Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Dẫn Vào Thế Giới Thiền Học Của Sư Liễu Quán

22/09/201003:25(Xem: 7791)
Dẫn Vào Thế Giới Thiền Học Của Sư Liễu Quán

tolieuquanThiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diện hơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gìbị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinhphong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hànhđạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần,chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không. Hễ dừng lại dùchỉ một ý niệm mảy may đều bị nghiền nát ra thành cát bụi vùi dập dướigót chân điên đảo của vô minh. Hễ khởi niệm thao tác dù trong sát na vitế đều là nhân duyên khiến cho sơn hà đại địa biến tướng muôn trùng.Như thế, "Thế giới Thiền học" chỉ là cách nói mượn danh ngôn ước lệ đểdẫn dắt kẻ sơ cơ, như mượn ngón tay mà trỏ mặt trăng vậy.
Trong ý nghĩa đó, bài viết này chỉ xin được xem như là một gắn gượngvụng về của một tâm thức phàm phu, mạo muội xưng tán công đức sâu dàycủa bậc đại Thiền sư của Phật giáo Việt Nam.

Từ giữa thế kỷ 18 trở lại đây, tại miền Trung Việt Nam, một phái Thiềndo vị Thiền sư Việt Nam khai sáng đã phổ cập sâu rộng trong nhân gian.Vị Thiền sư ấy là Tổ sư Liễu Quán, người ở làng Bạc Má, huyện ĐồngXuân, tỉnh Phú Yên (tức xã An Thạch, huyện Tuy An, tỉnh Phú Yên ngàynay). Tại các tỉnh miền Trung Việt Nam, phái Thiền Liễu Quán chiếm mộtvị thế quan yếu và sâu đậm trong sinh hoạt của các chốn Thiền môn. Điểmđặc biệt cần nhấn mạnh ở đây chính là bản sắc thuần túy Việt Nam củaphái Thiền Liễu Quán đã được người Việt Nam tiếp dụng một cách tíchcực. Chính điều này là chứng liệu cụ thể về khả tính khế lý, khế cơ ưuviệt của phái Thiền Liễu Quán suốt hai thế kỷ qua.

Sử liệu ghi rằng vào năm 1702 ngài Liễu Quán, lúc đó còn là một Tỳ kheotrẻ tuổi, lặn lội đường xá xa xôi từ Phú Yên ra núi Long Sơn ở ThuậnHóa để tham học với Tổ Minh Hoằng Tử Dung. Ở đây ngài đã được Tổ MinhHoằng Tử Dung trao cho công án "Vạn pháp quy nhất, nhất quy hà xứ?"(Muôn pháp trở về một, một trở về chỗ nào?). Từ đó ngài vào núi ThiênThai chuyên tâm tham cứu công án trên suốt 8, 9 năm ròng, nhưng vẫnchưa đạt ngộ. Một hôm nhân đọc Truyền Đăng Lục đến câu "Chỉ vật truyềntâm, nhân bất hội xứ" (Chỉ thẳng đối tượng, lấy tâm truyền tâm, ngườingoài không thể liễu đạt được chỗ này), ngài hốt nhiên đại ngộ.

Công án là một pháp môn của Thiền để kiến tánh. Công án đã được ứngdụng phổ biến trong quá trình lịch sử Thiền Trung Hoa. Khi một hành giảđến cầu đạo với một vị Thiền sư, vị thầy tùy theo căn cơ của môn đệ màtrao cho một công án, có tất cả 1700 công án trong Thiền Trung Hoa. Vịmôn đệ khi được thầy trao cho công án rồi thì ngày đêm chú tâm vào việctham cứu công án ấy, bất luận là đang làm việc gì, tâm cũng phải khôngrời khỏi công án, như bóng với hình. Một công án đúng nghĩa và có hiệunăng tuyệt đối khi nào nó là một bí mật ngàn đời mà người tham cứukhông tài nào đoán nổi mặt trái giải đáp của nó. Nếu không như vậy, tácdụng kỳ diệu của công án đối với người tham cứu sẽ không còn. Ví dụ,đối với công án "Vô" của Thiền sư Triệu Châu, nếu người tham cứu biếtđược mặt thật của nó là gì (khi biết được mặt thật của nó thì là đạingộ và lúc đó không cần công án nữa) thì người ấy không tài nào có thểvận dụng hết năng lực bình sanh để đẩy nghi tình của mình lên đến chỗcùng tột. Việc đẩy nghi tình lên đến chỗ cùng tột rất quan trọng vàkhẩn thiết trong cách tham cứu công án, vì không có nghi tình thì khôngcó nhất tâm, không có nhất tâm thì không có đại ngộ.

Việc trao công án cho một hành giả Thiền là một việc vô cùng trọng đạivà việc này chỉ các bậc đạo sư đắc đạo mới có thể làm được. Vì muốntrao công án cho một người tham cứu, vị đạo sư ấy phải biết được căn cơcủa môn đệ đến mức nào, có nghĩa là tùy theo căn tánh của mỗi người,tùy theo trạng thái tâm linh hiện tiền trong lúc tiếp xử mà vị đạo sưtrao cho công án khác nhau. Chính vì thế, không có quy tắc nào nhấtđịnh, không có tiêu chuẩn nào được đặt ra trước phải tuân theo trongviệc trao công án cho hành giả Thiền. Đó chính là chỗ diệu dụng bất khảtư nghì của Thiền học mà không một tâm thức vọng động nào, không mộtcấp bậc thế trí biện thông nào có thể giám định được.

Đối với sinh hoạt Thiền ở nước ta, việc trao truyền và tham cứu côngán, nếu có thì chỉ diễn ra một cách âm thầm kín đáo, ít khi được ứngdụng trong cách dạy đạo hằng ngày giữa thầy và trò. Cho nên, tại cácchốn Thiền môn Việt Nam không có cái không khí vừa lắng đọng tịch tĩnh,vừa nóng bỏng sôi trào của cách thức tu tập công án. Trường hợp thầytrò của ngài Liễu Quán là một biệt lệ đáng chú ý và nổi bậc trong sinhhoạt Thiền ở xứ ta. Có thể nói rằng Thiền sư Liễu Quán đã làm sống dậycái không khí tham cứu công án đầy hứng khởi của sinh hoạt Thiền bắtnguồn từ Trung Hoa.

Nhưng khi phá tung được cái công án "Vạn pháp quy nhất, nhất quy hàxứ?" Thiền sư Liễu Quán đã thấy được gì bên trong thế giới bí nhiệmngàn đời ấy? Không biết! Không ai trong chúng ta có thể đoán được ngàiđã thấy gì, mà nếu gắng gượng suy nghiệm theo quan kiến vọng động củaphàm phu thì lại càng mơ hồ xa cách với chỗ nghiệm chứng của ngài.Những gì chúng ta có thể biết được chút ít là qua bài kệ từ biệt mà TổLiễu Quán đã để lại trước khi ngài viên tịch.

"Thất thập niên dư thế giới trung
Không không sắc sắc diệc dung thông
Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông."

Đã hơn bảy mươi năm hiện hữu trong thế giới
Không không sắc sắc tất cả đều dung thông
Ngày nay hạnh nguyện đã viên mãn nên trở về nhà cũ
Hà tất phải bận lòng hỏi đến gốc gác làm gì.

Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệmcủa trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệrốt ráo này trong việc quán chiếu tất cả các pháp. Qua đó, chiếu kiếnđược tất cả các pháp đều gỉa hợp, không tự tánh, là Không. Không ngaytrong lúc các pháp đang hiện tiền (đương thể tức Không). Không là khôngcó tự tánh chứ không phải là hư vô theo nghĩa đối chiếu với cái Cóthuộc vọng chấp đoạn thường của phàm phu. Không phải tiêu diệt cái Córồi mới được Không. Không ở ngay trong chính cái Có. Cũng chính nhờ cácpháp là Không, cho nên, các pháp mới hiện hữu. Hiện hữu trong ý nghĩanày chính là sự hiển lộ sinh động của mối tương quan, tương duyên,tương tức, tương nhập giữa tất cả các pháp, từ tâm đến vật. Chính vìvậy, nói các pháp thật sinh hay thậït diệt đều không đúng. Không nóicác pháp sinh hay diệt cũng chẳng nhằm. Hễ còn bám víu vào bất cứ phạmtrù nào, ý niệm nào, tư tưởng nào, hình danh nào đều là vọng chấp, làsai lầm, là hý luận.

Tổ Liễu Quán đã sử dụng cách dùng từ trùng lập trong câu "Không khôngsắc sắc diệc dung thông" chính là một chủ ý để khai thị. "Không khôngsắc sắc" nói lên ý nghĩa trùng trùng duyên khởi của lý duyên sanh vôtánh và vô tánh duyên sanh. Mật nghiã này là nội dung cốt lỗi của diệulý "Duyên khởi" của Hoa Nghiêm, diệu lý "Không" của Bát Nhã mà đại biểulà kinh Kim Cang một bộ kinh được phổ biến và trân trọng trong Thiềntông. "Không sắc" trong quan kiến vọng chấp của chúng sanh là hai tháicực lưỡng lập của hai thực thể như sống và chết, ban ngày và ban đêm,có và không. "Không sắc" trong trí tuệ Bát Nhã không là hai thực thể vìchúng chẳng có tự tánh. Khi đức Thế Tôn khai thị về diệu nghĩa của"Không sắc," ngài chỉ sử dụng nó như phương dược để trị lành căn bệnhbiến kế chấp, sở tri chướng trong tâm thức chúng sanh. Đối với ngườichấp có, ngài dạy quán các pháp đều không tự tánh. Đối với người chấpkhông, ngài dạy quán các pháp do không tự tánh mà duyên hợp hiện hữu.Từ thế xả ly vọng chấp một chiều, ngài dẫn dắt vào con đường Trung đạođể chỉ cho thấy thực tướng của chư pháp là chơn không diệu hữu, ly tứcú, tuyệt bách phi. Siêu việt lên trên thế lưỡng lập tương đãi của cóvà không chính là nhập thể vào chân thân của thực tại. Ở đó không cóbiên tế giữa năng sở, bỉ thử, có không, sinh diệt hay đoạn thường. Ở đólà một trạng thái dung hợp kỳ diệu, là cõi dung thông vô ngại mà Tổ gọilà "Không không sắc sắc diệc dung thông."

Thực tại từ bổn lai vẫn như vậy, không sinh không diệt, không đoạnkhông thường, không đến không đi, không một không hai. Cái có sinhdiệt, có đoạn thường, có đến đi, có một hai chính là tâm thức vọng độngcủa chúng sanh. Còn mang thức tâm vọng động này thì ở bất cứ chỗ nàocũng khởi sinh phiền não khổ lụy. Càng mang tâm vọng động đi tìm thựctại thì càng đi càng lạc lối. Nếu biết dừng lại thì bến bờ chính làđây. Cho nên cái diệu dụng Thiền là ở chỗ biết chận đứng lại sự dongruỗi của tâm thức vọng động và đập vỡ cái khối tri thức vọng chấp cókhông thường tình để chọc thủng vào biên tế sau cùng giữa mê mà ngộ.Chỉ một cái chớp mắt, một sát na là đủ để rũ sạch mọi trần cấu và lẫmliệt tận diện "bổn lai diện mục" của mình. Ở đó có gì lạ? Hãy nghe Tổnói:

"Tảo tri đăng thị hỏa, phạn thục dĩ đa thì."

Sớm biết đèn là lửa, thì cơm đã chín tự lâu rồi.

Vì khi nhìn đèn chúng sanh chỉ thấy cây đèn mà không thấy lửa. Thậm chícòn xách đèn đi tìm lửa khắp nơi. Thật ra chẳng ai biết lửa là gì, chỉnghe người ta nói lửa là thế này, là thế nọ. Rồi khởi niệm tác tưởngcho rằng lửa là như thế này hay như thế kia. Nhưng đến khi đụng đến lửathật sự và có vị minh sư chỉ cho biết đèn là lửa thì mới biết rằng mìnhđã mộng tưởng tự bấy lâu nay. Thì ra đèn là lửa không hai không khác,chẳng có gì lạ khi thấy đèn và cũng chẳng có gì mới khi thấy lửa. Quántrọ cũng là quê nhà. Vậy tại sao còn phải hỏi đi về đâu?

"Kim triêu nguyện mãn hoàn gia lý
Hà tất bôn man vấn tổ tông."

Ngộ chứng của Thiền thì siêu thoát như thế, nhưng không phải vì thế màbuông lung phóng túng đối với lục căn, lục trần. Không phải vì thế màphủ nhận pháp môn này, chê bai phương thức hành trì nọ. Cũng không phảivì thế mà phá bỏ mọi thể thức tu tập vốn là phương tiện thiện xảo đểtrưởng dưỡng đạo nghiệp thêm sâu dày. Do vậy, cho nên, trong bài kệtruyền pháp Tổ đã dạy:

"Giới định phước huệ, thể dụng viên thông."

Tu tập cả Giới, Định và Tuệ để thể nhập vào chỗ viên thông vô ngại của thể và dụng.

Đây là chỗ đặc thù của Thiền học của Tổ sư Liễu Quán. Nhiều hành giảThiền thường quan niệm rằng Thiền vượt ra ngoài tất cả mọi ràng buộc cótính cách quy ước của giới định. Họ quên rằng Lục Tổ Huệ Năng đã thânhành thọ nhận và hành trì giới bổn của một Tỳ Kheo Tăng theo tinh thầnLuật tạng của Tiểu thừa. Họ cũng quên rằng từ đức Thế Tôn đến các vịThiền sư đều không bao giờ lơ là trong việc nghiêm trì cấm giới và thựchành thiền định mỗi ngày để thanh tịnh lục căn và siêu thoát lục trần.Hành giả Thiền lúc nào mà lại không ở trong trạng thái tỉnh tâm an địnhvượt lên trên sự vướn mắc của tâm và cảnh. Đó không phải là nghiêm cẩnhành trì giới và định thì là gì? Nói rằng đạt đến trạng thái ngộ chứngcủa Thiền là siêu thoát tự tại, điều này có nghĩa là không bị triềnphược bởi bất cứ tâm cảnh nào chứ không có nghĩa là mặc ý buông lungchạy theo trần cảnh. Siêu thoát tự tại cũng chính là thể tính tối hậucủa giới và định. Thể dụng của Giới là siêu thoát tự tại, của Định làthanh tịnh tịch lặng, của Tuệ là linh minh chiếu kiến. Chính vì vậy,còn thấy giới luật và thiền định là những quy ước ràng buộc thì thật sựchưa thể nhập vào chỗ viên thông của chúng. Những hạng người này cầnphải đi lại từ đầu thực hành nghiêm cẩn những bước tu tập căn bản củagiới, định và tuệ.

Thiền tự nó là một pháp môn đoạn trừ hý luận. Cho nên, việc lý giảisuông theo tính cách ước lệ của ngôn thuyết và vọng niệm đều không cóchỗ đứng trong Thiền. Liễu giải của Thiền không là chức năng của lý trínhận thức nhị nguyên. Liễu giải của Thiền là diệu dụng của giác ngộ, làsự chiếu kiến tận cùng vào thực thể của con người và vạn hữu. Trong ýnghĩa này, kiến giải của Thiền không thể tách rời sự chứng nghiệm haycông hạnh tu tập. Giải chính là Hạnh. Cho nên Tổ Liễu Quán nói trongbài kệ truyền pháp rằng: "Hạnh Giải tương ưng, đạt ngộ Chơn Không."Hạnh và giải xứng hợp nhau, tương tức nhau, từ đó đạt ngộ đến ChơnKhông. Chơn Không cũng chính là Chơn Như, thật tại, Niết bàn, chơn tâm.

Tổ sư Liễu Quán ra đời và trưởng thành trong bối cảnh lịch sử bất an vàphân hóa của đất nước ta vào thời kỳ Trịnh Nguyễn phân tranh. Cả haimiền Nam Bắc, đều nằm dưới quyền thống ngự của hai chúa Trịnh vàNguyễn. Mặc dầu không xưng Vương và đều nói là phù trợ nhà Hậu Lê, cảhai họ đều nắm hết quyền chính trong tay. Các chúa Trịnh và Nguyễn đềunổ lực phát huy thanh thế, gầy dựng cơ đồ cho riêng mình. Cho nên đãkhông ngần ngại tranh bá đồ vương với nhau qua nhiều cuộc chinh chiến,khiến cho dân chúng lầm than, sơn hà điêu đứng. Đó chính là cái cớ chonhà Mãn Thanh đưa quân xâm lược nước ta một lần nữa vào hậu bán thế kỷthứ 18.

Trong bối cảnh xã hội như vậy, làm sao tránh được chuyện nhân tâm lytán, đạo đức suy vi, tiền đồ dân tộc đen tối. Trước vận nước điêu linhvà tâm thức con người thời đại đảo điên, Tổ sư Liễu Quán đã chọn chongài một đạo lộ để vừa tự giải thoát mình, vừa giải thoát quần sanh.Đạo lộ ấy chính là pháp môn Thiền thuần túy Việt Nam có công năngchuyển hóa tận gốc vô minh, phiền não, bất an và tăm tối cho con ngườivà xã hội. Cùng kỳ lý, Ngài thật sự đã chọn đúng phương thuốc để trịcăn bệnh trầm kha cho vạn dân. Chẳng phải thế sao? Mầm móng của mọi bấtan và khủng hoảng của cá nhân và xã hội không phải từ bên ngoài mà ởngay trong chính tâm thức đảo điên vì vô minh và phiền não của mỗingười và của xã hội. Vô minh và phiền não ấy không thể dùng bạo lực hayquyền uy thế tục có thể dẹp trừ được, vì bạo lực và uy quyền thế tụclại là sản phẩm của vô minh và phiền não. Chỉ có phương pháp kiến tánhgiác ngộ bằng con đường tu tập Thiền quán hay tham cứu công án là cóthể soi chiếu và phá tung được vô minh. Một người giác ngộ là một thànhtrì nhỏ của vô minh bị phá hủy, một nước giác ngộ là thành trì lớn củavô minh bị tiêu diệt. Vô minh bị tiêu diệt đến đâu thì ánh sáng chânlý, niềm tin, an lạc, hạnh phúc, bình đẳng, công chính có mặt ở đó.

Đây chính là lý do tại sao các chúa Nguyễn đã nhiều lần triệu thỉnh Tổvào cung để đàm đạo nhưng ngài nhất quyết không vào. Không vào khôngphải vì sợ uy quyền thế tục, vì uy quyền thế tục chỉ là thứ giả tạomong manh như sương mai, như giấc mộng, mà vì không muốn làm mất thìgiờ cho những việc làm hữu ích khác đối với hàng vạn dân lành đang khốnkhó, khổ đau. Suốt mấy mươi năm còn lại của đời người, Tổ đã vân dukhắp nơi từ Phú Yên ra Thuận Hóa để hoằng hóa độ sanh. Ngài đã kiên trìvà tận tụy khơi dậy từng ánh lửa trong tâm thức con người thời đại vớiniềm tin sắt đá rằng chính những ánh lửa này sẽ góp lại thành mặt trờisoi sáng nhân gian.

Niềm tin của Tổ đã hiện thực, vì sau khi Ngài viên tịch, dòng ThiềnLiễu Quán của Ngài đã phổ cập khắp nơi, rồi cùng đi theo với bước châncủa dòng Thiền ấy là vô số những ánh lửa bùng lên thắp sáng cả một miềnNam đất Việt suốt trên hai thế kỷ nay. Trong đó có biết bao người nhờánh sáng này mà tái dựng lại cuộc đời hướng mục tiêu của đời người đếncứu cánh giác ngộ!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 8613)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 6783)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
17/09/2010(Xem: 7101)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com