Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. quangduc@quangduc.com* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Tổng luận

11/03/201109:33(Xem: 7999)
3. Tổng luận

PHÁP GIÁO NHÀ PHẬT
Đoàn Trung Còn biên soạn, Nguyễn Minh Tiến hiệu đính

KHÁI NIỆM VỀ PHÁP

3. Tổng luận

Pháp, Đạo là linh diệu và bí mật lắm, nó ở ngoài vòng tư tưởng ta, ta không thể tưởng tượng nó đúng đắn bằng cái trí có chừng hạn của ta. Nhưng nếu không hiểu rằng đó là cái quy luật, cái tiềm lực của vũ trụ, người ta sẽ tưởng tượng nó ra một đấng thần linh tối cao. Có lẽ vì vậy nên con người mới có nhiều tên gọi khác nhau để chỉ cho cái sức mạnh chi phối toàn thể vũ trụ ấy, như Chúa Trời, Phạm-thiên, Thượng đế, Hóa công, Ông Trời, Tạo hóa, Préas Prohm v.v….

Ông Adhémerd Leclère nguyên khâm sứ ở Cao Miên, soạn giả quyển Le Bouddhisme au Cambodge, có lần đã hỏi ý kiến một số các vị đại sư Cao Miên về Préas Prohm, nguyên thủy của vạn vật. Sau các cuộc phỏng vấn, ông có giải rằng:

“Préas Prohm là đấng vô hình, mênh mông; đấng ấy là mọi vật và ở trong mọi vật; không sát sanh và không tiêu diệt. Vừa là quá khứ, hiện tại và vị lai; đối với vật ấy, ta không phân biệt ba thời được, vì nó là tuyệt đích, không có cái gì là quá khứ, hiện tại và vị lai cả. Những việc mà đối với ta xảy ra trong khoảnh khắc tất đối với nó là thiên cổ rồi, vì trước khi những việc ấy phát hiện cho ta nhận biết, chúng nó đã là thiên cổ ở trong Đạo rồi, không phải mới sanh cũng không phải cùng tuyệt.

“Không ai tạo ra nó, nó vô tận, không lấy gì mà đo độ cái sâu xa của nó được, không có cái đồng hồ nào ghi nổi các thế kỷ của nó, vì đối với nó thì không có chừng độ, không có thời gian quá khứ, hiện tại hoặc vị lai, mà cái có là không gian vô cùng vô tận với thiên cổ; ấy là con số có theo sau vô số những con số không, và không con số không nào là cuối cùng cả.

“Cái thiên cổ này, cái vô cùng vô tận này, ta không thấy biết chúng nó được; ta chỉ thấy biết những sự đối địch, những sự phát hiện mà thôi và mỗi khi ta định trí đến cái tuyệt đích, đến con số có theo sau vô số con số không, thì tư tưởng ta đã sai lệch đi rồi.

“Nhưng ta hãy xét trở lại. Giả như không có nó thì không có gì hết, vì nó là cái nguyên nhân của các vật mà ta thấy biết, nó là cái nhân và cái quả. Nó vừa ở đây và ở khắp nơi, vốn là cái tinh túy mỹ miều.

“Thật ra, nó là vô hình và những hiện tượng do nơi nó phát sanh ra mà ta nhận biết, làm cho ta cảm nhận rằng có nó, chẳng qua là cái hình thể đối địch mà thôi, chớ về lý tuyệt đích không có hình thể gì hết.

“Nó vĩnh viễn, vô cùng vô tận, ở đây, ở chỗ khác, ở mọi nơi, ở ngoài vòng trời đất; nó vẫn yên tịnh hoàn toàn, không tham, không muốn, không ý định, vì nó là Hoàn mỹ, không thay đổi, không hư hao; Nó là cái quyền Công thánh to tát làm cho nhân quả liên tiếp nhau, làm cho cái quả thành ra cái nhân, chính nó là cái luận nhân quả đó.

“Nhưng cái mà chúng ta cho là mới, là thật, chỉ là cái đối đích mà thôi, chính là nó mà con mắt thịt ta không biết nhìn, mà trí giác tầm thường của ta không biết nhận, ta chỉ hiểu nó ở những cái phát hiện cứ thay đổi hoài chớ ta chưa hiểu cái chánh ý cao cả của nó.”

Lại ông Adhémerd Leclère có thỉnh giáo với một hòa thượng Cao Miên về Préas Prohm, Phạm-thiên, Đạo hay Phật, ông hỏi nhiều câu rất lý thú và vị hòa thượng giải đáp tường tận, tỏ ra là nhà sư thông thái nhất ở Cao Miên. Tôi xin lược dẫn sau đây mấy lời hỏi đáp ấy.

° Préas Prohm là gì?

ª Là đấng miên trường, vĩnh viễn đã có trước vạn vật và sẽ có sau vạn vật.

° Nó có phát khởi không?

ª Không.

° Làm sao tưởng tượng ra nó? Có thể nào tưởng tượng nó như thần linh, Phật hay như người không?

ª Ta không thể tưởng tượng nó, vì nó chẳng phải là người, cũng chẳng phải là thần linh, Phật. Nó là vô hình.

° Về hình thể ta tưởng tượng nó không được đã đành; còn về tinh thần, ta có thể tưởng tượng nó chăng? Nghĩa là nó có hiểu việc công chánh như ta chăng? Nó có thấy việc tốt mà ta cho là tốt, việc lành, việc phải mà ta cho là phải chăng?

ª Không, hoặc về hình thể, hoặc về tinh thần, ta không thể tưởng tượng nó. Sự cho một việc gì tốt, lành hay phải vốn là của người, không phải là của nó.

° Nó có biết rằng nó có hay không chăng?

ª Sự biết cũng vốn là của con người, không phải là của nó.

° Có phải nó là vạn vật, vạn vật đã qua, vạn vật hiện tại và vạn vật sắp tới chăng?

ª Phải.

° Thế thì nó là Ngài với tôi. Nó là mọi vật chung quanh ta, nó là đất nước, nó là cây cối này, cái ghế này chớ gì?

ª Phải, nó là mọi vật đó, mọi vật mà ta thấy, lại cũng là mọi vật mà ta không thấy. Mọi vật mà ta có thể thấy bằng mắt phàm nếu ta có thể cùng lúc ở khắp mọi nơi; và nó cũng là mọi vật không hình thể, không tên gọi, nghĩa là không bao giờ ta thấy rõ và hiểu thấu nổi.

° Nó có phải là trí tuệ với sanh mạng ta chăng?

ª Phải.

° Nó có phải là Phật chăng?

ª Phải.

° Thế thì nó là tất cả rồi?

ª Phải, nó là tất cả. Giả như không có nó thì mọi vật không khi nào có được.

° Vậy chính nó tạo lập ra các vật mà ta thấy được, như con người và muôn loài phải không?

ª Không, nó không có tạo lập gì hết. Vạn vật có là bởi chúng vì chúng nó phải có, bởi theo bản tánh của nó thì chúng nó phải có.

° Có quy luật nào cao hơn nó không?

ª Không, có một quy luật chung của vạn vật, nhưng luật ấy không cao hơn nó. Nó với quy luật ấy đều là một vật chung nhau mà thôi.

° Một đấng đã là một cái luật thì làm sao mình tưởng tượng ra cho được?

ª Nó không phải là một đấng mà ta có thể nhận biết bằng trí giác đâu. Nó không có gì giống người, vì người phải chịu thay đổi, còn nó thì tự nhiên.

° Nhưng ngài có nói rằng ngài với tôi, mọi vật chung quanh ta đều là nó, bây giờ tại sao ngài bảo tất cả đều phải thay đổi?

ª Phải, với con người thì các vật mà ta thấy vẫn là nó, nhưng chỉ là ảnh tượng mà thôi, như mây hiệp lại thì ta thấy mà tách ra thì ta không thấy, như những việc khác hợp lại thì có tên mà tách rời thì không tên hoặc có tên khác, và hợp lại nữa thì có tên khác, hay phân ra nữa thì lại có tên khác nữa.

° Nó có thể xen vào việc của người chăng?

ª Không, nếu nó xen vào thì có khác nào con người, chính nó chỉ là nó thôi.

° Vậy tại sao vật này liên tiếp với vật kia?

ª Vạn vật cái này sinh ra cái kia, cũng như cây sanh ra cây, người sanh ra người.

° Được, còn nguyên thủy của vạn vật là gì?

ª Là nó đó.

Pháp và nguyên thủy của vạn vật, Pháp là nguyên thủy của vũ trụ. Nó chi phí vũ trụ với vạn vật. Vậy ta cần phải biết qua về vũ trụ với vạn vật. Ta chỉ có biết qua chứ không trông biết rõ cái mênh mông vô tận kia. Ta có thể noi theo kinh điển cổ, noi theo các nhà học đạo mà biết những cái mình có thể biết để giúp ích mình trên cõi lý tưởng và trên đời tiến hóa. Chính là ta có thể hợp mọi thứ thành một bài khái luận về vũ trụ và vạn vật.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
12/04/2011(Xem: 9756)
Trong tiếng Phạn (Sanskrit), từ "Thiền" có ngữ nguyên là dhyâna. Người Trung Hoa đã dịch theo âm thành "Thiền na". Ý nghĩa "trầm tư mặc tưởng" của nó từ xưa trong sách vở Phật giáo lại được biểu âm bằng hai chữ yoga (du già).
08/04/2011(Xem: 9873)
Càng sống thiền định để thấu suốt cái vô thường, đau khổ và vô ngã trong đời sống thì ta càng dễ dàng mở rộng trái tim để có thể sống hòa ái và cảm thông cho tha nhân nhiều hơn.
06/04/2011(Xem: 7242)
Cuốn sách này giới thiệu với độc giả cách thọ trì đúng đắn thiền Samatha-Vipassanā (Định-Tuệ) như đã được Đức Phật giảng dạy, tu tập chánh định và thấu suốt vào các pháp chân đế...
02/04/2011(Xem: 8691)
Đức Phật đã nhìn thấy rất rõ rằng, những trạng thái khác nhau của tâm và những hành động khác nhau của thân sẽ đưa đến những kết quả hoàn toàn khác biệt.
01/04/2011(Xem: 9799)
Phương pháp thiền tập được xuất phát từ phương Đông nhiều ngàn năm trước đây, sau khi được truyền sang phương Tây đã trở thành một phương pháp thực tập được nhiều người yêu thích...
22/03/2011(Xem: 15015)
Như tên gọi của tác phẩm, Tuệ Giác Hằng Ngày là một tuyển tập gồm 365 câu và đoạn trích của Đức Dalai Lama trong các tác phẩm và phỏng vấn của Ngài đã được xuất bản trong 50 năm qua. Vì là một tuyển tập từ nhiều nguồn sách báo khác nhau, nội dung của tác phẩm đa dạng và phong phú, được phân bổ theo một cấu trúc nhằm giúp độc giả cảm nhận các minh triết Phật giáo trong đời sống thường nhật... Như những con người, tất cả chúng ta muốn an lạc hạnh phúc và tránh buồn rầu đau khổ. Trong kinh nghiệm hạn hẹp của mình, nếu chúng ta đạt đến điều này, giá trị bao la của nó có thể phát triển...
11/03/2011(Xem: 11735)
Thế sự là phù vân, nếu biết học theo đạo Phật, giữ lấy sự thanh bạch để rèn luyện tinh thần ngày càng tiến đến cõi lành, xa lìa cõi ác.
09/03/2011(Xem: 6286)
Những ảnh hưởng tích cực của thiền đối với cuộc sống con người không hề bị giới hạn bởi bất cứ yếu tố khác biệt nào, cho dù đó là chủng tộc, giai cấp, tuổi tác hay giới tính...
21/02/2011(Xem: 5487)
Thiền đã trở thành một trong những tinh hoa của nhân loại. Ngày nay, từ Đông sang Tây người ta không còn xa lạ gì với thiền và những công năng kỳ diệu của nó. Nhiều trung tâm thực hành và hướng dẫn thực hành thiền quán đã được hình thành trên khắp châu Âu. Ở các nước Á Đông, với một truyền thống sâu xa hơn, thiền đã bắt rễ vào từng tự viện lớn cũng như nhỏ, và người ta gần như có thể tìm đến với thiền không mấy khó khăn.
11/02/2011(Xem: 5077)
Ngay sau khi tôi đến Nhật, có một buổi họp mặt với những người cộng sự Nhật ở Đông Kinh. Chúng tôi đang uống trà trong một nhà hàng, trên tầng thứ năm của một khách sạn. Thình lình một tiếng “ầm... ầm...” vang lên, và chúng tôi cảm thấy dưới chân, nền nhà hơi dâng lên. Sự rung chuyển, tiếng kêu răng rắc, tiếng đồ vật đổ vỡ càng lúc càng ồn ào. Hoảng hốt và náo loạn tăng thêm. Những thực khách đông đảo, phần lớn là người Âu châu, ùa ra hành lang để đến cầu thang và thang máy.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Senior Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com ; http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
quangduc@quangduc.com , tvquangduc@bigpond.com
KHÁCH VIẾNG THĂM
110,220,567