Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

6. Tổ Sư Thiền

20/04/201113:17(Xem: 9314)
6. Tổ Sư Thiền

Một Sức Sống Chân Thật Giữa Thế Gian
THIỀN TÔNG ĐỐN NGỘ
Thích Thông Phương
Hội Thiền Học Việt Nam PL. 2547 - DL. 2003

TỔ SƯ THIỀN


I. TỔ SƯ THIỀN CÓ TỪ BAO GIỜ?

Thông thường, người nghiên cứu trên mặt chữ nghĩa cho rằng, Tổ sư thiền là thiền đặc biệt của chư Tổ Thiền sư Trung Hoa, do Trung Hoa sáng tạo ra. Như nói: “Với Thiền tông, có thể nói là sản phẩm của Trung Hoa, do quan hệ địa lý, nó chứa đựng hầu hết tự tưởng Trung Hoa, đấy là sự thật không thể phủ nhận.” (Thiền Học Giảng Thoại). Nếu quả thực hoàn toàn như vậy, tức trước đó chưa có, vậy là nó thuộc về pháp tạo tác, mới thành lập sau này, thì hẳn không phải chân thật rồi. Hơn nữa, nó là sản phẩm sau này, thời Phật không có, là của riêng của Tổ sư, tức nó thuộc ngoài Phật giáo, thuộc cái gì khác nữa rồi! Chính cái thấy này là cái thấy còn trong sai biệt, làm sao vào cửa Tổ.

Chúng ta hãy nghe Chân Tịnh hỏi Thiền sư Đạt Quán:

- Về kinh luận con hiểu chút ít, về thiền thực không hiểu nổi, mong thầy giải quyết nghi ngờ cho con.

Đạt Quán bảo:
- Đã chẳng tin thiền đâu thể rõ được kinh. Thiền là giềng mối của kinh, kinh là màng lưới của thiền, nắm được giềng mối là lưới theo, rõ được thiền mới hiểu được kinh.
Chân Tịnh thưa:
- Xin thầy vì con nói thiền.
Đạt Quán bảo:
- Về sau văn dài.
Chân Tịnh thưa:
- Thế ấy kinh và thiền là một thể?
Đạt Quán bảo:
- Phật và Tổ chẳng phải hai tâm, như bàn tay co lại thành nắm tay, nắm tay xòe ra thành bàn tay.

Nhân đây Chân Tịnh có tỉnh.

Xem đấy!Với cái nhìn của Thiền sư chân thật, đâu chia kia đây sai biệt! Người mê, nhìn trên tướng thì thấy thiền khác, kinh khác, Phật khác, Tổ khác, có thiền có giáo riêng lẽ, cách biệt nhau. Người ngộ thì rõ suốt kinh và thiền chỉ đồng một tâm. Kinh cũng từ tâm Như Lai nói ra. Thiền là chỗ tâm sống của Như Lai. Cốt dứt cái thấy sai biệt, liền tự sáng tỏ không lầm.

Có người hỏi Thượng Sĩ Tuệ Trung:
- Ý Tổ và ý giáo là đồng hay khác?
Thượng Sĩ đáp:
Sóng nước tên tuy khác
Búp nở một đóa hoa.

Tăng hỏi Thiền sư Quy Nhân:
- Ý Tổ và ý giáo là đồng hay khác?
Sư đáp:
- Trâu ngựa đồng bầy thả?

Rõ ràng chỗ thấy của người mắt sáng vốn không kẹt một bên đồng hay khác. Cứ khăng khăng chấp chặt vào một bên, đó là cái thấy của thức tình, chưa phải con mắt Tổ sư. Người hỏi ý tổ, ý giáo là đồng hay khác, là đang sống trong niệm sai biệt. Thượng Sĩ cắt đứt niệm đó ngay: Sóng và nước tuy có tên khác nhưng vẫn là thể ướt. Cũng như hoa búp, hoa nở thấy như khác, song vẫn là một đóa hoa, làm sao nói cố định là đồng, là khác? Thiền sư Quy Nhân thì bảo: “Trâu và ngựa đồng bầy thả.” Trâu và ngựa là khác, nhưng vẫn thả chung một bầy, không cho thấy một bên hoặc đồng hoặc khác. Chỗ thấy của người chân thật sáng đạo là như thế.

Sự thật, có chúng sanh là có Tổ Sư Thiền, không thể một bề xác định ở đâu khác. Bởi vì, nếu ngoài chúng sanh mà có, thì có đó để cho ai? Phật, Tổ cũng từ chúng sanh mà thành. Nếu quả thực ngoài chúng sanh mà có,đó là Tổ Sư Thiền trong sách vở, trong lý luận, trong tưởng tượng, là Tổ Sư Thiền chết, không phải Tổ Sư Thiền chân thật.

Kìa, Tổ sư đã tuyên bố: “Trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.” Nghĩa là, chỉ thẳng tâm người, thấy tánh thành Phật. Vậy nếu ngoài chúng sanh mà có, thì chỉ thẳng tâm người là chỉ ở đâu? Nói thẳng ra, hễ Ai ngộ được đều có phần, không nói ở đâu, không phải của riêng ai,không thuộc một cái TA nào! Chỉ có thể nói, tên "Tổ Sư Thiền" là mới có sau này thì dễ hiểu, vì tên thì tùy thời đặt ra, còn bản thân Tổ Sư Thiền quyết không phải mới có. Không phải thuộc cái tên đặt ra.

Có vị tăng hỏi Thiên sư Hưu Phục:
- Thế nào là chỗ xuất thân của học nhân?
Sư đáp:
- Ngàn thứ so chẳng kịp, muôn điều sánh chẳng kịp.
Tăng hỏi thêm:
- Thỉnh Hòa thượng nói!
Sư bảo:
- Xưa cũng có, nay cũng có.

Hỏi chỗ xuất thân tức chỗ siêu thoát, vượt ra tình mê này. Chỗ đó làm sao so sánh, phân biệt được? Bảo nói thì nói thế nào đây? Thiền sư chỉ tạm gợi ý: Xưa cũng có nay cũng có mà không chỉ ra cái gì. Nói xưa cũng có nay cũng có, nhưng cái gì xưa cũng có nay cũng có? Đó là để dành phần lại cho người tự hiểu!

Song như thế thì hiện nay có hay không? Sáng được chỗ này là sáng được Tổ Sư Thiền chứ gì? Khỏi nói đồng nói khác, khỏi xác định từ bao giờ. Vì chúng ta có thể gặp Tổ sư ngay trong chỗ nói năng, tới lui, qua lại đây. Điều quan trọng là, chưa rơi vào niệm thứ hai.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 8756)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 6938)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 7966)
Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diệnhơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gìbị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinhphong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hànhđạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần,chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không... Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
17/09/2010(Xem: 7343)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]