Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

12. Duy trì chánh niệm

01/04/201107:40(Xem: 4181)
12. Duy trì chánh niệm

THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN BA: MỘT NGÀY THỰC TẬP TRỌN VẸN

Duy trì chánh niệm

Các thiền sinh thường dùng thời gian sau giờ ăn trưa để đi nghỉ ngơi, tắm rửa hoặc nằm xuống. Nói về những cơ hội để thực tập chánh niệm thì nằm xuống cũng có giá trị như là thiền hành, đánh răng, hay khi ăn vậy. Cái mà ta thực tập ở đây là sự tỉnh thức, có chánh niệm và tĩnh lặng trong tất cả mọi hoàn cảnh và sinh hoạt. Thực tập trong một khóa tu là sự chuẩn bị đặc biệt cho sự thực tập trong đời sống hằng ngày.

Phương pháp niệm thầm trong tâm (ghi nhận thầm những kinh nghiệm khi chúng khởi lên) đặc biệt rất hữu hiệu khi ta muốn duy trì một chánh niệm liên tục trong những sinh hoạt, cũng như khi ta chuyển từ một sinh hoạt này sang sinh hoạt kế tiếp. Nó giữ cho ta có mặt trong giây phút hiện tại, trong khi ta đang tắm rửa hoặc sắp xếp giường ngủ. Hay là khi ta chuyển từ việc tắm rửa sang xếp giường, ngồi xuống tọa cụ, rồi chú tâm đến hơi thở.

Đôi khi người ta do dự không muốn sử dụng phương pháp ghi nhận thầm này vì thấy có vẻ kỳ quặc. Cũng có phần kỳ quặc thật, nhưng nó rất hữu hiệu. Nó giữ cho tâm ta sáng tỏ và không bị lẫn lộn. Bất cứ bạn đang làm gì bây giờ, hãy theo dõi và ghi nhận kinh nghiệm ấy. Sự ghi nhận bắt đầu như là một phương pháp thực tập, và cuối cùng sẽ trở thành một thói quen.

Trong thời gian đầu thực tập, tôi có thái độ chống đối phương pháp niệm thầm này, nhất là trong khi ta thay đổi từ sinh hoạt này sang sinh hoạt khác. Sự miễn cưỡng của tôi là do một nguyên nhân rất buồn cười và hết sức riêng tư. Chuyện ấy xảy ra đã hơn ba mươi năm rồi.

Khi ấy tôi còn trẻ, có một người bạn trai. Anh ta cũng rất rụt rè, nhút nhát như tôi, mỗi khi chúng tôi cùng đi chơi. Tôi nghĩ anh ta cố gắng kiểm soát sự lo lắng ấy bằng cách tự nói thầm, trong khi vừa nói chuyện với tôi. Trong khi hai đứa tôi đứng chờ xe buýt và nói chuyện với nhau thì anh ta cứ lẩm bẩm một mình: “Chờ xe bus, chờ xe bus, leo lên xe bus, lấy tiền trả...” Tôi chắc là anh ta làm vậy vì quá lo lắng, và muốn tự trấn an bằng cách biết mình đang làm gì và đang ở đâu. Nhưng tôi cảm thấy hơi kỳ cục khi đứng cạnh anh. Tôi sợ có người quen nào đó thấy chúng tôi. Và còn tệ hơn nữa nếu họ nghe được anh ta thì chết! Mỉa mai thay, 30 năm sau tôi lại cố gắng thực tập một phương pháp ghi nhận và gọi tên thầm những kinh nghiệm của mình. Tôi ghi nhận thầm trong đầu như là “vói tay đến quyển sách, chạm quyển sách, cầm quyển sách...” sao tôi thấy nó cũng giống như “chờ xe bus, leo lên xe bus, lấy tiền trả...” Tôi cảm thấy mình như một tên ngốc! Mỗi lần thực tập tôi lại nhớ đến anh ta và tự hỏi “Có điên không, tại sao mình phải làm như vậy?”

Nhưng tạm gác chuyện ấy sang một bên, phương pháp niệm thầm còn có vẻ như một gánh nặng cho ta nữa. Tôi thực tập một lúc rồi nghĩ: “Thôi dẹp, chẳng có nghĩa lý gì hết.” Nhưng đến một lúc, tôi quyết định thật sự nghiêm chỉnh thực tập nó và tự nhủ “Cứ thực tập, không thắc mắc, không phê phán, không giải thích, cũng không tìm hiểu, chỉ việc thực hành.”

Khi tôi bắt đầu thực tập thì mọi việc đều thay đổi. Lúc đầu, tôi có cảm tưởng như nói với chính mình: “Bước, bước, bước, vói, chạm, cầm, đưa lên...” Rồi đột nhiên, tôi chợt hoàn toàn có mặt với chính mình. Kinh nghiệm của tôi đổi từ việc dở tay lên và niệm thầm “dở, dở, dở...” đột nhiên, trở thành một cái biết về sự dở tay lên. Và cái biết đó hoàn toàn khác biệt với bất cứ cái biết nào tôi đã có trước đây.

Ghi nhận hay niệm thầm không phải là chánh niệm. Ghi nhận thầm là gọi tên những kinh nghiệm của mình. Khi ta gọi tên những kinh nghiệm, ta sẽ chú tâm đến chúng, và điều đó dẫn đến chánh niệm. Kinh nghiệm chánh niệm có một cảm giác rất khác với việc nói suông về chánh niệm.

Một giây phút chánh niệm có thể mang lại cho ta cảm giác sung sướng rất lớn. Tôi còn nhớ mình hoàn toàn kinh ngạc khi lần đầu tiên khám phá sự khác biệt giữa hai việc: nói về kinh nghiệm và chính thật là kinh nghiệm ấy. Khám phá được cảm giác sung sướng này của chánh niệm làm tôi rất bàng hoàng. Bước đi một cách rất cẩn trọng, hoàn toàn có mặt, tôi thầm nghĩ: “Thật không còn gì lạ lùng hơn thế này nữa: tôi hoàn toàn sung sướng khi đặt chân xuống và biết rằng mình đang đặt chân xuống.” Thường thì đặt chân xuống đâu phải là một việc gì đáng để gọi là kỳ diệu. Nhưng quả thật điều đó rất kỳ diệu. Không phải bước chân của ta kỳ diệu, mà đó là chánh niệm kỳ diệu vô cùng.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
17/01/2011(Xem: 3398)
Kính thưa hành giả hôm qua tôi đã nói cho quý vị nghe về nơi chốn thích hợp cho việc hành thiền. Tối nay tôi xin nói về các chi tiết trong việc thực hành niệm hơi thở. Phương pháp đếm được sử dụng cho hành giả nào có quá nhiều phóng tâm, còn đối với những hành giả có ít phóng tâm và đã từng có những kinh nghiệm thiền tập trước đây thì họ không cần thực tập phương pháp đếm này.
16/01/2011(Xem: 15856)
Mục đích của quyển sách này là trình bày phương pháp thực hành thiền quán vipassana. Tôi lặp lại, phương pháp thực hành. Đây là một kim chỉ nam thiền tập...
15/01/2011(Xem: 18162)
Điều làm cho một người trở thành một Phật tử chân chính là người ấy tìm nơi nương tựa ở Đức Phật, Giáo pháp, và chư Thánh Tăng - gọi là Quy Y Tam Bảo.
14/01/2011(Xem: 8183)
Đây là một quyển sách căn bản dành cho người muốn tìm hạnh phúc và sự bình an trong cuộc sống qua con đường tâm linh. Con đường Đạo của Đức Phật rất đơn giản, thích hợp với mọi người.
12/01/2011(Xem: 7791)
Pháp Sư Thái Hư cũng như Hòa Thượng Thích Minh Châu đều dùng các từ Như Lai Thiền để chỉ Thiền Nguyên Thủy và Tổ Sư Thiền để chỉ các hình thức Thiền Phát Triển sau này do các Tổ Sư các Thiền phái nổi danh đề xướng và truyền lại cho các đệ tử của mình. Cũng có người dùng các từ Thiền Tiểu Giáo (tức Thiền Tiểu Thừa) và Thiền Đại Giáo (tức Thiền Đại Thừa) như Trần Thái Tôn trong bài "Tọa Thiền Luận " của Khóa Hư Lục.
12/01/2011(Xem: 6055)
Cuốn sách này là một bản dịch của Ban Dịch Thuật Nalanda về tác phẩm Bản Văn Bảy Điểm Tu Tâm của Chekawa Yeshe Dorje, với một bình giảng căn cứ trên những giảng dạy miệng do Chošgyam Trungpa Rinpoche trình bày.
10/01/2011(Xem: 4076)
Hành thiền giúp phát triển sự tỉnh thức và năng lực cần thiết để chuyển hóa các thói quen đã ăn sâu vào tâm ý. Một số người có vấn đề như buồn nản, sợ hãi vô lý hay có biểuhiện của bệnh tâm thần, họ nghĩ rằng thiền là một phương cách điều trị tức thời cho những vấn đề của họ.
07/01/2011(Xem: 6938)
Nếu bạn không suy nghĩ sự đau khổ của chu trình sinh tử, sự tan vỡ ảo tưởng với vòng sinh tử sẽ không sinh khởi.
05/01/2011(Xem: 2644)
Sau khi vượt thành xuất gia, Sa môn Cù Đàm trải qua 5 năm lặn lội học đạo và 6 năm khổ hạnh nơi rừng già, mục đích tìm ra con đường thoát ly sinh tử. Ngài đã thọ giáo nơi các Tiên nhân nổi tiếng như Kalama, Ramaputta, đã đạt đến trình độ tâm linh như các vị ấy. Tuy nhiên, Ngài biết rằng ngay ở cõi Trời cao nhất là Phi tưởng Phi phi tưởng, cũng chưa phải là cứu cánh giải thoát vì còn trong Tam giới..
31/12/2010(Xem: 3386)
Rất cần thiết phải thiền định về đời người quý báu của ta. Cuộc đời thật quý báu và thời gian cũng thật quý giá. Vì thế bất kỳ những gì chúng ta có đều quý báu. Mục đích của cuộc đời là đạt được hạnh phúc, trước hết là hạnh phúc nhất thời và sau đó là hạnh phúc viên mãn. Trong thời gian thiền định chúng ta phải bỏ lại đằng sau rất nhiều thứ. Ta có rất nhiều điều phải làm trong cuộc sống. Nếu ta theo đuổi những niệm tưởng của ta thì ta sẽ chẳng bao giờ chấm dứt được. Ta phải chọn ra điều gì là quan trọng trong cuộc đời đối với ta, đối với gia đình và cộng đồng của ta. Khi nhìn thấy một vật gì tốt đẹp ta mong muốn được sở hữu nó.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567