Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

Chương 6: Tâm Thiền

09/05/201111:33(Xem: 3168)
Chương 6: Tâm Thiền

THIỀN LÀ GÌ?
Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2002

CHƯƠNG SÁU: TÂM THIỀN

I. TỪ MỘT CÂU CHUYỆN...

Ngày xưa, có một chàng thanh niên con nhà Nho giáo. Chàng là người thông minh, học rộng biết nhiều, nổi tiếng khắp vùng với tài biện luận thi phú. Chàng tự hào với vốn kiến thức của mình, cho rằng không ai qua mặt nổi. Vì thế, khi triều đình ban chiếu mở khoa thi, chàng hăng hái sửa soạn lên đường, chắc chắn sẽ chiếm giải Trạng nguyên. Gia đình và làng xóm đưa chàng một đoạn đường, ai nấy đều hy vọng một ngày không xa, được đón chàng vinh quy bái tổ.

Ngày đi đêm nghỉ, hôm ấy chàng đến một khúc sông rộng. Cô lái đò đưa chàng qua sông, thấy chàng tướng mạo hơn người nên hỏi thăm, biết chàng lai kinh ứng thí. Chuyến đò ngang khá đông khách, cô lái muốn thử tài chàng nên thưa:

- Được biết người là bậc anh tài, thiếp tôi muốn được học hỏi thêm. Có câu đối này, thiếp tôi xin người đừng tiếc lời.

Chàng hơi ngạc nhiên nhưng cũng mỉm cười:

- Tôi không ngờ cô nương đây lại rành việc văn chương. Nhưng tôi tin cô nương sẽ không làm khó được tôi đâu. Xin cứ ra câu đối.

Cô lái đò cao giọng đọc:

- “Hỏa tại thạch trung, trầm tích thủy, thiên niên bất tuyệt”(Lửa ở trong đá, chìm dưới nước, ngàn năm không tắt).

Chàng sĩ tử sửng người, không thốt được lời nào. Một phần vì không ngờ cô lái đò quê lại có kiến thức như thế; nhưng phần lớn, bởi vì... câu đối quá khó so với tưởng tượng của chàng! Lời văn trau chuốt, ý tứ lại sâu xa, thật làm người ta bái phục. Đối lại từng chữ thì khả dĩ, nhưng làm sao hiểu được tận cùng ý nghĩa của câu để có trả lời tương xứng? Chàng cứ ngồi lặng thinh suy nghĩ mãi, không biết đò vẫn trôi, không biết đã đến bến và khách đã đi hết. Chàng không biết ai đưa mình lên bờ, để mình ngồi ở đó. Chàng cũng không biết người ta đến với chàng, lay gọi chàng, đưa thức ăn cho chàng rồi lần lượt bỏ đi khi thấy chàng không có một chút phản ứng. Thời gian cứ thế trôi qua, và chàng vẫn ngồi đó, bất động.

Thân xác chàng như bị tê liệt, nhưng trí óc chàng vẫn quay cuồng theo câu đối. Câu đối như một tấm lụa đen dài bay lượn trước mắt chàng, cuốn hút tâm trí chàng vào trong vũ điệu ma quái của nó. Tấm lụa đen càng lúc càng trải rộng, tốc độ quay càng lúc càng nhanh; chàng thấy mình như một mảnh kim loại nhỏ bị khối nam châm đen hút chặt, cả tinh thần và thể xác đều dập vùi tơi tả theo đà quay tít và xoáy tròn của một cơn gió lốc. Trời đất bỗng nhiên tối sầm, một cái gì siết chặt lấy đầu chàng. Chàng càng vùng vẫy, nó càng siết mạnh hơn. Cuối cùng, tất cả vỡ tung, một tiếng nổ kinh hồn vang lên, một cơn đau khốc liệt xé nát toàn thân chàng. Chàng hét lên một tiếng, và như bị một lực vô hình hút xuống vực sâu đen ngòm thăm thẳm...

Từ đó, vào những đêm không trăng, người dân trong làng nghe vang lên từ dòng sông những tiếng kêu kỳ lạ. Tiếng kêu như than thở, như tiếc nuối, như uất hận, hòa với tiếng nước rạt rào vỗ vào bờ thành một bản bi ca ghê rợn. Và trong cái hòa thanh bất tận ấy là một giọng vút cao, đọc lên câu đối của cô lái đò lúc trước. Người làng biết rằng, chàng sĩ tử vì không tìm được câu đối lại, vừa xấu hổ với cô lái quê, vừa thất vọng vì sở học của mình chưa đến nơi đến chốn, nên uất ức mà chết. Xác thân được dân làng mai táng, nhưng hồn chưa siêu thoát vì mối hận lòng còn canh cánh, xuống Diêm đài vẫn chưa tan. Dân làng nhiều lần rước thầy cầu siêu, lập đàn giải oan, nhưng không có kết quả.

Rồi một hôm, có một vị tu sĩ đi qua làng. Thấy người từ xa đến, tuy áo nâu lấm bụi đường nhưng phong cách thoát tục, dân làng đem lòng ngưỡng mộ. Họ thỉnh vị sư vào nhà làng, ân cần tiếp đãi và nhờ Người tìm cách trừ mối lo cho họ. Vị sư hỏi chuyện cặn kẽ và đồng ý ở lại làng đêm đó, nhưng với điều kiện là để Người một mình ở bờ sông, nơi chàng sĩ tử từng ngồi lúc trước.

Đêm không trăng tối mịt, ngửa bàn tay không thấy. Gió từ lòng sông thổi lên lạnh buốt. Vị sư ngồi kiết-già tọa thiền. Dân làng tuân theo lời dặn, không ai dám đến gần bờ sông, nhưng đều thao thức, hồi hộp đợi chờ. Đêm càng khuya, sương càng rơi nhiều, đẫm ướt vai áo vị sư. Nhưng người vẫn ngồi đó, an nhiên tự tại, hơi thở như có như không...

Và điều chờ đợi, cuối cùng đã đến!

Trong cái quánh đặc đen ngòm của bóng đêm, dàn hợp xướng quái đản bắt đầu cất tiếng, lần này càng có vẻ thê lương đến ghê rợn, cô đơn đến não nùng. Mọi người đều rợn gai óc, nín thở lắng nghe...

Khi bản giao hưởng của tiếng sóng vỗ réo rắt, tiếng gió thổi ù ù, tiếng kêu than nỉ non đã quyện vào nhau, đưa lên đến thang âm cao nhất, thì một giọng nam vút lên, rền rĩ từng lời của câu đối ngày nào:

- Hỏa tại thạch trung, trầm tích thủy, thiên niên bất tuyệt

Tiếng vọng của oan hồn chàng sĩ tử vừa dứt, bỗng một giọng nói sang sảng trầm hùng của vị tu sĩ vang lên:

- Nguyệt tận không trung, chiếu thế gian, vạn cổ trường tồn (Trăng ở trên không, chiếu thế gian, muôn kiếp vẫn còn).

Đột nhiên tất cả đều im ắng. Một sự bình an kỳ diệu dường như tỏa khắp không gian, khiến bầu không khí đượm vẻ thanh lương và tâm hồn mọi người trở nên lắng dịu. Trăng hạ huyền xuất hiện. Đêm qua dần trong yên tĩnh, một vẻ yên tĩnh chưa hề có từ khi chàng sĩ tử đến đây và ôm mối hận qua đời.

Từ ngày ấy, người ta không còn nghe giọng chàng sĩ tử cất lên vào những đêm tối trời. Người ta biết chàng đã được siêu độ. Còn tung tích của vị sư, thì không ai rõ, vì buổi sáng sớm, khi họ ra đến bờ sông đã không trông thấy Người đâu nữa.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
23/04/2013(Xem: 8517)
Ðây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc đời qua con đường tâm linh. Con đường đạo của Ðức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người. Bất cứ ai với lòng quyết tâm và thiện ý đều có thể đi trên con đường này để đạt được tự do, giải thoát cho thân tâm.
22/04/2013(Xem: 10703)
Ngày nay việc thực hành Thiền Quán đã được phổ biến rộng rãi khắp thế giới, tuy nhiên, để đạt được sự thành công như hiện nay, pháp hành này đã trải qua nhiều biến đổi tế nhị. Thay vì được giảng dạy như một phần chính yếu của con đường tu tập Phật giáo, bây giờ pháp hành này thường được trình bày như một môn học thế gian mà những kết quả đạt được thuộc về đời sống trong thế giới này hơn là sự giải thoát siêu thế gian.
22/04/2013(Xem: 8460)
Vào mùa Xuân năm 1992, chiếc máy Fax trong văn phòng của giáo sư Richard Davidson ở khoa Tâm lý học thuộc Viện Đại học Wisconsin bất ngờ in ra một bức thư của Tenzin Gyatso, vị Đạt Lai Lạt Ma thứ 14 của Tây Tạng. Giáo sư Davidson là một nhà thần kinh học được đào tạo từ Viện Đại học Harvard, ông đã nổi danh nhờ công trình nghiên cứu về các tình cảm tích cực, và tin đồn về những thành tựu khoa học của ông đã lan truyền đến miền Bắc Ấn Độ.
22/04/2013(Xem: 10366)
Tại các quốc gia Âu Mỹ, pháp thiền trong truyền thống Phật giáo Nguyên thủy thường được hiểu như là pháp thiền minh sát, cho đến nổi có nhiều người thực hành trong truyền thống này xem mình như là các thiền giả minh sát. Tuy nhiên, các bản kinh Pali -- tài liệu cổ xưa ghi lại các bài giảng của Đức Phật, không xem thiền minh sát như là một hệ thống tu thiền độc lập nhưng là một thành tố của một cặp kỷ năng hành thiền gọi là Samatha và Vipassanà, An Chỉ và Minh Quán -- hay Chỉ và Quán.
10/04/2013(Xem: 7737)
Như chúng ta đã biết, con đường giải thoát sinh tử khổ đau là con đường Giới, Định, Tuệ. Nói gọn là con đường Thiền định với "Ba mươi bảy phẩm trợ đạo" là tiêu biểu. Thế Tôn dạy: "Này các Tỷ kheo, khi nào các Thầy có giới khéo thanh tịnh và Chánh tri kiến, các Thầy hãy y cứ trên giới, tu tập Tứ Niệm Xứ theo ba cách: Nhiệt tâm, Chánh niệm tỉnh giác và nhiếp phục tham ưu ở đời"
09/04/2013(Xem: 14922)
Người Tây Phương đã có những công trình nghiên cứu đạo Phật một cách qui mô vào cuối thế kỷ 19. Những học giả người Anh, người Đức, tiêu biển nhất là những hội viên của Pali Text Society và Royal Asiatic Academy đã để lại những dịch phẩm, tác phẩm mà đến nay vẫn mang giá trị to lớn cho Phật học thế giới. Một số cá nhân đi xa hơn trở thành những tu sĩ Tây phương tại các quốc gia Phật giáo. Họ tìm thấy môi trường tu tập tuyệt vời khi sống giữa những người Phật tử Á Đông.
09/04/2013(Xem: 6514)
Thiền định , thiền quán và thiền định thiền quán song tu, hay nói gọi theo thời xưa là Chỉ, Quán và Chỉ Quán song tu, của Đại thừa được đặt trên thực tại tối hậu mà các kinh thường gọi là Thật tướng của tất cả các pháp.
04/04/2013(Xem: 7174)
"Như Lai Thiền trong kinh tạng Pàli, hay Hành Thiền, một nếp sống lành mạnh trong sáng, một phương pháp giáo dục hướng thượng", là một công trình nghiên cứu chỉ đề cập đến Như Lai Thiền mà không đề cập đến Tổ Sư Thiền.
02/04/2013(Xem: 2712)
Tất cả những ai đến thực tập Thiền Minh Sát Tuệ [hay Thiền Minh Sát] đều mong phát triển Trí Tuệ thật nhanh. Tất cả những ai chưa khai triển Trí Tuệ đều mong phát sanh Trí Tuệ thật nhanh. Tất cả những ai đã có vài Tuệ giác đều mong phát triển thêm Trí Tuệ thật nhanh. Mọi người mong phát triển Trí Tuệ thật nhanh.
21/03/2013(Xem: 15494)
NIẾT BÀN, phỏng dịch theo nguyên bản mang tựa đề: “NIRVANA IN A NUTSHELL” của SCOTT SHAW, do Barnes & Noble ấn hành năm 2003. Tác giả Scott Shaw là một nhà văn điêu luyện, một nhà giáo, một nhà võ và đồng thời là một Phật tử thuận thành.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]