Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Tâm Bình Thường Là Đạo

30/04/201103:19(Xem: 5785)
4. Tâm Bình Thường Là Đạo

BƯỚCĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG THIỀN
HT Thích Thanh Từ

TÂM BÌNH THƯỜNG LÀ ĐẠO

Từ trước tôi thường nói "tâm bình thường là đạo", song chỉ nói tổng quát hoặc nói xa gần để quý vị thầm nhận, chớ không nói thẳng. Hôm nay tôi chỉ thẳng để quý vị thấy và nhận rađể ứng dụng tu hành.

Triệu Châu đến hỏi Ngài NamTuyền:

- Thế nào là đạo?

Nam Tuyền đáp:

- Tâm bình thường là đạo.

Triệu Châu hỏi:

- Lại có thể nhằm tiến đến chăng?

Nam Tuyền đáp:

- Nghĩ nhằm tiến đến là trái.

Triệu Châu hỏi:

- Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?

Nam Tuyền đáp:

- Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký, nếu thật đạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy.

Ngay đó sư ngộ.

Mọi người tu, ai cũng nghĩ mình phải thấy (ngộ) được đạo, và nghĩ rằng đạo là cái gì cao siêu ở ngoài mình. Triệu Châu cũng có tâm niệm như chúng ta, khi được Ngài Nam Tuyền trả lời "tâm bình thường là đạo", sư chưa đủ sức tin. Vậy, tâm bình thường là tâm nào? Tâm nhớ chuyện năm xưa nghĩ chuyện năm tới có phải là tâm bình thường không? Vừa dấy niệm là động, mà động thì bất bình thường. Tâm bình thường là tâm lặng lẽ sáng suốt, thấy biết rõ ràng, như mặt nước phẳng lặng không gợn sóng. Ngài Nam Tuyền chỉ thẳng: "tâm bình thường là đạo", qua lời chỉ thẳng mà Triệu Châu chưa nhận ra nên hỏi "Lại có thể nhằm tiến đến chăng?". Sư nghĩ tiến để đạt đạo, song, nghĩ tiến đến là bất bình thường, mà bấtbình thường thì không phải đạo. Vì vậy, Ngài Nam Tuyền nói: "Nghĩ nhằm tiến đến là trái". Vừa nghĩ tiến đến là động, mà động là bất bình thường nên trái đạo. Nhưng Triệu Châu cũng chưa nhận, bèn hỏi thêm: "Khi chẳng nghĩ làm sao biết là đạo?" Sư cho đạo là cái gì phải do suy nghĩ mà biết, nay không cho suy nghĩ thì làm sao biết đó là đạo? Ngài Nam Tuyền bảo: "Đạo chẳng thuộc biết và chẳng biết, biết là vọng giác, không biết là vô ký, nếu thậtđạt đạo thì chẳng nghi, ví như hư không thênh thang, rỗng rang đâu thể gắng nói phải quấy". Nghĩa là tâm lặng lẽ sáng suốt đó là đạo, vừa dấy niệm muốn biết nó là vọng giác, còn ngu ngơ không biết gì là vô ký, cả hai đều sai. Nếu thực đạt đạo, tức là nhận ra cái lặng lẽ chân thật thì không còn nghi ngờgì cả, lúc đó tâm rỗng rang thênh thang, không thể nói là phải hay quấy. Vừa nói phải quấy là có niệm hai bên thì trái đạo. Ngay đó Triệu Châu ngộ được "Tâm bình thường là đạo". Tôi đã nói trắng ra quý vị có nhận được không?

Tôi dẫn thêm một Thiền sư khác, Sùng Tín con nhà bán bánh bao, ở trước cổng chùa. Mỗi ngày (sư) đem ít cái bánh cúng dường thiền sư Đạo Ngộ. Đạo Ngộ ăn xong thường để lại một cái bánh bảo:

- Ta cho ngươi ăn để ân huệcho con cháu.

Một hôm sư tự nghĩ: "Bánh là ta đem đến, cớ sao Hòa Thượng lại cho ngược lại ta? Biết đâu không có ýchỉ. Sư bèn đến hỏi Đạo Ngộ.

Đạo Ngộ bảo:

- Bánh của ông đem đến, ta cho lại ông có lỗi gì?

Sư nghe lời này, hiểu được thâm ý, liền xin xuất gia. Đạo Ngộ bảo:

- Ngươi trước sùng phước thiện, nay tin lời ta, có thể gọi là Sùng Tín.

Từ đây, sư hầu hạ luôn bên thầy, một hôm sư thưa:

- Từ ngày con vào đây đến nay, chưa được thầy chỉ dạy tâm yếu.

Đạo Ngộ bảo:

- Từ ngày ngươi vào đây, tachưa từng chẳng chỉ dạy tâm yếu cho ngươi.

Sùng Tín hỏi:

- Thầy chỉ dạy ở chỗ nào?

Đạo Ngộ bảo:

- Ngươi dâng trà lên ta vì ngươi mà tiếp, ngươi bưng cơm đến ta vì ngươi mà nhận, ngươi xá lui ra thìta gật đầu. Chỗ nào chẳng chỉ dạy tâm yếu?

Sư cúi đầu im lặng giây lâu, Đạo Ngộ bảo:

- Thấy thì thẳng đó liền thấy, suy nghĩ liền sai.

Ngay câu nói đó, sư khai ngộ. Lại hỏi thêm:

- Làm sao gìn giữ?

Đạo Ngộ đáp:

- Mặc tánh tiêu dao, tùy duyên phóng khoáng, chỉ hết tâm phàm chẳng có thánh giải khác.

Khi thị giả dâng chung trà,Thầy đưa tay nhận chung trà, lúc đó có suy nghĩ gì không? Thầy đón nhận chungtrà mà không có một niệm suy nghĩ, nhưng không phải là không "biết". Khi thị giả dọn cơm xá mời, thì Thầy bước tới ngồi và cầm đủa ăn, lúc đó thế nào? Ngồi ăn cơm Thầy cũng không suy nghĩ. Khi thị giả xá chào lui ra thì Thầygật đầu, lúc gật đầu Thầy cũng không suy nghĩ. Như vậy, trong những độngtác hằng ngày mà chúng ta không khởi một niệm nghĩ suy, đó là tâm yếu. Tâm yếu hiện hữu rõ ràng trong mọi hành động, nếu nhận được chỗ đó thì chỗ nào không chỉ không dạy tâm yếu? Vậy, tâm yếu mà Đạo Ngộ chỉ đây có khác với tâm bình thường mà Ngài Nam Tuyền chỉ ở trước không? Tuy nhiên, ở đây đặc biệt là khi Sùng Tín cúi đầu suy nghĩ về tâm yếu thì Đạo Ngộ chỉ thẳng: "Thấy thì thẳng đó liền thấy, suy nghĩ liền sai". Trong những hành động bình thường,ngay đó mà nhận ra cái chân thật sẵn có nơi mình, vừa khởi nghĩ nó liền bị che khuất. Ngay khi đó Sư khai ngộ. Chúng ta thấy tâm yếu là gì rồi phảikhông? Và khi ngộ rồi, muốn gìn giữ nó phải làm sao? Đó là vấn đề then chốt. Được Ngài Đạo Ngộ dạy:

"Mặc tánh tiêu dao, tùy duyên phóng khoáng, chỉ hết tâm phàm chẳng có thánh giải khác". Mặc tánh tiêu dao ở đây không có nghĩa rỗi rảnh thân dạo chơi chỗ này xứ nọ tùy hứng đờn ca, thổi sáo, ngâm vịnh... Người như thế là cuồng tăng phóng túng. Ngài Đạo Ngộ dạy tùy tánh tiêu dao, chứ không phải tùy thân tiêu dao, phải hiểu rõ chỗ này. Vậy, tánh tiêu dao là thế nào? Tánh thấy tánh nghe... có sẵn nơi mỗi người vốn không động, không giới hạn; bởi không động, không giới hạnnên nó rỗng rang thênh thang. Và vì thênh thang không động không phiền cứ mặc nó, không kềm không giữ là mặc tánh tiêu dao. Lâu nay chúng ta tu nghĩ là phải kềm giữ cho tâm thanh tịnh; nếu kềm giữ là trái với tự tánh rồi. "Tùy duyên phóng khoáng" là duyên đến thì tùy duyên bất biến không vướng không bận, không bị duyên trần làm phiền nhiễu. Sơ Tổ phái Trúc Lâm nói:

Cư trần lạc đạo thả tùy duyên

Cơ tắc san hề khốn tắc miên

Ở trong cõi đời mà vui với đạo, tức là vui với tâm bình thường, rồi tùy duyên đói thì ăn mệt thì ngủ. Tùy duyên phóng khoáng là trong cuộc sống bình thường đến giờ ăn thì ăn,đến giờ làm việc thì làm việc, đến giờ ngủ thì ngủ... không có vọng niệm làmbận lòng, tâm an nhiên thênh thang tự tại. Ví dụ quét chùa hay nhổ cỏ màtâm vẫn thênh thang rỗng rang không có một niệm dấy khởi đó là tùy duyên phóng khoáng. Chớ không phải tùy duyên phóng khoáng là đói vào quán ăn, ănnhậu say sưa, mệt thì nằm ì ngoài đường phố mà ngủ, gặp nữ sắc cũng khôngkỵ, gặp ca vũ cũng không chừa... Đó là cuồng tăng cuồng thiền, hiểu lầm hiểuloạn, không đúng lẽ thật, làm cho người chê cười, làm cho người mất hết tín tâm. Những trọng điểm này quý vị lưu ý để nắm vững mà tu, nếu hiểu lầm một chút thì họa. Tôi nhắc lại, tánh giác nơi mỗi người vốn lặng lẽ thênh thang sáng suốt, hằng ngày sống bình thường, đến giờ làm việc thì làm việc, đếngiờ ăn thì ăn, đến giờ nghỉ thì nghỉ... không khởi niệm, không kềm, không giữ, tuy nhiên, vẫn ở trong nề nếp đạo đức. Đó là mặc tánh tiêu dao tùy duyênphóng khoáng, cũng như Ngài Nam Tuyền người dâng trà thì tiếp trà, dâng cơm thì nhận cơm, xá chào thì gật đầu, buông hết vọng tưởng điên đảo của phàm phu, đó là đạo. Thông thường, người tu hành chưa hài lòng với nếp sống bình thường như đã nói mà mong có cái gì phi thường, khác lạ của bậc Thánh, muốn thấy hào quang, muốn biết quá khứ vị lai... Đó là bệnh, nên Ngài dạy"chỉ hết tâm phàm, chẳng có Thánh giải khác" khi vọng tưởng điên đảo sạchrồi thì ngang đó là Thánh, chớ không có Thánh ở ngoài đến. Tức là dừng được tình phàm, là vọng tưởng chủ của nghiệp là nhơn luân hồi sanh tử thì giảithoát, vì không sanh không diệt nhưng hằng tri hằng giác không phải Thánh là gì? Có nhiều người nghi sau khi vọng tưởng lặng hết thì còn cái gì? Chỉ cầnhết vọng tưởng thì tánh giác hiện tiền không cần thêm gì nữa cả. Nhưng chẳng mấy người có đủ lòng tin.

Đa số đều mong hết phiền não để có thêm cái gì khác, không ngờ hết tình phàm (vọng tưởng) thì ngay đó là Thánh. Vì mầm sanh tử luân hồi hết thì đó là đạo là giải thoát, là chỗ thiết yếu mà Ngài Đạo Ngộ đã chỉ dạy.

Ngài Triệu Châu ngộ đạo nơiNgài Nam Tuyền, ngộ ngay chỗ "tâm bình thường là đạo" nên sau này Ngài cũng dạy như thế.

Có vị tăng hỏi:

- Thế nào là Phật?

Sư bảo:

- Ở trong điện.

- Trong điện đâu phải bùn đất đắp thành tượng?

- Phải.

- Thế nào là Phật?

- Ở trong điện.

- Con mê muội xin thầy chỉ dạy.

- Ăn cháo xong chưa?

- Ăn cháo xong.

- Rửa bát đi!

Tăng nhơn đây đại ngộ.

Tăng muốn biết "thế nào là Phật", được Ngài Triệu Châu chỉ "ở trong điện". Ngài chỉ Phật tánh không rời thân năm uẩn (ở trong điện) thế mà tăng không nhận ra, khởi tâm so lường.Phật ở trong điện được đắp bằng bùn đất, chỉ là tượng vô tri để thờ, không phải là Phật mà tăng muốn biết. Ngài Triệu Châu nói "phải" là Ngài xác định nơi thân năm uẩn có tánh giác chớ không phải tượng Phật trên bàn. Thế mà tăngkhông hội lập lại câu hỏi "thế nào là Phật?". Ngài vẫn đáp "ở trong điện".Tăng vẫn không hội, bèn thưa: "Con mê muội xin thầy chỉ dạy". Ngài hỏi: "Aên cháo chưa?" Tăng đáp: "Aên cháo xong". Ngài bảo: "rửa bát đi". Tăng nhơn đây mơi đại ngộ. Vậy, tăng ngộ cái gì? Cái ngộ của vị tăng này có khác với cái ngộ của Ngài Sùng Tín không? Ở trước, dâng trà thì tiếp, dâng cơm thì nhận, xá lui ra thì gật đầu, ở đây ăn cháo xong thì rửa bát. Có phải thân thìtùy duyên sinh hoạt mà hành động, tuy nhiên tâm vẫn bình thường? Chư Tổ chỉ dạy nhau là chỉ dạy cái mà chính mình đã nhận được từ nơi thầy là "Tâm bình thường", song mỗi vị có mỗi thuật độc đáo riêng, người căn cơ thấp kém khó mà biết được. Tại sao hỏi "ăn cháo chưa?" rồi bảo "rửa bát đi" mà lại ngộ đạo, vậy đạo ở chỗ nào?

Sau, thiền sư Hoàng Trí có làm tụng để ca ngợi chỗ này:

Chúc bãi linh giao tẩy bát bồn

Hoát nhiên tâm địa tự tươngphù

Như kim tham bảo tùng lâm khách

Thả đạo kỳ gian hữu ngộ vô.

Dịch:

Cháo xong liền dạy rửa chéntô,

Bỗng nhiên tâm địa tự tươngphù

Hiện nay là khách tùng lâm cũ

Hãy nói khoảng này có ngộ không?

Thật là xuất cách, người vào đạo với tâm thao thức thiết tha cầu Phật, nên khi hỏi "ăn cháo xong chưa?" Thưa "ăn cháo xong" bảo "rửa bát đi", liền ngộ đạo. Nếu là người không thao thức thiết tha cầu Phật, dù có dùng phương tiện thiện xảo thế mấy để chỉ,cũng vẫn là kẻ dung thường không thấy được lý đạo. Aên cháo, rửa bát có phải là bình thường mặc tánh tiêu dao, tùy duyên phóng khoáng không? Nếu thông đoạn trước đến đây chúng ta không thấy lạ.

Ngài Động Sơn Thủ Sơ, khi còn là một Thiền khách, đến tham vấn nơi Ngài Vân Môn, Ngài Vân Môn hỏi:

- Ông vừa rời chỗ nào?

Thủ Sơ thưa:

- Rời Tra Độ.

Vân Môn hỏi:

- Mùa hạ rồi ở đâu?

Thủ Sơ đáp:

- Ở chùa Báo Ân tại Hồ Nam.

Vân Môn hỏi:

- Rời nơi ấy lúc nào?

Thủ Sơ đáp:

- Ngày 25 tháng 8.

Vân môn bảo:

- Tha ông ba gậy, đến nhà tham thiền đi.

Được hỏi, Thủ Sơ đáp một cách thật thà, không một chút điêu ngoa, tại sao Ngài Vân Môn nói "tha ông ba gậy" rồi bảo xuống nhà thiền? Thủ Sơ có lỗi gì?

Thủ Sơ thắc mắc, hôm sau đithẳng vào thất Ngài Vân Môn thưa:

- Hôm qua nhờ ơn Hòa Thượngtha ba gậy, con không biết lỗi tại chỗ nào?

Vân Môn bảo:

- Cái túi cơm! Giang Tây, Hồ Nam liền thế ấy!

Ngay câu nói này sư đại ngộ.

Vân Môn quở Thủ Sơ là cái túi cơm. Giang Tây là chỗ hoằng hóa của Mã Tổ, Hồ Nam là chỗ hoằng hóa của Thạch Đầu. "Liền thế ấy" là sao?

Hỏi "ở đâu", thưa "ở Tra Độ" hỏi "mùa hạ rồi ở đâu", thưa "ở chùa Báo Aân tại Hồ Nam". Hỏi "rời nơi ấy lúc nào?". Thưa "ngày 25 tháng 8". Sự việc ấy có phải là bình thường không? Hỏi đâu đáp đó rõ ràng, không suy nghĩ không phải tâm bình thường là gì?Ngài Vân Môn muốn làm dậy sóng nên nói "tha ông ba gậy". Thuật khai ngộ của Ngài Vân Môn quá kỳ đặc, ngài nói "tha ông ba gậy" làm cho Thủ Sơ băn khoăn thắc mắc không biết mình có lỗi ở chỗ nào, nên hôm sau Thủ Sơ đến phương trượng hỏi, khi hỏi bị quở "cái túi cơm!" Ngài Vân Môn chê Thủ Sơ không thông minh giống như cái túi cơm vậy. Mã Tổ (Giang Tây) Thạch Đầu (Hồ Nam) cũngđều chỉ dạy cái bình thường ấy thôi. Ngay đó Thủ Sơ ngộ đạo. Qua câu chuyện,không ai khỏi ngạc nhiên chỗ "tha ông ba gậy". Chính nhờ cái thuật làm dậysóng đó của Ngài Vân Môn mà Thủ Sơ mới nhận ra cái "chân thật bình thường" sẵn có nơi chính mình. Các thiền sư đâu có dạy điều gì khác, các Ngài chỉ thẳng cái chân thật cho chúng ta là trong mọi sinh hoạt không dấy niệm nghĩ suy là đạo, là tâm bình thường, là Phật. Vậy, có người nào không có cái đó?Ai cũng có mà không dám nhận! Sa di Cao hầu chuyện với Ngài Dược Sơn, qua những câu đáp, Ngài biết đó là một sa di xuất cách, nên mới khoe với các đồ đệlớn như Vân Nham, Đạo Ngộ. Hai vị này tỏ vẻ chưa tin, nên Ngài mới hỏi lại Sa di Cao:

- Ta nghe ở Trường An rất náo loạn, ngươi có biết chăng?

Sư thưa:

- Nước con an ổn.

Dược Sơn hỏi thêm:

- Ngươi do xem kinh được hay thưa hỏi được?

Sư đáp:

- Chẳng do xem kinh được cũng chẳng do thưa hỏi được.

Dược Sơn hỏi:

- Có lắm người chẳng xem kinh, chẳng thưa hỏi sao chẳng được?

Sư đáp:

- Chẳng nói họ không được, chỉ vì không chịu thừa nhận.

Ngài Dược Sơn nói: "Ta ngheở Trường An (thủ đô nhà Đường) rất náo loạn, ngươi có biết chăng? Sa di Cao trả lời "nước con an ổn". NGHE tiếng động bên ngoài ồn ào là náo. THẤY kẻ qua người lại lộn xộn là loạn. Khi hỏi: "Ta nghe Trường An náo loạn ngươi có biết chăng?" Ngài Dược Sơn muốn hỏi Sa di Cao có thấy có nghe sự náoloạn bên ngoài không? Đó là cái bẩy dọ dẫm coi sư đang chạy theo cảnh bênngoài hay hằng sống với tánh thấy tánh nghe chân thật của mình. Sa di Cao trả lời "nước con an ổn". Người qua lại xôn xao mà tánh thấy của Sa di Cao không xôn xao; tiếng động ồn ào mà tánh nghe của Sa Di Cao không ồn ào. Náo loạn là chuyện bên ngoài chớ tánh thấy tánh nghe của sư không động không loạn. Sư trả lời như thế chứng tỏ rằng Sư hằng nhớ cái chẳng động của mình màkhông để tâm chạy theo ngoại trần. Nếu được hỏi "có nghe náo loạn không?".Trả lời "có nghe náo loạn" là người đã để tâm duyên theo cảnh vật bên ngoài mà quên cái không động hằng hiện hữu nơi chính mình. Như vậy, để thấy người xưa muốn trắc nghiệm xem người tham học còn vọng ra ngoại trần hay hằng sống với cái chân thật của chính mình, chỉ nêu câu hỏi, qua câu trả lời thì biết người ấy thế nào. Qua câu trả lời của Sa di Cao, Dược Sơn chấp nhận ngay. Tuythế, Vân Nham và Đạo Ngộ vẫn chưa tin, ngài Dược Sơn mới trắc nghiệm thêm: "Ngươi do xem kinh được hay do thưa hỏi được?". Sa di Cao đáp: "Chẳng do xem kinh được, cũng chẳng do thưa hỏi được". Nếu trả lời do xem kinh hay do thầy chỉ bảo thì cái đó từ bên ngoài mà được. Tánh thấy tánh nghe là cái chânthật có sẵn nơi mỗi người, đâu đợi xem kinh mới có hay do thầy dạy mới được.Nên Sư trả lời "chẳng do xem kinh được cũng chẳng do thưa hỏi được". Mới nghe qua như phủ nhận công ơn chỉ dạy của Thầy Tổ. Nhưng lẽ thực là như vậy. Thầy Tổ chỉ là người khơi dậy đánh thức để chúng ta xoay lại nhận ra cái chân thật đã có sẵn mà từ lâu nay chúng ta bỏ quên. Ngài Dược Sơn hỏi tiếp: "có lắm người chẳng xem kinh chẳng thưa hỏi sao chẳng được?". Để xác định lần nữa, Ngài Dược Sơn bẻ lại: "ông nói chẳng do xem kinh chẳng do thưa hỏi mà được, vậy biết bao người không xem kinh không thưa hỏi sao chẳng được?" Sưđáp: "Chẳng nói họ không được, chỉ vì không chịu thừa nhận thôi". Ai cũngcó sẵn cái tánh biết chân thật, mà vì không chịu nhận nên coi như không được. Được hay không được là do biết thừa nhận hay không thừa nhận; nếu biết thừa nhận thì tự tại giải thoát, còn không thừa nhận thì chạy theo ngoại cảnh phiền não khổ đau đi mãi trong luân hồi sanh tử.

Để kết thúc buổi nói chuyệnhôm nay tôi dẫn chuyện ngài Tử Hồ bắt ăn trộm, chuyện này rất lý thú nêntôi hay kể, mỗi lần kể là mỗi lần mới. Trong pháp hội của ngài Tử Hồ có trên500 tăng chúng. Một hôm, giữa đêm bỗng ngài la to:

- Aên trộm, ăn trộm.

Chúng kéo nhau chạy đến, ngài chụp ôm vị tăng đến đầu tiên nói:

- Bắt được rồi, bắt được rồi.

Vị Tăng bị bắt hoảng hốt thưa:

- Dạ con, không phải, khôngphải.

Ngài nói:

- Phải, phải, chỉ tại ông không dám nhận thôi.

Trong pháp hội cả 500 ngườiai cũng có cái chân thật mà không dám nhận, buộc lòng ngài phải dùng phương tiện kỳ đặc chụp ôm một vị tăng la to là ăn trộm. Tăng đính chính: "Dạ con, chớ không phải ăn trộm". Ngài nói: "Phải, phải, chỉ tại ông không dám nhận thôi". Tăng nói "Không phải" là không phải ăn trộm. Ngài nói: "phải,phải" là chỉ cho mọi người ai cũng có sẵn tánh giác chân thật. Trò nói "không phải", thầy nói "phải, phải", nghe như cùng đối đáp nhau, nhưng ý hai bên thật là khác xa muôn dặm. Hình ảnh thầy chụp trò nói là "ăn trộm", trò đính chính: "dạ con, không phải ăn trộm". Thầy lại khẳng định: "phải, phải, tại ngươi không dám nhận". Thật thủ thuật quá kỳ đặc nói lên lòng từ bi đáo để bao giờ chúng ta quên được!

Chư Tổ xưa dùng nhiều phương tiện kỳ đặc, để chỉ cho người học đạo nhận ra tánh giác chân thật sẵn có mà từ lâu tự bỏ quên. Riêng tôi không có phương tiện thiện xảo, nên mới dẫn chuyện của người xưa để nhắc cho qúy vị nhớ và nhận ra cái chân thật của mình, hầu thoát ly sanh tử dứt khổ đau.

Qua những câu chuyện mà tôivừa dẫn giải, nếu qúy vị nhận được tánh giác chân thật nơi chính mình, quý nó như hạt minh châu vô giá, thì lời dẫn giải của tôi hôm nay là hữu ích, tức là tôi là kẻ có công. Nếu quý vị không nhận được hay nhận được mà xem thường, cho rằng ai ai cũng có, thì có gì quan trọng rồi vẫn cứ sốngbuông trôi theo dục lạc đi mãi trong luân hồi sanh tử thì tôi là kẻ có tội. Vì muốn cho quý vị có đủ lòng tin mà tiến tu để trở thành người hữu dụng, nên tôi không ngại rụng hết lông mày vì qúy vị mà chỉ thẳng.
Ý kiến bạn đọc
29/03/201512:35
Khách
moi lan doc duoc bai nhu the nay giup cho con them suc manh de hoc thien. Namo bon su thich ca mau ni phat.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2011(Xem: 7023)
Biên tập từ các bài pháp thoại của ngài Thiền sư Ajahn Brahmavamso trong khóa thiền tích cực 9 ngày, vào tháng 12-1997, tại North Perth, Tây Úc. Nguyên tác Anh ngữ được ấn tống lần đầu tiên năm 1998, đến năm 2003 đã được tái bản 7 lần, tổng cộng 60 ngàn quyển. Ngoài ra, tập sách này cũng đã được dịch sang tiếng Sinhala và ấn tống ở Sri Lanka.
17/01/2011(Xem: 3751)
Kính thưa hành giả hôm qua tôi đã nói cho quý vị nghe về nơi chốn thích hợp cho việc hành thiền. Tối nay tôi xin nói về các chi tiết trong việc thực hành niệm hơi thở. Phương pháp đếm được sử dụng cho hành giả nào có quá nhiều phóng tâm, còn đối với những hành giả có ít phóng tâm và đã từng có những kinh nghiệm thiền tập trước đây thì họ không cần thực tập phương pháp đếm này.
16/01/2011(Xem: 17506)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
15/01/2011(Xem: 19844)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 9486)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
12/01/2011(Xem: 8297)
Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Đại Giáo (tức Thiền Đại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận " của Khóa Hư Lục.
12/01/2011(Xem: 6838)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
10/01/2011(Xem: 4476)
Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểuhiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ.
07/01/2011(Xem: 7735)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
05/01/2011(Xem: 2961)
Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua 5 năm lặn lội học đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sinh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các Tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ngay ở cõi Trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng, cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới..
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]