Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Tội lỗi

02/04/201101:41(Xem: 4319)
12. Tội lỗi

KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

III. Giải thoát tâm thức

Tội lỗi

Có một người bạn rất thân của mặc cảm tự ti, cả hai lúc nào cũng sánh vai nhau đi dạo khắp nơi trong tâm ý ta. Đó là mặc cảm tội lỗi. Cảm giác tội lỗi này thường có mặt mỗi khi ta làm hoặc nói điều gì bất thiện và gây khổ đau cho ta hoặc người khác.

Điều quan trọng nên nhớ là, bao giờ ta cũng có thể lựa chọn cách đối xử với những hoàn cảnh ấy. Chúng ta thường phản ứng theo tập quán là tự buộc tội mình, cho rằng “Tôi là một người xấu!” Nhưng thật ra thái độ tự lên án ấy chỉ là một thủ đoạn của cái ngã mà thôi. Tâm ý hay cái ngã của ta dùng mọi xảo thuật để bắt ta củng cố thêm cảm nhận về nó. Trong trường hợp này là bằng cách tự phê phán.

Bạn nên biết rằng, cảm nhận về cái tôi này không phải là một cố thể rắn chắc nào trong tâm mà ta phải loại trừ. Chúng ta liên tục tạo nên và làm mới chúng mỗi khi ta không có chánh niệm, mỗi khi ta nhận một hiện tượng nào đó đang xảy ra là mình. Vì thế trong mỗi giây phút tỉnh thức, tuệ giác sẽ giải thoát chúng ta ra khỏi sự chấp ngã. Ảo tưởng về một cái tôi cũng rời rạc và vô thường như bất cứ một hiện tượng nào khac. Bạn nên nhớ rằng, tuệ giác của chánh niệm và ảo giác của bản ngã không bao giờ có thể cùng có mặt: cái này sẽ loại trừ cái kia.

Những khi có một mặc cảm tội lỗi khởi lên, nếu ta không biết dùng chánh niệm nhan diện mà lại nhận nó là “tôi”, ta sẽ nuôi dưỡng nó thêm. Vì vậy, khi mặc cảm tội lỗi đến, ta hãy biến nó thành đối tượng của chánh niệm. Hãy ghi nhận nó. Khi ta có thể chấp nhận và không để bị đồng hóa - việc ấy không phải dễ, có lẽ cũng phải mất một thời gian mới thuần thục được - ta sẽ thấy rằng cái năng lượng mãnh liệt ấy thật ra chỉ là một con cọp giấy mà thôi. Cảm giác tội lỗi sinh lên, bạn nhận diện nó, và trong giây phút đó, khi bạn không còn thấy nó là mình, cảm giác tội lỗi ấy sẽ tan biến mất.

Và thay vì mang một mặc cảm tội lỗi, ta có thể đáp lại những hành động bất thiện của mình bằng một cách khác. Chúng ta có thể xem sự đap ứng này như là một lòng hối hận sáng suốt. Ta thành thật nhìn nhận rằng mình đã làm một việc gì đó bất thiện, ta ý thức được tính chất bất thiện của nó, ta biết nó sẽ đem lại một kết quả nào đó, và với sự sáng suốt ta sẽ biến sự hiểu biết ấy thành một năng lực ngăn chặn ta khỏi những hành động tương tự trong tương lai.

Nhờ vậy, ta sẽ tránh được một xảo thuật khôn ngoan của bản ngã. Nó muốn tự phóng đại lên bằng cách áp dụng một thái độ tiêu cực. Sự ăn năn sáng suốt nhất là lòng khoan dung và tha thứ. Với lòng khoan dung, ta ý thức được chân lý vô thường, cái gì đã xảy ra trong quá khứ không nhất thiết sẽ phải xảy ra trong tương lai. Ngược lại, với mặc cảm tội lỗi thì không có sự tha thứ, vì ta đã bị đông cứng trong ý niệm về một cái tôi bất biến bằng sự phán xét tiêu cực. Đối với mặc cảm tội lỗi thì: “Một lần xấu là vĩnh viễn xấu.”

Một lần, trong khoa thiền tập tôi có cảm giác tội lỗi rất mạnh và cảm thấy vô cùng khó chịu về một việc đã làm. Cảm giác ấy cứ tiếp diễn mãi khiến tôi phải chú ý nhiều đến nó. Tôi thực sự muốn biết vì sao mình lại bị dính mắc vào nó đến như vậy: “Được rồi, chuyện gì đang xảy ra đây? Cái này là cái gì? Tại sao tôi lại có sự khổ đau này?” Cuối cùng, tôi thấy được rằng cái cảm giác tội lỗi ấy thật ra chỉ là một thủ đoạn của bản ngã. Nó dẫn du tôi củng cố thêm cảm nhận về nó.

Đó cũng chính là việc làm của Ma vương. Trong Phật giáo, Ma vương là một biểu tượng của vô minh được nhân cách hóa - tức những tư tưởng và tác ý nào ngăn trở không cho ta giải thoát. Ngày xưa, khi Đức Phật sắp đạt đến sự giác ngộ thì chính Ma vương đã tấn công ngài dưới gốc cây bồ-đề và cố gắng bẻ gãy định lực của ngài.

Khi tôi ý thức được rằng mặc cảm tội lỗi là việc làm của Ma vương, tôi phát kiến ra một phương pháp tu tập mới mà tôi gọi là điểm mặt Ma vương. Cũng giống như Đức Phật kể lại trong những bài pháp, mỗi khi gặp Ma vương ngài bảo nó: “Ma vương! Ta đã thấy mặt nhà ngươi rồi!” Tôi dùng ngón tay tâm thức để điểm mặt nó: “Ta đã thấy nhà ngươi!” Bằng cái chỉ tay ấy, những ảo tưởng và thái độ nhận nó là mình đều lập tức biến mất. Và mặc cảm tội lỗi mà tôi đang kinh nghiệm cũng tan biến theo rất nhanh chóng.

Từ đó, long hối hận chân thật và sáng suốt sẽ sinh khởi. Lòng hối hận sáng suốt này sẽ giải thoát chúng ta ra khỏi vũng lầy của ý nghĩ “Tôi tệ bạc quá.” Nhờ trí tuệ đó tôi hiểu rằng, hành động trong quá khứ ấy là bất thiện, nhưng tôi có thể cố gắng để không tái phạm, và tôi có thể tiếp tục cuộc sống của mình.

Lần tới, nếu mặc cảm tội lỗi có viếng thăm bạn, bạn hãy thử thí nghiệm phương pháp thiền tập giơ ngón tay điểm mặt này. “Ồ, ngươi nên bị cắn rứt về chuyện ấy. Việc ngươi làm xấu xa lắm, và ngươi thực sự là một người xấu!” Bạn có chấp nhận những ý nghĩ ấy không? Bạn có nhận chúng là “tôi” không? Nếu thế thì Ma vương đã toàn thắng rồi. Nhưng nếu bạn thấy được xảo thuật của nó và giơ ngón tay lên điểm mặt: “Ma vương, ta thấy ngươi rồi!”, thì mặc cảm tội lỗi dù có thể đến, nhưng bạn sẽ không bao giờ ban cho nó quyền lực để chế ngự mình.

Được như vậy, bạn sẽ mở rộng thêm không gian cho những cảm xúc hối hận sáng suốt được tăng trưởng. Ta đã làm một điều gì đó bất thiện, và ta không hề chối bỏ việc ấy. Nhưng ta biết cởi mở với nó, nhìn thấy nó, và học hỏi từ nó. Rồi với lòng khoan dung, tha thứ, ta sẽ hiểu được rằng nó cũng vô thường như mọi sự việc khác. Trong giây phút ấy, bạn có thể sẽ cảm thấy một sự chuyển hướng quan trọng trong tâm thức, từ một bản ngã nhỏ hẹp sang một không gian thênh thang rộng lớn. Và bạn sẽ cảm thấy vui sướng khi biết rằng bao giờ mình cũng có một sự chọn lựa.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 8732)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 6911)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 7942)
Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diệnhơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gìbị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinhphong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hànhđạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần,chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không... Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
17/09/2010(Xem: 7281)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]