Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Tháng mười một

30/06/201114:17(Xem: 2856)
Tháng mười một

SÁCH CỦA CUỘC SỐNG
Ngẫm Nghĩ Hàng Ngày Cùng Krishnamurti
Nguyên tác: The Book of Life Daily Meditations with Krishnamurti
Lời dịch: Ông Không Bản dịch 2005 – Hiệu đính 2008

THÁNG MƯỜI MỘT

Ngày 1 tháng mười một.

Phá vỡ những thói quen.

C
húng ta hãy tìm ra làm thế nào để hiểu rõ toàn qui trình của hình thành thói quen và phá vỡ thói quen này. Chúng ta có thể lấy ví dụ về việc hút thuốc lá và bạn có thể thay thế thói quen riêng của bạn, vấn đề đặc biệt riêng của bạn, và thử nghiệm vấn đề riêng của bạn một cách trực tiếp giống như tôi đang thử nghiệm vấn đề hút thuốc lá. Nó là một vấn đề, nó trở thành một vấn đề, khi tôi muốn từ bỏ nó; chừng nào tôi còn thỏa mãn với nó, nó không là vấn đề. Vấn đề nảy sinh khi tôi phải làm một điều gì đó về một thói quen đặc biệt, khi thói quen đó trở thành một bực dọc. Hút thuốc lá đã tạo ra một bực dọc, vì vậy tôi muốn được tự do khỏi nó.Tôi muốn bỏ hút thuốc; tôi muốn kết thúc nó, dẹp nó đi, thế là sự tiếp cận đến hút thuốc của tôi là một trong những chống đối hay chỉ trích. Đó là, tôi không muốn hút thuốc, vì vậy sự tiếp cận đến hút thuốc của tôi hoặc đè nén nó, chỉ trích nó, hoặc tìm một thay thế cho nó – thay vì hút thuốc lại nhai kẹo. Bây giờ, liệu tôi có thể nhìn vấn đề đó mà không còn chỉ trích, bào chữa, hay đè nén không? Liệu tôi có thể nhìn việc hút thuốc của tôi mà không còn ý thức về sự loại bỏ hay không. Hãy cố gắng thử nghiệm nó lúc này khi tôi đang nói, và bạn sẽ thấy rằng nó khó khăn làm sao đâu khi không từ bỏ lẫn không chấp nhận. Bởi vì, toàn truyền thống của chúng ta, toàn nền tảng quá khứ của chúng ta, đang thôi thúc chúng ta từ chối hay bênh vực chứ không phải hiếu kỳ về nó. Thay vì canh chừng thật thụ động, cái trí luôn luôn vận hành trên vấn đề.
Ngày 2 tháng mười một.

Sống bốn mùa trong một ngày.

Liệu không cần thiết phải có một mới mẻ, một sống lại liên tục hay sao? Nếu hiện tại bị chất đầy trải nghiệm của quá khứ, không thể nào có mới mẻ được. Mới mẻ không là hành động của sinh ra và chết đi; nó vượt khỏi những đối nghịch; chỉ có tự do khỏi sự tích lũy của ký ức mới mang lại mới mẻ, và không có hiểu rõ nếu không ở trong hiện tại.

Cái trí có thể hiểu rõ hiện tại chỉ khi nào nó không so sánh, đánh giá; sự ham muốn thay đổi hay chỉ trích hiện tại mà không hiểu rõ nó tạo thêm sự tiếp tục cho quá khứ. Chỉ khi nào hiểu rõ sự phản ảnh của quá khứ trong cái gương của hiện tại, không xuyên tạc, lúc đó mới có được mới mẻ.

... Nếu bạn đã sống cùng một trải nghiệm, tổng thể, trọn vẹn, bạn không phát giác rằng nó không để lại dấu vết nào hay sao? Chính những trải nghiệm nửa chừng mới để lại dấu vết của chúng, mới cho sự tiếp tục của ký ức tự nhận dạng. Chúng ta coi hiện tại như một phương tiện dẫn đến cứu cánh, thế là hiện tại mất đi ý nghĩa to tát của nó. Hiện tại là vĩnh cửu. Nhưng làm thế nào một cái trí được cấu thành, được gom góp vào, có thể hiểu được cái không được gom góp vào, cái vượt khỏi mọi giá trị, cái vĩnh cửu?

Khi mỗi trải nghiệm nảy sinh, hãy sống trọn cùng nó thật thâm sâu và tổng thể; suy nghĩ về nó kỹ càng, cảm thấy nó sâu xa và bao quát; ý thức được đau khổ và vui thú của nó, ý thức được những nhận xét và những nhận dạng của bạn. Chỉ khi nào trải nghiệm trọn vẹn lúc đó mới có được một mới mẻ. Chúng ta phải có thể sống được bốn mùa trong một ngày; để ý thức sắc sảo, để trải nghiệm, hiểu rõ, và được tự do khỏi những thâu lượm của mỗi ngày.

Ngày 3 tháng mười một.

Sáng tạo vô danh.

Bạn có lúc nào suy nghĩ về điều đó không? Chúng ta muốn được nổi tiếng như một nhà văn, như một thi sĩ, một họa sĩ, như một nhà chính trị, như một ca sĩ, hay bất kỳ người nào bạn muốn. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta thực sự không yêu quý việc gì chúng ta đang làm. Nếu bạn yêu quí ca hát, hay hội họa, hay làm thơ – nếu bạn thực sự yêu quý nó – bạn sẽ chẳng cần quan tâm đến việc bạn nổi tiếng hay không. Muốn trở thành nổi tiếng là phô trương, tầm thường, ngu xuẩn, nó không có ý nghĩa; nhưng, bởi vì chúng ta không yêu quý điều gì chúng ta đang làm, chúng ta muốn làm phong phú chính chúng ta bằng sự nổi tiếng. Nền giáo dục của chúng ta hiện nay bị hư hỏng bởi vì nó dạy dỗ chúng ta yêu quý sự thành công và không là yêu quý điều gì chúng ta đang làm. Kết quả đã trở nên quan trọng hơn hành động.

Bạn biết không, che giấu sự sáng chói nổi trội của bạn và sống khiêm tốn là một điều rất đáng quý, vô danh, yêu quý điều gì bạn đang làm và không phô trương. Sống rộng lượng không cần một tên tuổi là một điều đáng quý. Việc đó không làm bạn nổi tiếng, nó không đưa hình ảnh của bạn lên báo chí. Những nhà chính trị không thèm đến cửa nhà bạn. Bạn chỉ là một con người sáng tạo nhưng sống vô danh, và trong đó có phong phú và vẻ đẹp diệu kỳ.



Ngày 4 tháng mười một.

Xóa sạch những phương pháp kỹ thuật.

Bạn không thể hòa hợp sáng tạo với thành tựu về kỹ thuật. Bạn có lẽ hoàn hảo khi chơi đàn dương cầm, nhưng không là sáng tạo; bạn có lẽ chơi đàn dương cầm tuyệt vời, nhưng không là một nhạc sĩ. Bạn có lẽ xử lý màu sắc thật tuyệt, pha trộn màu sơn trên khung vải rất khéo léo, nhưng không là một họa sĩ sáng tạo. Bạn có lẽ chạm khắc một khuôn mặt, một hình ảnh trên một tảng đá, bởi vì bạn đã học một phương pháp kỹ thuật, nhưng không là người sáng tạo bậc thầy. Sáng tạo đến trước, không phải kỹ thuật, và đó là lý do tại sao chúng ta đau khổ suốt cuộc đời của chúng ta. Chúng ta có phương pháp kỹ thuật – làm thế nào xây một ngôi nhà, làm thế nào dựng lên một cây cầu, làm thế nào lắp ráp một động cơ, làm thế nào giáo dục con cái chúng ta nhờ vào một hệ thống – chúng ta đã học hỏi tất cả những phương pháp kỹ thuật này, nhưng tâm hồn và cái trí của chúng ta vẫn còn trống rỗng. Chúng ta là những cái máy hạng nhất; chúng ta biết cách vận hành tốt nhất, nhưng chúng ta lại không thương yêu một sinh vật. Bạn có lẽ là một kỹ sư giỏi, bạn có lẽ là một nghệ sĩ đàn dương cầm hay, bạn có lẽ có văn phong xuất sắc trong tiếng Anh hay tiếng Marathi hay bất kỳ ngôn ngữ nào khác của bạn, nhưng sáng tạo không tìm được trong kỹ thuật. Nếu bạn có một điều gì đó để diễn tả, bạn tạo ra văn phong riêng của bạn; nhưng khi bạn không có điều gì để diễn tả, dù bạn có một văn phong tuyệt vời, điều gì bạn viết ra chỉ là một thói quen truyền thống, một lặp lại trong những từ ngữ mới của cùng sự việc cũ kỹ.

... Vì vậy, không thâm nhập được tinh túy của bài hát, chúng ta theo đuổi người ca sĩ. Chúng ta học từ người ca sĩ kỹ thuật của bài hát, nhưng không có bài hát; và tôi nói rằng bài hát là cần thiết, hân hoan của ca hát là cần thiết. Khi hân hoan ở đó, kỹ thuật hát có thể được hình thành từ trống không; bạn sẽ sáng tạo kỹ thuật hát riêng của bạn, bạn sẽ không phải học sự khai triển từng bước hay phong cách ca hát. Khi bạn có hân hoan, bạn thấy, và chính thấy của vẻ đẹp là một nghệ thuật.

Ngày 5 tháng mười một.

Hiểu rõ khi không cộng tác.

Những người đổi mới, chính trị, xã hội, và tôn giáo, sẽ chỉ gây ra nhiều đau khổ hơn cho con người nếu con người không hiểu rõ những vận hành của cái trí riêng của anh ấy. Trong hiểu rõ toàn qui trình của cái trí, có một cách mạng bên trong thật cơ bản, và từ cách mạng bên trong đó nảy sinh hành động của cộng tác thực sự và thẳng thắn, mà không là sự cộng tác với một khuôn mẫu, với uy quyền, với một ai đó mà “hiểu rõ”. Khi bạn biết cách cộng tác bởi vì có cách mạng bên trong này, vậy thì bạn cũng sẽ biết khi nào không cộng tác, mà thật ra rất quan trọng, có lẽ còn quan trọng hơn nhiều. Bây giờ chúng ta cộng tác với bất kỳ người nào mà đưa ra một đổi mới, một thay đổi, mà chỉ làm tiếp tục xung đột và đau khổ, nhưng nếu chúng ta có thể hiểu rõ sự quan trọng và ý nghĩa đến chừng nào khi có được tinh thần của sự cộng tác mà hiện hữu do hiểu rõ toàn qui trình của cái trí và trong đó có tự do khỏi cái tôi, sau đó có sáng tạo một nền văn minh mới mẻ, một thế giới hoàn toàn khác hẳn mà trong đó không còn tham lam, không còn ganh tị, không còn so sánh. Đây không là một thiên đàng thuộc lý thuyết nhưng là trạng thái thực sự của cái trí đang liên tục tìm hiểu và theo đuổi sự thật và phước lành.

Ngày 6 tháng mười một.

Tại sao lại có tội ác?

Bạn biết không, cũng có một cách mạng bên trong khuôn mẫu của xã hội, và cũng có một cách mạng hoàn toàn ở bên ngoài xã hội. Cách mạng hoàn toàn ở bên ngoài xã hội là điều gì mà tôi gọi là cách mạng tôn giáo. Mọi cách mạng không thuộc tôn giáo đều ở trong xã hội và vì vậy không là cách mạng gì cả, nhưng chỉ là một tiếp tục được bổ sung của khuôn mẫu cũ. Tôi tin rằng, điều gì đang xảy ra khắp thế giới là cách mạng bên trong xã hội, và cuộc cách mạng này thường khoác vào hình dạng của điều gì được gọi là tội ác. Chắc chắn phải có loại cách mạng này chừng nào nền giáo dục của chúng ta chỉ quan tâm đến việc đào tạo giới trẻ để phù hợp với xã hội – đó là, có một việc làm, kiếm tiền, ham muốn lợi lộc, có nhiều hơn, tuân phục.

Đó là điều gì mà cái tạm gọi là nền giáo dục của chúng ta ở khắp mọi nơi đang thực hiện – dạy dỗ giới trẻ phải tuân theo, tôn giáo, luân lý, kinh tế; vì vậy theo tự nhiên cuộc cách mạng của họ không còn ý nghĩa gì cả, ngoại trừ là nó phải bị trấn áp, bị sửa đổi, hay bị kiểm soát. Cách mạng như thế vẫn còn trong cái khung của xã hội, và do đó nó chẳng có sáng tạo gì cả. Nhưng qua giáo dục đúng đắn chúng ta có thể tạo ra một hiểu rõ khác hẳn bằng cách giúp đỡ làm tự do cái trí khỏi tất cả tình trạng bị điều kiện – đó là, bằng cách khuyến khích giới trẻ ý thức được vô số những ảnh hưởng gây điều kiện cái trí và bắt buộc nó tuân phục.

Ngày 7 tháng mười một.

Mục đích của cuộc sống.

Có nhiều người sẽ cho bạn mục đích của cuộc sống; họ sẽ giảng cho bạn những quyển sách thiêng liêng nói gì. Những con người khôn ngoan sẽ tiếp tục sáng chế ra mục đích của cuộc sống là gì. Nhóm chính trị sẽ có một mục đích, nhóm tôn giáo sẽ có một mục đích khác, vân vân và vân vân. Vì thế, mục đích của cuộc sống là gì khi chính bạn bị hoang mang? Khi tôi bị hoang mang, tôi hỏi bạn câu hỏi này, “Mục đích của cuộc sống là gì?” bởi vì tôi hy vọng rằng nhờ vào sự hoang mang này, tôi sẽ tìm được một câu trả lời. Làm thế nào tôi có thể tìm được một câu trả lời thực sự khi tôi bị hoang mang? Bạn hiểu rõ không? Nếu tôi bị hoang mang, tôi chỉ có thể nhận được một câu trả lời mà cũng bị hoang mang. Nếu cái trí của tôi bị hoang mang, nếu cái trí của tôi bị bực dọc, nếu cái trí của tôi không đẹp đẽ, không yên lặng, dù tôi nhận được câu trả lời nào chăng nữa sẽ đều phải qua bức màn của hoang mang, lo âu và sợ hãi này; do đó, câu trả lời sẽ bị biến dạng. Vì vậy, điều gì quan trọng không là hỏi, “Mục đích của cuộc sống, của sự hiện hữu là gì?” nhưng là đánh tan sự hoang mang trong bạn. Nó giống như một người mù hỏi rằng, “Ánh sáng là gì?” Nếu tôi bảo với anh ấy ánh sáng là gì, anh ấy sẽ lắng nghe tùy theo sự mù lòa của anh ấy, tùy theo sự tối tăm của anh ấy; nhưng giả sử rằng anh ấy có thể thấy, lúc đó, anh ấy sẽ không bao giờ đặt câu hỏi, “Ánh sáng là gì?” Nó ở đó.

Tương tự như thế, nếu bạn có thể hiểu rõ sự hoang mang trong bạn, lúc đó bạn sẽ hiểu rõ mục đích của cuộc sống là gì; bạn sẽ không phải hỏi, bạn sẽ không phải tìm kiếm nó; tất cả mọi việc mà bạn phải làm là được tự do khỏi những nguyên nhân kia mà gây ra hoang mang.

Ngày 8 tháng mười một.

Hãy sống vô danh trong thế giới này.

Liệu không thể sống trong thế giới này mà không còn tham vọng, chỉ là bạn là gì hay sao? Nếu bạn bắt đầu hiểu rõ bạn là gì mà không cố gắng thay đổi nó, vậy thì bạn là gì trải qua một thay đổi. Tôi nghĩ rằng người ta có thể sống vô danh trong thế giới này, hoàn toàn không được ai biết đến, không cần nổi tiếng, không tham vọng, không tàn ác. Người ta có thể sống rất hạnh phúc khi cái tôi không được trao cho bất kỳ sự quan trọng nào; và điều này cũng là bộ phận của giáo dục đúng đắn.

Toàn thế giới đang tôn sùng thành công. Bạn nghe những câu chuyện kể về phương pháp một cậu bé nghèo nàn học hành vào ban đêm và cuối cùng trở thành một vị quan tòa, hay phương pháp cậu ta khởi đầu bằng nghề bán báo để rồi kết thúc thành một nhà tỉ phú. Bạn được nuôi nấng trong vinh quang của thành công. Kèm theo sự đạt được thành công lớn lao là đau khổ to tát; nhưng hầu hết chúng ta bị trói buộc trong sự khao khát thành công, và thành công quan trọng cho chúng ta nhiều hơn hiểu rõ và xóa tan đau khổ.

Ngày 9 tháng mười một.

Chỉ có một tiếng đồng hồ để sống.

Nếu bạn chỉ có một tiếng đồng hồ để sống, bạn sẽ làm gì đây? Bạn sẽ không thu xếp điều gì cần thiết ở bên ngoài, những công việc của bạn, di chúc của bạn, và vân vân hay sao? Bạn sẽ không mời gia đình và bạn bè của bạn lại và cầu xin họ tha thứ cho bạn về những tổn hại mà có lẽ bạn đã gây ra cho họ, và đồng thời cũng tha thứ cho họ về những tổn hại mà có lẽ họ đã gây ra cho bạn hay sao? Bộ bạn sẽ không chết đi toàn bộ những sự việc của cái trí, chết đi những ham muốn và chết đi thế giới này hay sao? Và nếu điều đó có thể thực hiện được trong một tiếng đồng hồ, rồi thì nó cũng có thể thực hiện được trong những ngày và những tháng còn lại ... Hãy cố gắng thử nó đi và bạn sẽ tìm ra.

Ngày 10 tháng mười một.

Hãy chết đi mỗi ngày.

Tuổi tác là gì vậy? Nó là số năm bạn đã sống phải không? Đó là một phần của tuổi tác; bạn được sinh ra trong một năm nào đó, và bây giờ bạn mười lăm tuổi, bốn mươi tuổi hay sáu mươi tuổi. Thân thể của bạn bị già nua – và cái trí của bạn cũng vậy khi nó bị nhồi nhét bởi tất cả những trải nghiệm, những khốn khổ và rã rời của cuộc sống; và cái trí như thế không bao giờ có thể khám phá được điều gì là sự thật, chân lý. Cái trí chỉ có thể khám phá được khi nó tươi trẻ, trong sáng, hồn nhiên; nhưng hồn nhiên không thuộc tuổi tác. Không phải đứa trẻ có hồn nhiên – cậu ta có lẽ không hồn nhiên – nhưng cái trí mà có thể trải nghiệm và không tích lũy cặn bã của trải nghiệm. Cái trí phải trải nghiệm, đó là điều hiển nhiên. Nó phải đáp lại mọi sự việc sự vật – con sông, con thú bị bệnh, xác chết đang được khiêng đi thiêu, những người dân làng cơ cực đang khuân vác những đống hàng hóa dọc con đường, những cực hình và khốn khổ của cuộc sống – nếu không như vậy cái trí đã chẳng còn sinh khí nữa; nhưng nó phải có đáp lại mà không bị trải nghiệm giam giữ. Chính truyền thống, sự tích lũy của trải nghiệm, tro bụi của ký ức, làm cho cái trí già nua. Cái trí mà mỗi ngày đều chết đi những kỷ niệm của ngày hôm qua, chết đi những niềm vui và đau khổ của quá khứ – cái trí như thế là tươi trẻ, hồn nhiên, nó không có tuổi tác; và nếu không có hồn nhiên đó, dù bạn mười tuổi hay sáu mươi tuổi, bạn sẽ không tìm được Chúa.

Ngày 11 tháng mười một.

Cảm thấy trạng thái chết.

Chúng ta sợ hãi chết. Muốn kết thúc sợ hãi chết chúng ta phải tiếp xúc với chết, không phải với cái hình ảnh mà tư tưởng đã tạo ra từ chết, nhưng chúng ta phải thực sự cảm thấy trạng thái đó. Nếu không như vậy không có kết thúc sợ hãi, bởi vì từ ngữ chết tạo ra sợ hãi, và thậm chí chúng ta còn không dám nói về chết. Đang khỏe mạnh, bình thường, có khả năng lý luận rõ ràng, suy nghĩ khách quan, quan sát, liệu chúng ta có thể tiếp xúc với sự kiện chết, tổng thể, trọn vẹn? Các bộ phận cơ thể qua sử dụng, qua bệnh tật, cuối cùng sẽ chết. Nếu chúng ta khỏe mạnh, chúng ta muốn tìm hiểu chết có nghĩa gì. Đó không là một ham muốn bệnh hoạn, bởi vì có lẽ nhờ vào chết chúng ta sẽ hiểu rõ sống. Sống như nó là bây giờ, là đầy đọa, lao dịch vô tận, một mâu thuẫn, và do đó có xung đột, đau khổ và rối loạn. Việc đi đến công sở hàng ngày, sự lặp lại của vui thú cùng những đau thương của nó, sự âu lo, sự tìm kiếm, sự không chắc chắn – đó là điều gì chúng ta gọi là sống. Chúng ta đã quen thuộc cái loại sống đó. Chúng ta chấp nhận nó; chúng ta già đi cùng nó và chết.

Muốn hiểu rõ sống là gì cũng như hiểu rõ chết là gì, người ta phải tiếp xúc cùng chết, có nghĩa là, người ta phải chết đi mỗi ngày mọi thứ người ta đã biết. Người ta phải chết đi hình ảnh mà người ta đã tạo ra về chính người ta, về gia đình của người ta, về liên hệ của người ta, cái hình ảnh người ta đã dựng lên qua vui thú, qua liên hệ của người ta đến xã hội, mọi thứ. Đó là điều gì sẽ xảy ra khi chết đến.

Ngày 12 tháng mười một.

Sợ hãi chết?

Tại sao bạn sợ hãi chết? Điều đó có lẽ bởi vì bạn không biết cách sống như thế nào phải không? Nếu bạn biết cách sống tổng thể, bạn sẽ sợ hãi chết à? Nếu bạn thương yêu cây cối, hoàng hôn, chim chóc, chiếc lá rơi; nếu bạn ý thức được những người đàn ông và phụ nữ đang ràn rụa nước mắt, ý thức được những con người nghèo hèn, và thực sự cảm thấy tình yêu trong tâm hồn của bạn, bạn sẽ sợ hãi chết hay sao? Đừng bị thuyết phục bởi tôi. Chúng ta hãy cùng nhau suy nghĩ về nó. Bạn không sống cùng hân hoan, bạn không hạnh phúc, bạn không nhạy cảm cực độ đến mọi thứ; và đó là lý do tại sao bạn lại hỏi điều gì sẽ xảy ra khi bạn chết? Đối với bạn cuộc sống là đau khổ, và vì vậy bạn lưu tâm đến chết nhiều hơn. Bạn cảm thấy rằng có lẽ sẽ có được hạnh phúc sau khi chết. Nhưng đó là một vấn đề rất khó hiểu, và tôi không hiểu bạn có muốn tìm hiểu nó kỹ càng hay không. Rốt cuộc ra, sợ hãi có mặt ở sâu thẳm của tất cả việc này – sợ hãi chết, sợ hãi sống, sợ hãi đau khổ. Nếu bạn không hiểu rõ điều gì gây ra sợ hãi và được tự do khỏi nó, vậy thì dù rằng bạn đang sống hay chết đều không quan trọng gì cả.

Ngày 13 tháng mười một.

Tôi sợ hãi.

Bây giờ sự tìm hiểu của tôi là làm thế nào được tự do khỏi sợ hãi của cái đã được biết, mà là sợ hãi của mất mát gia đình của tôi, thanh danh của tôi, cá tính của tôi, tài khoản ngân hàng của tôi, những ham muốn của tôi và vân vân. Bạn có lẽ nói rằng sợ hãi nảy sinh từ lương tâm; nhưng lương tâm của bạn được hình thành bởi tình trạng bị điều kiện của bạn, thế là lương tâm vẫn còn là kết quả của cái đã được biết. Tôi biết gì đây? Hiểu biết là có những ý tưởng, có những quan niệm về mọi thứ, có một ý thức của sự tiếp tục liên quan đến cái đã được biết, và không thêm nữa ....

Có sợ hãi đau khổ. Đau đớn thân thể là một phản ứng thuộc hệ thần kinh, nhưng đau khổ tâm lý nảy sinh khi tôi bám chặt những sự việc cho tôi sự thỏa mãn, vì lúc đó tôi sợ hãi bất kỳ người nào hay bất cứ thứ gì có lẽ tước đoạt chúng khỏi tôi. Những tích lũy tâm lý ngăn cản đau khổ tâm lý chừng nào chúng còn không bị quấy rầy; điều đó có nghĩa tôi là một mớ của những tích lũy, những trải nghiệm, mà ngăn cản mọi hình thức quấy rầy nghiêm trọng – và tôi không muốn bị quấy rầy. Vì vậy tôi sợ hãi bất kỳ người nào quấy rầy chúng. Do đó sợ hãi của tôi thuộc cái đã được biết, tôi sợ hãi những tích lũy, vật chất hay tâm lý, mà tôi đã gom góp được như một phương tiện để chặn đứng hay ngăn ngừa đau khổ .... Hiểu biết cũng trợ giúp ngăn ngừa đau khổ. Giống như hiểu biết về y tế trợ giúp ngăn ngừa đau đớn thân thể, cũng vậy những niềm tin trợ giúp để ngăn ngừa đau khổ tâm lý, và đó là lý do tại sao tôi lại sợ hãi mất đi những niềm tin của tôi, mặc dù tôi không có sự hiểu biết hoàn hảo hay chứng cớ cụ thể về sự thật của những niềm tin như thế.

Ngày 14 tháng mười một.

Chỉ có cái gì chết đi
mới có thể làm mới mẻ chính nó.

Khi chúng ta nói về một thực thể tinh thần, hiển nhiên qua đó chúng ta có ý nói về một sự việc nào đó không ở trong lãnh vực của cái trí. Bây giờ, liệu “cái tôi” có là một thực thể tinh thần như thế hay không? Nếu nó là một thực thể tinh thần, nó phải vượt khỏi mọi thời gian; do đó nó không thể được sinh lại hay được tiếp tục. Tư tưởng không thể suy nghĩ về nó bởi vì tư tưởng xuất hiện trong phạm vi đo lường của thời gian, tư tưởng đến từ hôm qua, tư tưởng là một chuyển động liên tục, sự phản hồi của quá khứ; vì vậy theo căn bản tư tưởng là một sản phẩm của thời gian. Nếu tư tưởng có thể suy nghĩ về “cái tôi”, lúc đó nó là thành phần của thời gian; vì vậy “cái tôi” đó không được tự do khỏi thời gian, và không thuộc tinh thần – điều đó quá rõ ràng. Vì thế, “cái tôi”, “cái bạn” chỉ là một qui trình của tư tưởng; và bạn lại muốn biết rằng không hiểu cái qui trình của tư tưởng đó, đang tiếp tục tách rời khỏi thân thể vật chất, có được sinh lại, có được đầu thai trong một hình thể vật chất? Bây giờ hãy tìm hiểu kỹ càng thêm một chút. Cái mà tiếp tục – có khi nào cái đó có thể khám phá được sự thật, mà vượt khỏi thời gian và đo lường hay không? “Cái tôi” đó, cái thực thể đó mà là một qui trình-tư tưởng – có khi nào cái tôi đó có thể được mới mẻ hay không? Nếu nó không thể, vậy thì phải có một kết thúc cho tư tưởng. Bộ bất kỳ điều gì mà tiếp tục không tiềm ẩn sự hủy hoại hay sao? Cái gì có sự tiếp tục không bao giờ có thể tự làm mới mẻ chính nó. Chừng nào tư tưởng còn tiếp tục qua ký ức, qua ham muốn, qua trải nghiệm, nó không bao giờ có thể tự làm mới mẻ chính nó; vì vậy cái được tiếp tục không thể biết được sự thật. Bạn có thể được sinh lại hàng ngàn lần, nhưng không bao giờ bạn có thể biết được sự thật vì chỉ có cái mà chết, cái kết thúc, mới có thể làm mới mẻ lại chính nó.

Ngày 15 tháng mười một.

Chết đi mà không tranh luận.

Bạn hiểu nó có nghĩa gì khi tiếp xúc cùng chết, chết đi mà không tranh luận hay không? Bởi vì chết, khi nó đến, không tranh luận với bạn. Muốn gặp gỡ nó, bạn phải chết đi mọi thứ mỗi ngày: chết đi nỗi thống khổ của bạn, chết đi cô độc của bạn, chết đi liên hệ mà bạn bấu víu; bạn phải chết đi tư tưởng của bạn, chết đi thói quen của bạn, chết đi người vợ của bạn để cho bạn có thể nhìn người vợ của bạn mới mẻ lại; bạn phải chết đi xã hội của bạn để cho bạn, như một con người, được mới mẻ, trong sáng, tươi trẻ, và bạn có thể quan sát nó. Nhưng bạn không thể gặp gỡ chết, nếu bạn không chết đi mỗi ngày. Chỉ khi nào bạn chết đi, lúc đó mới có tình yêu. Một cái trí bị sợ hãi không có tình yêu – nó có những thói quen, nó có sự thông cảm, nó có thể ép buộc chính nó để tử tế và ân cần giả tạo. Nhưng sự sợ hãi nuôi dưỡng đau khổ, và đau khổ là thời gian giống như tư tưởng cũng là thời gian.

Vì vậy kết thúc đau khổ là tiếp xúc cùng chết trong khi đang sống, bằng cách chết đi tên tuổi của bạn, nhà cửa của bạn, tài sản của bạn, nguyên nhân của bạn, để cho bạn được trong sáng, tươi trẻ, minh bạch, và bạn có thể quan sát mọi thứ như chúng là mà không biến dạng. Đó là điều gì sẽ xảy ra khi bạn chết. Nhưng chúng ta có một cái chết bị giới hạn đối với phần thân thể vật chất. Chúng ta hiểu rõ một cách hợp lý và thông minh, rằng các bộ phận cơ thể sẽ kết thúc. Vì thế chúng ta sáng chế ra một cuộc sống mà chúng ta đã trải qua của khốn khổ hàng ngày, của vô cảm hàng ngày, của gia tăng những vấn đề, và sự ngu xuẩn của nó; cuộc sống đó chúng ta muốn được chuyển tiếp, mà chúng ta gọi là “linh hồn” – mà chúng ta nói rằng nó là vật thiêng liêng nhất, một bộ phận của thần thánh; nhưng nó vẫn còn là bộ phận của tư tưởng của bạn và vì vậy nó chẳng liên quan gì đến thiêng liêng thần thánh cả. Đó là cuộc sống của bạn!

Vì thế người ta phải sống mỗi ngày và chết đi – chết đi bởi vì ngay đó bạn tiếp xúc sống.

Ngày 16 tháng mười một.

Trong chết là vĩnh cửu.

Chắc chắn, trong kết thúc có mới mẻ, phải không? Chỉ trong chết một sự việc mới mẻ được hiện hữu. Tôi không đang cho bạn sự an ủi. Đây không là một điều gì để được tin tưởng, được suy nghĩ, hay được tìm hiểu và được chấp nhận theo trí năng, bởi vì sau đó bạn sẽ biến nó thành một an ủi khác, do bây giờ bạn tin tưởng sự đầu thai hay sự tiếp tục ở đời sau, và vân vân. Nhưng sự kiện thật sự là rằng cái mà tiếp tục không có sinh lại, không có mới mẻ lại. Do đó, trong chết đi mỗi ngày có mới mẻ lại, có một sinh lại. Đó là vĩnh cửu. Trong chết có vĩnh cửu – không phải cái chết mà bạn sợ hãi, nhưng là chết của những kết luận, những kỷ niệm, những trải nghiệm có trước, với chúng bạn được nhận dạng như “cái tôi lệ thuộc”. Trong chết đi “cái tôi lệ thuộc” mỗi phút có thường hằng, có vĩnh cửu, có một sự việc được trải nghiệm – không phải để được phỏng đoán hay giảng thuyết về nó, giống như bạn làm về việc đầu thai và những chuyện quanh nó ....

Khi bạn không còn sợ hãi nữa, bởi vì mỗi phút có một kết thúc và do đó có một mới mẻ lại, rồi thì bạn mở cửa vào cái không biết được. Sự thật là cái không biết được. Chết cũng là cái không biết được Nhưng khi gọi chết là đẹp đẽ, khi nói chết tuyệt vời làm sao đâu bởi vì chúng ta sẽ tiếp tục ở đời sau và mọi chuyện vô lý đó đều không có sự thật. Điều gì có sự thật là thấy chết như nó là – một kết thúc; một kết thúc trong đó có mới mẻ lại, một sinh lại, không phải một tiếp tục. Vì rằng, cái mà tiếp tục, bị hư hỏng; và cái mà có năng lực tự làm mới mẻ chính nó, là vĩnh cửu.

Ngày 17 tháng mười một.

Đầu thai là rất ích kỷ.

Bạn muốn tôi cho bạn một bảo đảm rằng bạn sẽ sống một cuộc đời khác, nhưng trong đó không có hạnh phúc hay thông minh. Sự tìm kiếm vĩnh cửu qua đầu thai là rất ích kỷ, và vì vậy không có thật. Sự tìm kiếm vĩnh cửu của bạn chỉ là hình thức khác của ham muốn để có được sự tiếp tục của những phản ứng tự bảo vệ chống lại cuộc sống và thông minh. Một ham muốn như thế chỉ có thể dẫn đến ảo tưởng. Vì vậy điều gì phải quan tâm là, không phải thắc mắc về chuyện có đầu thai hay không, nhưng phải trực nhận trọn vẹn hành động trong hiện tại. Và bạn chỉ có thể làm việc đó khi cái trí và tâm hồn của bạn không còn đang tự bảo vệ chính chúng để chống lại cuộc sống. Cái trí rất ma mãnh và tinh tế trong tự bảo vệ của nó, và nó phải tự hiểu rõ thâm sâu bản chất ảo tưởng của tự bảo vệ. Điều này có nghĩa rằng bạn phải suy nghĩ và hành động hoàn toàn mới mẻ lại. Bạn phải tự giải phóng chính bạn khỏi mạng lưới của những giá trị giả dối mà môi trường sống đã áp đặt vào bạn. Phải có trống không hoàn toàn. Vậy là có vĩnh cửu, sự thật.

Ngày 18 tháng mười một

Đầu thai là gì?

Chúng ta hãy tìm ra bạn có ý gì qua từ ngữ đầu thai – sự thật của nó, không phải điều gì bạn thích tin tưởng, không phải điều gì người nào đó đã bảo bạn, hay điều gì người thầy của bạn đã dạy dỗ. Chắc chắn là, chính sự thật mới giải thoát, không phải kết luận riêng của bạn, quan điểm riêng của bạn .... Khi bạn nói rằng, “Tôi sẽ được sinh lại,” bạn phải biết “cái tôi” là gì .... “Cái tôi” có là một thực thể tinh thần, “cái tôi” có là điều gì đó tiếp tục, “cái tôi” có là điều gì đó độc lập khỏi ký ức, trải nghiệm, hiểu biết hay không? Hoặc “cái tôi” là một thực thể tinh thần, hoặc nó chỉ là một qui trình của tư tưởng. Hoặc nó là điều gì đó vượt khỏi thời gian mà chúng ta gọi là tinh thần, không đo lường được trong điều kiện thời gian, hoặc nó ở trong lãnh vực của thời gian, lãnh vực của ký ức, tư tưởng. Nó không thể là điều gì khác nữa ngoại trừ hai điều trên. Chúng ta sẽ tìm hiểu liệu nó có vượt khỏi sự đo lường của thời gian. Tôi hy vọng bạn đang theo sát tất cả điều này. Chúng ta sẽ tìm hiểu liệu “cái tôi” trong bản thể của nó có là điều gì đó thuộc tinh thần. Bây giờ qua từ ngữ “tinh thần” chúng ta có ý nói, phải vậy không, điều gì đó không thể bị điều kiện, điều gì đó không là sự chiếu rọi của cái trí con người, điều gì đó không ở trong lãnh vực của tư tưởng, điều gì đó không chết. Khi chúng ta nói về một thực thể tinh thần, qua đó rõ ràng chúng ta có ý nói về điều gì đó không ở trong lãnh vực của cái trí. Bây giờ, “cái tôi” là một thực thể tinh thần như thế hay sao? Nếu nó là một thực thể tinh thần, nó phải vượt khỏi thời gian, do đó nó không thể được sinh lại hay được tiếp tục .... Cái mà có sự tiếp tục không bao giờ có thể làm mới mẻ chính nó. Chừng nào tư tưởng còn tiếp tục qua ký ức, qua ham muốn, qua trải nghiệm, nó không bao giờ có thể tự làm mới mẻ chính nó; do đó, cái được tiếp tục không thể biết sự thật.

Ngày 19 tháng mười một.

Có một vật như một linh hồn hay không?

Vì vậy muốn hiểu rõ nghi vấn về chết này, chúng ta phải loại bỏ sợ hãi mà sáng chế những lý thuyết khác nhau về cuộc sống đời sau hay vĩnh cửu hay luân hồi. Vì thế chúng ta nói, những người ở phương Đông nói, rằng có luân hồi, có một sinh lại, một mới mẻ lại đang tiếp diễn liên tục và liên tục – cái linh hồn, cái tạm gọi là linh hồn. Bây giờ làm ơn hãy lắng nghe kỹ càng.

Có một vật như thế hay không? Chúng ta thích nghĩ rằng có một vật như thế, bởi vì điều đó cho chúng ta vui thú, bởi vì đó là điều gì mà chúng ta đã dựng lên vượt khỏi tư tưởng, vượt khỏi những từ ngữ, vượt khỏi; nó là cái gì đó thường hằng, tinh thần, mà không bao giờ có thể chết, và thế là tư tưởng bấu víu nó. Nhưng có một vật như thế, như một linh hồn, mà là cái gì đó vượt khỏi thời gian, cái gì đó vượt khỏi tư tưởng, cái gì đó không bị sáng chế bởi con người, cái gì đó vượt khỏi bản chất của con người, cái gì đó không bị gom góp vào bởi cái trí ma mãnh? Bởi vì cái trí hiểu rõ sự rối loạn, sự không chắc chắn trầm trọng như thế, không có gì vĩnh cửu trong cuộc sống – không có gì. Sự liên hệ của bạn với người vợ của bạn, với người chồng của bạn, với công việc của bạn – không có gì là bền vững. Và thế là cái trí sáng chế một cái gì đó vĩnh cửu, mà cái trí gọi là linh hồn. Nhưng bởi vì cái trí có thể suy nghĩ về nó, tư tưởng có thể suy nghĩ về nó; vì tư tưởng có thể suy nghĩ về nó, nó vẫn còn ở trong lãnh vực của thời gian – dĩ nhiên. Nếu tôi có thể suy nghĩ về cái gì đó, nó là bộ phận của tư tưởng của tôi. Và tư tưởng của tôi là kết quả của thời gian, của trải nghiệm, của hiểu biết. Vì vậy linh hồn vẫn còn trong lãnh vực của thời gian ....

Vì thế ý tưởng về một tiếp tục của một linh hồn mà sẽ được sinh ra lại và sinh ra lại và sinh ra lại không có ý nghĩa gì cả bởi vì nó là sự sáng chế của một cái trí bị kinh hãi, của một cái trí mong muốn, một cái trí tìm kiếm một khoảng thời gian bền vững, một cái trí muốn chắc chắn, bởi vì trong đó có hy vọng.



Ngày 20 tháng mười một.

Bạn có ý gì qua từ ngữ nghiệp lực.

Nghiệp lực ám chỉ, phải vậy không, nguyên nhân và kết quả – hành động được đặt nền tảng trên nguyên nhân, sinh ra một kết quả nào đó; hành động được sinh ra từ tình trạng bị điều kiện, tạo ra những kết quả thêm nữa. Vì vậy nghiệp lực hàm ý nguyên nhân và kết quả. Và không hiểu rằng nguyên nhân và kết quả có đứng yên, không hiểu rằng nguyên nhân và kết quả có khi nào cố định? Kết quả cũng không trở thành nguyên nhân hay sao? Vì vậy không có nguyên nhân cố định hay kết quả cố định. Ngày hôm nay là một kết quả của ngày hôm qua, đúng chứ? Ngày hôm nay là kết quả của ngày hôm qua, theo thời gian cũng như theo tâm lý; và ngày hôm nay là nguyên nhân của ngày mai. Vì thế nguyên nhân là kết quả, và kết quả trở thành nguyên nhân – nó là một chuyển động liên tục; không có nguyên nhân cố định hay kết quả cố định. Nếu có một nguyên nhân cố định và một kết quả cố định, sẽ có sự chuyên dụng; và chuyên dụng không là chết hay sao? Rõ ràng, bất kỳ chủng loại nào mà chuyên dụng phải đi đến một kết thúc. Sự vĩ đại của con người là rằng anh ấy không thể chuyên dụng. Anh ấy có thể chuyên dụng thuộc kỹ thuật, nhưng trong cấu trúc thân tâm anh ấy không thể chuyên dụng. Một hạt giống cây sồi là chuyên dụng – nó không thể là bất kỳ thứ gì ngoại trừ nó là gì. Nhưng con người không kết thúc hoàn toàn. Có khả năng có được sự mới mẻ lại liên tục; anh ấy không bị giới hạn bởi chuyên dụng. Chừng nào chúng ta còn coi nguyên nhân, nền tảng quá khứ, tình trạng bị điều kiện, như là không liên quan đến kết quả, phải còn có xung đột giữa tư tưởng và nền tảng quá khứ. Vì vậy vấn đề còn phức tạp nhiều hơn là liệu có tin tưởng vào sự đầu thai hay không, bởi vì vấn đề là làm thế nào để hành động trong hiện tại, không phải bạn có tin tưởng vào đầu thai hay nghiệp lực. Điều đó hoàn toàn không liên quan gì cả.

Ngày 21 tháng mười một.

Hành động bị dựa vào ý tưởng.

Liệu hành động có khi nào mang lại tự do khỏi cái chuỗi nguyên nhân-kết quả này hay không ? Tôi đã làm điều gì đó trong quá khứ; tôi đã có trải nghiệm, mà hiển nhiên quy định sự phản ứng của tôi ngày hôm nay; và sự phản ứng của ngày hôm nay quy định ngày mai. Đó là toàn qui trình của nghiệp lực, nguyên nhân và kết quả; và rõ ràng là, mặc dù có lẽ tạm thời nó cho vui thú, một qui trình của nguyên nhân và kết quả như thế cuối cùng đều dẫn đến đau khổ. Đó là phần mấu chốt thực sự của vấn đề: tư tưởng có thể được tự do hay không? Tư tưởng, hành động, mà được tự do không gây ra đau khổ, không gây ra tình trạng bị điều kiện. Đó là vấn đề trọng tâm của toàn câu hỏi này. Vì vậy liệu có thể có được hành động không liên quan đến quá khứ hay không? Liệu có thể có được hành động không bị dựa vào ý tưởng hay không? Ý tưởng là sự tiếp tục của ngày hôm qua trong một hình thức được bổ sung, và sự tiếp tục đó sẽ quy định ngày mai, mà có nghĩa là hành động bị dựa vào ý tưởng không bao giờ có thể được tự do. Chừng nào hành động còn bị dựa vào ý tưởng, rõ ràng nó sẽ gây ra xung đột thêm nữa. Có thể có được hành động không liên quan đến quá khứ hay không? Có thể có được hành động không còn gánh nặng của trải nghiệm, hiểu biết của ngày hôm qua hay không? Chừng nào hành động còn là kết quả của quá khứ, hành động không bao giờ có thể được tự do, và chỉ trong tự do bạn mới có thể khám phá được điều gì là sự thật. Việc gì xảy ra là rằng, bởi vì cái trí không được tự do, nó không thể hành động; nó chỉ có thể phản ứng, và phản ứng là nền tảng hành động của chúng ta. Hành động của chúng ta không là hành động nhưng chỉ là sự tiếp tục của phản ứng bởi vì nó là kết quả của ký ức, của trải nghiệm, của phản hồi ngày hôm qua. Vì thế, câu hỏi là, liệu rằng cái trí có thể được tự do khỏi tình trạng bị điều kiện hay không?

Ngày 22 tháng mười một.

Tình yêu không là vui thú.

Nếu không hiểu rõ vui thú bạn sẽ không bao giờ có thể hiểu được tình yêu. Tình yêu không là vui thú. Tình yêu là việc gì đó hoàn toàn khác hẳn. Và muốn hiểu rõ vui thú, như tôi đã nói, bạn phải học hỏi nó. Bây giờ với hầu hết chúng ta, với mỗi con người, tình dục là một vấn đề. Tại sao vậy? Hãy lắng nghe điều này rất cẩn thận. Bởi vì bạn không thể giải quyết nó, bạn chạy trốn nó. Thầy tu khổ hạnh chạy trốn nó bằng cách giữ lời thề sống độc thân, bằng cách khước từ. Làm ơn hãy tìm hiểu điều gì xảy ra cho cái trí như thế. Bằng cách khước từ một cái gì đó mà là một phần của toàn cấu trúc của bạn – những tuyến hạch và vân vân – bằng cách đè nén nó, bạn đã làm cho chính bản thân bạn trở thành khô cằn, và có một trận chiến liên tục đang diễn tiến bên trong bạn.

Như chúng ta đã nói, chúng ta chỉ có hai cách để gặp gỡ bất kỳ vấn đề nào: hoặc đè nén nó hoặc chạy trốn nó. Đè nén nó thật ra cũng cùng một sự việc như chạy trốn nó. Và chúng ta có nguyên một mạng lưới của những tẩu thoát – rất phức tạp, thuộc trí năng, thuộc cảm xúc – và hoạt động hàng ngày thông thường. Có vô số hình thức tẩu thoát mà lúc này chúng ta sẽ không bàn luận sâu thêm. Nhưng chúng ta có vấn đề này. Thầy tu khổ hạnh chạy trốn nó bằng một cách, nhưng anh ấy không giải quyết nó; anh ấy đã đè nén nó bằng cách giữ một lời thề, và nguyên cái vấn đề đang sôi sục trong anh ấy. Anh ấy có lẽ khoác vào cái vỏ bên ngoài của đơn giản, nhưng việc này cũng trở thành một vấn đề lạ lùng cho chính anh ấy, cũng giống hệt như một con người sống một cuộc sống bình thường. Làm thế nào bạn giải quyết vấn đề đó?

Ngày 23 tháng mười một.

Tình yêu không được vun quén.

Tình yêu không dành cho sự vun quén. Tình yêu không thể bị phân chia thành thiêng liêng hay vật chất; nó chỉ là tình yêu – không phải là bạn thương yêu nhiều người hay một người duy nhất. Cũng vậy đó là một câu hỏi vô lý khi hỏi rằng: “Bạn có thương yêu tất cả không?” Một đóa hoa có hương thơm không cần lưu tâm đến người nào đến ngửi nó, hay người nào quay lưng đi. Tình yêu cũng vậy. Tình yêu không là một kỷ niệm. Tình yêu không là một sự việc của cái trí hay thuộc trí năng. Nhưng nó hiện hữu tự nhiên như từ bi, khi toàn bộ vấn đề của sự tồn tại này – như là sợ hãi, tham lam, ganh tị, thất vọng, hy vọng – đã được hiểu rõ và giải quyết xong. Một người tham vọng không thể thương yêu. Một người quyến luyến gia đình của anh ấy không có tình yêu. Và ghen tuông cũng chẳng liên hệ gì đến tình yêu. Khi bạn nói rằng, “Tôi yêu vợ tôi,” bạn thực sự không có ý đó, bởi vì khoảnh khắc tiếp theo bạn lại ghen tuông cô ấy.

Tình yêu ám chỉ tự do vô hạn – không phải làm điều gì bạn thích. Nhưng tình yêu chỉ đến khi cái trí rất yên lặng, rất công bằng, không ích kỷ. Đây không là những lý tưởng. Nếu bạn không có tình yêu, dù bạn có làm điều gì bạn muốn – tôn thờ tất cả những thần thánh trên quả đất, làm mọi hoạt động xã hội, cố gắng cải thiện những người nghèo khổ, tham gia chính trị, viết sách, làm thơ – bạn đều là một con người chết rồi. Và nếu không có tình yêu những vấn đề của bạn sẽ gia tăng, nảy nở gấp bội. Và với tình yêu, bạn làm mọi việc, không có rủi ro; không có xung đột. Lúc đó tình yêu là bản thể của đạo đức. Và một cái trí không ở trong tình yêu, không là một cái trí tôn giáo. Và chỉ có cái trí tôn giáo được tự do khỏi những vấn đề, biết được vẻ đẹp của tình yêu và chân lý.

Ngày 24 tháng mười một.

Tình yêu không có động cơ.

Tình yêu không có động cơ là gì? Có thể có được tình yêu không có ý đồ, không mong cầu một điều gì đó cho chính mình từ tình yêu hay không? Có thể có được tình yêu mà trong đó không còn ý thức bị tổn thương khi tình yêu không được đáp lại hay không? Nếu tôi dâng tặng cho bạn tình bằng hữu của tôi và bạn ngoảnh mặt đi, tôi có bị tổn thương hay không? Cái cảm thấy bị tổn thương đó là kết quả của tình bằng hữu, của lòng quảng đại, của sự thông cảm hay sao? Chắc chắn rằng chừng nào tôi còn bị tổn thương , chừng nào còn có sợ hãi, chừng nào tôi giúp đỡ bạn với hy vọng bạn có thể giúp đỡ lại tôi – mà được gọi là dịch vụ – không có tình yêu. Nếu bạn hiểu rõ điều này, câu trả lời ở đó.

Ngày 25 tháng mười một.

Sự nguy hiểm của tình yêu.

Làm thế nào con người có thể sống không có tình yêu? Chúng ta chỉ có thể tồn tại, và tồn tại mà không có tình yêu là đè nén, rối loạn, và đau khổ – và đó là điều gì hầu hết mọi người chúng ta đang tạo ra. Chúng ta tổ chức cho sự tồn tại và chúng ta chấp nhận sự xung đột như một điều không tránh khỏi bởi vì sự tồn tại của chúng ta là một đòi hỏi vô tận để có được uy quyền. Chắc chắn rằng, khi chúng ta thương yêu, sự tổ chức có nơi thích hợp riêng của nó, vị trí đúng đắn của nó; nhưng nếu không có tình yêu, sự tổ chức trở thành cơn ác mộng, thuần túy thuộc máy móc và hiệu quả, giống như quân đội; nhưng bởi vì xã hội ngày nay chỉ được đặt nền tảng duy nhất vào tánh hiệu quả, chúng ta phải có những quân đội – và mục đích của một quân đội là tạo ra chiến tranh. Ngay cả trong giai đoạn tạm gọi là hòa bình, chúng ta càng có hiệu quả về trí năng nhiều bao nhiêu, chúng ta lại càng trở nên tàn nhẫn, hung tợn, vô cảm bấy nhiêu. Đó là lý do tại sao có hỗn loạn trong thế giới, tại sao bộ máy hành chính càng lúc lại càng nhiều quyền hành hơn, tại sao mỗi lúc lại có nhiều chính quyền đang trở thành chuyên chế. Chúng ta phục tùng tất cả việc này và xem như điều không tránh khỏi bởi vì chúng ta sống trong bộ não của chúng ta chứ không phải trong tâm hồn của chúng ta, và vì vậy tình yêu không hiện hữu. Tình yêu là yếu tố không chắc chắn và nguy hiểm nhất trong cuộc sống; và bởi vì chúng ta sợ hãi không chắc chắn, bởi vì chúng ta không muốn bị nguy hiểm, nên chúng ta sống trong cái trí. Một con người thương yêu rất nguy hiểm và chúng ta không muốn sống một cách nguy hiểm; chúng ta muốn sống một cách hiệu quả, chúng ta muốn sống chỉ trong cái khung của tổ chức bởi vì chúng ta nghĩ những tổ chức sẽ mang lại trật tự và hòa bình trong thế giới. Những tổ chức không bao giờ mang lại trật tự và hòa bình. Chỉ có tình yêu, chỉ có thiện chí, chỉ có từ bi mới có thể mang lại trật tự và hòa bình, một cách rốt ráo và do đó ngay lúc này.

Ngày 26 tháng mười một.

Phản ứng của bạn là gì?

Khi bạn quan sát những phụ nữ cơ cực kia đang vác một đống hàng hóa nặng nề đến chợ, hay nhìn ngắm những đứa trẻ nhà quê đang nô đùa trong những vũng bùn cùng vài món đồ chơi thô kệch, những đứa trẻ sẽ không có sự giáo dục như bạn đang hưởng, không có ngôi nhà phù hợp, không sạch sẽ, không quần áo đầy đủ, không thực phẩm đủ chất dinh dưỡng – khi bạn quan sát tất cả việc đó, phản ứng của bạn là gì? Chính bạn tìm ra được phản ứng của bạn là gì rất quan trọng. Tôi sẽ bảo cho bạn phản ứng của tôi là gì.

Những đứa trẻ kia không có nơi phù hợp để ngủ; cha mẹ chúng bị bận rộn suốt ngày đêm, không bao giờ có một ngày nghỉ; những đứa trẻ kia không bao giờ biết được thương yêu là gì, được chăm sóc là gì; cha mẹ chúng không bao giờ ngồi lại với chúng và kể cho chúng những câu chuyện về vẻ đẹp của quả đất và bầu trời. Và loại xã hội nào đã tạo ra những hoàn cảnh này – nơi có những người giàu có cực kỳ hưởng thụ mọi thứ họ muốn trên quả đất, và cùng lúc lại có những cậu bé và cô bé chẳng có gì cả? Nó là loại xã hội gì vậy, và nó tồn tại bằng cách nào vậy? Bạn có lẽ làm cách mạng, phá vỡ khuôn mẫu của xã hội này, nhưng khi phá vỡ nó thì một khuôn mẫu mới được sinh ra và lại nữa cũng cùng khuôn mẫu đó nhưng mang một hình thức khác – những quan chức và nhà cửa đặc biệt của họ trong quốc gia, những đặc quyền, những bộ đồng phục, và vân vân. Việc này đã xảy ra sau mỗi cuộc cách mạng, người Pháp, người Nga, và người Trung quốc. Và liệu có thể tạo ra một xã hội trong đó tất cả sự thối nát và đau khổ này không còn tồn tại. Nó có thể được tạo ra chỉ khi nào bạn và tôi như những cá thể phá vỡ cái tập thể, khi chúng ta được tự do khỏi tham vọng và thấy tình yêu là gì. Đó là phản ứng trọn vẹn của tôi, trong một lóe sáng.

Ngày 27 tháng mười một.

Từ bi không là từ ngữ.

Tư tưởng không thể vun quén từ bi, dù bằng bất kỳ điều gì. Tôi không đang sử dụng từ ngữ từ bi với ý định đối nghịch, sự tương phản của hận thù hay bạo lực. Nhưng nếu mỗi người chúng ta không có một ý thức thâm sâu của từ bi, chúng ta mỗi lúc sẽ trở nên hung tợn nhiều hơn, vô nhân đạo với nhau nhiều hơn. Chúng ta sẽ có những cái trí giống như máy vi tính, máy móc và chỉ được đào tạo để thực hiện những chức năng nào đó; chúng ta sẽ tiếp tục tìm kiếm an toàn, cả vật chất lẫn tinh thần, và chúng ta sẽ không nắm bắt được chiều sâu lẫn vẻ đẹp lạ thường, ý nghĩa trọn vẹn của cuộc sống.

Qua từ bi tôi không có ý nói về một sự việc để thâu lượm được. Từ bi không là từ ngữ, mà chỉ thuộc quá khứ, nhưng là điều gì đó thuộc hiện tại năng động; nó là động từ và không là từ ngữ, tên tuổi, hay danh từ. Có một khác biệt giữa động từ và từ ngữ. Động từ thuộc hiện tại năng động, trái lại từ ngữ luôn luôn thuộc quá khứ và do đó cố định. Bạn có thể cho sinh khí hay chuyển động đến tên tuổi, đến từ ngữ, nhưng nó không giống như động từ mà là hiện tại năng động ....

Từ bi không là tình cảm; nó không là đồng cảm hay thông cảm mơ hồ này. Từ bi không là điều gì mà bạn có thể vun quén qua tư tưởng, qua kỷ luật, kiểm soát, đè nén, cũng không bởi tử tế, lễ phép, dịu dàng, và những chuyện quanh nó. Từ bi hiện hữu chỉ khi nào tư tưởng kết thúc tại ngay gốc rễ của nó.

Ngày 28 tháng mười một.

Từ bi và thánh thiện.

Liệu rằng từ bi, ý thức thánh thiện đó, cảm thấy về sự thiêng liêng của cuộc sống đó mà chúng ta đã nói chuyện ở lần gặp mặt trước – liệu rằng cảm thấy đó có thể được làm hiện hữu qua cưỡng bách hay không? Chắc chắn rằng, khi có cưỡng bách dưới bất kỳ hình thức nào, khi có truyền bá hay giảng dạy đạo đức, không có từ bi, cũng không có từ bi khi thay đổi được tạo ra chỉ nhờ vào nhìn thấy sự cần thiết phải gặp gỡ thách thức của công nghệ nhưng lại giữ cho những con người sẽ vẫn còn là những con người và không trở thành những máy móc. Vì vậy, phải có một thay đổi mà không có bất kỳ nguyên nhân nào. Một thay đổi được gây ra nhờ vào nguyên nhân không là từ bi; nó chỉ là một thay đổi ở nơi chợ búa. Vì vậy đó là một vấn đề.
Một vấn đề khác là: nếu tôi thay đổi, nó sẽ gây ảnh hưởng xã hội ra sao? Hay tôi chẳng thèm quan tâm đến nó chút nào cả? Bởi vì đa số mọi người không thích thú điều gì chúng ta đang nói – và bạn cũng như họ nếu bạn chỉ nghe vì tò mò hay một loại thôi thúc nhất thời nào đó, và rồi bỏ qua. Những máy móc đang phát triển mau chóng đến độ hầu hết những con người chỉ đang bị xô đẩy theo và không còn khả năng gặp gỡ cuộc sống bằng sự phong phú của tình yêu, bằng từ bi, bằng suy nghĩ thâm sâu. Và nếu tôi thay đổi, nó sẽ gây ảnh hưởng xã hội ra sao, mà chính là sự liên hệ của tôi với bạn? Xã hội không là một thực thể huyền bí lạ lùng nào đó; nó là sự liên hệ lẫn nhau của chúng ta, và nếu hai hay ba người trong chúng ta thay đổi, nó sẽ gây ảnh hưởng phần còn lại của thế giới ra sao? Hay liệu có một phương cách gây ảnh hưởng toàn thể cái trí của nhân loại hay không?

Đó là, liệu có một tiến hành qua đó cá thể được thay đổi có thể kích động tầng tiềm thức của nhân loại hay không?

Ngày 29 tháng mười một.

Từ bi đang lan rộng.

Nếu tôi quan tâm đến từ bi ... đến tình yêu, đến cảm thấy thực sự của một điều gì đó thiêng liêng, lúc đó làm thế nào cảm thấy đó được lan rộng? Làm ơn theo dõi việc này. Nếu tôi lan rộng nó qua mi-crô, qua hệ thống máy móc của tuyên truyền, và nhờ vậy thuyết phục được người khác, tâm hồn của anh ấy vẫn còn trống rỗng. Ngọn lửa của học thuyết sẽ vận hành và anh ấy sẽ chỉ lặp lại, như bạn luôn luôn đang lặp lại, rằng chúng ta phải tử tế, tốt lành, tự do – tất cả những vô lý mà những nhà chính trị, những nhà xã hội, và những người chung quanh họ đều nói như nhau. Vì vậy, khi hiểu rõ rằng bất kỳ hình thức cưỡng bách nào, dù tinh tế đến bao nhiêu, đều không mang lại vẻ đẹp này, sự nở hoa của thánh thiện này, của từ bi này, cá thể đó sẽ phải làm gì đây?

Sự liên hệ giữa con người có ý thức của từ bi này, và con người mà cái trí của họ bị bao phủ trong tập thể, trong truyền thống là gì? Làm thế nào chúng ta sẽ tìm được sự liên hệ giữa hai người này, không phải lý thuyết, nhưng thực tế?

Cái đó mà tuân phục không bao giờ có thể nở hoa trong thánh thiện. Phải có tự do, và tự do chỉ xuất hiện khi bạn hiểu rõ hoàn toàn vấn đề của ganh tị, tham lam, tham vọng, và ham muốn quyền hành. Chính tự do khỏi những vấn đề kia mới cho phép cái sự việc lạ lùng được gọi là chất lượng để nở hoa. Một con người như thế có từ bi, anh ấy biết rõ tình yêu là gì – không phải con người chỉ lặp lại nhiều từ ngữ về đạo đức.

Vì vậy nở hoa của thánh thiện không ở trong xã hội, bởi vì xã hội trong chính nó luôn luôn thối nát. Chỉ có con người hiểu rõ toàn qui trình và cấu trúc của xã hội, và đang làm tự do chính anh ấy khỏi nó, có chất lượng, và chỉ anh ấy mới có thể nở hoa trong thánh thiện.

Ngày 30 tháng mười một.

Hãy đến với nó bằng bàn tay trống không.

Tìm được từ bi không khó khăn lắm khi tâm hồn không bị nhét đầy những thứ ma mãnh của cái trí. Chính cái trí cùng những đòi hỏi và sợ hãi của nó, những quyến luyến và khước từ của nó, những quả quyết và thôi thúc của nó, mới hủy diệt tình yêu. Và hồn nhiên với tất cả những việc này khó khăn làm sao đâu! Bạn không cần những triết lý và những tín điều để có bao dung và rộng lượng. Hiệu quả và sự màu mỡ của đất đai sẽ xếp đặt để nuôi ăn uống và cung cấp quần áo cho con người, để trang bị cho họ chỗ ở và chăm sóc y tế. Điều này xảy ra dễ dàng với đà gia tăng mau lẹ của sự sản xuất; đó là sự vận hành của chính thể được tổ chức tốt và một xã hội cân bằng. Nhưng sự tổ chức không trao tặng lòng quảng đại của tâm hồn và bàn tay. Quảng đại đến từ một nguồn hoàn toàn khác hẳn , một nguồn vượt khỏi mọi đo lường. Tham vọng và ganh tị hủy diệt quảng đại dễ dàng như lửa đốt cháy. Cái nguồn này phải được tiếp xúc nhưng người ta phải đến với nó bằng bàn tay trống không, không cầu nguyện, không hy sinh. Những quyển sách không thể dạy bảo và cũng không vị đạo sư nào dẫn dắt bạn đến cái nguồn này được. Nó không thể đến được qua sự vun quén của đạo đức, mặc dù đạo đức cần thiết, cũng không qua năng lực và vâng lời. Khi cái trí tĩnh lặng, không chuyển động, nó ở đó. Tĩnh lặng không mọi động cơ, không thôi thúc để có thêm nữa.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2012(Xem: 14981)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
17/11/2012(Xem: 4118)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
03/10/2012(Xem: 6231)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
30/09/2012(Xem: 9233)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉcó Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
01/08/2012(Xem: 15985)
Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị. Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…
30/07/2012(Xem: 14201)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8782)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 12462)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
25/07/2012(Xem: 15180)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
09/07/2012(Xem: 3400)
Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]