Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

3. Thiền – Triết học?

09/03/201103:31(Xem: 4049)
3. Thiền – Triết học?

VÀO THIỀN
Nguyên Minh

Thiền – Triết học?

Không ít người đã ngộ nhận thiền như một thứ triết lý siêu hình. Điều không thể phủ nhận là thiền thực sự có liên quan đến rất nhiều yếu tố triết học phương Đông, nhưng điều đó không có nghĩa là có thể xem thiền như một loại hình triết học.

Điều chắc chắn là thiền không phải một hệ thống được xây dựng trên cơ sở phân tích lý luận. Trong thực tế, thiền đối lập hoàn toàn với kiểu lý luận phân tích chia tách chủ thể và đối tượng. Thiền xem trọng sự sáng suốt của lý trí, bởi vì yếu tố này là một phần trong toàn bộ tâm thức. Nhưng thiền không chấp nhận xem tâm thức như một tổng thể kết hợp nhiều thành tố mà khi chia tách ra sẽ chẳng còn lại gì. Nếu nhìn từ góc độ phân tích bằng lý trí, thiền chẳng có gì để truyền dạy cả, và cũng chẳng có bất cứ một hệ thống giáo lý nào để buộc những người tin theo phải chấp nhận. Về phương diện này, nhiều người có thể nói rằng thiền là một kiểu học thuyết hỗn tạp, bởi vì mỗi bậc thầy có thể đưa ra những luận thuyết khác nhau theo nhận thức riêng của mình, dựa vào kinh nghiệm của chính bản thân mình, và không hề được truyền dạy những điều ấy từ những người đi trước. Vì thế, Thiền học thực sự không có những “thánh kinh” hay “giáo điều”, cũng không có bất cứ khuôn mẫu cố định nào để có thể tuân theo nhằm đạt đến mục đích cuối cùng.

Trong ý nghĩa này, thiền không dạy cho chúng ta bất cứ điều gì cả. Nếu có bất cứ điều gì được giảng dạy trong nhà thiền, thực ra đều là xuất phát từ bản tâm mỗi người. Người học thiền chính là tự học. Thiền chỉ là phương tiện để chỉ ra cho chúng ta một hướng đi. Ngoài ý nghĩa chỉ bày này ra, không có gì được cố ý dựng lên như là những giáo lý căn bản hay nền tảng triết lý nào cả.

Chính những gì vừa nói đã giải thích vì sao Thiền học là một tông phái hình thành từ Phật giáo, nhưng khi đề cập đến mục tiêu tối hậu của người tu thiền thì tất cả kinh điển, sớ giải của đạo Phật lại bị xem như là giấy vụn không hơn không kém. Nhưng điều này lại không nên ngộ nhận như là một biểu hiện của chủ thuyết hư vô. Bởi vì chủ thuyết hư vô chỉ có thể là sự hủy hoại chính mình và không dẫn đến bất kỳ một kết quả nào khác.

Sự phủ nhận có vẻ như cũng là một phương thức tiếp cận vấn đề, nhưng sự thật cuối cùng lại chính là sự khẳng định. Mặc dù thiền không có bất cứ một triết lý nào và phủ nhận tất cả những học thuyết được truyền dạy, cũng như xem thường những gì được gọi là kinh điển, giáo lý, nhưng chúng ta không được quên đi một thực tế là: sự phủ nhận này thật ra là một thái độ hoàn toàn tích cực và nhắm đến một sự khẳng định rốt ráo. Chúng ta sẽ làm rõ hơn điều này trong những chương tiếp theo sau đây.

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
19/06/2012(Xem: 9461)
Ngộ được các tướng không, tâm tự vô niệm; niệm khởi tức giác, giác biết tức vô. Muốn tu hành pháp môn vi diệu, duy chỉ có con đường này.
18/06/2012(Xem: 13195)
Từ thời Phật giáo Nguyên Thủy đến Phật giáo Phát Triển cho tới ngày nay, đạo Phật luôn lấy Tâm làm gốc mà tu hành. Đạo Phật là đạo giải thoát, giải thoát cái gì? Giải thoát khổ đau, phiền nảo, giải thoát khỏi dòng bộc lưu sanh tử, hay cứu cánh là giải thoát khỏi sanh tử luân hồi.
18/06/2012(Xem: 9409)
Nhìn từ một chiều khác của Thiền, thường được nhấn mạnh trong Tổ Sư Thiền, là “hãy giữ lấy tâm không biết.” Nghĩa là, lấy cái “tâm không biết” để đối trị các pháp.
02/05/2012(Xem: 5665)
Chúng tôi được đưa vào một phòng rộng. Những gối ngồi thiền và một giỏ đồ chơi được bày ra, cũng như những cái bàn nhỏ...
17/04/2012(Xem: 5929)
Tôi là một người tha hương đang sống nhờ ở đậu trên xứ người. Tôi có thể nói được tiếng nước người, thích ứng được vào cuộc sống nước người, và đi lại bình thường như một người bình thường trên đất nước người. Nhưng trong tận cùng sâu thẳm, vẫn có một cái gì đó không bình thường, một thứ tiếng gì đó không vỡ nghĩa, một nỗi đau nào đó không rõ tên, như những đợt sóng ngầm, bất kỳ lúc nào, có thể bất thần dâng lên như mưa lũ gió cuồng, xô tôi vào thế giới của hụt hẫng và mộng mị.
13/04/2012(Xem: 11688)
Thi ca là sự trở mình của cảm xúc, công án bằng thi ca là sự đánh động, chạm thẳng vào tâm thức, tạo thành một thứ năng lượng cho giác ngộ vụt khởi.
15/03/2012(Xem: 21486)
Pháp hành thiền không chỉ dành riêng cho người Ấn Độ hay cho những người trong thời Đức Phật còn tại thế, mà là cho cả nhân loại vào tất cả mọi thời đại và ở khắp mọi nơi.
04/03/2012(Xem: 7596)
Khi chúng ta đã quán chiếu thông khắp những bước trước, nhận ra tất cả chúng sinh như những thân hữu hay người nuôi dưỡng qua sự tương tục của những kiếp sống và đánh giá đúng những sự ân cần có chủ tâm và vô tư, chúng ta sẽ thật sự thấy rằng chúng ta phải đáp lại sự ân cần tử tế của họ. Nhưng chúng ta hổ trợ họ như thế nào? Bất kể loại phồn vinh nào chúng ta có thể đem lại cho họ trong vòng xoay sinh, già, bệnh, và chết, nó sẽ chỉ là tạm thời và nông cạn.
03/03/2012(Xem: 5176)
Khi quán xét tâm và thân hầu như không có sự can thiệp nào của tưởng (suy nghĩ). Và chúng ta có hai mức độ để quán xét. Mức độ thứ nhất là dùng tư tưởng và lý trí để nhìn sự vật, với cách này bạn chỉ cảm nhận hời hợt bên trên mặt của sự trải nghiệm...
21/02/2012(Xem: 11155)
Các chính quyền bây giờ sử dụng những kỷ thuật phức tạp để truy tầm các kẻ có thể gây ra rắc rối, nhưng những kẻ khủng bố vẫn tiếp diễn. Bất kể kỷ thuật là phức tạp như thế nào, phía đối kháng vẫn đáp ứng được. Sự phòng vệ hiệu quả chỉ có thể là bên trong. Điều này có thể nghe như ngu ngơ, nhưng phương thức duy nhất để chấm dứt khủng bố là lòng vị tha. Vị tha có nghĩa là có một sự quan tâm căn bản đến người khác và hiểu rõ giá trị của người khác, là điều đến từ việc nhận ra lòng ân cần tử tế của họ đối với chúng ta.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]