Tu Viện Quảng Đức105 Lynch Rd, Fawkner, Vic 3060. Australia. Tel: 9357 3544. [email protected]* Viện Chủ: HT Tâm Phương, Trụ Trì: TT Nguyên Tạng   

10. Ai Có Thể Hành Thiền?

09/02/201114:37(Xem: 8280)
10. Ai Có Thể Hành Thiền?

THIỆN PHÚC
ĐẠO PHẬT AN LẠC VÀ TỈNH THỨC
“Buddhism, a religion of Peace, Joy, and Mindfulness”
Tổ Đình Minh Đăng Quang

10. AI CÓ THỂ HÀNH THIỀN?

Ai cũng có thể luyện tập thiền được cả; tuy nhiên, muốn có được kết quả thì người hành thiền ít nhất phải giữ giới, tối thiểu là ngũ giới cho người tại gia. Với những ai bận rộn và nhiều lo lắng trong cuộc sống hằng ngày, thiền sẽ giúp họ bớt căng thẳng thần kinh, tâm hồn lắng dịu và quân bình được sự xung đột giữa lý trí và tình cảm. Với người nhiều muộn phiền đau khổ, thiền sẽ giúp họ tăng thêm sự trầm tĩnh và sáng suốt để đương đầu với những vấn đề cũng như giải quyết những xáo trộn giữa tâm lý và tình cảm. Với những ai có nhiều thói hư tật xấu, nếu tập thiền, tâm trí sẽ sáng suốt hơn mà từ bỏ những thói xấu. Với người nóng tánh và hay sân hận, thiền sẽ giúp họ chẳng những trở nên tươi mát hơn, dịu dàng hơn; mà còn côũi môũ hơn, và vị tha hơn. Với những kẻ ưa tham đắm dục tình, thiền sẽ giúp họ tỉnh táo, có điều độ hơn và biết giảm bớt những khao khát của dục lạc. Với những kẻ ưa sát sanh hại vật, thiền sẽ giúp họ mở rộng lòng từ, thương yêu và che chở cho mọi chúng sanh. Thiền cũng sẽ giúp họ nhìn những thú vật như là những người em nhỏ lạc loài của chúng ta. Với người bất hiếu, bất nhân, bất nghĩa, thiền sẽ giúp cho họ hiểu rõ công ơn cha mẹ, biết trọng nhơn đạo và lễ nghĩa hơn. Đối với những kẻ giàu sang mà keo kiết, coi đồng tiền như bánh xe, thiền sẽ giúp cho họ biết thương yêu, bố thí và bảo vệ những người nghèo kém hơn họ. Đối với những ai chửi thầy, mắng đạo vì cống cao ngã mạn, vì không thỏa mãn ước mơ danh lợi, nếu họ chịu hành thiền một cách chơn chánh, sau khi hiểu rõ luật nhơn quả, họ sẽ trở nên kính thầy và tin đạo hơn. Với người hay phê phán và công kích người, hoặc hay nói chuyện phù phiếm thị phi, thiền sẽ giúp cho họ sáng suốt hơn để thấy rằng họ không là gì cả, hoặc chỉ là một giọt nước nhỏ của đại dương. Thấy được như vậy, họ sẽ nói năng cẩn trọng và biết tương kính bằng hữu, cũng như bạn bè đồng tu.

Nói tóm lại, thiền rất cần cho mọi người và ai cũng có thể hành thiền. Thiền tối yếu như ta cần không khí, hoặc giả như sự ăn uống hàng ngày của ta. Ăn uống nuôi dưỡng thân thể, còn thiền nuôi dưỡng tinh thần. Từ bấy lâu nay chúng ta chỉ lo ăn uống để bồi dưỡng cho thân nầy; nay là lúc chúng ta nên trở về lo cho phần tinh thần. Bấy lâu nay ta chỉ chạy đong chạy đáo nuôi thân; nay chúng ta hãy nhân cơ hội nầy mà lo cho cái phần tâm linh vốn dĩ đã quá nghèo nàn và đau khổ của ta đi. Chúng ta ít ai để ý, chứ thực ra tinh thần mới chính là mấu chốt của cuộc sống. Rất nhiều cuộc nghiên cứu của Y Khoa đã cho thấy tâm bịnh sẽ là đầu mối dẫn đến các bệnh khác trong cơ thể con người. Xin hãy thương và bồi dưỡng cho tinh thần hầu tạo cuộc sống quân bình hơn. Thiền chính là cách săn sóc tâm hữu hiệu, thiền chẳng những làm cho tâm ta an ổn, trong sạch, thảnh thơi và tươi mát; mà còn làm cho thân ta thêm khỏe mạnh nữa. Do đó mà cuộc sống của ta sẽ trở nên sống động hơn, hồn nhiên hơn. Ta sẽ mang nụ cười của hăm bốn giờ tinh khôi mà tặng cho ta và người.


 

Gửi ý kiến của bạn
Tắt
Telex
VNI
Tên của bạn
Email của bạn
28/12/2012(Xem: 15052)
Nguyên tác Hoa ngữ của “66 cầuthiền ngữ” này là “Lục thập lục điều kinhđiển thiền ngữ” (六十六條經典禪語),có nghĩa là “66 câu thiền ngữ trong Kinhđiển [Phật giáo]”, được phổ biếntrên internet vào khoảng năm 2004. Bản dịch tiếng Việt được phổ biến năm 2010,có tựa đề là “66 cầu làm chấn động thiền ngữ thế giới” hoặc “66 câu Phật họclàm chấn động thiền ngữ” đều không chuẩn với nguyên tác Hoa ngữ, đồng thời, đãthêm cụm từ “chấn động thế giới” và tỉnh lược từ “kinh điển”.
17/11/2012(Xem: 4135)
Thân người có ba chứng bệnh là bệnh thuộc về phong, bệnh thuộc về hàn và bệnh thuộc về nhiệt, nhưng ba chứng bệnh này gây họa không lớn, chỉ khổ trong một đời. Tâm cũng có ba nhóm bệnh, nhưng ba bệnh này gây họa thật nghiêm trọng, khiến con người phải chịu khổ đau vô lượng kiếp. Chỉ có Đức Phật, một đại lương y mới có thể ban thuốc chữa trị. Người tu hành trong vô lượng thế giới mãi bị các căn bệnh hiểm nghèo này, hôm nay mới có cơ hội tu dưỡng đức hạnh. Thế nên phải có ý chí kiên định, siêng năng tu tập, không tiếc thân mạng. Như một chiến tướng xông trận, nếu lòng không kiên định thì không thể phá giặc, phá giặc loạn tưởng
03/10/2012(Xem: 6282)
Con đường hướng về sự nhẹ nhàng, chẳng lẽ không là hướng mở đúng đắn giữa một nhịp sống chẳng “nhẹ” chút nào, giữa bao nhiêu lực tấn công từ mọi phía...
30/09/2012(Xem: 9268)
Từ xưa, Phật giáo Trung Hoa cho hệ thống những người chuyên tâm tọa thiền là Thiền tông bao gồm cả hai hệ thống Thiên Thai và Tam Luận chớ không nhất thiết chỉcó Đạt Ma tông. Nhưng từ đời Đường về sau, Đạt Ma tông trở nên hưng thịnh vì thế từ ngữ Thiền tông liền chuyển sang để chỉ cho Đạt Ma tông.
01/08/2012(Xem: 16099)
Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật. Lời Phật chỉ là phương tiện dẫn lối, đưa người vào ngôi nhà Chánh giác, giống như ngón tay chỉ trăng. Tâm Phật mới là cứu cánh của Chân lý bất nhị. Cho nên Phật dạy Tâm là tông chỉ, cửa Không là cửa Pháp. Đã là cửa Không, thì tại sao bày chi Mười cổng? Há chẳng nghe người xưa bảo, “Từ cửa mà vào thì không phải là của báu trong nhà. Nhờ duyên mà thành tựu tất phải có vay mượn bên ngoài.” Nói như vậy thật chẳng khác gì đất bằng dậy sóng, thịt da đang lành lặn lại đem ra cắt mổ đớn đau. Đã là tự tánh thì ai cũng vốn sẵn có đầy đủ, xưa chẳng bớt, nay chẳng thêm. Nhưng vì vô minh phủ lấp, hể còn sống trong đối đãi thì phải dùng pháp đối trị để ngăn ngừa vọng tâm điên đảo: Sáng đối với tối, Tịnh đối với nhiễm, Giới Định Huệ đối với Tham sân si v.v…
30/07/2012(Xem: 14455)
Nói về Giáo, trong Kinh Trung A Hàm (Bahuvedaniya-Majjhima Nikaya) số 57, đức Phật đã chỉ dẫn Mười loại Hạnh phúc Tối thượng, sắp xếp thứ tự do kết quả tu chứng, trong đó có: Đoạn thứ 6. “ Này Anandà. Nơi đây vượt hẳn lên khỏi mọi tri giác và hình thể (Sắc), không còn phản ứng của giác quan, hoàn toàn không chú tâm đến mọi sự khác nhau của tri giác ….” Đoạn thứ 10. “Nơi đây vượt hẳn lên khỏi cảnh giới Phi Tưởng, Phi Phi Tưởng (Chẳng Phải Tưởng, Chẳng Phải Chẳng Có Tưởng), đạt đến sự chấm dứt mọi Tri giác và Cảm giác (Sãnnavedayita Niroda).”
28/07/2012(Xem: 8810)
Cổ đức bảo: “Kinh là lời Phật, Thiền là Tâm Phật”. Trên lộ trình Giác ngộ, hành giả cần phải thực hành cả hai mặt: Thấu ngữvà Đạt tâm. Do đó, chư Phật, chư Tổ ứng cơ thị hiện, tiếp dẫn độ sanh, nhằm mục đích tạo cho con người có một cuộc sống an bình tự tại. Phương tiện thì nhiều, nhưng cứu cánh chỉ có một. Nếu chúng ta biết tự chủ, nỗ lực tinh tiến dũng mãnh không chi chẳng thành tựu. Tinh tiến ít thì đạt kết quả ít, tinh tiến nhiều thì đạt kết quả nhiều. Tinh tiến rốt ráo thì kết quả viên mãn.
26/07/2012(Xem: 12518)
Giáo pháp Thiền giống như một cánh cửa sổ. Trước nhất chúng ta mới nhìn vào chỉ thấy bề mặt phản ánh lờ mờ. Nhưng khi chúng ta tu hành thì khả năng nhìn thấy trở nên rõ ràng.
25/07/2012(Xem: 15326)
Thiền (Zen) nghĩa là nhận biết Tự tánh (True Sefl). “ Ta là gì ?” (What am I?) Đó là câu hỏi rất quan trọng. Nhất thể trong sạch sáng suốt là gì? Nếu thấu hiểu, quý vị sẽ được tự do tự tại trong sanh tử. Làm thế nào đạt được tự do tự tại trong sanh tử? Trước hết, điều cần thiết là hướng đi phải rõ ràng.
09/07/2012(Xem: 3418)
Thiền và cảm xúc có một mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tu tập, chuyển hoá tâm cho đến khi đạt được mục đích giác ngộ và giải thoát.
facebook youtube google-plus linkedin twitter blog
Nguyện đem công đức này, trang nghiêm Phật Tịnh Độ, trên đền bốn ơn nặng, dưới cứu khổ ba đường,
nếu có người thấy nghe, đều phát lòng Bồ Đề, hết một báo thân này, sinh qua cõi Cực Lạc.

May the Merit and virtue,accrued from this work, adorn the Buddhas pureland,
Repay the four great kindnesses above, andrelieve the suffering of those on the three paths below,
may those who see or hear of these efforts generates Bodhi Mind, spend their lives devoted to the Buddha Dharma,
the Land of Ultimate Bliss.

Quang Duc Buddhist Welfare Association of Victoria
Tu Viện Quảng Đức | Quang Duc Monastery
Most Venerable Thich Tam Phuong | Senior Venerable Thich Nguyen Tang
Address: Quang Duc Monastery, 105 Lynch Road, Fawkner, Vic.3060 Australia
Tel: 61.03.9357 3544 ; Fax: 61.03.9357 3600
Website: http://www.quangduc.com
http://www.tuvienquangduc.com.au (old)
Xin gửi Xin gửi bài mới và ý kiến đóng góp đến Ban Biên Tập qua địa chỉ:
[email protected]