâm như vượn, ý như con ngựa - chạy và chuyền không ngừng) rất khó điều phục nên công phu tịnh tọa là cứu cánh để điều phục vọng tâm. Chúng ta thường ngày trong bốn oai nghi, trừ ngoài khi chưa ngồi và chưa nằm thì đi và đứng ta phải luôn luôn kiểm điểm lại oai nghi này. Một lời nói, một hành động cần phải giữ gìn tâm ý, nếu để nó rông ruỗi theo ngoại cảnh sẽ bị loạn tâm. Như vậy lâu ngày tự nhiên điều phục dễ dàng. Như thế là phương pháp điều hòa tâm trước khi vô ngồi tịnh tọa.

GIỜ ÐÂY ÐẾN KHI VÔ TỊNH TỌA. Có hai thứ tâm trạng.

1.Tâm đã tán loạn duy trì không an định.

2.Tâm ta hôn trầm (tựa hồ ngủ gục, mê muội). Ðại phàm kẻ sơ học tu tịnh tọa lo nỗi loạn tâm nên luyện tập lâu ngày thì vọng niệm bớt, còn lo nỗi hôn trầm (ngủ gục), đây là thông bịnh của kẻ khi còn dụng công thường có như vậy.

NẾU TRỊ CHỨNG LOẠN TÂM: Phải mọi việc đều buông bỏ, chính như thân thể ta và cảnh bên ngoài xem như không có (đừng đắm nhiễm một cái gì cho là thật và cố ý) chỉ chuyên tâm nhất niệm để tư tưởng dưới bụng thì tự nhiên trừ được vọng niệm, loạn tâm (an định được).

TRỊ CHỨNG HÔN TRẦM: Nếu để tâm chú ý tại đầu lỗ mũi khiến cho tinh thần thơ thới. (Buổi chiều và buổi tối, tịnh tọa thường bị hôn trầm ngủ gục, nhân vì cả ngày mệt nhọc nên dễ ngủ gục). Nên ta luôn dùng phương pháp đếm hơi thở từ một đến mười, đếm đừng lộn, lâu ngày thành quen, tam với hơi thở nương nhau thì tán loạn và hôn trầm đều hết cả. Ðấy là phương pháp dạy đương khi tịnh tọa điều hòa tâm niệm rồi.

SAU KHI TỊNH TỌA XONG: Phải luôn luôn lưu ý đừng để loạn tâm, loạn tưởng (nghĩ vơ vẩn tạp loạn). Ðây là phương pháp dạy sau khi đã tịnh tọa luôn giữ gìn tâm niệm không cho tán loạn.

Tóm lại từ trước chỉ dạy: 1. Ðiều thân, 2. Hơi thở, 3. Ðiều tâm. Ba phương diện ấy trong thực tế tương quan nhau nên phải đồng thời mà thực hành. Nhưng vì trên văn tự chép ra thì phải chia ra làm ba giai đoạn.

Kẻ đọc và tu tập tịnh tọa khéo lãnh hội không nên theo văn chương chia ra tiết mạch khác nhau.

THIÊN III

LỤC DIỆU PHÁP MÔN

(SÁU PHƯƠNG PHÁP HUYỀN DIỆU)

Chương thứ hai đã giảng về công phu “Ðiều hoà”, tuy nhiên điều hòa thân, điều hòa hơi thở, điều hòa tâm – ba việc đều nói rõ nhưng nhiên trọng tại phương diện “Thân” pháp môn chỉ quán thời chú trọng về phương diện của “Tâm”

Chương lục diệu pháp môn này chú trọng về phương diện “hơi thở”. Hơi thở là nguồn gốc của sanh mạng, thí dụ như hơi thở đi ra không trở vào thì thân thể ta khi ấy là “tử thi”. Thần kinh không còn tác dụng, sanh mạng tới đây là hoàn toàn chấm dứt. Duy có nương tựa hơi thở này thì thân tâm liên kết mới có thể duy trì sanh mạng ta.

“Khí thể” ra vào nơi lỗ mũi, nương nơi hơi thở, chúng ta mắt thịt nên xem không thấy. Mà khí thể rõ ràng có hình chất. Ðã có hình chất thì là “vật”. Ðã là vật thì là một bộ phận thuộc “thân thể”.

Chúng ta biết “hơi thở ra vào” thì biết rằng: Ðó là “tâm” của nó thuộc một bộ phận của “tinh thần” có thể thấy “hơi thở đây” nó thườn liên kết với thân tâm. Nhơn vì nó là bổn thân, là một bộ phận của “thân tâm”.

Lục diệu pháp môn chuyên dạy người trên công dụng của hơi thở, là phương pháp tịnh tọa triệt thỉ triệt chung. Kẻ học giả tu tập “chỉ quán”, về sau tấn tu phương pháp này cố nhiên khả dĩ.

Nếu chưa tu tập pháp môn chỉ quán, một bề tu tập pháp môn này (lục diệu pháp môn) đương nhiên cũng tốt vậy.

Lục diệu môn có sáu tên:

1.Sổ, 2. Tùy; 3. Chỉ; 4. Quán; 5. Hoàn; 6. Tịnh.

Những gì gọi là sổ? Ðếm hơi thở.

Ðếm hơi thở có hai cách:

A.TU SỔ: Kẻ học giả vào tịnh tọa, trước hết phải điều hòa hơi thở, không nghẹt, không thô. Phải rõ ràng từ từ mà đếm, không đến mười, lấy hơi và làm chừng. Tùy tiện của mỗi người nhưng không nên đếm cả ra vào. Tâm chú tại nơi đếm không cho tán động.

Nếu đếm chưa tới số mười mà tâm thoạt tưởng việc khác thì phải trở lại đếm từ một đến mười. Ðây gọi là tu sổ tức.

B.CHỨNG SỔ: Ðếm hơi thở lâu ngày, lần lần thuần thục (quen) từ một đến mười, tự nhiên không lộn, hơi thở ra vào rất nhỏ nhẹ. Thời kỳ này hiểu được công dụng mà không chấp trước nơi sự đế gọi là chứng sổ tức.

Từ đây trở về sau phải xả “sổ tu tùy”. Tùy có hai thứ”

A.TU TÙY: Là xả phương pháp đếm hồi trước, chỉ nhất tâm theo hơi thở ra vào. Tâm tùy nơi hơi thở “ra vào”. Hơi thở cũng tùy nơi tâm. “Tâm, hơi thở” nương nhau, nhỏ nhiệm (như tơ) gọi là tu tùy.

B.CHỨNG TÙY: Tâm đã lần nhỏ, biết hơi dài ngắn, ra vào khắp cả châu thân. Các lỗ lông, cảnh của ý thức yên tịnh lặng lẽ. Ðây gọi là chứng tùy. Lâu ngày hiểu được “tùy tức” e nó còn thô nên xả “tùy tu chi”.

Chỉ cũng có hai thứ”

A.TU CHỈ: Không bỏ “tùy chỉ” vin vào theo một cái tâm, như cố ý, như không chú ý. Cái “chỉ” ở nơi đầu lỗ mũi ấy gọi là “tu chỉ”.

B.CHỨNG CHỈ: Tu chỉ về sau, thoạt vậy hiểu rõ (thân tâm) hảo tượng không, bặt vậy “rỗng” nhập định, ấy gọi là “chứng chỉ”.

Dụng công tu tập đến đây, kẻ học giả nên biết “định cảnh” tuy tốt nhưng cần phải dụng tâm sáng suốt, phản chiếu khiến nó rõ ràng, không ngu chấp nơi “chỉ” cho đến thời kỳ này, phải gồm tu cả “quán”.

Quán cũng có hai:

A.TU QUÁN: Ðến lúc này trong định tâm nhỏ nhít, thẩm xét hơi thở ra vào như gió ở hư không, ấy gọi là tu “quán”.

B.CHỨNG QUÁN: Như thế quán lâu “tâm nhãn” mới tỏ thấy “hơi thở” ra vào khắp các lỗ chân lông, ấy gọi là “chứng quán”.

Ở nơi cảnh “tu chỉ này” quán sát hai pháp, tuy sánh với chương trước, danh từ “chỉ quán” đồng nhau mà ý nghĩa hơi khác. Bởi vì ở trước nói “Chỉ quán” là tự nơi “tâm mà tu” mà ở nơi đây thì “chỉ quán” từ nơi hơi thở mà tu. Tu quán lâu rồi phải tu “Hoàn”.

Hoàn cũng có hai:

A.TU HOÀN: Chúng ta phải dụng tâm mà quán chiếu “hơi thở” thì có tâm trí “Năng quán” và cảnh “Sở quán” là hơi thở, cảnh cùng với trí đối lập (tương đối không phải tuyệt đối) nên phải đem trở về bổn nguyên của tâm, ấy gọi là tu hoàn. Tâm trí năng quán là từ nơi tâm sanh ra, đã từ tam sanh ra nên tùy tâm mà diệt. Một sanh, một diệt vốn là huyễn vọng không thật có. Nên biết tâm sanh, diệt thí dụ trên nước nổi sóng không phải là nước, sóng yên mới thấy rõ chơn diện mục của nước.

Sanh diệt của tâm như sóng, không phải là Chơn tâm. Phải quán sát Chơn tâm vốn tự không sanh nên không có, không có nên tức là không có tâm “năng quán”. Không có tâm “năng quán” cũng không có cảnh “sở quán”.

B.CHỨNG HOÀN: Cảnh trí cả hai đều mất, ấy gọi “chứng hoàn”. Ðã chứng rồi còn có một tướng “hoàn” phải xả “hoàn” tu tịnh.

Tu tịnh có hai:

A.TU TỊNH: Nhất tâm thanh tịnh, không khởi niệm phân biệt, ấy gọi là “tu tịnh”.

B.CHỨNG TỊNH: Tâm như nước vọng tưởng hoàn toàn không, Chơn tâm hiển hiện (không phải là vọng tưởng) chỉ có một “Chơn tâm”.

Nên biết trái “vọng” gọi là “chơn” cũng như sóng yên là nước, gọi là “chứng tịnh”.

Trở về trước của Lục Diệu Môn thì “sổ” với “tùy” tu hành trước hết. “Chỉ” với “quán” là chánh tu. “Hoàn với tịnh” là kết quả của sự tu hành. Những chính của Lục Diệu Môn này “chỉ” làm chủ. “Quán” chỉ giúp cho cái “chỉ” này rõ ràng sáng suốt, nhiên hậu mới có thể kết quả đến “hoàn” với “tịnh”.

THIÊN IV

THIỆN CĂN PHÁT

Trong bộ Ðồng Mông Chỉ Quán dạy: “Người tu thiền định (tịnh tọa) thiện căn phát hiện có tám thứ cảm xúc:

  1. Khinh (nhẹ nhàng)
  2. Noãn (ấm áp)
  3. Lãnh (lạnh)
  4. Trọng (nặng)
  5. Ðộng
  6. Ngứa
  7. Rít
  8. Trơn (bốn món trước là Thể, bốn món sau là Dụng).

Do tôi đã thực nghiệm rồi , trong tám món tướng nói trên không phải đồng thời phát sanh.

Thời gian tôi hai mươi tám tuổi tu tịnh tọa phát sanh ra tướng: Khinh an, ấm áp, động. Tôi tịnh tọa lần sau thì cảm giác thân tôi nhẹ như lông hồng (khinh an).

Ðây cảm giác trước hết: Bụng tôi phát nóng sôi (Noãn ấp áp) và phát sanh động lực, từ xương sống lên trên não bộ. Lại từ mặt theo thần kinh xuống bụng, cứ thứ lớp như vậy chuyển động (gọi là lục mạch). Tôi dụng “Chỉ Quán” công phu tu tập về sau tôi để tâu ý như tập trung nơi dưới bụng. Bấy giờ tôi lại giữ tâm ở bên trong người tôi, chưa bao lâu thân thể tôi đại phát động thông suốt âm dương lục mạch âm kiển, âm duy, dương duy, xung động. Khi tôi đổi, thủ tâm an tại bên trong người tôi. Về sau, nửa đêm dậy ngồi, trên ngực tôi xung động, miệng tôi ra nhiều nước miếng, liền như thế mấy đêm, phát động lực lên thẳng chính giữa hai đôi mày tôi tự thấy phát sanh hào quang sáng tỏ, đi thẳng lên đỉnh đầu rồi xoay vòng lâu giống như điện chớp, đi quanh cả châu thân tôi. Kế đi qua hai tay hai chân, trải qua hơn hai tiếng đồng hồ, trở về chính giữa đôi mày rồi đình chỉ tại đấy. Từ đó trở về sau mỗi đêm đều như thế (phát sanh hào quang sáng tỏ). Chính giữa người tôi là một cơ quan phát sanh. Hình ảnh tốt ấy xoay chuyển lần lần đi lên đỉnh đầu theo đó mà chuyển động. Sau cùng đình chỉ ở mi gian (chính giữa đôi lông mày). Kế đó trong người tôi pháp động, từ nơi vai bên tả đến đùi bên tả, hình tượng tốt như dây điện sáng xoay quanh giữa mình tôi một vòng tròn, giường mùng đều chấn động rồi đình chỉ.

Sau lại từ não bộ chấn động, đến hai vai xuống xương sống, xương mông; lại từ vai bên mặt về bên mặg, hình tượng ấy sáng rực một vòng luân chuyển như trên.

Mỗi khi động lực ấy phát khởi, trong người tôi biến hóa.

Có một đêm nọ, động tự mặt và hai lỗ tai, hảo tướng thẳng một đường đi từ não bộ xuống giữa đôi mày giống như một trực tuyến hiệp lại thành hoành tuyến (ngang) thành hình chữ thập, lên xuống nhiều lượt rồi đứt tại chính giữa đôi lông mày. Kế đó lại từ đỉnh ngực, bụng, đi xuống đầu âm (ngọc hành) giống như cây cung, từ đầu âm đi lên đầu nhiều lần.

Có một đêm đó, trong người tôi phát nhiệt chuyển động cả mình, khi cúi, khi ngước, bên tả, bên hữu, theo thứ tự chuyển động mấy phen, trước, sau, mặt, trái (không lộn xộn) xuống hai tay. Tròn như bánh xe vào bên trong, bên ngoài theo thứ lớp không sai, sau động đến chân.

Ðây do tịnh tọa nơi sanh lý tự nhiên phát sanh ra như trên đã kể rõ, đấy không phải dụng ý chỉ huy (hay cố tâm). Khi tứ chi cử động rồi, thoạt nhiên cảm giác thấy đầu lớn và rộng ra. Trên nữa mình tôi cũng thấy lớn cao hơn mười thước (theo như trong kinh Phật nói: Hiện đại thân) đầu cúi xuống, bộ ngực cũng thấy rộng lớn như cõi hư không. Lại ngước về phía trước, bộ vai cũng rộng lớn như cõi thái hư. Lúc bấy giờ tôi chỉ cảm giác nửa thân mình dưới chưa có cảm giác nửa thân mình trên. Thân tâm tôi đều “không” phi thường là an lạc.

Có một đêm đó, chuyển động từ vai xuống xương sống, xoay bên tả, hữu đồng nhau một vòng tròn lớn chuyển động mười lần. Lại từ trong bụng vòng xoay quanh bên tả, hữu mười lần. Lại từ mặt đến bụng đi trở lại đường khác.

Ðại khái mạch lạc đều thông suốt cả.

Có một đêm đó, động lực từ lưng xoay vòng tròn từ trong bụng đến bên ngoài, xoay bên tả hữu ba mươi sáu lần theo thứ lớp từ đầu xuống bụng tay chân. Ðây là sanh lý tác động tướng kỳ diệu như thế ấy, thật không thể nghĩ bàn. Lại từ đầu thông xuống tay chân thẳng co chuyển động, khi ở mũi, ở hai mắt, da mắt lúc mở lúc nhắm, trong con mắt cũng tùy đó chuyển động đến hai lỗ tai cũng như thế ấy. Có một đêm cũng từ trong người tôi có một vòng tròn lớn chuyển động y theo hệ thống cũ, xây động ba mươi lần từ đầu xuống khắp châu thân.

Những tướng chuyển động từ trước tới đây khởi đầu mỗi đêm đều có, hoặc một thứ động tác nói liền mười ngày rồi hết.

Hoặc có một đêm biến ra nhiều tướng động khác nhau gần nửa năm, lần lần mới giảm bớt và đình chỉ hẳn. Trật tự chuyển động đi không sai đường lối mà tôi không dụng ý chỉ huy, thật là kỳ diệu thay! Ðại khái toàn thân mạch lạc thông suốt, về sau tôi không còn cảm giác thấy tướng gì nữa. (Trong đây chép rõ ngày giờ mỗi tướng trạng động chuyển, nhưng tôi toát yếu cho gọn). Ðại khái phân ra bốn loại:

  1. Tay chân co múa. 1. Ðánh. 3. Cọ xát. 4. Căng thẳng.

THIÊN V

KẾT QUẢ

Tôi từ trước vẫn tu tịnh tọa “chỉ quán” là tôn chỉ. Ðến ngày 24 tháng 5 năm 1937 tôi vào tịnh tọa rồi, trong bụng phát hào quang lần lần rộng lớn bao hàm cả toàn thân tôi một vòng tròn lớn (trước kia chỉ đầu và bụng có hào quang) như thế ấy. Qua ngày 26-4-1937, sau khi tôi vào tịnh tọa rồi trên lưng đều phát hào quang như đèn chiếu xa, nhưng tôi còn cảm giác có thân chưa chứng “Lý chơn không”.

Qua ngày 27-5-1937, tôi vào tịnh tọa, hào quang phóng cao đến mây xanh (vân tiêu), thần thức tôi cũng xuất ra đi. Sau lần lần thâu nhập vào đỉnh đầu tôi. Ðến ngày 31-5-1937, tôi vào tịnh tọa, trên đầu thân tôi phóng hào quang như hôm qua. Tôi cảm thấy dưới bụng tôi nóng sôi, thoạt nhiên cũng phóng hào quang, dưới nửa thân mình tôi như hư không (từ trước chưa có).

Ngày 10-6-1937, khi tôi vào tịnh tọa toàn thân tôi đều phóng hào quang (tôi tự cảm thấy trên đầu chưa, chỉ hào quang chói đến).

Qua ngày 14-6-1937, khi vào tịnh tọa toàn thân phóng hào quang, thông suốt cả trên dưới.

qNgày 17-6-1937, khi vào tịnh tọa tự thấy hào quang chiếu diệu “tâm mục” rất sáng, từ trên dưới, tả, hữu khắp cả đều sáng thành hình tròn lớn.

Ngày 18-6-1937, khi vào tịnh tọa cả thân phát hào quang, trên dưới tứ phía sáng rực thông suốt như ngọn đèn pha, thần thức tôi bấy giờ du hành trên không trung, sau lại thâu vào bụng, da dĩ đàn luyện, khi thì vào hai chân, khi thì vào đầu rất tự tại.

Từ trước tới nay là do tôi trì chí tu tịnh tọa nên được kết quả khả quan thế này. Thân thì có hào quang, tâm thần tự tại an vui thanh tịnh.

KẾT LUẬN: Phương pháp tu tịnh tọa này chính tôi thực hành, kết quả mỹ mãn. Tôi viết ra đây:

1)Ðã từng kinh nghiệm đúng theo phương pháp tịnh tọa nên được kết quả tốt.

2)Chú trọng sự thực hành phải hiểu rõ sự lý rành mạch (như đã dạy trong bài này).

Tôi không lý luận suông, nhận thấy chẳng ích gì. Như người luận món đồ ăn ngon mà chính họ không ăn thì trong bụng vẫn đói.

Do trước kia tôi rất nhiều tật bịnh (khi còn niên thiếu) nên tìm phương pháp tịnh tọa này để trừ bịnh thoát chết. Như khi khỏi bịnh rồi tôi cưới vợ tha hồ trụy lạc theo dục tình (không tiết chế dục vọng) nên bịnh cũ phát sanh đến nỗi phải bị ho thổ huyết. Tôi tưởng đời tôi đã tuyệt vọng không còn phương pháp nào cứu chữa. Nhưng may thay vì sợ chết nên tìm phương tịnh tọa.Trước hết cứu chữa lành các tật bịnh. Tôi lại nhận thấy con người sanh ra chả nghĩa lý gì, chỉ làm tôi mọi cho xác thịt, cho thị dục, lo cơm, lo áo và chạy theo danh lợi ảo mộng như người bắt bóng chả được chi, huống uổng một kiếp người, khi chết cũng hai bàn tay không!

Nghĩ thế nên tôi tu tịnh tọa luôn tới ngày nay, được kết quả tốt như đã kể trên. Tâm thần thanh tịnh, an vui giải thoát, thân thể thì có hào quang sáng ngời, tự tại vô cùng. Ấy là do công phu tu tập chẳng lạ gì. Ai ai cũng làm được, duy chỉ ta phải kiên tâm trì chí thì được kết quả không sai.

Rất tiếc tuổi trẻ dễ bị đắm chìm theo thị dục và lợi danh cám dỗ. Khi tỉnh lại giấc mơ thì khí cùng lực cạn. Cái già cái chết chực sẵn bên ta rồi. (Nếu ai nghĩ khác hơn, họ cho là chán đời yếm thế, cùng rủ nhau một ý tưởng đắm chìm, họ cho là vui tươi hạnh phúc. Vì tôi trước đã bị sa chơn lạc lối như họ, may mà tìm được phương thuốc tu tịnh tọa này, thoát khỏi cạm bẫy của đời, tôi tự thấy an lạc chẳng ai bằng. Ngoảnh lại cái dục vọng trước kia nó nhỏ hẹp chẳng đáng kể.

Rất mong tuổi trẻ thấy rõ chỗ ấy, khi già khỏi phải ăn năn đã muộn. Sớm đặt mình trên sự sống cao cả hơn trần gian. Thân sẽ được tráng kiện, tâm thì sáng suốt lần lần, không bị một cái gì ràng buộc trên xác thịt như ai kia.

Vì lẽ tôi đã chứng nghiệm nên viết ra thiên này cũng dạy được nhiều người kết quả như tôi và trừ hết các bịnh tật.

Viết xong vào mùa đông năm GIÁP NGỌ 1954.

---o0o---



Vi tính : Thiền Lâm Đông Phương

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
06/01/2011(Xem: 3406)
Du già hành tông là một trong hai tông phái Đại thừa Phật giáo Ấn Độ. Sự sáng lập tông phái này được quy cho hai anh em ngài Vô Trước và Thế Thân. Nhưng giáo lý và học thuyết căn bản của tông này đã được lưu hành ít nhất là một thế kỷ trước đó. Du già hành tông chú tâm vào tiến trình tương quan của nhận thức để hàng phục vô minh, để giúp chúng ta thoát khỏi vòng nghiệp báo sinh tử.
30/12/2010(Xem: 3540)
Nếu có một dịp được chứng kiến cảnh các vị sư Tây Tạng thực hiện đồ hình Mạn-đà-la (Anh: mandala, Phạn: maṇḍala, Tây Tạng: dkyil 'khor, Hoa: 曼荼羅) thì chắc hẳn bạn sẽ không bao giờ quên được ấn tượng vô cùng đặc sắc lưu lại trong kí ức. Mạn-đà-la không phải chỉ mang tính hình tượng hóa của một phương tiện tu học thiện xảo mà còn là một nghệ thuật có một không hai. Nghệ thuật này đòi hỏi công phu kết hợp làm việc cùng nhau của một nhóm người thật sự tập trung tinh thần trong một thời gian nhiều ngày sử dụng các công cụ thô sơ đặc trưng.
15/12/2010(Xem: 20696)
Đọc “Tổng Quan Những Con Đường Của Phật Giáo Tây Tạng”, chúng ta sẽ thấy đức Dalai Lama là một bậc Đại Tri Viên, ngài chỉ rõ tất cả mọi con đường để chúng thấy rõ, nhất là con đường Tantra...
18/11/2010(Xem: 4356)
Bắt đầu bài giảng, Rinpoche nói rằng Singapore là một địa điểm rất linh thiêng đối với Phật Giáo. Con người ở đây hết sức tử tế và nơi đây quả là một địa điểm đặc biệt. Thậm chí nó tốt lành đến nỗi chúng ta đang sử dụng một địa điểm linh thiêng như thế để thực hành.
26/10/2010(Xem: 5136)
Thế kỷ 21 là bước vào thời kỳ phát triển tâm linh của nhân loại trên trái đất. Các tôn giáo sẽ phải làm tròn sứ mạng của mình trong việc dẫn dắt con người tiến hóa vào giai đoạn này. Trong vườn hoa muôn màu của các tôn giáo hiện nay, Phật giáo đã đóng góp một phần không nhỏ.
23/10/2010(Xem: 13691)
Đại Diễn giải về Mật thừa của Tsongkapa (1357-1419), nhà sáng lập phái Gelukpa của Phật giáo Tây Tạng, trình bày những đặc trưng chính của tất cả những hệ thống của tantra Phật giáo cũng như sự khác biệt giữa Kinh và Tantra, hai bộ phận của lời Phật dạy.
16/10/2010(Xem: 8548)
Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng có bốn dòng phái lớn: Nyingma (Cổ Mật - Mũ đỏ), Kagyu (Mũ đen), Gelug (Mũ vàng), Sakya. Các dòng phái lớn này còn chia thành nhiều nhánh nhỏ. Các dòng truyền thừa đều có chung một nguồn gốc là giáo lý của đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]