Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

1. Khổ đế

11/03/201109:33(Xem: 8658)
1. Khổ đế

PHÁP GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

TỨ DIỆU ĐẾ

I. KHỔ ĐẾ

Nhận rõ sự khổ trong cuộc đời là điểm xuất phát căn bản của người tu tập. Người phương Tây có câu rằng: “Cái mà ta gọi là hạnh phúc đó, chẳng qua chỉ là sự vắng mặt tạm thời của đau khổ mà thôi.” Nói như vậy, tuy chưa hoàn toàn đúng, nhưng cũng đã đi gần đến chỗ thừa nhận đau khổ như là một tính chất chủ yếu của cuộc đời.

Nếu chịu để tâm suy xét kỹ một chút, trong chúng ta không ai là không nhận ra được điều này. Cuộc đời chúng ta, từ khi sanh ra, lớn lên rồi già chết, là một chuỗi dài những nỗi đau khổ nối tiếp nhau, và chúng ta chỉ có thể chấp nhận chứ không thể tránh né đi đâu được.

Đôi khi, chúng ta nghe một người quen báo tin rằng: “Thật không ngờ ông A thế mà chết rồi!” Nếu suy nghĩ một chút, chúng ta sẽ thấy tội nghiệp thay cho lời nói mê muội ấy! Vì sao lại không ngờ? Người ta ai ai cũng vậy, vừa sanh ra vốn dĩ đã nhận sẵn một bản án tử hình rồi, nghĩa là đã phải chờ đợi một ngày chết sẽ đến, không sao tránh được. Nhưng còn tệ hại hơn cả những bản án tử hình của thế gian, vốn bao giờ cũng quy định một ngày giờ cụ thể, và người sắp chết sẽ được hưởng những ân huệ tối thiểu cuối cùng; bản án tử hình mà cuộc đời dành cho chúng ta không hề có một ngày giờ nhất định, và có khi nó được thi hành thật thảm khốc, không có chút ân huệ lưu tình. Nếu người có trí, rõ ràng không thể đắm say trong dục lạc được khi biết chắc rằng mình đang sống những giây phút đợi chờ một cái chết chắc chắn sẽ đến, mà lại phải luôn thấp thỏm vì không biết nó đến lúc nào.

Phật hỏi một vị tỳ-kheo rằng: “Mạng người được bao lâu?” Vị ấy đáp: “Được vài ngày.” Phật nói: “Nhà ngươi chưa hiểu đạo. Phật lại hỏi một vị tỳ-kheo khác: “Mạng sống người ta là bao lâu?” Thưa rằng: “Chỉ trong một bữa cơm.” Phật nói: “Nhà ngươi vẫn chưa hiểu đạo.” Phật lại hỏi một vị tỳ-kheo khác: “Mạng sống người ta là bao lâu?” Thưa rằng: “Chỉ trong hơi thở vào ra mà thôi.” Phật dạy: “Hay thay! Ngươi thật đã hiểu đạo.”

Sự chết nó đã đe dọa con người ta như thế, thì cuộc đời làm sao lại không khổ não? Đã vậy, như có may mắn mà hưởng trọn tuổi đời, không phải chết yểu lúc xuân thời, thì tuổi già không bao lâu đã ập đến. Dù trong lòng còn tham muốn biết bao điều, sự hưởng thụ chưa lấy gì làm thỏa thích, mà tuổi xuân chẳng mấy chốc đã không còn. Lưng khòm, gối mỏi, chân tay run rẩy, đi lại khó khăn... dù lòng không muốn mà cũng không biết làm sao tránh khỏi.

Chỉ mới nói qua hai cái khổ lớn là già và chết, đến như cái khổ bệnh tật lại cũng chẳng mấy ai tránh khỏi. Khi mắc phải thì thân thể có khi phải đớn đau, tâm ý phải mỏi mệt, có nhiều lúc không chịu đựng được chỉ muốn chết cho thoát khổ.

Nếu kể cho hết những nỗi khổ của cuộc đời, e rằng chẳng thể nào nói hết.

Ngay cả giáo lý của đạo Bà-la-môn cũng nhận rằng sự đau khổ chiếm phần rất lớn trong cuộc đời, lớn cho đến nỗi, đối với những nỗi khổ ấy thì cái vui chẳng có đáng gì, và lớn đến nỗi không ai tránh khỏi nó. Cho dù không tìm ra được con đường thoát khổ, nhưng giáo lý này cũng đã đúng được một phần khi nhận ra nỗi khổ thực có trong cuộc đời.

Đức Phật cũng có dạy rằng, ngay cả đến những cảnh giới tốt đẹp như chư thiên cõi trời cũng chưa phải là thoát hết sự khổ. Bởi vì ở đó cũng vẫn chưa thoát được sự sống chết, vẫn còn tùy thuộc nơi nghiệp lực mà sanh ra và chết đi, thọ sanh nơi những cảnh giới khác.

Ông Adhémer Leclère sau khi tìm hiểu tư tưởng của các nhà sư Cao Miên có ghi lại về sự khổ như thế này:

“Cái khổ có khắp nơi chung quanh ta, nó gần với mọi vật. Người với thú ăn lẫn nhau, tranh nhau, giết nhau. Và người với người cũng tranh nhau giết nhau nữa. Người với người giành giật nhau dường như thú khác loại. Những khi ăn uống, đi đứng, cử động, ta khó mà tránh sự giết thác và làm khổ. Để sống còn, nhiều loài phải làm hại những loài khác, theo quy luật khắc nghiệt: mạnh được yếu thua. Biết bao mạng chết, biết bao mạng khổ tạo thành một mạng sống. Thú dữ rình người, hại người, giết người; muỗi mòng chích người với thú, rồi bị chim chóc bắt và ăn, kế chim lớn hại chim nhỏ.

“Ngay khi còn nằm trong bào thai, người đã phải chịu khổ và làm khổ cha mẹ rồi. Lớn lên cũng không thoát khổ, lại vừa làm nhọc mệt mẹ cho cha nuôi nấng ẵm bồng. Khi lớn lên thành người, phải làm lụng nuôi thân và nuôi vợ, nuôi con; tức là phải đeo lấy cái khổ. Vả lại, mọi sự đều phải khổ. Cái khổ kèm theo cái sướng luôn luôn, nhưng nó có mãi, còn cái sướng chỉ thoáng qua mà thôi. Không ai được sung sướng trọn vẹn. Lại không ai trong những lúc sung sướng, lại chẳng có những cái khổ xen vào. Bao giờ cái khổ cũng chờ sẵn, và nó cắn rứt mình, nó thiêu đốt con người như ngọn lửa độc.

“Cái khổ ở khắp nơi; trong mọi vật và theo vạn vật, không ai là thoát khỏi nó. Những kẻ tỏ ra hân hoan, sung sướng, thật sự chẳng phải là thoát khổ. Chỉ là đôi khi con người ta đã quá khổ sở rồi, khi được vơi bớt đi một đôi phần, liền cho đó là sự sung sướng mà thôi. Nhưng thực chất là họ vẫn khổ.”

Chẳng những ta thấy được là nỗi khổ trong một đời này, mà trong vô số đời sống trước đây, ta đã khổ rồi. Và nếu không tu tập để cầu được giải thoát, thì trong vô số đời sau nữa, ta sẽ còn phải chịu khổ mãi. Mỗi một kiếp sống là mỗi lần phải chịu những nỗi buồn rầu, đau đớn, lo sợ; phải khóc than sầu khổ vì cha chết, mẹ chết, anh chết, chị chết, con chết, vợ chết... Và trong chốn luân hồi, dù cao thấp, sang hèn, cũng đều phải nối tiếp nhau mà chịu khổ mãi mãi.

Trong đời, không ai tránh khỏi được bốn nỗi khổ lớn là sanh, già, bệnh, chết. Đức Phật Thích-ca khi còn làm một vị Thái tử, cũng đã sớm tỉnh ngộ từ khi nhận ra những nỗi khổ này. Ngài mới quyết định ra đi tìm cách diệt khổ. Khi vua cha không muốn để ngài ra đi, một trong những lý lẽ của ngài đưa ra là: “Nếu phụ vương không muốn cho con ra đi tìm đạo giải thoát, vậy phụ vương hãy làm sao cho con sống hoài không chết, mạnh hoài không đau, trẻ hoài không già.” Nhưng bậc vua chúa nào có thể ban cho ngài những điều ấy? Ngày nào còn chưa thật sự giải thoát, con người chẳng có cách gì mà thoát khỏi được những sự khổ ấy.

Nếu xét thêm đến những nỗi khổ nhỏ hơn, lúc nào cũng đầy dẫy quanh ta, thì cuộc đời thật không có một khoảng trống nào là không có sự khổ lấp đầy. Và trong chốn khổ não ấy, có gì thật sự đáng để cho ta mê đắm không nhàm chán?

Tuy nhiên, đạo Phật nhìn nhận sự khổ của cuộc đời không phải để đi đến chỗ bi quan, chán nản. Đây chỉ là vấn đề chấp nhận một thực tế để sớm tích cực tìm ra cách giải quyết. Chính trên tinh thần đó mà đức Phật đã tìm ra chân lý thoát khổ và truyền dạy lại cho nhân loại.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
22/09/2010(Xem: 8699)
Tổ Hoàng Bá giữ một vai trò rất quan trọng trong lịch sử Thiền Tông vì đệ tử của tổ là tổ Lâm Tế, người đã sánglập ra tông Lâm Tế. Muốn hiểu rõ về tông Lâm Tế thì cần biết rõ về tổ Hoàng Bá là người đã đào tạo tổ LâmTế. Tại Trung Hoa, sau thời Lục Tổ thì Thiền Tông chia làm5 tông: Lâm Tế, Tào Động, Quy Nhưỡng, Vân Môn và Pháp Nhãn. Phần lớn các chùa tại Việt Nam trước đây đều thuộc tông Lâm Tế. Tại Nhật Bản thì hiện nay Zen (Thiền Tông)chỉ có hai tông được phát triển mạnh nhất là Lâm Tế (Nhật: Rinzai) và Tào Động (Nh: Soto)...
22/09/2010(Xem: 6889)
Chưabao giờ các công trình nghiên cứu về những bí mật của Thiền định lạiđược các phương tiện thông tin đại chúng, các hãng truyền thông lớn, đềcập đến nhiều như thời gian vừa qua. Các hãng tin như AP, Reuter cácbáo như News Week, Time... đều có nhiều bài viết chi tiết mô tả nhữngkhám phá của các nhà khoa học Anh, Mỹ qua phương pháp chụp cộng hưởngtừ hoạt động của bộ não các Thiền sư, đã phát hiện ra nhiều điều màtrước đây, khi nói đến hầu hết mọi người đều nghĩ rằng đó chỉ là nhữngcảm giác có được do phương pháp tự kỷ ảm thị hoặc tưởng tượng mà thành... Phải biết gạn đục, khơi trong. Đừng lẫn lộn giữa Pháp và người giảng Pháp, bởi “Pháp” chính là Đạo: giảng Pháp là giảng Đạo. Ta nghe Pháp để “thấy” đạo...
22/09/2010(Xem: 7902)
Thiền có thể nào là một hệ thống giáo nghĩa? Hay một cách trực diệnhơn, Thiền có thể nào bị đóng khung trong một hệ thống học lý? Cái gìbị đóng khung hay bị hệ thống hóa đều không còn giữ được bản sắc sinhphong và hoạt dụng của chân thân. Thiền từ tôn chỉ đến phương tiện hànhđạo đều cốt ở chỗ dĩ tâm truyền tâm, đối vật chỉ vật, ứng biến vô ngần,chuyển hóa diệu dụng, không trụ trước, chẳng nệ không... Ngộ chứng của Thiền chính là khai phát đến tận cùng biên tế sâu nhiệm của trí tuệ Bát Nhã để mở ra diệu dụng không thể nghĩ bàn của trí tuệ rốt ráo này...
17/09/2010(Xem: 7246)
Thiền là những hình thức tập trung tư tưởng để điều hòa cảm xúc, hòa hợp thân và tâm, nâng cao tâm thức để thể nhập vào chân tánh thanh tịnh.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]