Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Trí Tuệ Hữu Sư Và Vô Sư

09/05/201111:33(Xem: 4520)
1. Trí Tuệ Hữu Sư Và Vô Sư

THIỀN LÀ GÌ?
Thích Thông Huệ
Nhà xuất bản Phương Đông TP. HCM 2002

CHƯƠNG NĂM: VÔ SƯ TRÍ

I. TRÍ TUỆ HỮU SƯ VÀ VÔ SƯ

Con người từ lúc mới sinh ra đến khi mất đi, mỗi ngày mỗi tích lũy thêm kiến thức kinh nghiệm để tồn tại và phát triển. Do học hỏi từ bên ngoài phát sinh trí tuệ, nhà Phật gọi là Hữu sư trí, tức trí tuệ nhờ có Thầy dạy. Vì vận dụng chất xám mà hiểu biết, nên Hữu sư trí có tính cách phân tích lý luận theo tinh thần tiền nhân hậu quả: nghe giảng dạy là nhân, suy tư để hiểu là quả. Trong Tam huệ học, văn và tư huệ thuộc phạm trù Hữu sư, chung quy chỉ nhờ vay mượn huân tập từ người khác, không phải thật của mình, nên giới hạn và không ngừng biến đổi. Hành giả có công phu Thiền định, quét sạch mọi tạo tác của tâm, trở về trạng thái bổn tịch bổn tri, một lúc nào đó xảy ra đột biến, tự nhiên phát khởi trí tuệ. Đây là cái biết của trực giác không qua trung gian ý thức phân biệt, cái bổn tri khi hồi phục chức năng ban sơ của tâm, cái biết giải trừ và vượt qua Hữu sư trí, chính là Tu huệ, tức Vô sư trí.

Vô sư trí còn được gọi bằng nhiều tên: Căn bản trí, Bát-Nhã trí, Vô phân biệt trí, Chơn trí, Thật trí, Trực Giác Bát Nhã... Từ thường dùng nhất là Trí tuệ Bát Nhã. Mỗi người có hoàn cảnh chánh báo và y báo khác nhau, nhưng tất cả đều bình đẳng ở trí tuệ này. Nhà Thiền diễn tả bằng hình ảnh “từ hông ngực lưu xuất” hoặc bằng từ “Thời trí”, nghĩa là vốn sẵn đủ, là diệu dụng của tự tánh. Khi cần, các vị Thiền sư ngộ đạo sử dụng ngay vốn sẵn đủ ấy một cách linh hoạt và khế cơ khế lý, nên tùy duyên mà có muôn vàn phương pháp khai thị cho người.

Vị Bồ tát tượng trưng cho Vô sư trí là Ngài Văn Thù. Nhà Phật nói: “Bát Nhã vô tri nhi vô bất tri” (Bát Nhã không biết nhưng không có gì là chẳng biết). Gương không có ý soi rọi, nhưng mọi vật để trước gương đều hiện ảnh một cách trung thực. Bát-Nhã cũng thế, không tác ý hiển lộ các pháp, vì vậy soi thấu các pháp đến tận cùng bản thể. Bình thường khi nhìn một vật, tự nhiên chúng ta khởi tâm phân biệt cái thấycái bị thấy. Sự phân biệt là hành vi của thức, nhìn các pháp chỉ ở một khía cạnh, lại thêm phân tích tưởng tượng, nên chỉ phản ảnh các pháp một cách phiến diện hời hợt. Khi tâm thanh tịnh rỗng rang, dứt bặt vọng tưởng suy lường, đột nhiên trực giác phát sinh, chủ thể và đối tượng nhận thức hòa nhập, ta chợt thấy rúng động toàn thân, chợt nhận ra mọi vấn đề một cách toàn diện toàn triệt. Đây là cái biết bất nhị,kết quả của một quá trình thiền tập miên mật và lâu dài, không do tư duy hay thức tình sinh khởi, không mang tính cách học thuật kinh viện thế gian. Bài Tín Tâm Minh của Tam Tổ Tăng Xán có câu: “Phi tư lương xứ, thức tình nan trắc” (Chỗ chẳng thuộc suy lường, thức tình khó đo được). Trạng thái “Phi tư lương xứ” chính là trạng thái của Thiền, là hành vi của Vô sư trí.

Hệ Pàli phân biệt 5 cấp độ hiểu biết từ thấp đến cao:

1. Tưởng tri: Cái biết do tưởng tượng, như mây bay thấy trăng dời, thuyền đi thấy bờ chạy.

2. Thức tri:Biết do phân biệt so sánh. Nhìn một vật, con người khởi ngay niệm phân biệt đẹp - xấu, từ đó lôi cuốn theo một loạt ý nghĩ khác như khen - chê, ưa - ghét...

Tưởng tri và thức tri là hai cấp độ hiểu biết của phàm phu, nhìn các pháp một cách phiến diện và chủ quan nên thường nông cạn, sai lầm.

3. Tuệï tri:Cái biết bằng trí tuệ nhờ công phu thiền tập.

4. Thắng tri: Cái biết thù thắng trong trạng thái tâm lặng lẽ, không dấy niệm dính mắc hai bên.

Tuệ tri và Thắng tri là trí tuệ của các bậc Hữu học từ Sơ quả đến Tam quả. Tuy nhiên, vẫn còn những niệm vi tế làm chướng ngại mà Đức Phật ví như sóng nắng.

5. Liễu tri: “Liễu” là hoàn toàn, tột cùng. Liễu tri hay Liễu liễu thường trilà trí tuệ của các bậc Vô học đã quét sạch mọi phàm tình thánh giải, đã giác ngộ và giải thoát hoàn toàn.


Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 8762)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 6951)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 7975)
Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diệnhơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gìbị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinhphong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hànhđạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần,chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không... Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
17/09/2010(Xem: 7352)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]