Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

26. Ngồi thiền buổi tối

01/04/201107:40(Xem: 4867)
26. Ngồi thiền buổi tối

THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN

Ngồi thiền buổi tối

Còn cách giác ngộ chỉ một dòng chữ

Sau đây là những hướng dẫn đặc biệt về cách ngồi thiền vào những khi bạn cảm thấy buồn ngủ.

Đức Phật dạy, ta cần có chánh niệm đủ để biết rằng mình thức dậy vào một hơi thở “vào” hay là hơi thở “ra.” Tôi không nghĩ rằng Phật chỉ nói về lúc ta thức dậy mỗi sáng. Thức dậy mỗi khi ta đang mơ mộng viển vông cũng đâu khác gì với khi ta thức dậy từ một giấc ngủ?

Trong một ngày ta có thể thức dậy hàng trăm lần. Ý thức rằng mình đang mơ mộng về một phương trời xa xôi nào đó - “Mình đang ở đâu đây!” - là một giây phút tỉnh thức. Trong giây phút ấy, ta hãy ghi nhận xem mình đang có hơi thở vào hay hơi thở ra, đó là một phương pháp rất hữu hiệu để thiết lập lại năng lượng chánh niệm. Hãy tránh hết những lời tự trách móc vô ích như là “Mình là một thiền sinh quá tệ!” “Tôi sẽ không thể quen được điều này!” “Dám cuộc là tôi sẽ ngủ gục suốt khóa tu này cho xem!” Những tư tưởng nghi ngờ sẽ làm tâm bạn mệt mỏi. Hãy dùng năng lượng chánh niệm của giây phút hiện tại để thật sự trân quý kinh nghiệm trong lúc này: “Tôi đang thở vào.” Hoặc “Tôi đang thở ra.” Hay là “Tôi tỉnh thức!”

Tôi học được cách sử dụng năng lượng chánh niệm từ U Sivali, một vị sư Tích Lan, ngài hướng dẫn một khóa tu thiền nhiều năm về trước. Tôi diễn tả với ngài một trở ngại trong sự thực tập của tôi vào khóa tu ấy. Đó là thói quen đi ngủ rất sớm, vào khoảng chín giờ mỗi tối. Đến nửa đêm thì tôi hoàn toàn tỉnh táo, thức dậy, thay đồ, rửa mặt, xuống thiền đường ngồi thiền và kinh hành. Tôi bước vào thiền đường với một tâm trạng tươi mới và phấn khởi. Vậy mà sau khi ngồi xuống chỉ chừng năm phút là tôi bắt đầu ngủ gà ngủ gật. Cả đêm còn lại chỉ là ngồi thiền - ngủ gật - kinh hành - ngủ gật - ngồi thiền - ngủ gật... Tôi nói với ngài U Sivali: “Có lẽ những gì tôi làm chỉ phí thời giờ mà thôi, chẳng có kết quả gì cả. Có lẽ tốt hơn tôi nên nằm lại trên giường ngủ đến sáng!”

Ông đáp: “Không đâu, đừng có ở lại trên giường. Trước nhất, cái chủ ý của ta rất quan trọng. Hơn nữa, cô có ngủ gật bao nhiêu lần việc ấy cũng không ăn thua gì. Điều quan trọng là thỉnh thoảng cô có tỉnh thức dậy. Mỗi giây phút chánh niệm sẽ bôi xoá đi một giây phút bị điều kiện!”

Câu chót ấy, mỗi giây phút của chánh niệm sẽ giúp bôi xóa được hết, đã nâng cao tinh thần của tôi rất nhiều, giúp tôi kiên nhẫn hơn nhiều. Tôi tưởng tượng như tâm tôi là một tấm bảng đen nguệch ngoạc đầy những dòng chữ viết, và mỗi khi thiết lập lại chánh niệm là tôi bôi xoá bớt những dòng chữ ấy. Tôi tự nhủ: “Chúng ta đâu bao giờ biết được mình đã bôi xóa hết bao nhiêu rồi! Còn bao nhiêu dòng nữa là sạch hết? Mình có thể còn cách sự giác ngộ chỉ một dòng chữ nữa mà thôi!”

Hãy đặt quyển sách này xuống và thực tập ngồi thiền. Cố gắng trở lại với hơi thở mỗi khi bạn tỉnh thức dậy. Khi nào bạn có ý nghĩ: “Nãy giờ mình đã ở đâu?” hãy thay vào thế: “Bây giờ mình đang ở đâu?”

Dầu thực tập thế nào, bạn cũng rất khá

Tôi học được phương pháp này từ một người bạn giáo thọ của tôi, Jack Kornfield. Đó là cách đánh giá về sự tiến triển trong sự thực tập.

Anh ta đặt ra tiêu chuẩn này nhiều năm trước đây, khi vị điều hành khóa tu đến hỏi ý kiến anh về một thiền sinh mà anh là thầy hướng dẫn. Anh đáp: “Anh ta thực hành rất khá!” Vị điều hành lại hỏi anh về một thiền sinh khác, một người mà bà ta biết là có rất nhiều khó khăn trong sự thực tập. Jack suy nghĩ một hồi lâu rồi đáp: “Cô ta cũng thực hành rất khá!” Vị điều hành bắt đầu cảm nhận rằng câu trả lời của anh dường như có theo một khuôn mẫu nào đó, liền hỏi thêm về một thiền sinh khác. Jack đáp: “Ồ! Cũng vậy, anh ta thực hành cũng khá lắm!”

“Anh nói vậy thật sự là nghĩa gì, tất cả mọi người ai cũng thực hành giỏi hết sao?”

Jack nói: “Ý tôi là: họ vẫn còn ở đây!”

Và bạn cũng vậy, bạn cũng thực hành rất giỏi!
Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
02/10/2011(Xem: 8398)
Hôm nay chúng tôi giảng về Sự tương quan giữa Bát-nhã và Thiền tông. Đề tài này hơi cao, quí vị chịu khó lắng nghe kỹ mới thấy giá trị của đạo Phật. CácThiền viện của chúng tôi trước khi sám hối phải tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Sau khi xả thiền cũng tụng một biến Bát-nhã Tâm Kinh. Nhiều người hỏi tại sao không tụng kinh khác mà lại tụng Bát-nhã Tâm Kinh. Bởi vì Bát-nhã Tâm Kinh là một bài kinh rất thiết yếu cho người tu Phật, chẳng những tu Thiền mà tu Tịnh, tu Mật đều quí cả.
02/10/2011(Xem: 6857)
Bạn thực hành các tư tưởng tích cực thật nhiều lần, và khi bạn có thể dần dần loại bỏ các tư tưởng tiêu cực thì điều này sẽ tạo ra các thực chứng.
13/09/2011(Xem: 8122)
Thiền - dù trải qua bao thế hệ thời đại theo thời gian và không gian, với quan niệm tu tập trong mọi tôn giáo có khác nhau - cũng chỉ là phương pháp thực hành để đến đích của đạo mình, nên gọi đồng tên thiền kèm theo đạo hoặc môn phái riêng và có nhiều tên đặt không giống nhau, ngay cả trong Phật giáo cũng có nhiều loại thiền. Tổ Sư Thiền có lẽ bắt đầu từ thời Trừng Quán (738-839), Tứ tổ Hoa nghiêm tông của Phật giáo Trung Hoa, sư Khuê Phong Mật Tông (780-842).
25/07/2011(Xem: 3481)
Người học về thiền này không nghỉ, không ngưng lại, luôn luôn quán sát hơi thở ra vào thì hộ trì được ba nghiệp thân, miệng, ý, gọi là giới học và định, tuệ.
25/07/2011(Xem: 4830)
Quyển "THIỀN QUÁN - Tiếng Chuông Vượt Thời Gian" là một chuyên đề đặc biệt giới thiệu về truyền thống tu tập thiền Tứ Niệm Xứ của đức Phật dưới sự hướng dẫn của thiền sư U Ba Khin.
23/07/2011(Xem: 3887)
Thiền Tiệm Ngộ là pháp hành từ tập trung trí và thức gom vào một đề mục duy nhất, hoặc dùng một đối tượng đặt ra do tư tưởng định trước.
23/07/2011(Xem: 5907)
Khi chấp nhận thực hành thiền, chúng ta phải có niềm tin sâu sắc vào khả năng của tâm chúng ta ngay từ lúc khởi đầu, và phải duy trì niềm tin ấy...
22/07/2011(Xem: 5020)
Ngày nay, Thiền tông đang phát triển nhanh ở nước Mỹ; ở những quốc gia phương Tây khác, thiền cũng được nhiều người quan tâm hơn, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, dù có nhiều người cảm thấy thích thú đối với thiền ngay từ lúc đầu, nhưng chỉ có một số ít người theo đuổi cho đến mục đích cuối cùng. Tại sao như vậy? Tại vì sự quan tâm của họ không được xây dựng trên nền tảng vững chắc, nhiều người đã từ bỏ sự theo đuổi đối với thiền giữa chừng. Sự quan tâm của họ chỉ đơn thuần là sự tò mò, đến rồi đi, vào rồi lại ra một cách dễ dàng như là sự thay đổi áo quần vậy. Để kiên trì theo con đường của thiền, thì ngay từ đầu cần phải biết và rèn luyện ba nhân tố cốt lõi của thiền tập.
21/07/2011(Xem: 8946)
Tuy lớn lên trong gia đình Công Giáo, nhưng ‘nhà Chúa’ và ‘nhà Chùa’ không xa nhau và không tách biệt đối với tôi từ thưở nhỏ. Ở xóm tôi, thuộc huyện Gò Công, tỉnh Tiền Giang, nhà Chúa chỉ cách nhà Chùa có năm phút đi bộ. Chuông công phu và chuông nhà thờ ngân vang cả vùng, gửi qua bao tầng không gian những thông điệp hòa bình và tin yêu giữa một xã hội túng bấn cả hai.
17/07/2011(Xem: 3667)
Khuôn mặt chính của tông phái tiên phong nầy là Thiên Thai Trí Khải (538-597), người đã được nhìn nhận như một triết gia vĩ đại trong những triết gia Phật giáo ở Trung Hoa, có một chỗ đứng ngang hàng với Thomas Aquinas và Al-Ghazali, là những người đã lập thành hệ thống lề lối tư tưởng và phương pháp hành trì tôn giáo trong lịch sử thế giới. (Tiến sĩ David W. Chappell – Đại học Hawaii, Manoa)
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]