Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháng mười hai

30/06/201114:17(Xem: 2885)
Tháng mười hai

SÁCH CỦA CUỘC SỐNG
Ngẫm Nghĩ Hàng Ngày Cùng Krishnamurti
Nguyên tác: The Book of Life Daily Meditations with Krishnamurti
Lời dịch: Ông Không Bản dịch 2005 – Hiệu đính 2008

THÁNG MƯỜI HAI

Ngày 1 tháng mười hai.

Cô đơn có vẻ đẹp vô cùng.

Tôi không biết có khi nào bạn cô độc; lúc bạn bỗng nhiên nhận ra rằng bạn không có sự liên hệ với bất kỳ ai – không phải một nhận ra thuộc trí năng nhưng một nhận ra thực sự... và bạn hoàn toàn bị cô lập. Mọi hình thái của tư tưởng và cảm xúc đều bị chặn lại; bạn không thể quay đi bất kỳ nơi nào; không một ai để nương nhờ; thần thánh, các thiên thần tất cả đều đã đi khỏi những đám mây và khi những đám mây biến mất họ cũng đã biến mất rồi; bạn hoàn toàn cô độc – tôi sẽ không sử dụng từ ngữ cô đơn.

Cô đơn có một ý nghĩa hoàn toàn khác hẳn; cô đơn có vẻ đẹp. Ở trạng thái cô đơn ngụ ý một điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Và bạn phải cô đơn. Khi con người làm tự do chính mình khỏi cấu trúc xã hội của tham lam, ganh tị, tham vọng, hãnh tiến, thành tựu, địa vị – khi anh ấy làm tự do chính mình khỏi những điều kia, lúc đó anh ấy hoàn toàn cô đơn. Đó là một sự việc hoàn toàn khác hẳn. Rồi thì có vẻ đẹp tuyệt vời, có cảm thấy của năng lượng vô biên.

Ngày 2 tháng mười hai.

Cô đơn không là cô độc.

Mặc dù chúng ta đều là con người, chúng ta đã dựng lên những bức tường giữa chúng ta và những người lân cận qua chủ nghĩa quốc gia, qua chủng tộc, đẳng cấp và giai cấp – mà lại nuôi dưỡng cô lập, cô độc nhiều hơn nữa.

Bây giờ một cái trí bị vướng trong trạng thái cô độc, trong trạng thái cô lập này, không bao giờ có thể hiểu rõ tôn giáo là gì. Nó có thể tin tưởng, nó có thể có những lý thuyết, những khái niệm, những công thức nào đó, nó có thể cố gắng gắn kết chính nó với cái người mà nó gọi là Chúa; nhưng dường như đối với tôi, tôn giáo không liên quan gì đến bất kỳ niềm tin nào, đến bất kỳ vị giáo sĩ nào, đến bất kỳ nhà thờ nào, hay đến bất kỳ quyển sách tạm gọi là thiêng liêng nào. Trạng thái của cái trí tôn giáo chỉ có thể hiểu rõ được khi chúng ta bắt đầu biết vẻ đẹp là gì; và hiểu rõ của vẻ đẹp phải được tiếp cận qua cô đơn hoàn toàn. Chỉ khi nào cái trí tuyệt đối cô đơn nó mới có thể biết được điều gì là vẻ đẹp, và không còn ở trong bất kỳ trạng thái nào khác.

Cô đơn rõ ràng không là cô độc, và nó không là trạng thái độc nhất. Độc nhất chỉ có nghĩa là ngoại lệ trong phương cách nào đó, trái lại sống hoàn toàn cô đơn đòi hỏi nhạy cảm, thông minh, hiểu rõ lạ thường. Hoàn toàn cô đơn ngụ ý rằng cái trí được tự do khỏi mọi loại ảnh hưởng và do đó không bị vấy bẩn bởi xã hội; cái trí phải cô đơn để hiểu rõ điều gì là tôn giáo – mà là tìm ra cho chính mình liệu có một sự việc gì đó vĩnh cửu, vượt khỏi thời gian.


Ngày 3 tháng mười hai.

Đang biết cô độc.

Cô độc hoàn toàn khác hẳn cô đơn. Trạng thái cô độc đó phải được vượt qua để là cô dơn. Trạng thái cô độc không thể so sánh với trạng thái cô đơn. Người mà biết cô độc không bao giờ có thể biết được cái đó mà là cô đơn. Bạn có ở trong trạng thái cô đơn đó hay không? Cái trí của chúng ta không được hòa nhập để cô đơn. Chính qui trình của cái trí là tách rời. Và cái mà tách rời biết được cô độc.

Nhưng cô đơn không tách rời. Nó là điều gì đó mà không là nhiều, không bị ảnh hưởng bởi nhiều, không là kết quả của nhiều, không được gom góp vào chung như cái trí; cái trí thuộc về nhiều. Cái trí không là một thực thể cô đơn chỉ có một mình, cái trí được gom góp vào chung, được mang lại cùng nhau, được tạo ra qua nhiều thế kỷ. Cái trí không bao giờ có thể cô đơn. Cái trí không bao giờ có thể biết được trạng thái cô đơn. Nhưng ý thức được trạng thái cô độc khi trải qua nó, kia kìa cô đơn hiện hữu. Rồi thì chỉ có thể có được cái đó mà bao la vô hạn. Rủi thay, hầu hết chúng ta đều tìm kiếm sự lệ thuộc. Chúng ta muốn người đồng hành, chúng ta muốn bạn bè, chúng ta muốn sống trong một trạng thái tách rời, trong một trạng thái gây ra xung đột. Cái đó mà cô đơn không bao giờ có thể ở trong một trạng thái xung đột. Nhưng cái trí không bao giờ có thể trực nhận cái đó, không bao giờ có thể hiểu rõ cái đó, nó chỉ có thể biết được cô độc.

Ngày 4 tháng mười hai.

Chỉ trong cô đơn mới có hồn nhiên.

Hầu hết chúng ta không bao giờ cô đơn. Bạn có thể rút lui vào núi non và sống như một người ẩn dật, nhưng khi bạn chỉ có duy nhất một mình, bạn sẽ có cùng bạn tất cả những ý tưởng của bạn, những trải nghiệm của bạn, những truyền thống của bạn, hiểu biết của bạn về điều gì đã hiện hữu, vị thầy tu Thiên chúa giáo trong một buồng nhỏ ở tu viện không cô đơn; anh ấy có cùng chúa Giê-su theo khái niệm của anh ấy, cùng lý thuyết thần học của anh ấy, cùng những niềm tin và những giáo điều của tình trạng bị điều kiện đặc biệt của anh ấy. Cũng như thế, vị khất sĩ ở Ấn độ mà rút lui khỏi thế giới và sống cô lập là không cô đơn, vì anh ấy cũng sống cùng những kỷ niệm của anh ấy.

Tôi đang nói về một trạng thái cô đơn trong đó cái trí hoàn toàn được tự do khỏi quá khứ, và chỉ một cái trí như thế mới có đạo đức, bởi vì chỉ trong trạng thái cô đơn này mới có được hồn nhiên. Bạn có lẽ sẽ nói rằng, “Điều đó xa vời quá không thể đòi hỏi được. Người ta không thể sống như vậy trong thế giới hỗn loạn này, nơi mà người ta phải đi đến công sở mỗi ngày, kiếm kế sinh nhai, nuôi nấng con cái, chịu đựng sự càu nhàu của người vợ hay người chồng của người ta, và mọi chuyện quanh nó.” Nhưng tôi nghĩ rằng điều gì đang được nói đều liên quan trực tiếp đến cuộc sống và hành động hàng ngày; nếu trái lại, nó không có giá trị gì cả. Bạn biết không, từ trạng thái cô đơn này sinh ra một đạo đức đầy sinh khí mà mang lại một ý thức lạ kỳ của sự tinh khiết và bao dung. Không đặt thành vấn đề nếu người ta gây ra lỗi lầm; điều đó không quan trọng bao nhiêu. Điều gì phải lưu tâm là có được cảm thấy hoàn toàn cô đơn, không bị vấy bẩn, vì chỉ có một cái trí như vậy mới có thể biết được hay ý thức được cái vượt khỏi từ ngữ, vượt khỏi tên tuổi, vượt khỏi tất cả những chiếu rọi của tưởng tượng.


Ngày 5 tháng mười hai.

Người cô đơn sống hồn nhiên.

Một trong những nhân tố của đau khổ là tình trạng cô độc lạ lùng của con người. Bạn có lẽ có những người bạn đồng hành, bạn có lẽ có những thần thánh, bạn có lẽ có nhiều hiểu biết, bạn có lẽ hoạt động hăng say ở xã hội, bàn luận vô tận về chính trị – và hầu hết những nhà chính trị đều bàn luận vô tận – và vẫn vậy tình trạng cô độc này còn tồn tại. Do đó, con người tìm kiếm để tìm ra được ý nghĩa trong cuộc sống và sáng chế ra một ý nghĩa, một quan trọng. Nhưng tình trạng cô độc vẫn tồn tại. Vì vậy liệu rằng bạn có thể quan sát mà không so sánh, chỉ nhìn nó như nó là, không cố gắng chạy trốn nó, không cố gắng che đậy nó, hay tẩu thoát nó, hay không? Sau đó bạn sẽ thấy rằng tình trạng cô độc đó trở thành điều gì đó hoàn toàn khác hẳn.

Chúng ta không cô đơn. Chúng ta là kết quả của hàng ngàn ảnh hưởng, hàng ngàn điều kiện, những di truyền, văn hóa, tuyên truyền thuộc tâm lý. Chúng ta không cô đơn và vì vậy chúng ta là những con người phó bản. Khi người ta cô đơn, hoàn toàn cô đơn, không lệ thuộc vào bất kỳ gia đình nào mặc dù người ta có một gia đình, cũng không lệ thuộc đến bất kỳ quốc gia nào, đến bất kỳ nền văn hóa nào, đến bất kỳ cam kết đặc biệt nào, người ta có ý thức của một người ngoài cuộc – người ngoài cuộc đối với mọi hình thái của tư tưởng, hành động, gia đình, quốc gia. Và chỉ có con người hoàn toàn cô đơn mới hồn nhiên. Chính hồn nhiên này giải thoát cái trí khỏi đau khổ.

Ngày 6 tháng mười hai.

Sáng tạo một thế giới mới, một văn minh mới.

Nếu bạn phải sáng tạo một thế giới mới, một văn minh mới, một nghệ thuật mới, mọi thứ đều mới mẻ, không bị vấy bẩn bởi truyền thống, bởi sợ hãi, bởi những tham vọng; nếu bạn phải sáng tạo điều gì đó vô danh mà là thế giới của bạn và của tôi, một xã hội mới, cùng nhau, trong đó không còn bạn và tôi nhưng chỉ còn “một tình trạng của chúng tôi”, liệu rằng không bắt buộc phải có một cái trí hoàn toàn vô danh, vì vậy cô đơn, hay sao? Việc này ám chỉ, phải vậy không, rằng phải có một cách mạng chống lại sự tuân phục, một cách mạng chống lại sự kính trọng, bởi vì một con người được kính trọng là một con người tầm thường vì anh ấy muốn một điều gì đó, anh ấy lệ thuộc vào ảnh hưởng cho hạnh phúc của anh ấy, lệ thuộc vào điều gì người láng giềng của anh ấy suy nghĩ, lệ thuộc vào điều gì vị đạo sư của anh ấy suy nghĩ, lệ thuộc vào điều gì kinh Bhagavad-Gita hay kinh Upanishads hay kinh Bible hay đấng Christ răn bảo. Cái trí của anh ấy không bao giờ cô đơn. Anh ấy không bao giờ đi một mình, nhưng anh ấy luôn luôn đi cùng một người đồng hành, đồng hành của những ý tưởng này.

Liệu rằng không quan trọng cần phải thấy, hiểu rõ, tổng thể ý nghĩa của sự cản trở, sự ảnh hưởng, sự thiết lập của “cái tôi lệ thuộc”, mà đối nghịch của tánh vô danh, hay sao? Hiểu rõ tổng thể của việc đó, nghi vấn này không nảy sinh à: liệu có thể ngay tức khắc tạo ra trạng thái của cái trí không bị ảnh hưởng, không thể bị ảnh hưởng bởi trải nghiệm riêng của nó hay bởi trải nghiệm của những người khác, một cái trí cô đơn, không bị thoái hóa, hay không? Chỉ đến lúc đó mới có thể sáng tạo một thế giới khác hẳn, một văn hóa khác hẳn, một xã hội khác hẳn trong đó hạnh phúc có thể đến.

Ngày 7 tháng mười hai.

Cô đơn trong đó không còn sợ hãi.

Chỉ khi nào cái trí có thể buông bỏ tất cả những ảnh hưởng, tất cả những cản trở, có thể sống hoàn toàn cô đơn ... có sáng tạo.

Trong thế giới, càng ngày càng nhiều phương pháp kỹ thuật đang được phát triển – kỹ thuật của phương thức gây ảnh hưởng con người qua tuyên truyền, qua cưỡng bách, qua những mẫu mực, qua tôn sùng thần tượng, qua thờ phụng vị anh hùng. Có vô số những quyển sách được viết về phương pháp làm một công việc, phương pháp suy nghĩ có hiệu quả, phương pháp xây dựng một ngôi nhà, phương pháp lắp ráp máy móc; vì vậy dần dần chúng ta đang mất đi khả năng khởi đầu công việc, khả năng suy nghĩ điều gì đó sáng tạo ngay khởi đầu cho chính chúng ta. Trong nền giáo dục của chúng ta, trong sự liên hệ của chúng ta với chính quyền, qua nhiều phương tiện khác nhau, chúng ta đang bị ảnh hưởng để phục tùng, để bắt chước. Và khi chúng ta cho phép một ảnh hưởng thuyết phục chúng ta tuân theo một hành động hay thái độ đặc biệt, tự nhiên chúng ta tạo ra sự kháng cự đối với những ảnh hưởng còn lại. Trong chính qui trình tạo ra một kháng cự với một ảnh hưởng khác, chúng ta không đang đầu hàng nó một cách tiêu cực hay sao?

Liệu cái trí không nên luôn luôn ở trong tình trạng phản kháng với mục đích hiểu rõ những ảnh hưởng luôn luôn đang tác động, đang ngăn cản, đang điều khiển, đang tạo khuôn, hay sao? Bộ đó không là một trong những yếu tố của cái trí tầm thường mà luôn luôn sợ hãi hay sao? Và bởi vì ở trong một tình trạng rối loạn, nó thèm khát trật tự, nó muốn kiên định, nó muốn một hình thức, một khuôn mẫu dựa vào đó nó có thể được dẫn dắt, được điều khiển, và tuy nhiên những hình thức này, những ảnh hưởng khác nhau này tạo ra những mâu thuẫn trong cá thể đó, tạo ra rối loạn trong cá thể đó .... Bất kỳ chọn lựa nào giữa những ảnh hưởng chắc chắn vẫn còn là một tình trạng của tầm thường ....

Bộ cái trí không bắt buộc cần có khả năng cho mục đích tìm hiểu – không phải để bắt chước, không phải để bị uốn khuôn – và sống không còn sợ hãi, hay sao? Bộ cái trí như thế không nên cô đơn và do đó sáng tạo, hay sao? Sáng tạo đó không của bạn hay là của tôi, nó vô danh.

Ngày 8 tháng mười hai.

Khởi đầu ở đây.

Một người tôn giáo không tìm kiếm Chúa. Người tôn giáo quan tâm đến sự thay đổi của xã hội mà là chính anh ấy. Người tôn giáo không là người thực hành vô số nghi lễ tôn giáo, tuân theo những truyền thống, sống trong một nền văn hóa quá khứ và không còn chút sinh khí, giải thích không mệt mỏi kinh Gita hay kinh Bible, tụng kinh liên tục, hay thực hiện cuộc sống khất thực – đó không là một người tôn giáo; một người như thế đang tẩu thoát những sự kiện. Người tôn giáo quan tâm tổng thể và trọn vẹn đến hiểu rõ cái xã hội mà là chính anh ấy. Anh ấy không tách rời xã hội. Tạo ra trong chính anh ấy một thay đổi tổng thể, trọn vẹn có nghĩa là kết thúc dứt khoát của tham lam, ganh tị, tham vọng; và vì vậy anh ấy không lệ thuộc những hoàn cảnh thay đổi, mặc dù anh ấy là kết quả của hoàn cảnh – thực phẩm anh ấy ăn, sách báo anh ấy đọc, rạp chiếu bóng anh ấy đi đến, những giáo điều, những niềm tin, những nghi lễ tôn giáo, và mọi chuyện chung quanh anh ấy. Anh ấy có trách nhiệm, và vì vậy người tôn giáo phải hiểu rõ chính anh ấy, mà là sản phẩm của xã hội trong đó chính anh ấy đã tạo ra. Vì vậy để tìm ra sự thật anh ấy phải khởi đầu ở đây, không phải trong một ngôi đền, không phải trong một hình ảnh – dù rằng hình ảnh đó được chạm trỗ bằng tay hay được ghi lại bằng cái trí. Nếu không như thế, làm thế nào anh ấy có thể tìm được một điều gì đó hoàn toàn mới mẻ, một trạng thái mới mẻ?

Ngày 9 tháng mười hai.

Cái trí tôn giáo bùng nổ.

Chúng ta có thể tự khám phá cho chính mình cái trí tôn giáo là gì không? Nhà khoa học trong phòng thí nghiệm của anh ấy thực sự là một nhà khoa học; anh ấy không bị thuyết phục bởi chủ nghĩa quốc gia của anh ấy, bởi những sợ hãi của anh ấy, bởi những hãnh tiến, những tham vọng, và những đòi hỏi địa phương của anh ấy; ở đó anh ấy chỉ thuần túy đang nghiên cứu. Nhưng ra khỏi phòng thí nghiệm, anh ấy giống như bất kỳ người nào khác với những thành kiến của anh ấy, với những tham vọng của anh ấy, với quốc tịch của anh ấy, với những hãnh tiến của anh ấy, với những ganh tị của anh ấy, và mọi chuyện quanh nó. Một cái trí như thế không thể tiếp cận cái trí tôn giáo. Cái trí tôn giáo không vận hành từ một trung tâm của uy quyền, dù rằng nó là hiểu biết được tích lũy như truyền thống, hay nó là trải nghiệm – mà thật ra là sự tiếp tục của truyền thống, sự tiếp tục của tình trạng bị điều kiện. Tinh thần tôn giáo suy nghĩ không dựa vào thời gian, không dựa vào những kết quả ngay lập tức, không dựa vào sự đổi mới ngay lập tức trong khuôn mẫu của xã hội .... Chúng ta đã nói rằng cái trí tôn giáo không là một cái trí thích nghi lễ; nó không lệ thuộc bất kỳ nhà thờ nào, bất kỳ tổ chức nào, bất kỳ khuôn mẫu suy nghĩ nào. Cái trí tôn giáo là cái trí đã thâm nhập vào cái không biết được, và bạn không thể đến cái không biết được ngoại trừ nhảy vọt; bạn không thể cẩn thận tính toán rồi đi vào cái không biết được. Cái trí tôn giáo là cái trí cách mạng thực sự, và cái trí cách mạng không là một phản ứng đến cái gì đã là. Cái trí tôn giáo bùng nổ thực sự, sáng tạo thực sự – không phải trong ý nghĩa đã được chấp nhận của từ ngữ sáng tạo, như trong một bài thơ, trang trí, hay xây dựng, hay trong kiến trúc, âm nhạc, hội họa, thi ca, và tất cả những chuyện chung quanh nó – nó ở trong một trạng thái của sáng tạo.

Ngày 10 tháng mười hai.

Cầu nguyện là một vấn đề phức tạp.

Giống như tất cả những vấn đề sâu sắc của con người, cầu nguyện là một vấn đề phức tạp và không thể hiểu rõ một cách vội vàng hấp tấp; nó cần sự kiên nhẫn, tìm hiểu nhẫn nại và cẩn thận, và người ta không thể đòi hỏi những kết luận và những quyết định rõ rệt. Nếu không hiểu rõ về chính mình, anh ấy người mà cầu nguyện có lẽ qua những lời cầu nguyện của anh ấy bị dẫn đến ảo tưởng tự tạo. Chúng ta thỉnh thoảng nghe người ta nói, và nhiều người đã kể cho tôi, rằng là khi họ cầu nguyện đến điều gì họ gọi là Chúa để có những thứ thuộc về thế gian, lời cầu xin của họ thường được đáp ứng. Nếu họ có sự trung thành, và tùy thuộc vào mãnh liệt của cầu nguyện của họ, điều gì họ tìm kiếm – sức khoẻ, thanh thản, của cải thế gian – cuối cùng họ đều kiếm được. Nếu người ta buông thả trong sự cầu nguyện để kiếm được điều gì, nó mang lại phần thưởng riêng của nó; điều gì đã cầu xin thường được trao tặng lại, và việc này thêm nữa củng cố cho những cầu xin. Rồi thì cũng có sự cầu nguyện, không phải cho của cải hay cho con người, nhưng cầu xin trải nghiệm sự thật, Chúa, mà cũng thường được đáp ứng; và cũng còn có những hình thức cầu nguyện nài nỉ khác nữa, tinh tế và quanh co kín đáo hơn nhiều, nhưng tuy nhiên vẫn đang cầu xin, đang nài nỉ và đang trao tặng.

Chúng ta là kết quả của quá khứ, và vì vậy chúng ta liên quan đến cái bể chứa khổng lồ của tham lam và hận thù, cùng những đối nghịch của chúng, phải không? Chắc chắn rằng, khi chúng ta thực hiện một van xin hay đưa ra một lời cầu nguyện nài nỉ, chúng ta đang khơi dậy cái bể chứa của sự tham lam được tích lũy này, và vân vân, mà cũng vậy là phần thưởng riêng của nó, và có giá cả của nó .... Sự cầu xin đến một người khác, đến một điều gì đó bên ngoài, có mang lại hiểu rõ về sự thật, chân lý hay không?

Ngày 11 tháng mười hai.

Đáp ứng cho cầu nguyện.

Cầu nguyện, mà là một nài nỉ, một thỉnh cầu, không bao giờ có thể tìm được sự thật đó mà không là kết quả của một đòi hỏi. Chúng ta đòi hỏi, van xin, cầu nguyện, chỉ khi nào chúng ta bị hoang mang, bị đau khổ, và bởi vì không hiểu rõ sự hoang mang và đau khổ đó, chúng ta hướng về một người nào khác. Điều đáp ứng cho cầu nguyện là sự chiếu rọi riêng của bạn; bằng cách này hay cách khác nó luôn luôn cho thỏa mãn, hài lòng, nếu không chúng ta sẽ bác bỏ nó. Vì thế, khi người ta đã học được mánh khóe gây yên lặng cái trí qua sự lặp lại, người ta tiếp tục giữ thói quen đó, nhưng rõ ràng điều đáp ứng cho lời cầu xin bắt buộc phải được định hình tùy theo khao khát của người cầu xin.
Bây giờ, cầu nguyện, nài nỉ, van xin, không bao giờ có thể khám phá cái đó mà không là sự chiếu rọi của cái trí. Muốn tìm được cái đó mà không là điều bịa đặt của cái trí, cái trí phải yên lặng – không phải bị làm yên lặng bởi sự lặp lại của những từ ngữ, mà là tự thôi miên, và cũng không phải bởi bất kỳ những phương tiện nào khác để thúc đẩy cái trí yên lặng.

Sự yên lặng bị thúc đẩy, bị ép buộc, không là yên lặng gì cả. Nó giống như phạt một em bé quay mặt vào góc phòng – bên ngoài cậu ấy có vẻ yên lặng, nhưng bên trong cậu ấy đang sùng sục. Vì vậy một cái trí bị ép buộc phải yên lặng bằng kỷ luật không bao giờ yên lặng thực sự, và sự yên lặng bị thúc đẩy không bao giờ có thể khám phá được trạng thái sáng tạo trong đó sự thật hiện hữu.

Ngày 12 tháng mười hai.

Tôn giáo có là một vấn đề của niềm tin?

Tôn giáo như chúng ta thường biết hay công nhận, là một loạt của những niềm tin, của những giáo điều, của những nghi lễ, của những mê tín, của tôn sùng những thần tượng, của những quyến rũ và những vị đạo sư mà sẽ dẫn dắt bạn đến điều gì bạn muốn như một mục đích cuối cùng. Sự thật cuối cùng là sự chiếu rọi của bạn, đó là điều gì bạn muốn, mà sẽ làm bạn hạnh phúc, sẽ cho bạn một chắc chắn của trạng thái vĩnh cửu. Vì vậy, cái trí bị trói buộc trong tất cả những việc này tạo ra một tôn giáo, một tôn giáo của những giáo điều, của kỹ năng giáo sĩ, của những mê tín và tôn sùng thần tượng – và trong đó, bạn bị trói buộc, và cái trí bị mê muội. Đó là tôn giáo à? Tôn giáo là một vấn đề của niềm tin, một vấn đề của hiểu biết về những trải nghiệm và những khẳng định của người khác hay sao? Hay tôn giáo chỉ là việc tuân theo giáo lý? Bạn biết rằng nó tương đối dễ dàng khi thực hiện giáo lý – làm việc này và không làm việc kia. Bởi vì nó dễ dàng, bạn có thể bắt chước một hệ thống giáo lý. Đằng sau giáo lý đó, lẩn quất cái tôi, đang tăng trưởng, đang lan rộng, hung hăng, thống trị. Nhưng đó là tôn giáo à?

Bạn phải tìm ra sự thật là gì bởi vì đó là điều duy nhất phải lưu tâm, không phải liệu bạn giàu có hay nghèo nàn, không phải liệu bạn lập gia đình hạnh phúc và có con cái, bởi vì tất cả chúng đều kết thúc, luôn luôn có chết. Vì vậy, không có bất kỳ hình thức nào của niềm tin, bạn phải tìm ra; bạn phải có sự hăng hái, sự tự lực, sự khởi đầu, để cho chính bạn bạn phải hiểu rõ sự thật là gì, Chúa là gì. Niềm tin sẽ không cho bạn bất kỳ điều gì; niềm tin chỉ làm hư hỏng, trói buộc, gây tối tăm. Cái trí chỉ có thể được tự do qua hăng hái, qua tự lực.

Ngày 13 tháng mười hai.

Có sự thật trong những tôn giáo không?

Câu hỏi là: không có sự thật trong những tôn giáo, trong những lý thuyết, trong những lý tưởng, trong những niềm tin hay sao? Chúng ta hãy tìm hiểu. Chúng ta ngụ ý gì qua từ ngữ tôn giáo? Chắc chắn, không là tôn giáo có tổ chức, không là Ấn độ giáo, Phật giáo, hay Thiên chúa giáo – mà là tất cả những niềm tin có tổ chức với sự tuyên truyền, sự chuyển đổi, sự cải đạo, sự cưỡng bách của chúng, và vân vân. Có bất kỳ sự thật nào trong tôn giáo có tổ chức hay không? Nó có lẽ che đậy, bao bọc sự thật, nhưng chính tôn giáo có tổ chức không là sự thật. Vì vậy, tôn giáo có tổ chức là giả dối, nó phân chia con người khỏi con người. Bạn là một người Hồi giáo, tôi là một người Ấn độ giáo, người khác là một người Thiên chúa giáo hay một người Phật giáo – và chúng ta đang cãi nhau, đang tàn sát lẫn nhau. Có bất kỳ sự thật nào trong đó không? Chúng ta không đang nói về tôn giáo như sự việc theo đuổi sự thật, nhưng chúng ta suy xét xem liệu có bất kỳ sự thật nào trong tôn giáo có tổ chức hay không. Chúng ta bị điều kiện bởi tôn giáo có tổ chức để nghĩ rằng có sự thật trong nó sâu đậm đến nỗi chúng ta đã gắn chặt vào niềm tin đó bằng cách gọi chính mình là một người Ấn độ giáo, người khác là ai đó, hay tôi sẽ tìm được Chúa. Vô lý làm sao đâu, thưa bạn; muốn tìm ra Chúa, muốn tìm ra sự thật, phải có đạo đức. Đạo đức là tự do, và chỉ qua tự do sự thật mới có thể được khám phá – không phải khi bạn bị nắm chặt trong bàn tay của tôn giáo có tổ chức với những niềm tin của nó. Và có bất kỳ sự thật nào trong những lý thuyết, trong những lý tưởng, trong những niềm tin hay không? Tại sao bạn lại có những niềm tin? Hiển nhiên, bởi vì những niềm tin cho bạn an toàn, thanh thản, bảo vệ, một hướng dẫn. Trong chính bạn bạn bị sợ hãi, bạn muốn được bảo vệ, bạn muốn được dựa vào một ai đó, và vì vậy bạn tạo ra lý tưởng mà ngăn cản bạn không hiểu rõ được cái là. Do đó, một lý tưởng trở thành một cản trở đến hành động.


Ngày 14 tháng mười hai.

Muốn leo cao người ta phải bắt đầu từ thấp.

Những tổ chức tôn giáo trở thành cố định và cứng nhắc như những tư tưởng của những người lệ thuộc nó. Cuộc sống là một thay đổi liên tục, một đang trở thành liên tục, một cách mạng không ngừng nghỉ, và bởi vì một tổ chức không bao giờ có thể mềm dẻo, nó cản đường sự thay đổi; nó trở thành phản ứng để bảo vệ chính nó. Việc tìm kiếm sự thật thuộc về cá thể, không thuộc về đám đông. Muốn hiệp thông cùng sự thật phải có cô đơn, không là cô lập nhưng là tự do khỏi tất cả ảnh hưởng và quan điểm. Rõ ràng những tổ chức của tư tưởng trở thành những cản trở cho tư tưởng.

Như chính bạn nhìn thấy, sự tham lam quyền hành hầu như vô tận trong một tổ chức tạm gọi là tinh thần; tham lam này được che đậy bởi mọi loại từ ngữ vang rền quyền hành và ngọt ngào, nhưng ảnh hưởng suy đồi của tham danh, kiêu hãnh và thù địch được nuôi dưỡng và chia sẻ. Từ việc này tăng thêm xung đột, cố chấp, bè phái và những biểu lộ xấu xa khác.
Liệu không khôn ngoan hơn khi có những nhóm nhỏ có cùng sự hiểu rõ vào khoảng hai mươi hay hai mươi lăm người, không có lệ phí hội hay tư cách hội viên, gặp gỡ nơi nào thuận tiện để thảo luận hòa nhã về đề tài tiếp cận sự thật, hay sao? Để ngăn ngừa bất kỳ nhóm nào trở nên độc quyền, từ lần này sang lần khác từng người trong mỗi nhóm có thể được khuyến khích và có lẽ tham gia một nhóm nhỏ khác; vì vậy nó sẽ bao quát, không chật hẹp và không có tính cục bộ.

Muốn leo cao người ta phải bắt đầu từ thấp. Từ sự bắt đầu nhỏ bé này người ta có lẽ giúp đỡ tạo ra một thế giới hạnh phúc và thông minh hơn.

Ngày 15 tháng mười hai.

Những vị Chúa của các bạn đang phân chia các bạn.

Chuyện gì đang xảy ra trong thế giới này? Các bạn có một Chúa Thiên chúa giáo, những vị Chúa Ấn độ giáo, những người Hồi giáo với ý tưởng đặc biệt về Chúa của họ – mỗi giáo phái nhỏ xíu với chân lý đặc biệt của họ; và tất cả những chân lý đang trở thành giống như quá nhiều bệnh tật trong thế giới, đang phân chia con người. Những chân lý này, trong bàn tay của một ít người, đang trở thành phương tiện của sự trục lợi. Bạn tìm đến mỗi chân lý, cái này sau cái khác, thử qua tất cả chúng, bởi vì bạn bắt đầu mất đi mọi ý thức của phán đoán phân biệt, bởi vì bạn đang đau khổ và bạn muốn một viên thuốc chữa trị, và bạn chấp nhận bất kỳ viên thuốc nào được trao tặng bởi bất kỳ giáo phái nào, dù là Thiên chúa giáo, Ấn độ giáo, hay giáo phái khác. Vì vậy, điều gì đang xảy ra? Các vị Chúa của các bạn đang phân chia các bạn, những niềm tin trong Chúa của các bạn đang tách rời các bạn và tuy nhiên các bạn lại nói về tình huynh đệ của con người, sự hợp nhất trong Chúa, và cùng lúc lại phủ nhận chính cái điều các bạn muốn tìm ra, bởi vì các bạn bấu víu vào những niềm tin này như những phương tiện tiềm năng nhất để hủy diệt sự giới hạn, trái lại chúng chỉ củng cố thêm nó. Những việc này quá hiển nhiên.

Ngày 16 tháng mười hai.

Tôn giáo thực sự.

Bạn có biết tôn giáo là gì không? Nó không là tụng kinh, nó không là thực hành nghi lễ, hay bất kỳ hình thức nào khác, nó không ở trong sự thờ cúng những thần thánh làm bằng thiếc hay những hình tượng bằng đá, nó không ở trong đền chùa và những nhà thờ, nó không ở trong việc đọc kinh Bible hay kinh Gita, nó không ở trong sự lặp lại một cái tên thiêng liêng hay trong sự tuân theo một điều mê tín nào đó được sáng chế bởi con người. Tất cả những việc này không là tôn giáo.

Tôn giáo là cảm thấy của tốt lành và tình yêu đó mà giống như con sông đang sống đang chuyển động vô tận. Trong trạng thái đó bạn sẽ tìm được kia kìa một khoảnh khắc khi không còn bất kỳ tìm kiếm nào cả; và kết thúc của tìm kiếm này là khởi đầu của điều gì đó hoàn toàn khác hẳn. Tìm kiếm Chúa, sự thật, chân lý, cảm thấy hoàn toàn tốt lành – không là sự vun quén của tốt lành, của khiêm tốn; nhưng tìm kiếm xuất phát từ một điều gì đó vượt khỏi những sáng chế và những mánh khóe của cái trí, mà có nghĩa là có một cảm thấy về một điều gì đó, sống trong nó, là nó – đó là tôn giáo thực sự. Nhưng bạn chỉ có thể làm được việc đó khi bạn bỏ lại cái ao tù mà tự bạn đã đào cho chính mình và vượt khỏi nó để vào con sông của sự sống. Lúc đó sự sống có một phương cách kinh ngạc để chăm sóc bạn, bởi vì lúc đó không còn sự chăm sóc về phần bạn. Sự sống mang bạn đi nơi nào nó muốn bởi vì bạn là bộ phận của chính nó; lúc đó không còn vấn đề của an toàn, của điều gì người ta nói hay không nói, và đó là vẻ đẹp của sự sống.

Ngày 17 tháng mười hai.

Một tẩu thoát tuyệt vời.

Động cơ đằng sau sự tìm kiếm Chúa là gì, và sự tìm kiếm đó có thực sự không? Đối với hầu hết mọi người chúng ta, nó là một tẩu thoát khỏi thực tại. Vì vậy, chúng ta phải rất rõ ràng trong chính bản thân chúng ta rằng liệu sự tìm kiếm Chúa này là một tẩu thoát, hay liệu nó là sự tìm kiếm sự thật trong mọi thứ – sự thật trong những liên hệ của chúng ta, sự thật trong những giá trị của những sự vật, sự thật trong những ý tưởng. Nếu chúng ta đang tìm kiếm Chúa chỉ bởi vì chúng ta chán nản thế giới này và những khốn khổ của nó, vậy thì nó là một tẩu thoát. Rồi thì chúng ta tạo ra Chúa, và vì vậy đó không là Chúa. Rõ ràng là, vị Chúa của những đền thờ, của những quyển sách, không là Chúa – nó là một tẩu thoát tuyệt vời. Nhưng nếu chúng ta cố gắng tìm ra sự thật, không phải trong một tập hợp của những hành động riêng biệt, nhưng trong tất cả những hành động, những ý tưởng và những liên hệ của chúng ta, nếu chúng ta tìm kiếm sự đánh giá đúng đắn về lương thực, quần áo, và chỗ ở; lúc đó bởi vì cái trí của chúng ta có thể minh bạch và hiểu rõ, khi chúng ta tìm kiếm sự thật chúng ta sẽ tìm được nó. Lúc đó nó sẽ không là một tẩu thoát. Nhưng nếu chúng ta bị hoang mang về những thứ của thế giới – lương thực, quần áo, chỗ ở, liên hệ, và những ý tưởng – làm thế nào chúng ta có thể tìm được sự thật? Chúng ta chỉ có thể sáng chế sự thật. Vì vậy, Chúa, chân lý, sự thật, sẽ không được hiểu rõ bởi một cái trí bị hoang mang, bị điều kiện, bị rối loạn. Làm thế nào một cái trí như thế có thể suy nghĩ về sự thật hay Chúa? Đầu tiên nó phải xóa sạch tình trạng bị điều kiện của nó. Nó phải làm tự do chính nó khỏi những giới hạn riêng của nó, và chỉ đến lúc đó nó mới có thể biết được Chúa là gì, hiển nhiên không phải như trước kia. Sự thật là cái không biết được, và cái đã được biết không là sự thật.

Ngày 18 tháng mười hai.

Chúa của bạn không là Chúa.

Một người tin tưởng Chúa không bao giờ có thể tìm được Chúa. Nếu bạn sẵn sàng đón nhận sự thật, có thể không có niềm tin trong sự thật. Nếu bạn sẵn sàng đón nhận cái không biết được, có thể không có niềm tin trong cái không biết được. Suy cho cùng, niềm tin là một hình thức tự bảo vệ, và chỉ một cái trí tầm thường có thể tin tưởng Chúa. Hãy quan sát niềm tin của những người lái máy bay trong suốt cuộc chiến tranh mà nói rằng Chúa là bạn đồng hành của họ khi họ đang thả những quả bom! Vì vậy bạn tin tưởng Chúa khi bạn giết chóc, khi bạn đang bóc lột con người. Bạn thờ phượng Chúa và tiếp tục moi móc tiền bạc không thương xót, ủng hộ quân đội – tuy nhiên bạn lại nói rằng bạn tin tưởng lòng nhân từ, từ bi, rộng lượng .... Chừng nào niềm tin còn tồn tại, không bao giờ có thể có cái không biết được; bạn không thể suy nghĩ về cái không biết được, tư tưởng không thể đo lường nó. Cái trí là sản phẩm của quá khứ, nó là kết quả của ngày hôm qua, và liệu cái trí như thế có thể sẵn sàng đón nhận cái không biết được hay sao? Nó chỉ có thể chiếu rọi một hình ảnh, nhưng hình ảnh chiếu rọi đó không thực sự; vì vậy Chúa của bạn không là Chúa – nó là một hình ảnh của tạo tác riêng của bạn, một hình ảnh của thỏa mãn riêng của bạn. Có thể có sự thật chỉ khi nào cái trí hiểu rõ toàn qui trình của chính nó và kết thúc. Khi cái trí hoàn toàn trống không – chỉ lúc đó nó mới có thể nhận được cái không biết được. Cái trí không thể trống không được chừng nào nó còn không hiểu rõ được những điều chứa đựng của sự liên hệ – liên hệ của nó với tài sản, với con người – chừng nào nó còn không thiết lập được sự liên hệ đúng đắn với mọi thứ. Chừng nào nó còn không hiểu rõ toàn qui trình của xung đột trong liên hệ, cái trí không thể tự do được. Chỉ khi nào cái trí hoàn toàn yên lặng, hoàn toàn bất động, không đang chiếu rọi, khi nó không đang tìm kiếm và hoàn toàn tĩnh – chỉ đến lúc đó cái vĩnh cửu và không thời gian mới hiện hữu.

Ngày 19 tháng mười hai.

Con người tôn giáo.

Điều gì là trạng thái của cái trí mà nói rằng, “Tôi không biết liệu có Chúa, liệu có tình yêu hay không,” đó là, khi không còn phản hồi của ký ức? Làm ơn hãy đừng lập tức trả lời câu hỏi cho chính bạn bởi vì nếu bạn làm như thế, câu trả lời của bạn sẽ chỉ là sự công nhận của điều gì bạn suy nghĩ nó nên là hay nó không nên là. Nếu bạn nói rằng, “Nó là một trạng thái phủ nhận,” bạn đang so sánh nó với một điều gì đó mà bạn biết trước rồi; vì vậy, cái trạng thái trong đó bạn nói, “Tôi không biết” là không tồn tại ....
Vì vậy cái trí mà có thể nói, “Tôi không biết,” đang ở trạng thái duy nhất trong đó bất kỳ điều gì đều có thể được khám phá. Nhưng cái người mà nói , “Tôi biết,” cái người mà đã học hỏi vô tận những trạng thái khác nhau về trải nghiệm của con người và cái trí của người đó được nhét đầy thông tin, hiểu biết bách khoa, liệu có lần nào anh ấy có thể trải nghiệm được một điều gì đó mà không dành cho sự tích lũy hay không? Anh ấy hiểu rõ rằng việc đó khó khăn cực kỳ. Khi cái trí xóa sạch mọi hiểu biết nó đã thâu lượm được, khi trong nó không còn Phật, không còn Chúa, không những vị thầy, không những tôn giáo, không những trích dẫn; khi cái trí hoàn toàn cô đơn, không bị vấy bẩn, mà có nghĩa rằng chuyển động của cái đã được biết đã kết thúc – chỉ đến lúc đó mới có khả năng của một cách mạng triệt để, một thay đổi cơ bản .... Người tôn giáo là người không lệ thuộc bất kỳ tôn giáo nào, bất kỳ quốc gia nào, bất kỳ chủng tộc nào, là người hoàn toàn cô đơn ở bên trong, là người trong trạng thái không đang biết, và đáp lại cho anh ấy là phước lành của thiêng liêng hiện hữu.

Ngày 20 tháng mười hai.

Tôi không biết.

Nếu người ta có thể thực sự đến được trạng thái nói rằng, “Tôi không biết,” nó thể hiện một ý thức khiêm tốn lạ thường; không có kiêu căng của hiểu biết; không có câu trả lời tự khẳng định để gây một ấn tượng. Khi bạn có thể thực sự nói rằng, “Tôi không biết,” mà chẳng có mấy người nói được như thế, vậy thì trong trạng thái đó mọi sợ hãi kết thúc bởi vì tất cả ý thức của công nhận, sự lục soát vào ký ức, đã kết thúc; không còn sự tìm hiểu vào lãnh vực của cái đã được biết. Rồi thì một sự việc lạ thường hiện hữu. Nếu nãy giờ bạn theo sát điều gì tôi đang nói, không chỉ bằng từ ngữ, nhưng nếu bạn đang thực sự trải nghiệm nó, bạn sẽ thấy rằng khi bạn có thể nói, “tôi không biết,” mọi tình trạng bị điều kiện đã kết thúc. Và sau đó trạng thái của cái trí là gì?

Chúng ta đang tìm kiếm điều gì đó vĩnh cửu – vĩnh cửu trong ý nghĩa của thời gian, một điều gì đó bền vững, thường hằng. Chúng ta thấy rằng mọi thứ quanh chúng ta đều ngắn ngủi, biến động liên tục, được sinh ra, tàn tạ, rồi chết đi, và cuộc tìm kiếm của chúng ta luôn luôn vì mục đích thiết lập một điều gì đó mà sẽ vĩnh cửu trong lãnh vực của cái đã được biết. Nhưng cái thực sự thiêng liêng vượt khỏi sự đo lường của thời gian; nó không thể tìm được trong lãnh vực của cái đã được biết. Cái đã được biết chỉ vận hành qua tư tưởng, mà là phản hồi của ký ức đến sự thách thức. Nếu tôi thấy điều đó, và tôi muốn tìm ra phương cách kết thúc suy nghĩ, tôi phải làm gì đây? Chắc chắn qua hiểu rõ về chính mình, tôi phải ý thức được toàn qui trình suy nghĩ của tôi. Tôi phải hiểu rõ rằng mọi tư tưởng, dù tinh tế bao nhiêu, dù cao quý bao nhiêu, hay dù đê tiện bao nhiêu, dù ngu xuẩn bao nhiêu, đều có những gốc rễ của nó trong cái đã được biết, trong ký ức. Nếu tôi thấy điều đó rất rõ ràng, vậy là cái trí, khi bị đương đầu với một vấn đề nan giải, có thể nói rằng, “Tôi không biết,” bởi vì nó không có câu trả lời.

Ngày 21 tháng mười hai.

Vượt khỏi những giới hạn của những niềm tin.

Là một người tin tưởng thần thánh hay một người vô thần, đối với tôi, cả hai đều vô lý. Nếu bạn biết sự thật là gì, Chúa là gì, bạn sẽ không là một người tin tưởng thần thánh hay một người vô thần, bởi vì trong trạng thái ý thức đó niềm tin không còn cần thiết nữa. Chính cái người mà không ý thức, chỉ hy vọng và suy đoán, cần hướng về niềm tin hay không niềm tin, để nâng đỡ anh ấy và để dẫn anh ấy đến hành động trong một phương cách đặc biệt.

Bây giờ, nếu bạn tiếp cận nó hoàn toàn khác hẳn, bạn sẽ tìm được cho chính mình, như những cá thể, một điều gì đó thực sự vượt khỏi tất cả những giới hạn của những niềm tin, vượt khỏi ảo tưởng của những từ ngữ. Nhưng điều đó – sự khám phá sự thật hay Chúa – đòi hỏi thông minh vô cùng, mà không là sự khẳng định của niềm tin hay không niềm tin, nhưng là sự ý thức được những trở ngại được tạo ra bởi không thông minh. Vì vậy muốn khám phá Chúa hay sự thật – và tôi nói rằng cái sự việc như thế có tồn tại, tôi đã nhận được nó – muốn nhận ra nó, muốn nhận được nó, cái trí phải được tự do khỏi tất cả những trở ngại đã được tạo ra xuyên suốt những thời đại, được đặt nền tảng trên tự bảo vệ và an toàn. Bạn không thể được tự do khỏi an toàn chỉ bằng cách nói rằng bạn được tự do. Muốn xuyên thủng những bức tường của những trở ngại này, bạn cần có nhiều thông minh, không phải trí năng. Thông minh, đối với tôi, là sự hòa hợp hoàn toàn của cái trí và tâm hồn; và bạn sẽ tìm được cho chính mình, không cần hỏi bất kỳ ai, sự thật đó là gì.

Ngày 22 tháng mười hai.

Tự do khỏi mạng lưới của thời gian.

Nếu không có thiền định, không có hiểu rõ về chính mình; nếu không có hiểu rõ về chính mình, không có thiền định. Vì vậy, bạn phải bắt đầu hiểu rõ bạn là gì. Bạn không thể đi xa nếu không bắt đầu từ gần, nếu không hiểu rõ qui trình hàng ngày của tư tưởng, cảm thấy và hành động của bạn. Nói cách khác, tư tưởng phải hiểu rõ cách vận hành riêng của nó, và khi bạn thấy chính bạn trong vận hành, bạn sẽ thấy rằng tư tưởng dịch chuyển từ cái đã được biết sang cái đã được biết. Bạn không thể suy nghĩ về cái không biết được. Cái bạn biết không thực sự bởi vì cái gì bạn biết chỉ ở trong thời gian. Làm tự do khỏi mạng lưới của thời gian là sự quan tâm chính, không phải suy nghĩ về cái không biết được, bởi vì bạn không thể suy nghĩ về cái không biết được. Những đáp ứng cho những lời cầu nguyện của bạn đều thuộc về cái đã được biết. Muốn nhận được cái không biết được, chính cái trí phải trở thành cái không biết được. Cái trí là kết quả của qui trình tư tưởng, kết quả của thời gian, và qui trình tư tưởng này phải kết thúc. Cái trí không thể suy nghĩ về cái vĩnh cửu, thường hằng; do đó, cái trí phải được tự do khỏi thời gian, qui trình thời gian của cái trí phải được xóa sạch. Chỉ khi nào cái trí hoàn toàn được tự do khỏi ngày hôm qua, và do đó không đang sử dụng hiện tại như một phương tiện dẫn đến tương lai, lúc đó nó có thể nhận được cái vĩnh cửu .... Vì vậy, sự quan tâm của chúng ta trong thiền định là hiểu rõ về chính mình, không chỉ hời hợt, nhưng hiểu rõ toàn nội dung của ý thức giấu giếm, phía bên trong. Nếu không hiểu rõ tất cả việc đó và được tự do khỏi tình trạng bị điều kiện của nó, bạn không thể vượt khỏi những giới hạn của cái trí. Đó là lý do tại sao qui trình tư tưởng phải kết thúc, và để có kết thúc này phải có hiểu rõ về chính mình. Do đó thiền định là khởi đầu của thông minh, mà là hiểu rõ về cái trí và tâm hồn riêng của người ta.

Ngày 23 tháng mười hai.

Thiền định.

Từng bước một tôi sẽ giải thích thiền định là gì. Làm ơn đừng chờ đợi đến đoạn kết, để hy vọng có được sự diễn tả hoàn toàn về phương pháp thiền định. Điều gì chúng ta đang làm ngay lúc này là thành phần của thiền định.

Bây giờ, điều gì người ta phải làm là tỉnh thức được người suy nghĩ, và không cố gắng giải quyết sự mâu thuẫn lẫn tạo ra sự hòa đồng giữa tư tưởng và người suy nghĩ. Người suy nghĩ là thực thể tâm lý mà đã tích lũy trải nghiệm như hiểu biết; anh ấy là cái trung tâm bị trói buộc trong thời gian mà là kết quả của sự ảnh hưởng môi trường sống luôn luôn thay đổi, và từ trung tâm này anh ấy quan sát, anh ấy lắng nghe, anh ấy trải nghiệm. Chừng nào người ta còn không hiểu rõ toàn cấu trúc và chi tiết của trung tâm này, phải luôn luôn còn xung đột, và một cái trí trong xung đột không có thể hiểu rõ chiều sâu lẫn vẻ đẹp của thiền định.

Trong thiền định không thể có người suy nghĩ, mà có nghĩa rằng tư tưởng phải kết thúc – cái tư tưởng mà bị thúc đẩy về phía trước bởi sự ham muốn đạt được một kết quả. Thiền định không liên quan gì đến việc đạt được một kết quả. Nó không là vấn đề của hít thở bằng một phương pháp đặc biệt, hay nhìn thẳng ngay mũi, hay đánh thức khả năng để thực hiện những trò ma mãnh nào đó, hay tất cả những chuyện vô lý không chín chắn chung quanh nó .... Thiền định không là điều gì tách rời cuộc sống. Khi bạn đang lái xe hơi hay đang ngồi trên xe buýt, khi bạn đang nói chuyện liến thoắng không ngừng nghỉ, khi bạn đang dạo bộ một mình trong cánh rừng hay đang nhìn ngắm một con bướm đang được cơn gió mang đi – tỉnh thức không chọn lựa được tất cả những việc đó là thành phần của thiền định.

Ngày 24 tháng mười hai.

Biết toàn nội dung của một tư tưởng.

Không là bất kỳ điều gì là khởi đầu của tự do. Vì thế, nếu bạn có thể cảm thấy, có thể thâm nhập điều này bạn sẽ phát hiện được, vì bạn đã tỉnh thức, rằng bạn không được tự do, rằng bạn bị trói buộc vào rất nhiều những sự việc khác nhau, và rằng cùng lúc đó cái trí lại hy vọng được tự do. Và bạn có thể hiểu rằng hai việc này hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Vì thế cái trí phải tìm hiểu kỹ càng tại sao nó lại bấu víu bất kỳ thứ gì. Tất cả việc này hàm ý rất cực nhọc khi tìm hiểu. Nó còn gian khổ nhiều hơn đi đến văn phòng, nhiều hơn lao động thân thể, nhiều hơn tất cả những ngành khoa học được đặt vào chung.

Bởi vì cái trí thông minh, khiêm tốn quan tâm đến chính nó mà không tự cho mình là trung tâm; vì vậy nó phải rất cảnh giác, tỉnh táo, và điều đó có nghĩa là nó phải gian khổ, nhiệt tình thực sự mỗi ngày, mỗi giờ, mỗi phút .... Điều này đòi hỏi sự làm việc kiên trì bởi vì tự do không đến dễ dàng được. Mọi thứ đều gây trở ngại – người vợ của bạn, người chồng của bạn, người con của bạn, người hàng xóm của bạn, những vị Chúa của bạn, những tôn giáo của bạn, truyền thống của bạn. Tất cả những việc này gây trở ngại cho bạn, nhưng bạn đã tạo dựng chúng bởi vì bạn muốn an toàn. Và cái trí đang tìm kiếm an toàn không bao giờ có thể tìm được nó. Nếu bạn đã quan sát một chút ít trong thế giới, bạn hiểu rõ không có một sự việc như là an toàn. Người vợ chết, người chồng chết, đứa con trốn đi – một chuyện gì đó xảy ra. Cuộc sống không cố định, mặc dù chúng ta muốn làm nó như vậy. Không có sự liên hệ nào cố định bởi vì tất cả cuộc sống là chuyển động. Đó là một hiểu rõ phải được giữ chặt, sự thật phải được nhìn thấy, phải được cảm thấy, không phải điều gì đó để bị tranh cãi. Vậy là bạn sẽ nhận ra, khi bạn bắt đầu tìm hiểu, rằng nó thực sự là một tiến hành của thiền định.
Nhưng hãy đừng bị mê hoặc bởi từ ngữ đó. Hãy tỉnh thức được mỗi tư tưởng, hãy hiểu rõ nó nảy sinh từ nguồn nào và ý định của nó là gì – đó là thiền định. Và hiểu rõ toàn bộ nội dung của một tư tưởng phơi bày ra toàn bộ qui trình của cái trí.

Ngày 25 tháng mười hai.

Đốt cháy ngọn lửa của tự tỉnh thức.

Nếu bạn thấy rất khó khăn khi tỉnh thức, vậy thì hãy thử nghiệm nó bằng cách viết ra mỗi tư tưởng và mỗi cảm thấy nảy sinh suốt một ngày; hãy viết ra những phản ứng của bạn về ghen tuông, ganh tị, hãnh tiến, dục vọng, những dự định phía sau những từ ngữ của bạn. Hãy dành ra chút ít thời gian trước bữa ăn sáng để viết chúng ra – mà có lẽ cần thiết phải đi ngủ sớm hơn và gạt bớt công việc xã hội nào đó. Nếu bạn viết ra những việc này bất kỳ lúc nào bạn có thể làm được, và vào buổi tối trước giờ ngủ, hãy nhìn lại tất cả những sự việc bạn đã viết ra trong suốt ngày, nghiên cứu và tìm hiểu nó mà không xét đoán, không chỉ trích, bạn sẽ bắt đầu phát giác những nguyên nhân giấu giếm của những tư tưởng và những cảm thấy, những ham muốn và những từ ngữ của bạn ....

Bây giờ, điều quan trọng trong việc này là hãy tìm hiểu bằng thông minh tự do về điều gì bạn đã viết ra, và trong tìm hiểu nó bạn sẽ trở nên tỉnh thức được trạng thái riêng của bạn. Trong ngọn lửa của tự tỉnh thức, của hiểu rõ về chính mình, những nguyên nhân của xung đột bị phát hiện và được xóa sạch. Bạn nên tiếp tục viết ra những suy nghĩ và những cảm thấy, những dự tính và những phản ứng của bạn, không phải một lần hay hai lần, nhưng trong nhiều ngày đến lúc nào bạn có thể tỉnh thức được chúng ngay tức khắc ....

Thiền định không chỉ là trạng thái tự tỉnh thức liên tục, mà còn là sự buông bỏ liên tục cái tôi. Từ suy nghĩ đúng đắn có thiền định, từ đó tĩnh lặng của thông minh đến, và trong tĩnh lặng đó cái tối thượng được nhận ra.

Viết ra điều gì người ta suy nghĩ và cảm thấy, những ham muốn và những phản ứng của người ta, tạo ra một trạng thái tỉnh thức bên trong, sự cộng tác của tầng tiềm thức với tầng ý thức, và nhờ việc này dẫn đến hòa đồng và hiểu rõ.

Ngày 26 tháng mười hai.

Phương cách của thiền định.

Sự thật có là một điều gì đó kết thúc, tuyệt đối, cố định hay không? Chúng ta muốn nó tuyệt đối bởi vì sau đó chúng ta có thể ẩn náu trong nó. Chúng ta muốn nó vĩnh cửu bởi vì sau đó chúng ta có thể bám vào nó, tìm được hạnh phúc trong nó. Nhưng liệu rằng sự thật là tuyệt đối, tiếp tục, để được trải nghiệm lặp đi và lặp lại, hay sao? Sự lặp lại của trải nghiệm chỉ là sự vun quén của ký ức, phải vậy không? Trong những khoảnh khắc của tĩnh lặng, tôi có lẽ trải nghiệm một sự thật nào đó, nhưng nếu tôi bám vào trải nghiệm đó qua ký ức và biến nó thành tuyệt đối, cố định – đó là sự thật à? Sự thật là sự tiếp tục, sự vun quén của ký ức hay sao? Hay, sự thật tìm được chỉ khi nào cái trí hoàn toàn tĩnh lặng. Khi cái trí không bị trói buộc trong những kỷ niệm, không vun quén ký ức như là trung tâm của công nhận, nhưng tỉnh thức được mọi thứ tôi đang nói, mọi thứ tôi đang làm trong những liên hệ của tôi, trong những hoạt động của tôi, đang thấy sự thật của mọi thứ như nó là từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc – chắc chắn, đó là phương cách của thiền định, phải vậy không? Chỉ có thấu triệt khi cái trí tĩnh lặng, và cái trí không thể tĩnh lặng chừng nào nó còn ngu dốt về chính nó. Ngu dốt đó không được cởi bỏ qua bất kỳ hình thức của kỷ luật nào, qua theo đuổi bất kỳ uy quyền nào, cổ xưa hay ngày nay. Niềm tin chỉ tạo ra chống đối, cô lập, và nơi nào có cô lập không thể nào có được tĩnh lặng. Tĩnh lặng đến chỉ khi nào tôi hiểu rõ toàn qui trình của chính bản thân tôi – nhiều thực thể khác nhau trong xung đột lẫn nhau mà cấu thành “cái tôi lệ thuộc”. Bởi vì đó là một nhiệm vụ gian khổ, chúng ta nương dựa những người khác để học hỏi những mánh khóe khác nhau mà chúng ta gọi là thiền định. Những mánh khóe của cái trí không là thiền định. Thiền định là khởi đầu của hiểu rõ về chính mình, và nếu không có thiền định, không có hiểu rõ về chính mình.

Ngày 27 tháng mười hai.

Một cái trí trong trạng thái sáng tạo.

Thiền định là làm trống không cái trí khỏi tất cả những sự việc mà cái trí đã gom góp vào chung. Nếu bạn làm điều đó – có lẽ bạn sẽ không làm, nhưng điều đó chẳng sao, chỉ cần lắng nghe việc này – bạn sẽ thấy rằng có một khoảng không lạ thường trong cái trí và khoảng không đó là tự do. Vì vậy bạn phải đòi hỏi tự do đó ngay khởi đầu và không chỉ là chờ đợi, hy vọng có nó ở khúc cuối. Bạn phải tìm được ý nghĩa của tự do trong công việc của bạn, trong những liên hệ của bạn, trong mọi thứ bạn làm. Sau đó bạn sẽ thấy rằng thiền định là sáng tạo.

Sáng tạo là một từ ngữ mà chúng ta sử dụng quá dễ dãi, không đúng thực. Một họa sĩ tô trên tranh vẽ một ít màu sắc và rất phấn khích với nó. Nó là sự thành tựu của anh ấy, cái phương tiện nhờ đó anh ấy bày tỏ chính mình; nó là cái chợ của anh ấy để nhờ nó anh ấy kiếm được tiền bạc hay tiếng tăm – và anh ấy gọi việc đó là sáng tạo. Mọi nhà văn “sáng tạo”, và có những trường học dạy cách viết “sáng tạo”, nhưng không có loại nào là sáng tạo cả. Tất cả đều là sự đáp lại bị điều kiện của một cái trí sống trong một xã hội đặc biệt.

Sáng tạo tôi đang nói là một điều gì hoàn toàn khác hẳn. Nó là một cái trí trong trạng thái sáng tạo. Nó có lẽ hay không có lẽ diễn tả trạng thái đó. Sự diễn tả không có giá trị lắm. Trạng thái sáng tạo đó không có nguyên nhân, và do đó một cái trí trong trạng thái đó mỗi một khoảnh khắc đều đang chết và đang sống và đang yêu và đang là. Toàn bộ việc này là thiền định.

Ngày 28 tháng mười hai.

Đặt nền móng ngay tức khắc.

Một cái trí tĩnh lặng không đang tìm kiếm trải nghiệm thuộc bất kỳ loại nào. Và nếu nó không đang tìm kiếm và vì vậy hoàn toàn tĩnh lặng, không có bất kỳ chuyển động từ quá khứ và vì vậy được tự do khỏi cái đã được biết, sau đó bạn sẽ tìm được, nếu bạn đã đi khá xa, rằng là có một chuyển động của cái không biết được mà không bị công nhận, không thể diễn giải, không thể bị đặt vào từ ngữ – lúc đó bạn sẽ phát giác rằng có một chuyển động thuộc bao la. Chuyển động đó không thuộc thời gian bởi vì trong đó không có thời gian, cũng không có không gian, cũng không có điều gì đó để trải nghiệm, cũng không có điều gì đó để kiếm được, để thành tựu. Một cái trí như thế biết rõ điều gì là sáng tạo – không là sáng tạo của họa sĩ, thi sĩ, văn sĩ; nhưng sáng tạo đó không có động cơ, không diễn tả. Sáng tạo đó là tình yêu và sự chết.
Toàn sự việc này từ khởi đầu đến kết thúc là phương cách của thiền định. Một người muốn thiền định phải hiểu rõ chính anh ấy. Nếu không hiểu rõ chính bạn, bạn không thể đi xa thêm. Dù bạn có lẽ gắng sức đi xa bao nhiêu chăng nữa, bạn chỉ có thể đi xa đến cái chiếu rọi riêng của bạn; và cái chiếu rọi riêng của bạn lại rất gần, lại rất hạn chế, và không dẫn dắt bạn đến nơi nào cả. Thiền định là sự tiến hành của đặt nền móng ngay tức khắc đó, ngay lúc này, và tạo ra – một cách tự nhiên, không có bất kỳ nỗ lực nào – trạng thái tĩnh lặng đó. Và chỉ đến lúc đó mới có một cái trí vượt khỏi thời gian, vượt khỏi trải nghiệm, và vượt khỏi đang biết.

Ngày 29 tháng mười hai.

Tìm được tĩnh lặng.

Nếu bạn đã theo sát sự tìm hiểu vấn đề thiền định là gì này, và đã hiểu rõ toàn qui trình của suy nghĩ, bạn sẽ thấy rằng cái trí hoàn toàn tĩnh lặng. Trong tĩnh lặng tổng thể của cái trí, không người nhìn ngắm, không người quan sát, và do đó không người trải nghiệm; không có thực thể đang thâu nhận trải nghiệm, mà là hoạt động của một cái trí tự cho mình là trung tâm. Đừng nói, “Đó là giác ngộ” – điều đó ngô nghê lắm, bởi vì bạn chỉ đọc nó trong quyển sách nào đó và đã không tự khám phá nó cho mình. Có một khác biệt to tát giữa từ ngữ và sự việc. Từ ngữ không là sự việc; từ ngữ cái cửa không là cái cửa thực sự.
Vì vậy thiền định là lau sạch cái trí khỏi hoạt động tự cho mình là trung tâm của nó. Và nếu bạn đã tiến khá xa trong thiền định rồi, bạn sẽ thấy rằng có tĩnh lặng, một trống không tổng thể. Cái trí không bị vấy bẩn bởi xã hội; nó không còn tuân phục bất kỳ ảnh hưởng nào, bất kỳ áp lực của ham muốn nào. Nó hoàn toàn cô đơn, và vì cô đơn, vì không bị ảnh hưởng, nó hồn nhiên. Thế là có một khả năng cho cái không thời gian, vĩnh cửu, được hiện hữu.

Toàn tiến hành này là thiền định.

Ngày 30 tháng mười hai.

Quảng đại của tâm hồn là khởi đầu của thiền định.

Chúng ta sắp sửa bàn luận về một điều gì đó mà cần một cái trí có thể thâm nhập rất sâu sắc. Chúng ta phải khởi đầu từ rất gần bởi vì chúng ta không thể tiến xa lắm nếu chúng ta không biết bắt đầu rất gần như thế nào, nếu chúng ta không biết đi bước đầu tiên ra sao. Nở hoa của thiền định là tốt lành, và quảng đại của tâm hồn là khởi đầu của thiền định. Chúng ta đã bàn luận về nhiều vấn đề liên quan đến cuộc sống, uy quyền, tham vọng, sợ hãi, tham lam, ganh tị, chết, thời gian; chúng ta đã bàn luận về nhiều vấn đề. Nếu bạn quan sát, nếu bạn đã thâm nhập trong nó, nếu bạn đã lắng nghe đúng cách, những việc đó là tất cả nền móng cho một cái trí có thể thiền định. Bạn không thể thiền định nếu bạn có tham vọng – bạn có lẽ đùa giỡn với cái ý tưởng thiền định. Nếu cái trí của bạn chất đầy uy quyền, bị trói buộc bởi truyền thống, chấp nhận, tuân theo, bạn sẽ không bao giờ biết được thiền định trên vẻ đẹp lạ thường này là gì ....

Chính bởi sự theo đuổi thành tựu riêng của nó qua thời gian mới ngăn cản quảng đại. Và bạn cần một cái trí quảng đại – không những một cái trí khoáng đạt, một cái trí đầy không gian, mà còn cả một tâm hồn dâng hiến trọn vẹn không tư tưởng, không một động cơ, không tìm kiếm bất kỳ phần thưởng nào đáp lại. Nhưng muốn dâng hiến bất kỳ điều nhỏ nhoi nào người ta có hay to tát đến chừng nào người ta có – cái chất lượng tự phát của thân thiện đó, không bất kỳ kềm hãm nào, không bất kỳ ngăn cản nào, là rất cần thiết. Không thể có thiền định nếu không có quảng đại, nếu không có tốt lành – mà có nghĩa được tự do khỏi kiêu hãnh, không bao giờ leo lên cái thang của thành công, không bao giờ biết nổi tiếng là gì; mà có nghĩa chết đi bất kỳ việc gì đã thành tựu được, mỗi giây phút trong ngày. Chỉ nhờ vào mảnh đất màu mỡ như thế tốt lành mới có thể thăng hoa, có thể nở rộ. Và thiền định là nở hoa của tốt lành.

Ngày 31 tháng mười hai.

Thiền định là cốt lõi cho cuộc sống.

Hiểu rõ toàn vấn đề của ảnh hưởng này, ảnh hưởng của trải nghiệm, của hiểu biết, của những động cơ bên trong và bên ngoài – tìm ra điều gì là sự thật và điều gì là giả dối và hiểu rõ sự thật trong điều tạm gọi là giả dối – tất cả những sự việc đó đòi hỏi thấu triệt lạ thường, một hiểu rõ bên trong rất thâm sâu về những sự việc sự vật như chúng là, phải vậy không? Chắc chắn, toàn tiến hành này là phương cách của thiền định. Thiền định là cốt lõi cho cuộc sống, trong sự tồn tại hàng ngày của chúng ta, giống như vẻ đẹp cũng là cốt lõi. Trực nhận của vẻ đẹp, nhạy cảm đối với mọi thứ, đối với vật xấu xí lẫn vật đẹp đẽ, là cốt lõi – thấy một cái cây đẹp, một bầu trời diễm ảo của một chiều tối, thấy đường chân trời mênh mông nơi những đám mây đang tụ họp lại khi mặt trời đang lặn. Tất cả việc này đều cần thiết, trực nhận của vẻ đẹp và hiểu rõ phương cách của thiền định, bởi vì tất cả việc này là cuộc sống, cùng việc đi tới văn phòng của bạn, những cãi cọ, những đau khổ, căng thẳng, lo âu liên tục, những sợ hãi sâu thẳm, tình yêu và đói khát. Lúc này, hiểu rõ toàn tiến hành của tồn tại này – những ảnh hưởng, những đau khổ, sức ép hàng ngày, quan điểm của uy quyền, những hành động chính trị và vân vân – tất cả việc này là cuộc sống, và tiến hành hiểu rõ tất cả những việc này, và làm tự do cái trí, là thiền định. Nếu người ta thực sự hiểu rõ cuộc sống này vậy thì luôn luôn có một tiến hành thiền định, luôn luôn có một tiến hành ngẫm nghĩ – nhưng không phải về một sự việc riêng biệt nào đó. Tỉnh thức được sự tiến hành tổng thể của tồn tại này, quan sát nó, thâm nhập nó thật bình thản, và được tự do khỏi nó, là thiền định.

[Bản dịch 2005 – Hiệu đính 2008]
Nguyên bản tiếng Anh lấy từ : www.tchl.freeweb.hu

Lời Ban Biên Tập TVHS
Các Nhà xuất bản tại Việt Nam cũng như ở hải ngoại có nhu cầu in cuốn sách này vì mục đích kinh doanh, xin vui lòng liên lạc với Dịch gỉa và tổ chức Krishnamurti Foundation India: Vasanta Vihar 124 Greenways Road RA Puram Chennai - 600 028 Tel: 24937803/24937596 Email: publications@kfionline.org

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 8570)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 6749)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 7747)
Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diệnhơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gìbị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinhphong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hànhđạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần,chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không... Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
17/09/2010(Xem: 7035)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com 
KHÁCH VIẾNG THĂM
50,000,000