Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

7. Tha lực hay sự giúp đỡ

02/04/201101:41(Xem: 4267)
7. Tha lực hay sự giúp đỡ

KINH NGHIỆM THIỀN QUÁN
Tác giả: Joseph Goldstein - Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

I. Con đường tu tập

Tha lực hay sự giúp đỡ

Tỉnh thức trong mỗi giây phút - đó là sự diễn tả rất chính xác về con đường đi đến giải thoát. Nhưng con đường ấy cũng có thể diễn đạt bằng nhiều cách khác nưa. Đạo, hoặc sự tu tập nói chung, hiểu theo một nghĩa rộng là trau dồi và nuôi dưỡng những đức tính nào có thể nâng đỡ, dẫn dắt chúng ta đến giải thoát. Trong tiếng Pali có danh từ parami (ba-la-mật) nói đến mười đặc tính thiện mỹ trong tâm và những năng lực tích lũy mà chúng có thể đem lại là: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, bát-nhã, phương tiện thiện xảo, nguyện, lực và trí tuệ.

Trong Phật giáo ít khi tìm thấy danh từ ân sủng. Điều này khiến ta phải xét lại ý nghĩa của nó, mà cách hay nhất là nhìn lại kinh nghiệm của chính mình. Tôi cảm thấy rằng các ba-la-mật có một ảnh hưởng rất lớn và rất tương xứng với ý niệm về ân sủng hay tha lực. Đây không phải là một chủ thuyết thần học hay một ý niệm huyền bí nào hết, mà chính là những gì ta có thể thực sự cảm nhận và biết được.

Ý niệm về ba-la-mật gợi tôi nhớ đến một câu thơ của Dylan Thomas: “Một năng lượng chạy qua dây điện xanh chuyển hóa những bông hoa.” Ba-la-mật không đến từ bên ngoài chúng ta. Thật ra, chúng phát xuất từ những hạt giống thanh tịnh mà ta đã tích lũy lâu đời. Người Phật tử bao giờ cũng hiểu rang khi nương tựa vào một quyền lực siêu nhiên, điều đó không nhất thiết có nghĩa là phải dựa vào một nhân vật siêu hình nào đó. Thật ra thì nó có nghĩa là chúng ta đang nương tựa vào những năng lực thanh tịnh, mặc dù chung nằm bên trong nhưng vẫn hiện hữu bên ngoài cái ngã nhỏ bé của ta. Và đó mới chính là nguồn gốc của những ân phước và tha lực trong cuộc đời.

Suốt hành trình tiến hóa dài đằng đẵng của ta trong đời này, và có lẽ trong nhiều đời trước nữa, ta đã tích tụ được những năng lượng thanh tịnh trong tâm mình. Năng lượng ấy là do kết quả của những hành động từ ái, của sự hiểu biết thâm sâu, của tuệ giác. Dần dần, chúng biến thành sức mạnh của nghiệp báo, có khả năng mang lại những may mắn trong đời ta. Thế nên, chính sự tu tâm chứ không phải do bất cứ một động lực bên ngoài nào đã mang lại ân phước cho đời ta. Hãy phát triển và củng cố những ba-la-mật trong ta, và rồi một ngày ta sẽ hưởng được những hoa quả an lạc của chúng.

Galway Kinnel có viết một bài thơ diễn tả được ý niệm về một tha lực bắt nguồn từ nội tâm này thật đẹp:

Thánh Francis và hạt giống
Một mầm non
nhưng tiềm chứa tất cả,
cả những gì không bao giờ nở hoa, kết trái,
cả những gì nở hoa, từ bên trong, nhờ biết tự thương yêu.
Mặc dù đôi khi cũng cần thiết
dạy cho một vật biết được vẻ đẹp của chính nó,
đặt bàn tay lên chân mày
một đóa hoa
và dùng ngôn từ kể cho nó biết rằng
nó rất đáng yêu
cho đến một ngày nó lại nở hoa từ bên trong,
nhờ biết tự thương yêu;
Cũng như thánh Francis
đặt bàn tay lên vầng trán nhọc nhằn
cua hạt giống, và nói cho nó nghe bằng hành động và ngôn từ
về sự thương yêu bảo bọc của đất, và hạt giống
tưởng nhớ lại suốt thân dài,
từ cái mõm đầu thấm nhuần trọn vẹn đất lành
qua những rơm rạ, phân bón, đến phan đuôi xoắn tít tâm linh,
từ những chiếc gai nhọn cứng nhô ra từ xương sống
thông xuống một trái tim to rạn nứt
đến một màu tuyền xanh sữa đục mờ ảo rùng mình phun ra
từ mười bốn đầu núm vú trong mười bốn chiếc miệng bu mút
nằm phía bên dưới:
một hình thể dài và vẻ đẹp tuyệt vời, của hạt giống.

Tự do không thể nào tìm thấy được trong sự nhỏ nhoi và hạn hẹp của chấp ngã. Giáo pháp của Đức Phật đã đánh thức ta dậy để nhìn thấy một thực tại cơ bản khác hiện hữu bên ngoài cái ngã ấy. Khi những ba-la-mật được phát triển bằng sự tu tập - cũng như đã được nuôi dưỡng qua nhiều đời, nhiều kiếp - chúng ta sẽ kinh nghiệm được sự phát sinh của dhammoja, tieng Pali có nghĩa là tinh túy của đạo pháp.

Trong những trạng thái thiền quán sâu thẳm, chúng ta sẽ có lúc thoát ra ngoài thế giới của ý niệm và bước vào dòng năng lực của chánh niệm. Dhammoja chính là dòng năng lực ấy, nó lúc nào cũng đưa đẩy ta tiến đến giải thoát. Nó là một cái gì vĩ đại to tát hơn là cái ngã nhỏ nhoi giới hạn.

Trong thời gian tu tập ở Miến Điện, tôi đã có dịp kinh nghiệm được dhammoja này thật mãnh liệt. Lúc ấy tôi mới đến Á châu được vài tháng. Tôi bị sụt cân và sức khoẻ sa sút rất nhanh. Có lần tôi yếu đuối đến độ trong khi đang ngồi thiền thì bị ngã nhào. Mặc dù trong lúc sức khoẻ suy yếu đến thế, năng lực của dòng chánh nhiệm trong tâm vẫn duy trì vững mạnh và sự thiền quán của tôi vẫn tiếp tục tiến triển tốt đẹp. Lúc đó dường như không có bất cứ một việc gì có thể ngăn chặn được đà tiến ấy. Kinh nghiệm này làm tôi nhớ đến câu chuyện về Đức Phật khi ngài viếng thăm những người bệnh hoặc kẻ hấp hối. Ngài thường khuyên họ: “Dù cho thân của ông có yếu đuối và bị nhiều đau đớn, hãy luôn giữ cho tâm được tỉnh giác và có chánh niệm.” Một lần nếm được mùi vị của dhammoja rồi, tôi hiểu rằng mình thực sự có thể thực hành được những gì Đức Phật dạy!

Ý niệm về tha lực cũng được bắt nguồn từ quan điểm Phật giáo cho rằng có nhiều chúng sinh hiện hữu trong những thế giới khác. Theo nền văn hóa Phật giáo cổ truyền, người ta tin rằng trong những cõi cao hơn thế giới loài người còn có chư thiên hay deva, có thể giúp đỡ, bảo vệ và hướng dẫn ta trong những hoàn cảnh khó khăn. Đức Phật dạy rằng, chư thiên giúp chúng ta qua sức mạnh những hạnh nguyện và lòng từ ái của chính chúng ta. Khi ta trau giồi và tôi luyện những giới đức và tình thương của mình, tức là ta đang mở rộng để đón nhận những năng lực tốt lành và sự giúp đỡ của các vị ấy.

Tin hay không tin vào vũ trụ quan của Phật giáo là tùy ở bạn. Vấn đề giải thoát của chúng ta không hề tùy thuộc vào ngoại vật. Bạn vẫn có thể đạt được giải thoát viên mãn cho dù bạn có tin vào sự hiện hữu của các chư thiên hay không. Nhưng theo lời Coleridge thì ta có thể chọn một thái độ khôn ngoan là: sẵn lòng tạm hoãn lại sự nghi ngờ của mình. Liệu chúng ta có nên cởi mở đối với yếu tố có thể có của những việc mình chưa hiểu rõ mà không quá bất tín hoặc cuồng tín hay không? Ngày nay có những chuyện ta cho là thông thường nhưng khoảng trăm năm trước đây vẫn được xem là những phép lạ!

Mặc dù những tha lực tiềm ẩn ấy, khi gặp điều kiện thuận lợi, cũng có thể giúp đỡ ta, nhưng chúng không bao giờ có thể thay ta hoàn tất công việc tu tập. Sự giúp đỡ bên ngoài, như chư thiên chẳng hạn, chỉ là phụ thuộc so với công năng tu tập của chính ta, tức những năng lực giải thoát do dhammoja và các ba-la-mật mang lại.

Quán niệm về những ba-la-mật trong ta cũng có thể là một trợ lực lớn cho sự tu tập. Vì sức mạnh của vô minh quá to tát nên đa số chúng ta ít ai tin vào khả năng giải thoát khổ đau của chính mình. Ta không bao giờ dám nghĩ rằng tâm ta lại có thể thanh lọc được hết tham, sân, si. Chỉ nhờ sự tích lũy lâu dài của các ba-la-mật mà ta mới có thể bước vào con đường tu tập, có đủ nghị lực và sự ham thích để tiếp tục hành trì công việc khó khăn nhưng tột cùng giải thoát này. Biết trân quý những ba-la-mật đang có trong ta sẽ làm phát khởi sự tự trọng và niềm an lạc. Nhiều khi, giữa những nổi trôi thăng trầm của sự tu tập, ta lại quên đi sức mạnh vô cùng của những ba-la-mật ấy đang có mặt trong ta. Và bạn hãy nhớ điều này, chỉ có những ba-la-mật ấy mới thực sự là nguồn gốc của mọi ân sủng trong đời ta.
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 6354)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
13/09/2011(Xem: 7376)
Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839), Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842).
25/07/2011(Xem: 3202)
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ.
25/07/2011(Xem: 4499)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
23/07/2011(Xem: 3549)
Thiền Tiệm Ngộ là pháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
23/07/2011(Xem: 5477)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
22/07/2011(Xem: 4700)
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.
21/07/2011(Xem: 6861)
Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.
17/07/2011(Xem: 3305)
Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới. (Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)
01/07/2011(Xem: 2913)
Thở vào, tâm tĩnh lặng Thở ra, miệng mỉm cười An trú trong hiện tại Giờ phút đẹp tuyệt vời (An lạc từng bước chân- Thích Nhất Hạnh)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567