Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Phương Pháp Tu Của Tu Viện Chân Không

30/04/201103:19(Xem: 6209)
3. Phương Pháp Tu Của Tu Viện Chân Không

BƯỚCĐẦU TRÊN CON ĐƯỜNG THIỀN
HT Thích Thanh Từ

PHƯƠNG PHÁP TU CỦA TU VIỆN CHƠN KHÔNG

Buổi nói chuyện hôm nay, tôi khôngnói những cái phát minh mới, chỉ trình bày đường lối chủ trương của Tu viện đểcác Thiền sinh nắm vững mà tu học cho đúng, không còn nghi ngờ, và nếu có trìnhbày cho người học hiểu thì trình bày được chính xác và rõ ràng.

Muốn rõ đường lối tu hành của Tuviện Chơn Không, thì trước hết phải nhìn, lui về lịch sử Phật giáo Trung Hoa.Phật giáo Trung Hoa từ đời Tấn tới đời Đường chia ra mười tông phái. Về sau, từthời Nguyên, đời Minh, đời Thanh còn lại có bốn tông là: Thiền, Giáo, Tịnh,Mật. Giáo trùm cả Thiên Thai tông, Hoa Nghiêm tông, Tam Luận tông, Pháp Tướngtông... Nói chung, các tông có chủ trương học kinh, học luật, học luận đềuthuộc về Giáo. Còn Thiền tông, Tịnh độ tông, Mật tông thì có chủ trương riêng.Tuy chia ra làm bốn tông hoằng hóa, nhưng có hai tông nổi bật là Giáo và Thiền.Giáo chỉ cho những vị tu sỹ chuyên học và trì tụng kinh điển, chùa nào học vàtrì tụng kinh điển thì được coi như tu theo Giáo. Còn Thiền thời bấy giờ lànhắm thẳng Thiền Thoại đầu, do chư Tổ dòng Lâm Tế từ đời Tống xiển dương. Haibên Thiền và Giáo có chủ trương khác nhau nên công kích lẫn nhau. Thiền thìcông kích Giáo là kiến giải suông, chỉ học hiểu mà không thực hành. Giáo thìcông kích Thiền là Thiền ngu dốt, không thông giáo lý, vì Thiền chuyên tu thoạiđầu chủ trương độn công phu. Nghĩa là Thiền sinh chỉ tin vào vị thầy hướng dẫn,vị hướng dẫn cho một câu thoại đầu, thiền sinh phải dùng hết tâm lực khán câuthoại đầu đó cho tới ngày ngộ chớ không học kinh điển, ngoại trừ những buổikhai thị của vị thầy thì mới tham học. Do đó, hai tông có cớ để công kích lẫnnhau. Còn Tịnh Độ tông và Mật tông thì có chủ trương đường lối riêng, nên ở đâykhông bàn tới.

Xét ra, Thiền và Giáo bên nào cũngcó cái ưu, nhưng cũng không tránh khỏi cái khuyết. Giáo ưu ở học kinh điển,nhưng khuyết ở chỗ học hiểu mà không hành, chỉ đem kinh điển ra giảng nói tụngđọc thôi. Kinh luật Phật dạy để cho người thực hành, chớ không phải dạy đểgiảng thuyết suông hay tụng đọc suông mà không thấy chân lý. Thiền chuyên khánthoại đầu, được cái ưu là dồn hết tâm lực trong câu thoại đầu, không bị chiphối bởi những kiến giải. Nhưng vì không học kinh điển, nên chỉ tu đến khi nàongộ mới có thể ra giáo hóa được, nếu chưa ngộ thì lúc đó đành chịu độn côngphu! Thiền được coi là một tông phái không trọng giáo. Bởi không trọng giáo nênlâm vào cái lỗi lớn là tu mà không thông giáo lý Phật, và sau lại vấp thêm cáilỗi thứ hai nữa là: Vì không trọng giáo chỉ chuyên khán thoại đầu để chờ ngộđạo, song mỗi pháp hội có năm bảy trăm thiền sinh, mà người ngộ đạo chỉ một haithôi, những người không ngộ đạo thì sao? Đó chính là cái nhân làm cho thiềnthoại đầu biến các chùa Thiền tông thành Tịnh độ sau này: Tại sao vậy? Vì khikhán thoại đầu mà không ngộ thì tốt hơn là trở lại niệm Phật, vì niệm Phật nhẹnhàng ít học hơn khán thoại đầu. Ví dụ khán câu: "Niệm Phật là ai?"Thiền sinh dồn hết tâm lực vào câu hỏi mà không trả lời được, để chờ ngộ...Người khán thoại đầu thì tin vào lời của vị thầy chỉ dạy, hướng theo đó tu chotới khi ngộ đạo, chớ không trông cậy vào kinh Phật. Về sau có nhiều người chorằng tin Phật nhất là Phật A Di Đà, trong bốn mươi tám lời nguyện có lời nguyện"Ai niệm danh hiệu Ngài sẽ được Ngài đón về Cực Lạc". Tin và Tu nhưvậy dễ hơn. Do đó, người tu thiền dần dần chuyển sang Tịnh độ. Chính ở Việt Namcác chùa Thiền tông sau này biến thành chùa Tịnh độ cũng vì lý do đó.Không phảiai khán thoại đầu cũng đều ngộ, nếu không ngộ thì cả đời tu không sáng sủa. Haitông Thiền Tịnh đều có cái ưu và cái khuyết, Tịnh độ ưu là tin vào Đức Phật AiDi Đà, khuyết là cõi Cực lạc thì quá xa. Còn Thiền thoại đầu khuyết là khôngtin Phật mà chỉ tin vào vị Thiền sư hướng dẫn, ưu là ngộ ngay nơi chính mình.Đó là ưu khuyết của hai tông Thiền Tịnh. Về sau Tịnh độ có phần hưng thịnh vìthiền thoại đầu thiền sinh tu lâu ngày thấy nhọc nhằn mà không ngộ đạo, lần lầnchuyển sang Tịnh độ niệm Phật nhẹ nhàng dễ hơn. Đó là lý do mà người sau phảisuy nghĩ.

Giáo thì nặng về kinh chỉ học, trìtụng thuyết giảng suông mà không ứng dụng tu hành. Thiền thì chỉ khán thoại đầumà không chịu học kinh, vì học kinh điển sợ trở thành kiến giải. Cả hai đều cótánh cách thái quá, cho nên Tu viện Chơn Không chủ trương Thiền Giáo song hành.Về Giáo, thiền sinh phải học kinh, luận, sử. Về Thiền, thì phải thực nghiệm tutập. Các Thiền sư thường nói Giáo là lời Phật nói hay là miệng của Phật, Thiềnlà tâm của Phật, tâm và miệng của Phật không hai. Vì tâm và miệng của Phậtkhông hai nên Thiền và Giáo không hai, vì vậy Tu Viện Chơn Không chúng tôi chủtrương Thiền Giáo song hành. Từ lâu tôi thường nói với tất cả Thiền sinh rằng:Đối với Tam Bảo, tôi có niềm tin rất sâu, cho nên lúc nào cũng gắng làm chongọn đèn Phật pháp sáng tỏ, không muốn bị lu mờ. Nếu chúng ta chuyên tu Thiềnthoại đầu thì quên học kinh luận, mà quên học kinh luận thì vô tình phế Phápbảo mười người tu thoại đầu chắc gì mười người ngộ, hay năm người ngộ, hay mộthai người ngộ? Nếu không ngộ thì ngọn đèn Phật pháp dần dần tắt mất, đó là điềutu sỹ chúng ta phải thận trọng.

Ở Việt Nam, trong thời chúng tôi tuhọc thì Phật giáo chia tổng quát làm ba nhóm (chia thành nhóm chớ không chiathành phái). Nhóm thứ nhất lấy kinh điển Phật làm nghề sanh nhai, đi tụng tánđể có tiền sanh sống, được gọi là Thầy cúng Thầy đám, nhóm này cũng khá đông.Nhóm thứ hai là những người tốt, nhưng vì ít học ham tu nên nặng về tín ngưỡng,tu một cách mù quáng, tu mà không hiểu giáo lý, cho nên chỉ biết cúng rằm cúngvía, tụng kinh tính bộ, lạy tam thiên Phật, lạy Pháp Hoa từng chữ. Tu nhiều làcúng nhiều, lạy nhiều, tụng nhiều. Đó là chủ trương của nhóm thứ hai, gồm mộtsố chùa ở thôn quê, và ở thành thị cùng có. Nhóm thứ ba là những người học cócấp bằng, hiểu giáo lý đạo Phật như triết học. Đó là trường hợp của chúng tôihọc ở Phật học viện, học rất nhiều môn, học có chương trình, có thi cử đànghoàng. Bởi lo thi cử nên ai nấy cắm đầu học, học để thi lấy bằng! Rốt cuộctrong khi học giáo lý Phật, cũng không có thì giờ để tu. Việc tu thì gượng gạo,một ngày 24 giờ, một hai thời công phu cho qua ngày thôi, chớ không có sự chuyêntu. Đến khi mãn khóa học ra trường phải đi giảng dạy, mà giảng dạy thì phải tổchức. Vừa lo giảng dạy vừa lo tổ chức cho giáo hội nên cũng không có thì giờtu. Vậy nhóm thứ ba này được ưu điểm là có học, nhưng lại cũng thiếu tu. Hồihội Phật học Nam Việt cất chùa Xá Lợi, có xin Sư cụ Pháp chủ Khánh Anh hai câuđối để ghi trong giảng đường. Sư Cụ cho hai câu :" Học mà không tu là đãyđựng sách, tu mà không học là tu mù". Hai câu đối đó, đến nay vẫn còn ghiở giảng đường chùa Xá Lợi. Sư cụ nhắm hai nhóm người: nhóm nặng tín ngưỡng hamtu mà không học, lấy cúng tụng lễ lạy làm trên, tu một cách mù quáng, và nhómnữa là ở Phật học viện, học cốt ghi nhớ cho nhiều để ra giảng dạy lo làm việckhông tu được gì hết, giống như cái đãy đựng sách. Đó là tệ trạng Phật giáoViệt Nam lúc bấy giờ, chính tôi là người trong cuộc. Suy nghiệm thấy cái lỗithiếu sót của mình nên tôi nhập thất chuyên tu và chủ trương lập tu viện. Tôilập tu viện mà không cất chùa, vì sợ cất chùa Phật tử tưởng như các chùa khácsẽ mời đi cúng đi tụng. Và để tránh hai cái lỗi: học trở thành cái đãy đựngsách, tu mà không biết Phật Tổ dạy cái gì cứ tu mù. Nên tôi dung hội cả học lẫntu để hướng dẫn cho Thiền sinh trong tu viện. Vì học mà biết ứng dụng sở học đểtu thì không phải là cái đãy đựng sách, vì tu mà có học hiểu thông suốt giáo lýnên không phải là tu mù. Như vậy, chủ trương mà Tu viện Chơn Không đang thựchiện là "Thiền Giáo song hành".

Học ở Phật học viện thì phải nhớ,phải thuộc để thi cử. Còn học ở Tu viện là để hiểu tự tham cứu tu hành, khôngbắt phải nhớ, phải làm bài, phải thi cử. Bởi học phải nhớ phải làm bài, phảithi cử nên tâm bị rối, còn học để ứng dụng tu hành thì không có gì phiền bận. Ởđây, tôi giảng kinh, luận, sử cho quý vị nghe, ai nhớ được bao nhiêu thì nhớ,và nhớ được bao nhiêu ứng dụng tu bấy nhiêu. Học để thi cử và học để tu khácnhau ở chỗ đó. Vì vậy, tu viện chủ trương tu "tri vọng" chớ không dạykhán thoại đầu. Tại sao? Vì học và tu song hành, nếu khán thoại đầu là phải bỏhọc, mà bỏ học tức nhiên phế giáo, nên không thể ứng dụng thoại đầu được, đó làlý do thứ nhất. Lý do thứ hai như tôi đã kể, tôi không phải là người được kếtruyền tông Lấm Tế, nên tôi không dạy tu thoại đầu. Vì chủ trương của Thiềnthoại đầu là lấy ngộ làm chỗ cứu cánh. Nhưng ngộ thì phải nhiều lần, giải ngộthì vô số, tiểu ngộ thì năm bảy lần, chứ không phải ngộ một lần là xong. Chonên người tu thiền thoại đầu đến chỗ cứu cánh là triệt ngộ, người đó mới làngười xuất cách, có thể hoằng hóa được. Ở đây, chúng tôi chủ trương tu là"tỉnh giác" chứ không nói ngộ. Qúy vị phải hiểu cho thật kỹ chỗ này.Tỉnh giác là lúc nào cũng biết đúng không lầm. Từ lâu, chúng ta nhận lầm cái tứđại này là thân mình, cái suy tư, nghĩ tưởng, cảm thọ, phân biệt là tâm mình.Vì cho tứ đại hư giả là thân mình, vọng tưởng là tâm mình, nên bị nó sai sửchạy hết nơi này đến chỗ nọ. Khi biết rõ nó là duyên hợp hư giả, là vọng tưởngkhông phải là mình (ngã) đó là tỉnh; quên, nhận cái vô thường sanh diệt đó làmình, để nó dẫn đi đó là mê. Một phút tu là một phút tỉnh, tỉnh từng phút từnggiây nên không có cái ngộ mạnh mẽ như khán thoại đầu. Thứ đến là trong khi họckinh nghe lời Phật Tổ dạy có thể tỉnh, nhận ra cái nào chơn cái nào giả, đó làtỉnh giác chớ không phải đại ngộ. Tỉnh là biết các pháp không phải thật, còncái thật thì chưa nhận ra. Vậy nên, đường lối tu ở đây là hằng tỉnh hằng giác.Bởi vì lâu nay chúng ta quen thấy cái gì cũng thật, mà vạn vật nguyên là duyênhợp hư dối, thấy nó thật là mê. Bởi mê cho nên đuổi theo vật chạy hết chỗ nàyđến chỗ khác, do đó mà khổ đau. Bây giờ tỉnh giác, thấy rõ các pháp đều duyênhợp hư dối. Hoặc là quán cảnh vật huyễn hóa, hoặc quán sắc thân duyên hợp hưdối, hoặc quán vọng tưởng không thật cũng là huyễn. Như vậy trong giờ phút nàocũng sống trong sự tỉnh giác, đó là tu.

Còn thiền thoại đầu, khi tham thiềnthì chết sống với câu thoại đầu, lúc đó dồn hết tâm lực vào câu thoại đầu,không tỉnh không giác. Trong thời gian khối nghi chưa vỡ, thiền sinh ở trongtrạng thái tối tăm, vì vậy khi ngộ thì mạnh lắm. Còn tu "tri vọng" dotỉnh giác từng phút giây, cho nên có tỉnh thêm chút nữa cũng thường, không thấyquan trọng. Song, giờ nào tu giờ đó tỉnh. Giả sử trong tu viện năm mười ngườitu, năm mười người đó tuy chưa triệt ngộ, nhưng có tỉnh giác thì tu hành cótiến, do điều phục được phiền não, nên có đủ niềm tin và nương theo lời Phật Tổvẫn có thể giảng dạy cho người sau cùng tu tập. Đó là điểm đặc biệt. Nếu thamthoại đầu mà chưa ngộ, thì không dạy được, vì đang dồn tâm lực vào câu thoạiđầu. Do đó, có những vị Thiền sinh lo tu quên cắt móng tay, râu tóc ra dài,tham thiền quên hết mọi việc, nên khi chưa ngộ thì không làm gì cả. Ở đây tuviện chủ trương phải thường xuyên tỉnh giác, tuy chưa chứng ngộ, nhưng giác ngộtới đâu thì chỉ dạy người sau tu tới đó, mà y theo lời Phật Tổ dạy chớ khôngphải dạy riêng theo ý mình. Vậy, chủ trương của tu viện Chơn Không chẳng phảichỉ chuyên tu mà không có sự lợi tha. Còn người tham thoại đầu hoặc 5 năm, 10năm, 20 năm mới ngộ, đó là người có phước lớn. Còn nếu tu 5 năm, 10 năm, 20 nămmà không ngộ coi như cuộc đời chịu chết trong độn công phu. Vẫn biết rằng khôngngộ thì thôi, nhưng chưa ngộ thì cả đời tu không làm được gì lợi ích cho đời.Hơn nữa, thời cuộc không cho phép người tu ai đến học đạo cũng bảo "Thamđi" mà cần phải lý giải, lý giải thì phải học, vừa học vừa tu. Khán thoạiđầu kẹt ở chỗ không học, ngoại trừ những người học rồi, chỉ chuyên tu thì được.Đó là sự khác biệt của đôi bên.

Chủ trương tu "tri vọng"của Tu viện Chơn Không xuất xứ từ đâu? Đó là vấn đề quan trọng. Sau này, có mộtsố người lầm cho rằng: Tu theo Tổ sư thiền là phải khán thoại đầu, tu mà họckinh luận thì không phải thiền Tổ sư. Đây, tôi xin đặt câu hỏi: Ngũ Tổ HoằngNhẫn có phải là Tổ sư không? Ngài đã từng dạy đệ tử tụng kinh Kim Cang và cũngtừng giảng kinh Kim Cang cho Lục Tổ nghe và ngộ đạo. Vậy, Ngài là Tổ sư haychẳng phải Tổ sư? Hiện tại có một số người cứ cho rằng khán thoại đầu mới là TổSư Thiền, không khán thoại đầu không phải Tổ sư thiền, đó là điều lầm lẫn rấtlớn. Lại, có người cho rằng học kinh không thể ngộ đạo, điều đó cũng khôngđúng. Chính Ngài Huyền Giác trước do xem kinh Duy Ma Cật mà ngộ đạo, sau mớitới Lục Tổ để ấn chứng. Học kinh không ngộ là vì theo lối học từ chương để thicử. Người do tu tập tâm dần dần thanh tịnh, đọc qua kinh Phật hoát nhiên tâmsáng ra nhận được lý chân thật. Như trường hợp Ngài Huyền Sa nhập thất tu, Ngàinghiên cứu kinh Lăng Nghiêm mà ngộ đạo, hoặc như Ngài Pháp Loa thuộc phái TrúcLâm Yên Tử cũng do đọc kinh Lăng Nghiêm mà được ngộ. Như vậy, quan niệm tuthiền học kinh không ngộ là không đúng. Học kinh bằng cách vừa nghiên cứu vừatu, thì có thể nhân nơi kinh mà ngộ đạo. Trong kinh Pháp Bảo Đàn, Ngài Pháp Đạtchưa thấy đạo đến hỏi lý kinh Pháp Hoa. Sau khi được Lục Tổ giải nghi, Ngàinhận được yếu chỉ, Ngài mới hỏi rằng: Hiểu được lý kinh khỏi trì tụng đượcchăng? Lục Tổ đáp: Kinh đâu có làm chướng ngại ông. Vậy, Tổ bảo tụng kinh haykhông tụng? Đạt được lý đọc kinh có hại gì? Như vậy, Ngũ Tổ đã dạy đệ tử tụngkinh. Lục Tổ cũng đâu có cấm tụng kinh. Lục Tổ ngộ đạo từ nơi kinh Kim Cang,cho nên trong bài kệ Vô tướng của Lục Tổ có câu: "Tông thông cập thuyếtthông, như nhật xử hư không". Tông thông là thiền mà thuyết là giáo, Thiềnvà Giáo cả hai đều thông suốt giống như mặt trời giữa hư không sáng rỡ. Đểthấy, chủ trương của chư Tổ đâu có phế bỏ kinh. Người sau không nghiệm tớinguồn gốc, cứ nhắm mắt mà lớn tiếng công kích, thật là một việc làm quá sailầm! Tông Tào Động, tông Lâm Tế, tông nào không phải là Tổ sư thiền? Ngài ĐạiHuệ thuộc tông Lâm Tế chỉ trích tông Tào Động về "mặc chiếu, vậy chủtrương của tông Tào Động có sai không? Sự công kích đó chẳng qua là do tinhthần ức dương của người truyền đạo, cứ đề cao sở trường của mình, và đè bẹppháp tu của kẻ khác. Nếu có người tới hỏi đạo, mà khen pháp tu của kẻ khác thìlàm sao trình bày được sở trường của mình. Ai không biết pháp tu Tịnh Độ và tuThiền đều từ kinh Phật dạy. Vậy mà có người tới hỏi Thiền với vị tu Tịnh Độliền bị dọa coi chừng điên, tu Thiền khó lắm, mà khen pháp tu Tịnh Độ. Cònngười tu Thiền thì nói Tịnh Độ quá nặng tín ngưỡng, tu còn mượn phương tiện,không mạnh. Đó là do tinh thần ức dương của người truyền đạo. Người sau thấyNgài Đại Huệ bác "mặc chiếu" của tông Tào Động, tưởng tu "mặcchiếu" là sai, đó là một cái lầm lớn của người sau, không chịu nghiên cứutường tận. Nghe người trước khen chê thì theo đó mà khen chê, chứ không hiểuđược gốc ngọn. Đường lối của tu viện Chơn Không là Thiền Giáo song hành, nếuhiểu đúng làm đúng thì đâu có khác chủ trương "tông thông thuyếtthông" của Lục Tổ, tông thông thuyết thông như mặt trời chiếu sáng giữa hưkhông có lỗi lầm gì? Đó là chủ yếu mà người tu phải hiểu phải thấy cho thật rõ.Do đó, khi lập tu viện, tôi chủ trương Thiền Giáo song hành, hai bên phải nươngnhau, nương Giáo để thông Thiền, nhờ tu thiền sáng được kinh. Cả hai hỗ tươngnhau chớ không tách rời. Nhờ vậy, nếu chưa tu được viên mãn vẫn có thể nêu caongọn đèn chánh pháp chớ không làm cho tắt mất. Nhờ có Giáo làm nền tảng căn bảnthì không xiển dương theo ức thuyết. Nếu chỉ khán thoại đầu, không học kinh,nghi tình chưa vỡ làm sao dám ra giảng dạy? Nên hiểu đường lối tu hành ở đây làvừa học, vừa tu, vừa có thể hoằng hóa. Cái thấy biết của mình là cái thấy biếtnương nơi cái thấy biết của Phật Tổ, đồng thời chiêm nghiệm ứng dụng lời PhậtTổ để thấy rõ lẽ thực của các pháp.

Ngài Huệ Khả thưa Tổ Bồ Đề Đạt Ma:

- Tâm con bất an, xin thầy dạy conphương pháp an tâm.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma nhìn thẳng vào mặtHuệ Khả bảo:

- Đem tâm ra đây ta an cho.

Huệ Khả sửng sốt nhìn lại khôngthấy tâm, thưa:

- Con tìm tâm không thể được.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma bảo:

- Ta đã an tâm cho ngươi rồi.

Huệ Khả liền khế ngộ.

Huệ Khả nói tâm bất an là nói cáivọng tâm xao xuyến rối bời mà lâu nay ai cũng chấp nó là tâm mình, nên thấy bấtan. Và khi Sơ Tổ bắt chúng ta nhìn thẳng mặt vọng tâm thấy nó tự tan biến lặnglẽ, tức biết nó hư vọng thì tâm an. Vậy, chủ trương "biết vọng" cócăn cứ rõ ràng không phải ức thuyết.

Một hôm, Ngài Huệ Khả bỗng nhiênđại ngộ, bạch với Tổ Bồ Đề Đạt Ma:

- Nay con các duyên đều bặt.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói:

- Coi chừng lạc vào không.

Huệ Khả thưa:

- Con thường biết rõ ràng nói khôngthể đến.

Tổ Bồ Đề Đạt Ma nói:

- Đây là chỗ truyền của chư Phật,chớ nên hồ nghi.

Vậy, vọng tưởng lặng thì "cáiliễu liễu thường tri" hiện tiền, đó là chỗ cứu cánh viên mãn, gọi là nhưnhư.

Tu "biết vọng" cho chúngta kinh nghiệm là nhìn mình càng kỹ thì thấy lỗi mình càng nhiều. Tôi ví dụ, cómột đài cổ Phật, mà tượng cổ Phật bị quỷ khiêng quăng mất, còn cái đài trốngnên ngày nào quỷ nó cũng nhảy lên múa hát. Bấy giờ, có người phát tâm sùng bái,liền thỉnh tượng cổ Phật an vị trên đài. Vừa để tượng lên là quỷ nó đem quăngxuống, thành thử an vị không được. Họ mới cầu cứu các thầy tu tới trị giùm conquỷ. Thầy tu Tịnh Độ viết sáu chữ Nam Mô A Di Đà Phật dán lên cái đài, quỷ nó hơisợ, thầy dán xong thầy đi, quỷ giật tượng cổ Phật xuống, leo lên đài múa maynữa. Thầy tu Mật tông đến dán câu chú "Aùn ma ni bát di hồng", nócũng sợ nhưng khi thầy đi vắng, nó cũng giật tượng xuống trồi đầu lên nhảy múa.Thiền sư tới dán câu "Niệm Phật là ai?" dán rồi lại lơ lơ là là, nócũng giật tượng cổ Phật xuống leo lên nhảy múa nữa. Một Thiền sư khác tới, vịnày không viết không dán, mà ngồi đó, đứa nào trồi đầu lên, ông chỉ vào mặt nónói: mày là quỷ! Nó thụt đầu lặng mất. Lúc đầu nó có sợ, nhưng khi nào ông ngólơ nó lại trồi đầu lên múa nhảy. Nên ông phải ngồi đó mà canh chừng hoài. Vậy,trong các sư trị quỷ vị nào công hiệu hơn? Vị nào cũng công hiệu nhưng phải cómặt thường trực, nếu không có mặt thường trực thì hết công hiệu.

Tu thiền thoại đầu cũng phải chămchăm không lơi lỏng mới có công hiệu. Tu Tịnh Độ niệm Phật cũng phải chuyên chúkhông quên mới có công hiệu. Tu Mật tông trì chú miên mật, không gián đoạn mớicó công hiệu. Còn thiền biết vọng luôn luôn phải tỉnh phải giác mới có công hiệu.Vậy, pháp môn nào cũng không dễ. Các pháp tu có đề mục xem chừng như dễ tu,thiền thoại đầu có câu thoại đầu để khán, Tịnh Độ có câu Nam Mô A Di Đà Phật đểnhớ, Mật tông có câu chú để trì. Nhờ nương vào phương tiện mà quên nghĩ nhớ đếnnhững việc khác, vọng tưởng không khởi. Còn tu "biết vọng" dùng trínhìn thẳng, không có phương tiện để nương, mới tu xem chừng khó, những tật xấu,những tưởng bậy muôn đời muôn kiếp cứ trổi dậy, thấy rõ ràng thì ra mình xấuxa, tu dở quá! Nói khó nói dễ là do nhận định thiển cận, thật sự thì pháp nàycũng như pháp kia khán thoại đầu, niệm Phật, trì chú, nhờ bám sát phương tiệnđể dừng vọng tưởng, nên không thấy vọng tưởng khởi. Nhưng nếu tu không chuyênlơi lỏng thì vọng tưởng cũng trồi lên thành dở. Tri vọng thì dùng trí nhìnthẳng, mọi vọng niệm tốt xấu trồi lên, ngay đó thấy tường tận. Đó là chỗ áchyếu, thiền sinh tu phải biết rõ. Tuy nhiên, đối với người sơ cơ, tu nương theophương tiện thì dễ thực hành hơn là "biết vọng", vì dùng trí nhìnthẳng nên đòi hỏi người sống mạnh về trí. Biết vọng tưởng, vọng tưởng lặng thìnó tự chơn.

Xét về phương tiện, pháp môn niệmPhật được giải thích "đạp gai lấy gai mà lể", khán thoại đầu thì nói"dùng độc để trị độc". Vì đúng tinh thần của đạo Phật, tu đến chỗ rốtráo là vô niệm, còn niệm là còn sanh tử, dù là niệm ác hay niệm thiện. Lục Tổkhai thị Huệ Minh: "Không nghĩ thiện không nghĩ ác cái gì là bản lai diệnmục của Thượng tọa Minh?" Nghĩ thiện nghĩ ác đều là niệm, mà còn niệm thìkhông phải là bản lai diện mục, còn niệm là còn bệnh. Vì vậy, niệm Phật hay trìchú được xem như dùng gai để lể gai, dùng cây gai niệm Phật để lể những cây gaivọng tưởng điên đảo khác. Các cây gai vọng tưởng được lể hết thì cây gai niệmPhật phải bỏ luôn. Nếu những cây gai vọng tưởng được lể hết rồi, mà cây gainiệm Phật còn giữ lại cũng còn bệnh. Cho nên dùng phương tiện tu phải biết chotường tận. Do đó, trong nhà Thiền nói con mắt bị bụi dơ bám thành bệnh, mà mạtvàng tuy quý rơi vào cũng bệnh, con mắt trong suốt không bị dính một vật gì mớilành mạnh. Pháp môn niệm Phật, phải niệm tới chỗ vô niệm, tức là câu A Di ĐàPhật cuối cùng cũng buông luôn. Tâm nhất như mới là chỗ cứu cánh. Tu thoại đầuđược coi là "dùng độc trị độc". Tại sao gọi là độc? Vì khán thoại đầulà để khởi nghi một vấn đề không trả lời được. Mà nghi là một trong sáu món cănbản phiền não, dùng phiền não để tu là dùng độc chứ gì? Khi nghi một vấn đề gìmạnh thì quên hết những việc khác. Các Tổ kinh nghiệm, dùng nghi để lấn áp, đốitrí loạn tưởng, nên các Ngài mới đưa ra câu nghi vấn "niệm Phật làai?" hay "trước khi cha mẹ chưa sinh ta là cái gì?" hoặc"tất cả trở về một, một trở về chỗ nào?" Bất cứ câu nào miễn nghi vấnmạnh thì nó lấn áp hết mọi loạn tưởng khác, lần lần nó kết thành khối, khốinghi vỡ vọng tưởng hết thì ngộ đạo. Đó là dùng độc nghi để trừ vô số độc vọngtưởng. Nếu nghi tình chưa vỡ, thì cứ ở trong trạng thái nghi, mà còn nghi thìkhông làm gì được. Như vậy, để thấy rõ mỗi pháp tu có công hiệu riêng của nó.Tu thoại đầu, niệm Phật hay trì chú thì nặng về tín (tin). Còn tu tri vọng thìnặng về trí, dùng trí thấy rõ không lầm, nên hằng tỉnh hằng giác từng phút từnggiây. Nếu quên thì tình sống dậy, tình sống dậy thì trí mờ đi. Cho nên tu muốntiến, phải khéo tỉnh giác luôn luôn, thiếu tỉnh giác thì tu không tiến được.

Tu "biết vọng", với nhữngngười sơ cơ, khó tin mình hết vọng tưởng, chỉ có những người đã nhận ra"ông chủ" mới tin mình có thể hết vọng tưởng, vọng tưởng hết tâm chơnhiện, không nghi ngờ. Còn người chưa nhận ra "ông chủ", khi vọngtưởng lặng rồi phải biết thêm rằng vọng tưởng lặng tức tâm thể như như. Nhiềungười tu chú tâm vào một chỗ để cho yên, có khi kẹt trong cái yên đó gọi là siđịnh (định không sáng). Vậy nên, vọng tưởng lặng phải tạm biết đó là tâm thểnhư như, để không mắc kẹt trong si định. Cái lặng lẽ là tâm thể như như hiệntiền, nó liễu liễu thường tri thì không bị kẹt ở trong vô ký.

Tu "biết vọng" vấp mộtlỗi nữa là lo kềm tâm cho vọng tưởng lặng, thở không sâu nên lói nơi ngực bèncho là đau tim. Giai đoạn đầu tu hơi thở rất quan trọng, phải thở sâu tới bụngdưới, chú ý hơi thở nhẹ, đều, dần dần vọng tưởng dấy, biết là vọng tưởng, khôngtheo. Tu như vậy là không sai, không bệnh.

Tu "biết vọng" nếu cảmthấy buồn hoặc đau đầu có thể khởi quán, quán có hai cách:

- Quán không: Là quán tất cả phápduyên sanh như huyễn, thân duyên sanh như huyễn, cảnh duyên sanh như huyễnkhông thật. Quán xét rõ ràng tường tận, quán mãi như vậy, đó là pháp "đoạtcảnh bất đoạt nhơn" của Ngài Lâm Tế.

- Dùng quán tu chỉ: Quán tất cảpháp như huyễn không thật, nên không để tâm nghĩ tưởng. Niệm vừa khởi liền quántất cả pháp như huyễn thì vọng niệm tự lặng, nếu vọng niệm khởi nữa cũng quánnhư vậy, thì tâm được an định. Chẳng những quán lúc ngồi thiền, mà đi đứng làmviệc cũng quán như thế. Đó là trước quán sau chỉ. Như kinh Viên Giác dạy tu chỉquán ghép, chỉ trước quán sau, nhẹ vui, ít buồn. Nhìn thẳng vọng niệm hoài thìbuồn nên tùy sự tu tiến mà ứng dụng. Đó là điều thiết yếu của đường lối tu củatu viện Chơn Không. Người sở dĩ không hết vọng tưởng là vì công phu chưa viênmãn. Nếu như thế mà tu tập nhứt định vọng tưởng lần lần thưa, vọng tưởng thưarồi sẽ hết, không nghi ngờ.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
20/04/2011(Xem: 15673)
Quả thật, chân lý thiền vốn ở ngay nơi người, ngay trong tự tâm chúng ta đây thôi. Vậy ai có tâm thì chắc chắc có thiền, không nghi ngờ gì nữa.
12/04/2011(Xem: 11320)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
08/04/2011(Xem: 11071)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
06/04/2011(Xem: 7675)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
02/04/2011(Xem: 9606)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
01/04/2011(Xem: 10930)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
22/03/2011(Xem: 16580)
Như tên gọi của tác phẩm, Tuệ Giác Hằng Ngày là một tuyển tập gồm 365 câu và đoạn trích của Đức Dalai Lama trong các tác phẩm và phỏng vấn của Ngài đã được xuất bản trong 50 năm qua. Vì là một tuyển tập từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, nội dung của tác phẩm đa dạng và phong phú, được phân bổ theo một cấu trúc nhằm giúp độc giả cảm nhận các minh triết Phật giáo trong đời sống thường nhật... Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
11/03/2011(Xem: 13040)
Thế sự là phù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
09/03/2011(Xem: 6832)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
21/02/2011(Xem: 5992)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]