Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Giới Thiệu Tác Giả

06/04/201116:08(Xem: 5164)
1. Giới Thiệu Tác Giả

Hai bài Thuyết Trình về Thiền được trình bày tại Hội Nghị Phật Giáo Thế Giới
THỂ NHẬP THIỀN ĐỊNH (SAMATHA)
VÀ THIỀN TUỆ (VIPASSANA)
Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw và Tiến Sĩ Mehm Tin Mon
Tâm Chánh dịch

Giới Thiệu Tác Giả

Tiểu Sử Ngài Thiền Sư Pa-Auk Tawya Sayadaw[1]

Pa-Auk_Tawya_SayadawTôn giả Āciṇṇa được nhiều người biết đến với danh hiệu là “Tôn giả Pa-Auk Tawya Sayadaw” (và trong các trường hợp ít nghi thức hơn thì gọi là “Pa-Auk Sayadaw”. “Sayadaw” trong tiếng Miến Điện là một danh xưng tôn kính có nghĩa là “vị thầy đáng kính”.

Tôn giả Āciṇṇa sanh năm 1934 ở làng Leigh-Chaung, huyện Hinthada, ở vùng châu thổ cách thủ đô Yangon khoảng một trăm dặm về phía tây bắc. Vào năm 1944, lúc mười tuổi, ngài xuất gia làm sa-di(sāmanera) ở một thiền viện trong làng. Trong suốt thập niên tiếp theo, ngài theo đuổi đời sống của một vị sa-di, học Kinh Điển Pāḷi (bao gồm Luật(Vinaya), Kinh(Sutta) và Vi Diệu Pháp(Abhidhamma)) dưới sự chỉ dạy của nhiều vị thầy khác nhau. Ngài đã đậu ba kỳ thi về ngôn ngữ Pāḷi trong khi vẫn còn là một sa-di.

Năm 1954, vào tuổi hai mươi, Sayadaw thọ cụ túc giới làm một Tỷ-kheo. Ngài tiếp tục nghiên cứu Kinh Điển Pāḷi dưới sự hướng dẫn của các vị trưởng lão uyên bác. Năm 1956, ngài thi đậu kỳ thi Dhammācariyadanh tiếng. Học vị này tương đương với bằng Cử nhân Phật Học Pāḷi và được phong danh hiệu “Pháp Sư”.

Trong suốt tám năm tiếp theo, Sayadaw du hành khắp nước Myanmar để tiếp tục nghiên cứu học hỏi Giáo Pháp (Dhamma) từ các bậc danh sư khác nhau. Năm 1964, vào mùa an cư mùa mưa (vassa) thứ mười, ngài chuyển sự chú tâm sang hành thiền mãnh liệt và thực hành “hạnh đầu đà ngụ trong rừng” trong suốt mười sáu năm tiếp theo. Ngài vẫn tiếp tục nghiên cứu Kinh Điển Pāḷi dù giờ đây ngài đã tìm ra và đã đạt được những chỉ dẫn từ các vị thiền sư tôn kính thời bấy giờ.

Năm 1981, Sayadaw nhận được tin nhắn từ ngài trụ trì Rừng Thiền Pa-Auk, Tôn giả Aggapañña. Ngài trụ trì sắp thị tịch và mời Tôn giả Āciṇṇa trông coi thiền viện. Năm ngày sau, Tôn giả Aggapañña qua đời. Là vị trụ trì mới của thiền viện, Tôn giả Āciṇṇa được biết đến là ngài “Pa-Auk Tawya Sayadaw”. Dù vẫn trông coi hoạt động của thiền viện, Sayadaw vẫn dành nhiều thời gian độc cư, hành thiền trong cốc tre ở đỉnh đồi của khu rừng vốn bao phủ một vùng đồi hoang vắng chạy dọc chân rặng núi Taung Nyo. Khu vực đó, sau này, trở thành Thiền Viện Khu Thượng.

Từ năm 1983, cả người xuất gia lẫn thế tục đã tìm đến học thiền với ngài Sayadaw. Thiền sinh ngoại quốc bắt đầu đến thiền viện vào đầu những năm 1990. Khi danh tiếng của ngài Sayadaw vang xa vững chắc, Thiền Viện Khu Thượng dần được mở rộng từ một cái cốc đơn giản và một ít đệ tử thành hơn hai trăm năm mươi cốc (kuti) (cốc của thiền sinh) nằm trong rừng; một tòa thiền đường hai tầng cho nam và một thư viện (với văn phòng, phòng vi tính, và tăng xá nằm ở tầng trệt); một trạm xá; một nhà thương; một sảnh đi bát khất thực; một nhà ăn có hai tầng lầu; và một sảnh tiếp khách và trú ngụ cho ngài Sayadaw. Ở Thiền Viện Khu Hạ, cho bên nữ, cơ sở vật chất gồm hơn 180 cốc (kuti) một nhà bếp mới và một thiền đường ba tầng lầu (với khu vực ngủ ở tầng trệt) và một khu nhà tập thể năm tầng lầu.

Hiện tại (tháng 5/2010), trong dịp khóa thiền tích cực do ngài Pa-Auk Tawya Sayadaw chủ trì, có gần hai ngàn vị tăng, tu nữ và thiền sinh thế tục cả người Myanmar và ngoại quốc đang tu tập tại Rừng Thiền Pa-Auk. Riêng thiền sinh người Việt Nam có gần tám mươi vị. Tính luôn người thế tục, vào dịp lễ, số người ở thiền viện đôi khi lên đến vài ngàn người.

Năm 1997, ngài Sayadaw xuất bản 5 tập sách khổng lồ với tựa đề là “Lộ Hành Đến Niết-bàn” (Nibbānagāmini Paṭipadā), giải thích chi tiết toàn bộ quá trình giảng dạy và được hỗ trợ bằng các trích dẫn phong phú từ Kinh Điển Pāḷi – hiện chỉ có ấn bản tiếng Myanmar và Sinhalese (tiếng Sri Lanka). Vào ngày 4/1/1999, với sự ghi nhận thành tựu của ngài Sayadaw, chính phủ Myanmar dành tặng ngài danh hiệu Aggamahākammaṭṭhānācariya, nghĩa là “Đệ Nhất Đại Thiền Sư”.

Ngài Sayadaw nói lưu loát tiếng Anh và có giảng dạy và chỉ đạo các khóa thiền bên ngoài Myanmar từ năm 1997. Các thông tin cập nhật về lịch trình giảng dạy của ngài Sayadaw có thể tham khảo tại trang web http://www.dhammaweb.net/

Tiểu Sử Tiến Sĩ Mehm Tin Mon[2]

mehm-tin-monÔng sanh ra ở làng Kamawet, huyện Mudon, tiểu bang Mon, nước Liên Bang Myanmar vào ngày 13/1/1934.

Cha mẹ ông là những người sùng kính đạo Phật. Họ là người dân tộc Mon và sống bằng nghề nông.

Ông theo học Đại Học Yangon năm 1951. Trong kỳ thi giữa khóa tổ chức năm 1953, ông đạt điểm cao nhất về Toán và Hóa Học và ông được tặng Huy chương Vàng Đại Học tên là Hoe Wah Kain cũng như Học bổng Đại Học.

Trong kỳ thi Cử Nhân Khoa Học tổ chức năm 1955, ông đứng đầu xuất sắc về Vật Lý, Hóa Học và Toán Học Thuần Túy. Ông lại được tặng Huy Chương Vàng Đại Học tên là Esoof Bimiah.

Năm 1956, ông đậu Cử Nhân Danh Dự Kỳ Thi Hóa Học với kết quả mỹ mãn và ông được trao Huy Chương Vàng Đại Học lần thứ ba tên là U Shwe Lay.

Năm 1957, ông đến Hoa Kỳ để học Đại Học Illinois theo Học bổng Nhà nước của Chính phủ Liên Bang Myanmar. Ở đây, ông cũng được tặng Học Bổng Đại Học cho hai năm liên tiếp do kết quả xuất sắc trong năm. Ông lấy bằng Thạc sĩ Khoa học năm 1958 và bằng Tiến Sĩ năm 1960. Ông cũng là thành viên của Hội Hóa học Danh dự Quốc gia Phi Lambda Upsilon và Hội Nghiên Cứu Khoa Học Sigma Xi.

Trong suốt thời gian 36 năm phục vụ đất nước từ năm 1956 đến 1992, bên cạnh các chức vụ giảng viên, trưởng khoa và giáo sư Hóa ở nhiều trường Đại Học và Học Viện, ông còn đứng đầu Hội Phật Học của Viện Dược (I), Hội Phật Học của Viện Giáo Dục và Hội Phật Học của Đại Học Mawlamyine. Ông cũng làm thư ký và sau đó là chủ tịch Trung Ương Hội Phật Học của các trường Đại Học và Học Viện ở Yangon từ năm 1983 đến 1986. Ông thành công trong việc gây dựng quỹ và xây dựng tòa nhà Dhammayone và thánh tháp (Pagoda) trong Đại Học Mawlamyine.

Tiến Sĩ Mehm Tin Mon còn xuất sắc trong các kỳ thi tôn giáo. Ông đứng đầu Kỳ Thi Vi Diệu Pháp(Abhidhamma) ở hai cấp độ là Phổ Thông và Danh Dự lần lượt vào năm 1981 và 1983. Năm 1984, ông lại đứng đầu Kỳ Thi Thanh Tịnh Đạo(Visuddhi Magga). Các kỳ thi này được Bộ Tôn Giáo Myanmar tổ chức hàng năm.

Tiến Sĩ Mehm Tin Mon đã viết hơn ba mươi đầu sách về giáo dục cũng như về Phật Học. Ông du hành khắp Myanmar để giảng dạy Phật Pháp và tổ chức các lớp học tích cực về Vi Diệu Pháp. Ông được tặng thưởng danh hiệu Mahā Saddhamma Jotikadhaja(nghĩa là Bậc Đại Nhân Làm Chói Sáng Ngọn Cờ Chánh Pháp) của Chính Phủ Liên Bang Myanmar vào năm 1994 vì những đóng góp vượt bậc của ông đối với sự truyền bá Phật Pháp.

Tiến Sĩ Mehm Tin Mon được bổ nhiệm làm Cố Vấn của Bộ Tôn Giáo từ ngày 1/8/1993 và ông phục vụ Nhà nước với tư cách này từ đó cho đến nay.

[1] Trích dịch từ trang web http://paauk.org/files/sayadawbio.html

[2] Trích dịch từ trang web http://www.dhammadownload.com/Dr-MehmTinMon-mp3-English.htm

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
18/06/2012(Xem: 12254)
Từ thời Phật giáo Nguyên Thủy đến Phật giáo Phát Triển cho tới ngày nay, đạo Phật luôn lấy Tâm làm gốc mà tu hành. Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánh là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
18/06/2012(Xem: 8587)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
02/05/2012(Xem: 5068)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
17/04/2012(Xem: 5185)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
13/04/2012(Xem: 9623)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
15/03/2012(Xem: 18668)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
04/03/2012(Xem: 6783)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
03/03/2012(Xem: 4764)
Khi quán xét tâm và thân hầu như không có sự can thiệp nào của tưởng (suy nghĩ). Và chúng ta có hai mức độ để quán xét. Mức độ thứ nhất là dùng tư tưởng và lý trí để nhìn sự vật, với cách này bạn chỉ cảm nhận hời hợt bên trên mặt của sự trải nghiệm...
21/02/2012(Xem: 9389)
Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp diễn. Bất kể kỷ thuật là phức tạp như thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được. Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong. Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưng phương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bản đến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ra lòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.
17/02/2012(Xem: 4710)
TỨ NIỆM XỨ là pháp thiền để hiểu rõ, để hiểu sâu, và để khám phá thực tướng VÔ NGÃ của chính mình. Nếu không hiểu rõ mình thì còn lâu mới có thể sửa đổi...
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567