Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

4. Đi với một cái nhìn mới

01/04/201107:40(Xem: 4260)
4. Đi với một cái nhìn mới

THIỀN QUÁN THỰC HÀNH
Tác giả: Sylvia Boorstein,Nguyễn Duy Nhiên dịch, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

PHẦN HAI: SỰ KHỞI ĐẦU

Đi với một cái nhìn mới

Bạn hãy đi bộ, ngoài trời hay trong nhà cũng được, miễn là thuận tiện. Chọn một đoạn đường đi đến một nơi nào đó nhưng không phải một đường thẳng. Nói cách khác, đừng quyết định điểm quay trở lại khi ta vừa bắt đầu đi. Như vậy, chuyến đi của bạn tự nó sẽ được khai mở và nhiều lý thú hơn. Hãy nhìn mọi vật bằng một ánh mắt mới.

Suzuki Roshi, vị thiền sư Nhật đã thành lập Trung tâm thiền tập San Francisco Zen Center, có nói về sơ tâm, là một tiềm năng trong tâm có thể tiếp xúc được với mọi kinh nghiệm trong giây phút này một cách hoàn toàn mới tinh. Ngài nói rằng chính cái yếu tố ngạc nhiên và mới lạ ấy có khuynh hướng đưa tâm ta đến tuệ giác. Tôi nghĩ thiền sư Suzuki muốn nói rằng, cái nhìn của ta sẽ bị giới hạn nếu ta chỉ biết nhìn sự vật qua lăng kính của tập quán và thói quen, cái nhìn đó sẽ ngăn chận không cho ta thấy được sự thật. Ngài khuyên các thiền sinh hãy đến với mọi khóa thiền tập bằng một sự nhiệt tình và hy vọng như là khoá tu đầu tiên.

Tôi nhớ Fredrick Spiegelberg khi ông còn giữ chức vụ Giáo sư danh dự của Phân khoa thần học tại Đại học Standford, đã diễn tả lại kinh nghiệm đầu tiên của chính ông về một nhận thức tâm linh khi còn nhỏ. Ông kể: “Lúc ấy tôi còn là một cậu bé, có lẽ chừng ba hay bốn tuổi, và tôi đang ở nhà với mẹ tôi trong căn nhà trọ ở tầng thứ hai tại Frankfurt. Hai mẹ con tôi đang nhìn ra cửa sổ, phía dưới đường là hàng cây, người đi bộ, xe cộ qua lại, những sinh hoạt thường ngày. Chợt gương mặt mẹ tôi đột nhiên trở nên rất trầm tư, có vẻ như có chút gì kinh sợ, bà nói thầm một mình, với giọng rất nhỏ nhẹ và thật nghiêm trang: “Tất cả những điều này có ý nghĩa gì?”

Câu chuyện đó xảy ra cách đây ít nhất cũng đã trên tám mươi năm, khi mẹ của giáo sư Spiegelberg nhìn những sự kiện hết sức bình thường, đã xảy ra trước mắt bà trăm ngàn lần, với một ánh mắt kinh ngạc. Nhưng khi ông kể lại, tôi có cảm tưởng như đối với ông nó chỉ mới xảy ra ngày hôm qua thôi. Tôi nghĩ đến sự nghiệp lâu dài và đồ sộ của ông đã để lại trong lãnh vực thần học, và tự hỏi không biết bao nhiêu phần trong đó đã chịu ảnh hưởng bởi giây phút mà mẹ ông nhìn thấy mọi vật như rất mới ấy.

Robert Louis Stevenson viết: “Thế giới này ngập tràn và có đủ đầy mọi thứ. Tôi chắc hẳn là mỗi chúng ta phải sung sướng như vua.”

Những đứa bé thơ lúc nào cũng chú ý và thích thú trước mọi vật. Chúng ưa thích những đồ chơi nhiều màu sắc, mà chúng cũng thích chơi với nồi niêu soong chảo, hoặc say mê trút hết đồ trong bóp của mẹ ra sàn nhà. Khi tôi dẫn đứa cháu năm tuổi đến sân vận động Oakland để xem trận đấu bóng chày đầu tiên trong đời nó, trên đường đi nó say mê nhìn những chiếc bánh xe bị lún trong bùn cũng như những cao ốc ở El Cerrito, như là khi nó say mê xem trận đấu bóng vậy. Nó nhìn mọi vật bằng một ánh mắt mới tinh, với một sơ tâm.

Một khóa thiền tập là cơ hội để ta nhìn lại mọi vật với một ánh mắt mới. Trong sự thực tập chánh niệm, vì chúng ta không thêm thắt bất cứ điều gì, vì toàn thể lãnh vực quán chiếu là sự tương tác giữa tâm mình với bất cứ việc gì xảy ra trong giây phút này, nên sẽ không có vấn đề ta say mê những gì mới mẻ. Mới mẻ thì rất thú vị, nhưng rồi chúng cũng sẽ trở thành xưa cũ và nhàm chán. Cái mà chúng ta hy vọng phát triển là một tâm biết say mê với chính cuộc sống này.

Bây giờ bạn hãy đi bộ. Đi bao lâu cũng được, tùy ý và tùy sức của mình. Ngày mai tôi sẽ trình bày với bạn phương pháp thiền hành, tập chú ý đến mỗi cảm giác trong thân khi ta cử động. Bây giờ thì bạn chỉ cần chú ý đến cảnh vật và không gian chung quanh là đủ rồi. Bước đi với một sơ tâm. Hãy nhìn mọi sự vật bằng một ánh mắt mới tinh.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2011(Xem: 9771)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
08/04/2011(Xem: 9883)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
06/04/2011(Xem: 7251)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
02/04/2011(Xem: 8707)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
01/04/2011(Xem: 9820)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
22/03/2011(Xem: 15031)
Như tên gọi của tác phẩm, Tuệ Giác Hằng Ngày là một tuyển tập gồm 365 câu và đoạn trích của Đức Dalai Lama trong các tác phẩm và phỏng vấn của Ngài đã được xuất bản trong 50 năm qua. Vì là một tuyển tập từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, nội dung của tác phẩm đa dạng và phong phú, được phân bổ theo một cấu trúc nhằm giúp độc giả cảm nhận các minh triết Phật giáo trong đời sống thường nhật... Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
11/03/2011(Xem: 11769)
Thế sự là phù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
09/03/2011(Xem: 6295)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
21/02/2011(Xem: 5493)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
11/02/2011(Xem: 5081)
Ngay sau khi tôi đến Nhật, có một buổi họp mặt với những người cộng sự Nhật ở Đông Kinh. Chúng tôi đang uống trà trong một nhà hàng, trên tầng thứ năm của một khách sạn. Thình lình một tiếng “ầm... ầm...” vang lên, và chúng tôi cảm thấy dưới chân, nền nhà hơi dâng lên. Sự rung chuyển, tiếng kêu răng rắc, tiếng đồ vật đổ vỡ càng lúc càng ồn ào. Hoảng hốt và náo loạn tăng thêm. Những thực khách đông đảo, phần lớn là người Âu châu, ùa ra hành lang để đến cầu thang và thang máy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567